Top 9 Cách trị bệnh mề đay hiệu quả nhất tại nhà

Nổi mề đay (mày đay) là một dạng thuộc bệnh dị ứng, có tính phổ biến và do nhiều nguyên nhân gây ra. Đặc trưng của bệnh là việc xuất hiện các sẩn phù, bao quanh là các quầng đỏ và rất ngứa. Các sẩn phù này là sản phẩm của việc các mao mạch ở trên da phản ứng với các yếu tố khác nhau. Các sẩn phù bệnh mề đay có thể tồn tại trên da từ 30 phút đến 36 giờ và thường có kích thước khoảng 1mm cho đến vài cm. Nổi mề đay là một trong những bệnh về tình trạng dị ứng da rất phổ biến. Khi bị bệnh, hậu quả ám ảnh nhất với các bệnh nhân cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, mất thẩm mĩ. Bên cạnh các phương pháp điều trị bằng thuốc, bạn cũng nên thử những cách điều trị mề đay tự nhiên tại nhà. Các biện pháp sau sẽ giúp bạn giảm nhẹ triệu chứng hoặc khỏi hẳn tại nhà.

Chữa mề đay bằng gừng

Bệnh mề đay sẽ không còn làm phiền bạn nếu bạn biết cách sử dụng củ gừng tươi để trị. Đây cũng chính là một trong những phương thuốc dân gian được nhiều người áp dụng và cho thấy được công dụng của chúng.


Trong củ gừng có chứa tinh dầu zingiberen, tinh bột, chất cay, chất nhựa. Khi tách củ gừng làm hai, bạn có thể dễ dàng nhận ra mùi đặc trưng thơm cay của gừng. Trong Đông y, gừng có vị cay, tính ấm được quy vào kinh Tỳ, Phế và Vị.


Dùng gừng tươi và mật ong để nấu lấy nước uống


Vị ngọt của mật ong sẽ làm dịu vị cay của củ gừng, không chỉ có tác dụng giảm nhanh các cơn ngứa ngáy của bệnh mề đay mà còn giúp thanh lọc cơ thể, đào thải các độc tố ra bên ngoài cơ thể, ấm cổ họng, bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân gây hại. tăng cường hệ miễn dịch.

  1. 20 – 30 gram củ gừng tươi; 1 – 2 muỗng mật ong
  2. Sử dụng 20 – 30 gram củ gừng tươi, đem rửa sạch bằng nước hoặc nước muối pha loãng để loại bỏ lớp đất cát, bụi bẩn và vi khuẩn còn bám vào.
  3. Vớt củ gừng để ráo nước, không gọt bỏ gần vỏ. Thái củ gừng thành từng lát mỏng có độ dày bằng 0,5 – 1 mm.
  4. Chuẩn bị một ly nước sôi. Cho những lát gừng vừa thái được vào ly nước sôi rồi khuấy đều tay.
  5. Chờ nước nguội bớt rồi cho thêm 1 – 2 muỗng mật ong rừng rồi tiếp tục khuấy đều hỗn hợp và dùng.

Nước gừng hơi cay và sẽ khó uống đối với các đối tượng dùng chưa quen. Nếu chưa quen dùng, người bệnh có thể cho thêm một ít mật ong để dùng rồi giảm dần lượng mật ong vào các ngày tiếp theo. Để đạt được kết quả điều trị như mong muốn, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong khoảng thời gian dài và sử dụng liên tục mỗi ngày.


Dùng gừng tươi cùng với đường phèn và giấm chữa mề đay


Đường phèn có vị ngọt, tính bình, trong dân gian sử dụng đường phèn khá nhiều trong các phương thuốc chữa đau họng, chóng mặt, đau đầu. Kết hợp củ gừng tươi cùng với đường phèn là một sự kết hợp hoàn hảo. Củ gừng tươi có vị cay sẽ bị lấn áp bởi vị ngọt của đường phèn và vị chua của giấm. Sự kết hợp trên rất có ích trong việc điều trị bệnh mề đay, ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn, virus gây hại, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Nguyên liệu:

