Trào ngược dạ dày gây ra các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, đầy hơi, khó tiêu,… Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng axit, bạn có thể thực hiện các biện pháp hỗ trợ tại nhà nhằm cải thiện tình trạng bệnh. Trong bài viết hôm nay toplist sẽ cùng bạn tìm hiểu một số cách trị bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả nhất hiện nay nhé.
Chữa trào ngược dạ dày bằng bột sắn dây
Chữa trào ngược dạ dày bằng bột sắn dây là một phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong dân gian. Nó giúp người bệnh cải thiện được một số triệu chứng của trào ngược dạ dày.
Cây sắn dây hay dân gian thường gọi là cát căn, cam cát căn, phấn cát căn, củ sắn dây… có tên khoa học là Pueraria thomsonii, là một loài dây leo nhiệt đới thuộc họ đậu. Sắn dây là một loại dây leo sống lâu năm có rễ phát triển thành củ dài và to. Cây có lá kép mọc so le với nhau, mỗi lá thường có 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy. Hoa của cây có màu xanh tím mọc thành chùm ở kẽ lá. Quá giáp dẹt màu vàng nhạt, có lông mềm.
Tác dụng của sắn dây với bệnh trào ngược dạ dày
Bột sắn dây có tính đông đặc vì vậy khi uống vào bên trong cơ thể nó sẽ đi vào thành ruột và làm trung hòa axit trong ruột, điều này giúp người bệnh giảm được các triệu chứng của trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, theo Giáo sư Dhamananda – Viện trưởng viện nghiên cứu y học cổ truyền Oregan cho biết thành phần của bột sắn dây có chứa chất plavonodit có khả năng làm tăng cường miễn dịch và tuần hoàn cho cơ thể. Vì vậy, khi sử dụng bột sắn dây ở người bị trào ngược dạ dày sẽ làm ức chế vi khuẩn, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, theo y học cổ truyền bột sắn dây có tính bình, vị ngọt, hơi cay nên có tác dụng trung hòa axit và dịch vị bên trong dạ dày. Với những công dụng trên bột sắn dây không những chữa được bệnh trào ngược dạ dày mà nó còn rất tốt cho dạ dày.
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng bột sắn dây
Để sử dụng bột sắn dây chữa trào ngược dạ dày hiệu quả bạn cần kết hợp với một số dược liệu như chuối hột xanh, mật ong và bột nghệ. Nghệ có chứa curcumin nên có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Mật ong có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, kháng khuẩn và chữa lành các vết loét bên trong dạ dày.
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 2 chén bột sắn dây. 2 chén bột nghệ vàng. 2 chén bột chuối hột (đem chuối hột non đi phơi khô rồi xay thành bột). 500ml mật ong.
- Cách thực hiện:
- Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị bên trên vào nồi hoặc bát lớn rồi trộn đều chúng lại với nhau để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
- Dùng tay vo thành từng viên nhỏ như hạt đậu đen.
- Đem các viên thuốc đã làm đi phơi ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào thuốc.
- Sau khi các viên thuốc khô lại hãy đem cất vào lọ kín để dành sử dụng dần.
- Cách sử dụng: Mỗi ngày sử dụng 9 viên chia đều thành 3 lần ăn trong ngày, dùng thuốc 30 phút trước khi ăn vào các bữa sáng, trưa và tối. Với liệu trình sử dụng thuốc như trên trong vòng 1 tháng bạn sẽ thấy được hiệu quả bất ngờ nhờ sử dụng bột sắn dây.
Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng tươi
Chữa trào ngược thực quản bằng gừng là phương pháp đã được dân gian áp dụng từ lâu. Không chỉ được dùng để điều trị trào ngược dạ dày thực quản, gừng còn có tác dụng trong điều trị các bệnh lý khác như viêm khớp, cảm lạnh, chống say xe, buồn nôn… Sở dĩ gừng có khả năng các bệnh lý này bởi lẽ:
- Theo Đông y, gừng có tính ấm, mùi thơm, vị cay, có khả năng tác động vào 3 kinh là phế, vị, tỳ, giúp tán hàn ôn trung, giải độc, hành thủy. Đồng thời, gừng được dùng để chữa các chứng thổ tả, tỳ vị hư hàn, đau bụng, chướng bụng…
- Các nghiên cứu của nền y học hiện đại cũng chỉ ra rằng, điều trị trào ngược dạ dày bằng gừng có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng bệnh. Vì trong thành phần của nó schứa các hoạt chất oleoresin, tecpen có khả năng kháng viêm, sát trùng, giảm đau, đồng thời giúp trung hòa dịch vị acid trong dạ dày. Ngoài ra, những phức hợp ginger oil, methadone, 6-zingiberol có trong gừng cũng có khả năng giảm đau, tốt cho mật. Chính vì những lý do trên mà bạn hoàn toàn có thể sử dụng gừng để điều trị bệnh cho bản thân.
Điều trị trào ngược dạ dày bằng gừng bằng cách nào?: Để chữa trào ngược thực quản bằng gừng, bạn có thể áp dụng theo các cách như sau:
Uống nước gừng chữa trào ngược dạ dày
- Để trị trào ngược bằng gừng, bạn chỉ cần uống một cốc nước gừng vào mỗi sáng. Dùng thường xuyên sẽ thấy triệu chứng trào ngược được giảm đi đáng kể. Cách làm nước gừng chữa trào ngược dạ dày cũng rất đơn giản: Chỉ cần đem củ gừng đi rửa sạch, gọt vỏ, thái thành từng lát mỏng. Sau đó, cho vài ba lát vào ly nước nóng, cho thêm ít đường phèn vào khuấy đều là có thể uống rồi.
- Bạn nên uống nước gừng vào mỗi sáng vì nó giúp tăng cường lượng tuần hoàn máu cho cơ thể, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Đồng thời, có tác dụng kích thích quá trình tiết dịch của dạ dày, từ đó làm giảm được tình trạng trào ngược.
Trị trào ngược bằng gừng, chanh và mật ong
Ngoài việc uống nước gừng chữa trào ngược dạ dày, bạn có thể kết hợp với chanh và mật ong để điều trị. Vì chúng đều có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, có thể trung hòa acid, khắc phục được chứng trào ngược. Để áp dụng cách chữa trị này, bạn thực hiện như sau:
- Chuẩn bị: Gừng, nước cốt chanh, mật ong nguyên chất.
- Cách làm: Gừng gọt vỏ, rửa sạch, thái thành từng lát nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn và vắt lấy nước cốt. Sau đó, cho nước cốt gừng, mật ong, nước cốt chanh vào một cái ly chứa đầy nước ấm rồi khuấy đều là có thể sử dụng. Lưu ý là phải căn chỉnh các nguyên liệu với tỷ lệ cho hợp lý. Để mang lại hiệu quả, bạn nhớ là cần phải sử dụng thường xuyên trong thời gian dài.
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng ngâm mật ong
Đây cũng là một trong những cách chữa bệnh được nhiều người áp dụng. Bạn có thể chữa trào ngược dạ dày bằng gừng ngâm mật ong theo cách như sau:
- Chuẩn bị: 500g gừng tươi. 250ml giấm táo. Nếu không có giấm táo, bạn có thể sử dụng các loại giấm khác để thay thế. 50 – 100g đường trắng. Lọ thủy tinh sạch có nắp đậy kín.
- Cách thực hiện: Gừng rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng lát mỏng. Sau đó đem chúng ngâm với nước muối khoảng 15 phút rồi để ráo. Đem giấm đã chuẩn bị bỏ vào nồi, bắc lên bếp và đun sôi với ngọn lửa nhỏ. Khi thấy nước đã sôi thì tắt bếp và cho đường vào. Sau đó, chờ cho nước giấm nguội hẳn. Xếp gừng đã chuẩn bị vào lọ, đổ nước giấm nguội vào rồi đậy nắp kín. Bảo quản lọ gừng mật ong ở chỗ thoáng mát, để sau một ngày là có thể dùng được rồi.
- Cách dùng: Để chữa trào ngược dạ dày bằng gừng ngâm mật ong, bạn nên sử dụng vào mỗi buổi sáng, trong bữa ăn. Mỗi lần ăn từ 2 – 3 lát gừng là được. Kiên trì thực hiện khoảng 3 – 4 ngày sẽ thấy các triệu chứng bệnh giảm hẳn.