  1. 50 gram củ gừng tươi; 100 gram đường phèn; 1 thìa nhỏ giấm chua
  2. Đem 50 gram củ gừng tươi vừa chuẩn bị được rửa sạch bằng nước để loại bớt bụi bẩn và tạp chất.
  3. Gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi thái thành từng sợi nhỏ.
  4. Bắt lên bếp một nồi nhỏ, khi nồi nóng, cho giấm, đường phèn và gừng vào, đảo đều rồi thêm một ít nước. Đun hỗn hợp trên với ngọn lửa nhỏ.
  5. Sắc hỗn hợp trên đến cô đặc còn lại ½ chén nước là được.
  6. Chắt lấy phần nước cốt, bỏ phần bã, sử dụng uống khi nước còn nóng.

Các cơn ngứa ngáy sẽ không còn cơ hội làm phiền bạn nếu như người bệnh sử dụng 2 lần mỗi ngày, và thời gian sử dụng tối thiểu 5 – 7 ngày hoặc dùng cho đến khi bệnh tình đỡ dần và tiêu biến hẳn.


Dùng gừng tươi và rượu trắng để đắp ngoài da


Ngoài việc sử dụng các phương thuốc uống từ gừng tươi, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc đắp ngoài da, giúp tác động trực tiếp lên các vết thương, tạo lớp màng bảo vệ tránh các vi khuẩn và virus gây hại, các vết đốm đỏ dần đổi màu, mang lại một làn da đều màu, các mụn nước dần được tiêu biến.

  1. 20 – 30 gram củ gừng tươi; 100 ml rượu trắng (với nồng độ cồn là 40 độ)
  2. Đem những củ gừng tươi được chuẩn bị rửa sạch bằng nước,có thể tách thành từng khúc nhỏ để rửa, cần loại bỏ hết lớp đất cát còn bám vào.
  3. Gọt bỏ phần vỏ bên ngoài rồi thái thành từng lát mỏng với độ dày từ 0,5 – 1 mm.
  4. Đem những lát gừng tươi vừa thái được vào trong hũ thủy tinh, rồi cho 100 ml rượu trắng vào cùng và ngâm trong 24 tiếng đồng hồ.
  5. Sau 24 giờ, người bệnh có thể sử dụng, dùng muỗng múc hỗn hợp một lượng vừa đủ để thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương do mề đay, kết hợp với việc massage nhẹ nhàng rồi để cho khô. Rửa lại vết thương bằng nước sạch rồi lau ráo bằng khăn bông thấm nước.
Trước khi thoa hỗn hợp lên vùng da bị mề đay, người bệnh cần vệ sinh vùng da bị tổn thương bằng nước ấm rồi dùng khăn bông hoặc khăn thấm nước để lau ráo nước.
Chữa mề đay bằng gừng
Chữa mề đay bằng gừng

Chữa mề đay bằng lá hẹ

Những triệu chứng của bệnh mề đay thường xuất hiện do phản ứng của cơ thể với các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng làm cho nhiều người cảm thấy khó chịu và làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Chính vì vậy việc tìm hiểu các cách chữa trị bệnh luôn được nhiều người quan tâm. Nếu các biểu hiện của bệnh chỉ mới bắt đầu xuất hiện, bạn có thể dùng lá hẹ để điều trị. Đây là cách mà nhiều người đã tận dụng và thấy các triệu chứng có chuyển biến rõ rệt.


Cách 1: Dùng nước lá hẹ để uống


Cách này giúp tinh chất của lá hẹ thấm sâu vào cơ thể và phát huy công dụng điều trị bệnh. Bạn có thể thực hiện với các bước như sau:

  1. Lấy khoảng 100g lá hẹ rửa thật sạch rồi để ráo.
  2. Cắt lá hẹ thành từng khúc rồi cho vào nồi nấu trong khoảng 20 phút để tinh chất tan ra trong nước.
  3. Chắt nước để uống trong ngày càng bã lá thì chà xát lên các vùng da bị bệnh để tăng thêm công dụng.

Cách 2: Bôi lá hẹ lên da


Bài thuốc bôi tinh chất lá hẹ được tiến hành rất đơn giản như sau:

  1. Chuẩn bị: 1 nắm lá hẹ và 1 ít muối trắng
  2. Lá hẹ rửa thật sạch, xay nhuyễn cùng 1 ít muối trắng.
  3. Dùng bông gạc thấm nước lá hẹ rồi bôi lên da.
  4. Để qua đêm rồi sáng hôm sau vệ sinh lại thật sạch.

Cách 3: Tắm bằng nước lá hẹ


Do tính kháng khuẩn kháng viêm nên nước lá hẹ có thể giúp vệ sinh da đồng thời chữa trị các tổn thương khi bị bệnh mề đay. Nếu tận dụng nguyên liệu này, bạn nên thực hiện theo các bước như sau:

  1. Chuẩn bị: 1 ít lá hẹ tươi và 1 ít muối trắng
  2. Rửa sạch lá hẹ rồi bỏ vào nồi nước nấu cùng với muối.
  3. Đổ nước ra thau cho nguội bớt rồi dùng vệ sinh da. Người bệnh nên dùng bã lá chà xát lên phần da bị tổn thương để tăng thêm công dụng.

Cách 4: Sao nóng lá hẹ chườm lên da


Lá hẹ được sao nóng sẽ càng gia tăng công dụng trong việc điều trị bệnh. Để thấy được hiệu quả của cách điều trị này, bạn chỉ cần tiến hành theo các bước như sau:

  1. Lấy một nắm lá hẹ rửa thật sạch cùng với muối và để thật ráo nước.
  2. Bỏ lá hẹ lên chảo và sao nóng cùng 1 ít muối hột đến khi quắt lại thì tắt bếp.
  3. Dùng một tắm vải sạch để bỏ phần lá hẹ còn nóng vào. Sau đó chườm lên vùng da bị mề đay. Lúc này người bệnh sẽ thấy triệu chứng ngứa giảm dần, các biểu hiện bệnh cũng lặn dần.

Nếu áp dụng cách chữa mề đay bằng lá hẹ một thời gian mà vẫn không có chuyển biến thì tức là bạn đã mắc bệnh ở mức độ nặng. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và áp dụng các biện pháp khác hiệu quả hơn.

cách chữa mề đay bằng lá hẹ
cách chữa mề đay bằng lá hẹ
Bôi lá hẹ lên da
Bôi lá hẹ lên da

Dùng cây đơn đỏ chữa mề đay

Trong Đông y, cây đơn đỏ có vị đắng ngọt, tính mát, thường sử dụng bộ phận cành non và lá của cây để điều trị một số bệnh lý được dân gian truyền tai nhau như: mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng da, tiêu chảy lâu ngày không khỏi,… đặc biệt chữa mề đay vừa hiệu quả vừa an toàn cho mọi đối tượng. Trong cây đơn đỏ có chứa các chất như flavonoid, coumarin, saponin, tanin, anthranoid,… ngoài ra còn chứa một số hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, sát khuẩn. Ngoài công dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh mề đay, các bài thuốc từ cây đơn đỏ còn giúp hỗ trợ giải nhiệt cơ thể, kháng khuẩn, đào thải các độc tố ra bên ngoài cơ thể.


Bài thuốc từ lá cây đơn đỏ:

  1. Dùng một nắm lá cây đơn đỏ rửa sạch bằng nước hoặc nước muối pha loãng, vớt để ráo rồi đem phơi hoặc sấy khô.
  2. Đem phần lá cây đơn đỏ khô sắc cùng với ba chén nước lọc, sắc trên ngọn lửa vừa và nhỏ.
  3. Nước cạn dần còn một chén thì tắt bếp và sử dụng phần nước (không sử dụng phần bã) mỗi ngày 2 – 3 lần sau mỗi bữa ăn hoặc lúc bụng no.
  4. Kiên trì uống vài ngày, các cơn đau rát, ngứa ngáy hay các triệu chứng của bệnh mề đay sẽ không còn cơ hội làm phiền bạn.