Quả sung chữa trào ngược dạ dày
Quả sung (Ficus glomerata) thuộc họ dâu tầm. Trong dân gian quả sung còn có nhiều tên gọi khác nhau như: Mật quả, nãi tương quả, ánh nhật quả, văn tiên quả… Đây là một loại cây mọc hoang. Do đó chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy chúng trong chợ, tại những vùng đất hoang hoặc trong vườn nhà. Quả sung thường được sử dụng để chế biến những món ăn thơm ngon. Ngoài ra chúng còn được dùng như một phương thuốc giúp điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có trào ngược dạ dày.
- Trong Đông y, quả sung mang trong mình tính ấm, vị ngọt xen lẫn một chút đắng, có tác dụng làm sạch ruột, nhuận tràng, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Đồng thời điều trị một số bệnh lý liên quan đến ruột và hệ tiêu hóa như: Viêm ruột, viêm dạ dày, đau dạ dày, táo bón, kiết kỵ, bệnh trĩ… Bên cạnh đó, quả sung có khả năng cải thiện bệnh trào ngược dà dày và khắc phục tốt một số triệu chứng khó chịu: Ợ nóng, đầy bụng, trướng bụng, khó tiêu, chán ăn, ăn không ngon miệng… Ngoài ra, nhờ vị ngọt và tính ấm, loại quả này còn có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, đào thải độc tố, lợi tiểu, chữa phong thấp, mụn nhọt và một số bệnh ngoài da khác.
- Trong Y học hiện đại, người ta tìm thấy một lượng lớn hoạt chất tanin bên trong quả sung. Hoạt chất này có khả năng tác động và làm lành nhanh những tổn thương tại vùng niêm mạc dạ dày do viêm, loét gây nên. Đồng thời ngăn chặn sự sản sinh axit quá mức trong dạ dày. Điều này giúp người bệnh trung hòa lượng axit và điều trị tốt bệnh trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó nhờ khả năng kháng viêm, kháng khuẩn tốt nên quả sung thường được sử dụng để phòng ngừa sự tấn công của vi khuẩn, làm dịu nhanh cơn đau và cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Trong quả sung chứa nhiều vitamin A, vitamin B1, vitamin C, vitamin K, các nguyên tố vi lượng (phốt pho, kali, calci…) và đa dạng các hoạt chất có tên: Oxalic acid, malic acid, auxin, citric acid, shikimic acid, quinic acid, glucose… Những dưỡng chất này có tác dụng ngăn chặn sự hình thành tế bào ung thư dẫn đến ung thư thực quản. Đồng thời giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển một số tế bào ung thư khác như: Ung thư ruột, ung thư dạ dày…Lượng lớn chất xơ trong quả sung có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, loại cảm giác no, giúp người bệnh có cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra trong quả sung còn chứa dưỡng chất prebiotic với tác dụng hỗ trợ sự phát triển của các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Đồng thời giúp tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa.
Hướng dẫn thực hiện bài thuốc từ quả sung chữa trào ngược dạ dày
Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc từ quả sung chữa trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, tùy thuộc vào yếu tố cơ địa, tình trạng sức khỏe, mức độ phát triển bệnh lý và sở thích, người bệnh có thể lựa chọn những bài thuốc phù hợp. Với công dụng hữu hiệu trên, chúng ta có những bài thuốc từ quả sung chữa trào ngược dạ dày như sau:
Dùng quả sung tươi chữa trào ngược dạ dày
- Nguyên liệu: 10 – 15 quả sung tươi
- Cách thực hiện:
- Quả sung mang đi rửa sạch
- Pha một lượng nước muối loãng vừa đủ và thực hiện ngâm quả sung trong 15 phút. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ bụi bẩn và các loại vi khuẩn còn sót lại trên bề mặt quả.
- Vớt quả sung ra ngoài
- Bổ quả sung làm đôi và tiếp tục ngâm cùng nước muối trong 30 phút để loại bỏ bớt vị đắng
- Vớt quả sung ra ngoài rổ và để ráo nước
- Cho quả sung vào chảo nhỏ, thực hiện sao vàng và hạ thổ
- Tán quả sung thành bột mịn và bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp đậy
- Khi cần, lấy 5 gram bột quả sung cho vào tách nhỏ cùng với 300ml nước ấm, khuấy đều
- Uống ngay khi còn ấm.
Người bệnh cần thực hiện bài thuốc dùng quả sung tươi chữa trào ngược dạ dày 2 lần/ngày trong 20 ngày sẽ nhận thấy bệnh trào ngược dạ dày thuyên giảm. Các triệu chứng khó chịu cũng được khắc phục.
Bài thuốc từ quả sung khô chữa trào ngược dạ dày
- Nguyên liệu: 10 – 15 quả sung
- Cách thực hiện:
- Quả sung mang đi rửa sạch
- Pha một ít nước muối và thực hiện ngâm quả sung trong 15 phút để bỏ bụi bẩn và các loại vi khuẩn còn sót lại trên bề mặt quả
- Vớt quả sung ra ngoài, để ráo nước
- Mang quả sung sạch sấy khô hoặc phơi khô dưới trời nắng gắt
- Cho quả sung đã khô vào một lọ thủy tinh có nắp đậy
- Đậy kín nắp và bảo quản tại nơi khô ráo
- Khi cần lấy một quả sung khô ngâm vào một cốc nước để qua đêm
- Uống nước và ăn quả sung khô trước khi ăn sáng
- Người bệnh cần kiên trì thực hiện bài thuốc từ quả sung khô chữa trào ngược dạ dày trong 2 – 3 tháng để nhận thấy hiệu quả chữa bệnh.
Chữa trào ngược dạ dày từ quả sung khô và dầu ô liu
Dầu ô liu mang trong mình tính bình, chứa hoạt chất có tên carotine và đa dạng các loại vitamin gồm: Vitamin A, vitamin D, vitamin F, vitamin K… Những dưỡng chất trong dầu ô liu có tác dụng điều trị bệnh trào ngược dạ dày, viêm dạ dày và viêm loét ruột. Đồng thời kích thích dịch mật bài tiết làm cho chất mỡ hòa tan và giảm thấp. Kích thích niêm mạc đường ruột giúp ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh viêm túi mật và đường ruột. Ngoài ra những dưỡng chất trong dầu ô liu còn có tác dụng ngăn ngừa sự xuất hiện và phát triển của nhiều bệnh lý nguy hiểm như: Bệnh tim, bệnh cao huyết áp, xuất huyết não, xơ cứng động mạch, thận suy yếu…Từ những tác dụng hữu hiệu trên, sự kết hợp giữa dầu ô liu và quả sung khô sẽ tạo ra một bài thuốc chữa trào ngược dạ dày hoàn hảo.
- Nguyên liệu: 30 – 40 quả sung. Dầu ô liu.
- Cách thực hiện:
- Quả sung mang đi rửa sạch
- Ngâm quả sung trong nước muối khoảng 15 phút để loại bỏ bụi bẩn và các loại vi khuẩn còn sót lại trên bề mặt quả
- Vớt quả sung ra ngoài, để ráo nước
- Mang quả sung sạch sấy khô hoặc phơi khô dưới trời nắng gắt
- Cho quả sung khô vào bình thủy tinh sạch, có nắp
- Rót dầu ô liu vào bình thủy tinh cho đến khi ngập hết lượng sung khô có trong bình thì dừng lại
- Đậy kín nắp bình và bảo quản tại những nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời
- Thực hiện ngâm quả sung trong dầu ô liu khoảng 35 ngày thì có thể dùng được
- Mỗi ngày người bệnh vớt ra 2 – 3 quả sung ngâm dầu ô liu và ăn trước mỗi bữa ăn.
Người bệnh cần kiên trì chữa trào ngược dạ dày từ quả sung khô và dầu ô liu trong 2 tháng sẽ khắc phục được những triệu chứng khó chịu do bệnh trào ngược dạ dày gây ra như: Ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, cảm giác nóng và đau rát tại vùng thượng vị…
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không
Bạn có thể hiểu đơn giản, trào ngược dạ dày là tình trạng axit trong dạ dày dư thừa gây viêm loét và làm cho thức ăn từ dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Tình trạng này xuất hiện nhiều làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa cũng như toàn bộ các hoạt động trong cơ thể. Sử dụng lá trầu không để chữa trào ngược dạ dày là cách mà nhiều bệnh nhân vẫn áp dụng. Trên thực tế thì cả Đông y và khoa học hiện đại đã công nhận hiệu quả của nguyên liệu này trong việc điều trị bệnh.