Sử dụng lá cây đơn đỏ bôi ngoài da chữa bệnh mề đay


Ngoài việc sử dụng các bài thuốc từ cây đơn đỏ, người bệnh có thể phối hợp điều trị cùng với việc sử dụng loại lá cây này nấu nước để ngâm rửa vùng bị tổn thương. Hãy áp dụng công thức dưới đây để điều trị bệnh mề đay:

  1. Dùng 200 gram lá cây đơn đỏ cùng với 150 gram lá cây tam phỏng đem rửa sạch bằng nước hoặc nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất và vi khuẩn, sau đó vớt để ráo nước.
  2. Cho hai loại lá trên vào trong nồi cùng với 3 – 4 lít nước, bắt lên bếp và đun đến khi sôi là được.
  3. Tắt bếp và cho thêm vào nồi nửa trái nước cốt chanh tươi, quyện đều rồi đem đi tắm.
  4. Chờ nước nguội dần rồi mới được sử dụng, tránh bỏng da. Lấy phần lá cây (phần bã) chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị mề đay.
  5. Người bệnh cần thực hiện mỗi ngày, bệnh tình sẽ dần được tiêu biến nếu kiên trì. Các mụn nước, vết đốm đỏ sẽ không còn, mang lại một làn da đều màu cho người bệnh.
Dùng cây đơn đỏ chữa mề đay
Dùng cây đơn đỏ chữa mề đay

Chữa mề đay bằng lá khế

Chữa mề đay bằng lá khế là một biện pháp khá hiệu quả. Theo Đông y, lá khế có tính lạnh và vị hơi chát có tác dụng lợi tiểu tiện, tán nhiệt độc. Chính vì vậy, loại dược liệu tự nhiên này thường được dân gian sử dụng với mục đích hỗ trợ điều trị mề đay và giảm ngứa.


Dùng lá khế rang nóng chữa mề đay


Là một trong những biện pháp dùng ngoài giúp cắt nhanh triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do mề đay gây ra. Cách thực hiện đơn giản sau đây:

  1. Người bệnh hái một nắm lá khế, vệ sinh sạch sẽ với nước nhiều lần để loại bỏ bụi bẩn và ký sinh trùng
  2. Khi lá khế ráo nước, cho vào chảo nóng và đảo đều tay cho đến khi lá khế héo, khô lại
  3. Dùng lá khế sao nóng chà lên vùng da bị nổi mề đay. Hơi nóng và hoạt chất từ lá khế sẽ giúp các nốt mẩn đỏ lặn nhanh, đồng thời giảm ngứa. Lặp lại biện pháp này vài lần trong tuần. Khi thấy triệu chứng bệnh khỏi hẳn thì dừng lại.

Lưu ý: Trong quá trình chà lá khế, người bệnh nên chờ lá nguội bớt. Bởi lá nóng có thể gây kích ứng da, nguy hiểm hơn là gây phỏng dẫn đến nhiễm trùng. Ngoài ra, không nên chà quá mạnh vì có thể sẽ làm trầy xước da.


Tắm nước lá khế nguyên chất

  1. Lá khế tươi: 200 gram; Nước: 2 líT; Muối hạt trắng: 2 muỗng cà phê
  2. Đem lá khế rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng 15 phút
  3. Tiếp đó, vớt ra và vò nát rồi cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước
  4. Nước sôi, thêm muối vào, khuấy đều và tắt bếp
  5. Chờ nước nguội chỉ còn hơi ấm, tiến hành tắm

Với bài thuốc tắm chữa mề đay bằng lá khế, nếu muốn đạt kết quả điều trị như mong muốn, bệnh nhân cần áp dụng thường xuyên. Tốt nhất, người bệnh nên tắm 2 – 3 lần mỗi tuần. Và thời gian tắm, không quá 5 – 10 phút.


Uống nước lá khế


Theo Đông y, để cải thiện triệu chứng mề đay, bệnh nhân cần loại bỏ hết các yếu tố ngoại tà bên trong cơ thể bằng các bài thuốc dùng trong. Chính vì vậy, người bệnh có thể dùng biện pháp đun nước lá khế uống để chữa mề đay và giảm ngứa.