Theo các thầy thuốc Đông y, nguyên liệu này có vị cay, tính ấm có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn có thể điều trị được nhiều bệnh, trong đó có trào ngược dạ dày. Còn các nhà khoa học thì phát hiện trong tinh dầu của lá trầu không có chứa tanin giúp chữa lành những vết thương trong niêm mạc dạ dày. Đồng thời tiêu diệt các gốc tự do, cân bằng độ pH, ngăn chặn tình trạng trào ngược dạ dày mà chúng ta vẫn thường gặp phải. Đây là nguyên liệu tự nhiên nên khá an toàn, không sợ tác dụng phụ ngay cả khi sử dụng lâu dài. Chính vì vậy mà càng ngày càng nhiều người sử dụng nó để ức chế các triệu chứng mà bệnh trào ngược dạ dày gây nên.
Hướng dẫn 2 cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không
Không phải ai cũng thấy hiệu quả của việc áp dụng nguyên liệu này đối với việc điều trị trào ngược dạ dày. Bạn có thể thử tham khảo một trong số những cách hướng dẫn ngay sau đây:
Cách 1: Uống lá trầu không
Nếu muốn uống nước từ lá trầu không, bạn chỉ cần tiến hành theo các bước như sau:
- Lấy một nắm lá trầu không rửa thật sạch.
- Vò nát lá trầu không rồi hãm như cách mà bạn vẫn hãm nước chè xanh hàng ngày.
- Dùng để uống thay trà hàng ngày trong khoảng 1 tháng sẽ thấy phát huy tác dụng.
Cách 2: Ăn lá trầu không: Cách này khá đơn giản và phát huy tác dụng ngay khi các triệu chứng bệnh xuất hiện. Bạn chỉ cần lấy một ít lá trầu không tươi, rửa thật sạch và nhai sống. Các tinh chất của nguyên liệu sẽ từ từ đi vào cổ họng và phát huy tác dụng, làm cho các triệu chứng bệnh nhanh chóng thuyên giảm.
Để phát huy hiệu quả của lá trầu không trong việc điều trị bệnh, người bệnh phải thực sự kiên trì thì mới thấy được công dụng. Tinh chất của nguyên liệu sẽ từ từ thấm sâu vào cơ thể và phát huy tác dụng trong việc ức chế các triệu chứng.
Ngoài việc kiên trì sử dụng nguyên liệu này, người bệnh cũng cần phải chú ý thay đổi cách sinh hoạt cho thật sự khoa học. Không nên quá căng thẳng tạo áp lực cho hệ tiêu hóa, làm cho tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Bên cạnh đó nên xây dựng chế độ ăn uống thật sự khoa học. Bạn nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng. Tuyệt đối không nên dùng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích… vì có thể làm cho tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Dùng nha đam chữa trào ngược dạ dày
Nha đam hay lô hội là một loại cây mọng nước, thuộc chi lô hội và có xuất xứ từ châu Phi. Không chỉ được biết đến với công dụng làm đẹp, nha đam còn được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó dùng cây lô hội chữa trào ngược dạ dày là phương pháp đã được dân gian áp dụng từ lâu.
- Theo Đông y, nha đam có tính mát, vị đắng, có khả năng tác động vào 4 kinh Tỳ, Vị, Can, Đại Đường. Do đó, nó thường được sử dụng để giải độc, thanh nhiệt cho cơ thể, cầm máu, làm mát huyết, nhuận tràng, thông đại tiện.