  1. Hái một nắm lá khế, rửa sạch và để ráo
  2. Sau đó, cho lá khế vào chảo và sao trên lửa vừa phải
  3. Khi thấy lá khế héo vàng và quắt lại, đổ ra bát, chờ nguội và bảo quản trong lọ thủy tinh dùng dần
  4. Mỗi lần lấy một ít lá khế sao vàng hãm với nước sôi và uống như trà
  5. Uống liên tục một tuần, triệu chứng mề đay mẩn ngứa dần dần thuyên giảm.

Sử dụng lá khế chữa bệnh mề đay được xem là biện pháp trị liệu an toàn đối với sức khỏe và ít tốn kém chi phí. Bên cạnh đó, các biện pháp chữa bệnh bao gồm thuốc uống trong và tha ngoài đều không gây tác dụng phụ. Chính vì vậy, các bài thuốc này đều phù hợp với mọi đối tượng, từ người già đến trẻ em, người trưởng thành và kể cả phụ nữ mang thai

Chữa mề đay bằng lá khế
Chữa mề đay bằng lá khế

Chữa trị bằng việc tắm nước lạnh, chườm lạnh

Cách này giúp vùng da bị mẩn đỏ, phát ban dịu bớt, từ đó triệu chứng bệnh dần thuyên giảm và biến mất. Để thực hiện, bạn tiến hành tắm bằng nước lạnh hoặc dùng khăn bọc đá lạnh vào rồi chườm lên vùng da mẩn ngứa. Thực hiện mỗi lần 10 phút, từ 3 – 4 lần trong ngày.

Chữa trị bằng việc tắm nước lạnh, chườm lạnh
Chữa trị bằng việc tắm nước lạnh, chườm lạnh

Trị nổi mề đay bằng rượu ngâm

Sử dụng rượu để chữa trị mề đay là một trong những phương pháp được lưu truyền trong dân gian và được nhiều người tin tưởng. Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa trị các bệnh mề đay bằng rượu ngâm với các loại thảo dược như: rượu ngâm kinh giới, rượu ngâm quả nhàu,… thực chất là vì công dụng của các nguyên liệu được đem đi ngâm chứ không phải do rượu.


Các nghiên cứu đã cho thấy rượu không có tác dụng chữa mề đay nhưng các thành phần thảo dược ngâm trong rượu có tác dụng hạn chế sự tái phát của bệnh. Các thành phần có trong thảo dược khi ngâm với rượu giúp thảo dược được bảo quản lâu hơn, kích thích tác dụng của thảo dược tới cơ thể tốt hơn. Khi rượu được ngâm càng lâu thì dược tính của thảo dược càng cao.


Một số bài thuốc chữa mề đay bằng rượu


Trong rượu có tính sát khuẩn khá cao, để có thể dùng rượu chữa trị bệnh mề đay thì cần phải kết hợp với một số loại thảo dược sau đây:


Chữa mề đây bằng quả nhàu ngâm rượu


Trong quả nhàu có chứa các loại acid hữu cơ, nhiều tinh dầu, vitamin và khoáng chất. Theo y học cổ truyền, quả nhàu có tính mát, vị hăng nồng và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, thường được dùng làm thuốc. Rượu ngâm quả nhàu cũng có thể chữa bệnh mề đay, mẫn ngứa.

Nguyên liệu:

  1. 10 quả nhàu khô
  2. Rượu trắng

Cách thực hiện:

  1. Lấy quả nhàu khô rửa sạch, đem bỏ vào bình thủy tinh
  2. Đổ rượu trắng ngập hết phần quả, nên chèn ở trên để quả nhàu không bị trồi lên trên.
  3. Đậy kín nắp hủ và ngâm trong 1 tháng ở nơi thoáng mát
  4. Sau khi ngăm, lấy ra sử dụng 2 lần/ngày, mỗi lần uống một ly nhỏ trước khi ăn

Chữa mề đay bằng rượu kinh giới


Kinh giới có tính ấm, giảm độc và trừ phong nên thường được sử dụng để chữa các bệnh ngoài da. Khi bị mề đay, bạn có thể thực hiện theo các bước sau để giảm các triệu chứng của bệnh.

Nguyên liệu:

  1. 1 nắm lá kinh giới
  2. 500ml rượu trắng

Cách thực hiện:

  1. Chọn những lá kinh giới tươi, xanh đem rửa sạch, để ráo nước
  2. Giã nhuyễn lá kinh giới đã chuẩn bị, sau đó đem trộn với rượu trắng
  3. Đem hỗn hợp bôi lên vùng da bị nổi mề đay, để trong 5 phút cho rượu kinh giới khô lại
  4. Rửa sạch với nước mát và lau khô
  5. Thực hiện vào mỗi tối trước khi đi ngủ giúp làm giảm cơn ngứa.

Ở trên là những bài thuốc trị mề đay bằng rượu được nhiều người lựa chọn và khá hiệu quả. Do đây là phương pháp dân gian nên bạn cần phải kiên trì thực hiện mới đem lại hiệu quả tốt và nó chỉ áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ. Khi bệnh có dấu hiệu nặng, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời.

Rượu ngâm quả nhàu
Rượu ngâm quả nhàu

Chữa mề đay bằng lá kinh giới

Kinh giới là một loại dược liệu có sẵn trong tự nhiên, tương đối lành tính và an toàn cho người sử dụng. Theo Đông y thì kinh giới được cho là thảo dược thuộc họ Hoa môi, có mùi thơm. Kinh giới tính ấm, vị cay nhẹ có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu viêm, tiêu đờm, trừ phong. Ngoài ra, kinh giới cũng giúp thải độc tố và các tác nhân gây hại ra khỏi cơ thể, do đó có thể điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa khá tốt.


Theo y học hiện đại, kinh giới có thành phần chính là tinh dầu thơm như D-menthol, Menthol Racemic và D-Limochen. Tinh dầu này có thể hỗ trợ cân bằng nhiệt độ trong cơ thể, khử trùng một cách tự nhiên và cắt giảm nhanh cơn ngứa do mề đay mang lại. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia dinh dương cũng cho biết kinh giới có chứa nhiều vitamin, kẽm, canxi và những khoáng chất cần thiết cho sức khỏe con người. Do đó sử dụng lá kinh giới không chỉ hỗ trợ điều trị mề đay mà còn tăng cường sức khỏe và hệ thống miễn dịch.


Cách chữa mề đay bằng lá kinh giới


Có nhiều cách sử dụng kinh giới chữa mề đay mẩn ngứa. Người bệnh có thể tham khảo một số cách phổ biến như:


Chà nhẹ lá kinh giới lên da


Chà nhẹ lá kinh giới lên da có thể giúp cho khí huyết lưu thông và hỗ trợ điều trị các triệu chứng mề đay mẩn ngứa. Cách thực hiện như sau:

  1. Người bệnh cần có 50 gram ngọn kinh giới có hoa, mang đi rửa sạch, để ráo nước.
  2. Sau đó cho phần dược liệu đã chuẩn bị vào một chảo nhỏ và sao vàng.
  3. Cho kinh giới vào một mảnh vải mỏng hoặc gạc y tế sau đó cột lại gọn gàng và chườm lên vùng da bị ảnh hưởng bởi mề đay mẩn ngứa.
  4. Thực hiện liên tục cho đến khi lá nguội hẳn, không còn cảm nhận được hơi nóng thì dừng.
  5. Mỗi ngày thực hiện phương pháp 2 lần vào buổi sáng và tối. Lưu ý: Không nên chườm lá kinh giới quá nóng lên da điều này dễ làm cho người bệnh bị bỏng.