- Các nghiên cứu của nền y học hiện đại đã chỉ ra rằng, loại cây này có chứa tới 96% là nước và các loại vitamin như B1, B2, B5, B6, C, A, E. Các chất khoáng vi lượng Ca, K, Na, Cu, FE, Mg, Mn, Cr… Chưa hết, trong thành phần của gel lô hội còn chứa nhiều axit amin, các hoạt chất có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn, giảm đau, làm nhanh lành các vết loét và ngăn ngừa oxy hóa. Đặc biệt, thành phần anthraquinon trong loại cây này có khả năng ngăn ngừa acid. Đồng thời hoạt chất glucomannans giúp cân bằng hệ thống tiêu hóa đang bị xáo trộn do tình trạng trào ngược gây ra. Ngoài ra, các chất nhờn của lô hội sẽ tống các độc tố trong đường tiêu hóa ra bên ngoài. Điều này giúp đường ruột khỏe mạnh hơn, đồng thời tăng cường chức năng cho gan, túi mật và thận.
Chính vì những lý do trên, ngoài việc được dùng làm thực phẩm, làm đẹp thì nha đam còn được sử dụng để chữa nhiều bệnh khác nhau. Nhất là có thể dùng nha đam trị trào ngược dạ dày.
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng cây lô hội
Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam có tác dụng khá tốt trong việc làm giảm các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trị trào ngược dạ dày bằng nha đam. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số cách dùng nha đam trị trào ngược thường được áp dụng:
Uống nước nha đam chữa trào ngược dạ dày
Để làm nước uống nha đam trị trào ngược dạ dày khá đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện theo cách như sau:
- Chuẩn bị: Lá nha đam. Lưu ý là chọn những lá nha đam lớn, mập mạp và tươi.
- Cách làm: Đem lá nha đam đi rửa sạch, lược bỏ vỏ, tách lấy phần thịt trắng bên trong. Cho phần thịt thu được vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn cùng với chút nước. Để dễ uống hơn, bạn có thể thêm chút đường vào và khuấy đều..
- Cách dùng: Uống nước nha đam trước mỗi bữa ăn khoảng 20 phút. Thực hiện thường xuyên sẽ thấy tình trạng trào ngược được giảm bớt.
Cách ăn nha đam chữa trào ngược dạ dày
Ngoài cách uống nha đam chữa trào ngược dạ dày, bạn có thể sử dụng phần gel bên trong lá của nó và ăn trực tiếp. Để mang lại tác dụng tốt, mỗi ngày bạn chỉ cần ăn 1 thìa gel nha đam tươi vào lúc đói là được. Nó sẽ khiến các vết loét nhanh chóng lành lại. Đồng thời, khiến cho tình trạng trào ngược dạ dày được giảm bớt. Nhưng ăn với lượng quá nhiều có thể gây ra những vấn đề không mong muốn cho cơ thể. Do đó, khi ăn nha đam chữa trào ngược dạ dày, bạn không nên dùng quá 400g/ ngày.
Dùng mật ong và nha đam chữa trào ngược dạ dày
Không chỉ nha đam mà mật ong cũng có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa. Trong thành phần của mật ong tồn tại vô số các vitamin, hoạt chất có tác dụng kháng viêm, giảm đau. Chưa hết, nó còn có tác dụng làm lành nhanh chóng các vết thương, giúp giảm đau hiệu quả. Vì vậy, khi kết hợp mật ong và nha đam chữa trào ngược dạ dày sẽ mang lại tác dụng tốt hơn. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước như sau:
- Chuẩn bị: 5 lá nha đam tươi; 5ml mật ong nguyên chất
- Cách thực hiện: Lá lô hội mang đi rửa sạch, lược bỏ lớp lá lá xanh bên ngoài và lấy phần thịt bên trong. Cho phần thịt nha đam vừa thu được vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Đổ thêm 500ml vào rồi khuấy đều. Sau đó bỏ vào tủ lạnh để bảo quản.
- Cách dùng: Bạn lấy hỗn hợp mật ong và nha đam để uống hàng ngày. Mỗi ngày chỉ nên uống 1 – 2 thìa, kiên trì áp dụng trong khoảng 1 tháng sẽ thấy thuốc phát huy được tác dụng.
Dùng nghệ chữa trào ngược dạ dày
Nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, nghệ đã được xem như là một vị thuốc dân gian giúp điều trị nhiều bệnh, trong đó có bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nghệ được xem như một phương thuốc thay thế giúp chữa trị trào ngược dạ dày hàng ngàn năm qua.