Xông hơi


Vì kinh giới chứa một lượng tinh dầu khá lớn nên việc xông hơi có thể làm giúp người bệnh thư giãn và hỗ trợ máu huyết lưu thông dễ dàng hơn, từ đó cắt giảm các cơn ngứa rát, đỏ da và sưng. Cách thực hiện như sau:

  1. Chuẩn bị kinh giới, thổ phục linh, lá hương nhu, lá bưởi còn tươi mỗi loại 20 gram.
  2. Mang tất các các nguyên liệu đi rửa sạch, sau đó đun sôi trong một nồi nhỏ với 800 ml nước sạch. Đun nhỏ lửa trong khoảng 5 phút để các tinh chất tan hết vào nước.
  3. Dùng một chiếc khăn to phủ lên người và nồi nước lá. Thực hiện xông hơi trong khoảng 20 – 30 phút hoặc đến khi nước không còn bay hơi nóng. Trong lúc xông hơi chú ý để phần da bị mề đay đến gần hơi nước.
  4. Thực hiện cách này 3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Để thực hiện phương pháp chữa mề đay bằng lá kinh giới hiệu quả, người bệnh nên thực hiện đúng cách và thời gian. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất cần thiết và tránh xa các loại thực phẩm có thể gây dị ứng
chữa mề đay bằng lá kinh giới
chữa mề đay bằng lá kinh giới

Dùng lá trầu không chữa bệnh mề đay

Nhiều người lựa chọn lá trầu không chữa bệnh mề đay không chỉ vì dược liệu có nguồn gốc tự nhiên, an toàn đối với sức khỏe mà còn dễ kiếm, giúp tiết kiệm chi phí.


Trong dân gian, tác dụng của lá trầu không không được lý giải và kiểm chứng chặt chẽ như Y học hiện đại. Tuy nhiên, người dân vẫn lưu truyền bài thuốc chữa bệnh mề đay bằng lá trầu không cho đến nay là vì thực tế đã có nhiều người áp dụng và thành công. Dưới đây là một vài cách chữa bệnh mề đay bằng lá trầu không:


Bài thuốc ngâm


Nguyên liệu cần có:

  1. Nước sạch: 3 lít
  2. Lá trầu không: 10 – 20 lá
  3. Muối trắng: 1 muỗng

Cách thực hiện:

  1. Lá trầu không đem rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng 15 phút rồi vớt để ráo
  2. Tiếp đó, cho lá trầu vào nồi và đổ nước vào
  3. Nước sôi khoảng 5 – 10 phút, tắt bếp, chờ nước nguội và ngâm vùng da bị nổi mề đay

Với bài thuốc chữa bệnh mề đay bằng lá trầu không này, người bệnh nên kiên trì thực hiện hàng ngày vào mỗi tối để đạt kết kết quả điều trị tốt nhất. Tuy nhiên, khi ngâm, người bệnh không nên ngâm với nước quá nóng và thời gian ngâm quá lâu, tránh tình trạng kích ứng da khiến bệnh trầm trọng hơn. Đồng thời, sau khi ngâm xong nên lau lại bằng khăn mền và sạch.


Bài thuốc đắp


Cần chuẩn bị:

  1. Lá trầu không: 5 lá
  2. Muối trắng: 1 muỗng
  3. Cối và chày giã
  4. Tấm vải sạch

Cách làm đơn giản sau:

  1. Người bệnh rửa sạch lá trầu không và ngâm nước muối pha loãng 15 phút rồi vớt để ráo
  2. Sau đó, cho lá trầu cùng với muối vào cối và giã nát
  3. Dùng hỗn hợp đắp lên bộ phận hoặc vùng da bị mề đay
  4. Tiếp đó, sử dụng vải sạch băng lại
  5. Chờ khoảng 20 – 30 phút để các hoạt chất, tinh dầu có trong lá trầu không thấm sâu, bệnh nhân tháo ra và vệ sinh lại bằng nước sạch rồi lau khô
Khi áp dụng bài thuốc đắp chữa bệnh mề đay bằng lá trầu không, người bệnh nên thực hiện 2 lần mỗi ngày, mỗi tuần thực hiện 3 – 4 lần. Sau khi thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm, số lần đắp có thể giảm xuống còn 1 lần một ngày, 2 – 3 lần/ tuần.
chữa bệnh mề đay bằng lá trầu không
chữa bệnh mề đay bằng lá trầu không