- Theo nghiên cứu vào năm 2007 về tình trạng viêm và căng thẳng gây bệnh trào ngược dạ dày được công bố trên thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, trào ngược acid và bệnh trào ngược dạ dày có thể được gây ra bởi căng thẳng và viêm. Và để cải thiện hiện tượng này, người bệnh nên điều trị bệnh bằng chất chống viêm và chống oxy hóa.
- Bên cạnh đó, cũng dựa trên một nghiên cứu khác cho thấy, hoạt chất curcumin có trong nghệ có tác dụng ngăn ngừa viêm thực quản. Bởi thành phần này có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa và chống viêm. Do đó, chúng có tác dụng trong việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, có rất nhiều nghiên cứu khám phá tính chất dược liệu của nghệ và hoạt chất curcumin chứa trong nó. Thế nhưng, cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu tập trung vào công dụng của nghệ trong việc chữa trào ngược dạ dày. Chính vì vậy, để việc sử dụng nghệ không gây tác dụng phụ và đạt kết quả trị liệu cao, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách dùng, liều lượng cũng như thời gian sử dụng.
Cách dùng nghệ chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Người bệnh có thể giảm triệu chứng trào ngược dạ dày bằng cách sử dụng củ nghệ đem rửa sạch, sấy khô và nghiền thành bột mịn. Dùng bột này pha nước uống hoặc sử dụng để chế biến món ăn sẽ giúp triệu chứng bệnh thuyên giảm sau đó một thời gian.
- Thường xuyên bổ sung nghệ vào công thức nấu ăn có thể giúp điều trị chứng trào ngược. Tuy nhiên, do cơ thể hấp thụ các thành phần có trong nghệ kém. Do đó, việc sử dụng quá nhiều nghệ sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu. Vì vậy, để tăng cường sự hấp thụ nghệ, bệnh nhân có thể dùng nghệ chung với các loại gia vị khác.
Dùng giấm táo trị trào ngược dạ dày
Nhiều nghiên cứu cho thấy, giấm táo là thức uống lành mạnh và tương đối an toàn. Đặc biệt, giấm táo có chứa những enzym giúp bảo vệ đường ruột. Qua đó, hỗ trợ điều trị chứng trào ngược dạ dày hiệu quả.
Giấm táo là loại hỗn hợp được chiết xuất từ táo nghiền đã trải qua việc lên men. Bên trong giấm táo còn giữ nguyên những enzym có bên trong táo. Điều này giúp giấm táo có thể bảo vệ đường ruột khỏi chứng trào ngược acid. Đồng thời, giấm táo còn giúp làm giảm độ PH có bên trong máu để giúp hệ thống đường ruột có thể chống lại các vi khuẩn nguy hại và nấm có thể tấn công đường ruột.
Bí quyết sử dụng giấm táo để điều trị trào ngược dạ dày.
Giấm táo có tính acid tương đối mạnh. Chính vì vậy, người dùng cần thận trọng để đảm bảo được hiệu quả và tránh những tác dụng phụ khi sử dụng hỗn hợp này.
Sử dụng giấm táo pha loãng để điều trị trào ngược:
- Pha loãng giấm táo với nước sôi để nguội và sử dụng có thể đem đến hiệu quả tốt hơn cho dạ dày. Cách sử dụng này tương đối đơn giản nên người dùng có thể thực hiện hàng ngày để điều trị chứng trào ngược.
- Tỷ lệ lý tưởng để pha giấm táo với nước là từ 1 đến 2 thìa giấm táo cùng với 1 ly nước ấm. Với những người không quen, giấm táo có thể gây nên cảm giác nóng bỏng ở thực quản trong dây lát.
Uống giấm táo từng ngụm một
- Nếu không có đủ thời gian để pha loãng giấm, người dùng cũng có thể uống hỗn hợp này.
- Tuy nhiên, nên uống từng ngụm nhỏ một lúc. Điều này sẽ đảm bảo thực quản của người sử dụng ít chịu sự tác động của acid có bên trong giấm táo hơn.
Sử dụng gừng ngâm với giấm táo giúp giảm tình trạng trào ngược
- Nguyên liệu cần thiết để bạn thực hiện hỗn hợp gừng ngâm giấm táo bao gồm: Giấm táo; Gừng tươi; Đường trắng. Lưu ý tỷ lệ sử dụng của giấm táo và gừng lần lượt là 250ml với 1/2 kg.