Cách trị mề đay bằng muối

Cách trị mề đay bằng muối là bài thuốc dân gian lưu truyền từ xa xưa, đến nay vẫn được nhiều người truyền tai nhau nhờ hiệu quả mà phương pháp này mang lại. Thành phần hóa học của muối là NaCl, có vị mặn đặc trưng. Cũng chính vì vậy mà tính sát khuẩn của muối rất cao. Nó có khả năng ngăn ngừa sự viêm nhiễm do mề đay gây ra và làm giảm các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa da. Đồng thời, muối lành tính nên ít hoặc không gây tác dụng phụ khi dùng điều trị các triệu chứng sưng mủ, mẩn đỏ do bệnh mề đay để lại. Tắm với nước muối có độ mặn hợp lý giúp làm sạch vùng da mẩn ngứa, giảm lây lan các vết mề đay. Ngoài ra, gia vị này còn có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, tức là làm mát máu trong cơ thể, bổ trợ cho việc điều trị các biến chứng khác của mề đay như: sốt, bứt rứt khó ngủ…


Hướng dẫn cách trị mề đay bằng muối


Sử dụng nước muối giúp giảm ngứa do mề đay


Nếu bạn bị mề đay do côn trùng cắn, hay do tiếp xúc với các loại hóa chất.Thường triệu chứng ngứa chỉ xuất hiện khu trú ở khu vực tay, chân. Lúc này, bạn nên ngâm hay tắm nước muối để làm dịu da, giảm ngứa bằng công thức sau:

  1. Cho 2 thìa muối hòa với 2 lít nước đun đến khi sôi, rồi đổ vào thau chứa sẵn nước lạnh để làm ấm nước. Ngâm tay, chân hoặc dùng băng gạc thấm vào vết mề đay đến khi nước nguội hoàn toàn.
  2. Bạn có thể tìm mua nước muối sinh lý với nồng độ phù hợp 0,9%. Sau đó chỉ cần pha với nước ấm để tắm hay ngâm đều cho hiệu quả điều trị cao.

Chườm nóng muối để tiêu sẩn đỏ


Với phương pháp chườm nóng muối này thường dùng để điều trị mề đay do thức ăn có tính hàn hay do nhiễm lạnh. Bài thuốc tại nhà này làm giảm sự khó chịu do ngứa ngáy, tiêu vết sẩn nhanh chóng.

  1. Để thực hiện mẹo trị mề đay bằng muối này, bạn nên vệ sinh vùng da bị mẩn ngứa sạch sẽ.
  2. Sau đó, lấy 100gr muối rang nóng, bọc vào trong túi hoặc khăn vải mỏng.
  3. Chườm gói muối nóng này lên vùng da bị ngứa, mẩn đỏ. Triệu chứng bệnh sẽ dần thuyên giảm.

Cách trị mề đay bằng muối và lá trầu không


Để ngăn chặn triệu chứng ngứa bùng phát vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bạn nên dùng mẹo tắm lá trầu pha với nước muối vào buổi tối. Lá trầu còn có tác dụng làm lành các vết tổn thương trên da.

  1. Trước tiên đun sôi 2 lít nước, bỏ 5 lá trầu vào nồi đun thêm 5 phút nữa.
  2. Trộn nước lá trầu với 1 muỗng muối và nước lạnh trong thau. Đến khi nước ấm bạn chỉ cần tắm để làm sạch da.

Kết hợp muối và lá mướp để trị mề đay


Lá mướp có tính kháng khuẩn cao, ngăn ngừa viêm nhiễm. Khi kết hợp chung với muối sẽ làm tăng tác dụng trị ngứa da, giảm kích ứng da.

  1. Để trị mề đay bằng muối và lá mướp, bạn lấy 4 – 5 lá mướp rửa sạch, trộn chung với 1 thìa muối rồi đem giã nhuyễn.
  2. Bôi hợp chất lên da trong khoảng 20 – 30 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch. Để cách này phát huy tác dụng tốt nhất nên thực hiện 2 lần/ngày.
Cách trị mề đay bằng muối được áp dụng khá phổ biến trong dân gian
Cách trị mề đay bằng muối được áp dụng khá phổ biến trong dân gian

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?