- Thực hiện: Sơ chế gừng thật sạch, cắt lát. Ngâm trong nước muối khoảng 15 phút và để ráo. Cho giấm táo lên bếp cho đến khi hỗn hợp sôi. Cho đường trắng vào sao cho hỗn hợp có vị chua chua ngọt ngọt. Cho gừng vào 1 lọ thủy tinh, sau đó đổ hỗn hợp giấm đã pha với đường vào. Đậy kín nắp, bảo quản ở nơi thoáng mát.
Chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh
Chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh là phương pháp dân gian được nhiều ông bà xưa áp dụng và lưu truyền cho đến hiện tại. Ngày nay phương pháp này vẫn được nhiều bệnh nhân tin tưởng, sử dụng bởi tính an toàn và khả năng chữa bệnh mà chuối xanh mang lại.
- Trong Đông y, chuối xanh mang trong mình tính bình, vị chát có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, nhuận tràng, có khả năng làm dịu nhanh triệu chứng đau dạ dày. Đông thời khắc phục tốt tình trạng viêm và sưng. Bên cạnh đó vị chát của loại quả này còn có tác dụng điều trị các triệu chứng khó chịu do bệnh trào ngược dạ dày và một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa như: Ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu, trướng bụng, buồn nôn và nôn ói, chán ăn, ăn không ngon miệng, đau ở vùng thượng vị… Ngoài ra trong Đông y, chuối xanh còn được sử dụng để điều trị sỏi đường tiết niệu, tiểu đau, khó tiểu, tiểu rát…
- Trong Y học hiện đại, chuối xanh chứa một lượng lớn chất xơ, các loại vitamin như: vitamin C, vitamin B1, vitamin B5, vitamin B12… Bên cạnh đó loại quả này còn chứa đa dạng các loại khoáng chất gồm: Kali, canxi, magie, chất kẽm… và một số hoạt chất quan trọng khác. Những dưỡng chất trong chuối xanh có tác dụng kích thích sự phát triển lớp màng nhầy của niêm mạc khiến lớp màng này trở nên dày hơn. Khi đó sự tác động lên niêm mạc của dịch vị và lượng axit trong dạ dày cũng giảm bớt. Điều này giúp khắc phục tốt bệnh trào ngược dạ dày. Đồng thời ngăn chặn khả năng gây loét và làm lành nhanh những vết loét ở hiện tại. Ngoài ra trong nhiều cuộc nghiên cứu, các nhà y học đã chứng minh được rằng, một số hoạt chất trong chuối xanh còn có khả năng ức chế và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Đồng thời giúp bệnh nhân bị trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư thực quản…
Hướng dẫn chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh
Từ những lợi ích và công dụng hữu hiệu nêu trên, chúng ta có những bài thuốc chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh như sau:
Dùng chuối xanh chữa trào ngược dạ dày
Dùng chuối xanh chữa trào ngược dạ dày là phương thuốc đơn giản, không tốn nhiều chi phí mà lại có thể sử dụng hàng ngày trong mỗi bữa ăn.
- Nguyên liệu: 1 quả chuối xanh
- Cách thực hiện:
- Loại bỏ phần vỏ của chuối xanh
- Thái chuối xanh thành từng lát mỏng. Sau đó ngâm chuối cùng với nước muối pha loãng trong 30 phút. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt lượng nhựa và vị chát của chuối
- Vớt chuối xanh ra ngoài và rửa lại cùng với nước sạch
Người bệnh sử dụng chuối xanh từ 3 – 5 lần/tuần cùng với các loại rau sống trong mỗi bữa ăn để bệnh trào ngược dạ dày được cải thiện. Triệu chứng đau, viêm, sưng, ợ nóng, khó tiêu, chán ăn… cũng được khắc phục.
Chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh và mật ong
Trong Đông y, mật ong mang trong mình tính bình, vị ngọt, chứa nhiều vitamin có tác dụng làm lành những tổn thương và các vết viêm loét do bệnh trào ngược dạ dày, viêm dạ dày gây nên. Bên cạnh đó lượng lớn hoạt chất trong loại dược liệu này còn có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cao. Đồng thời làm dịu nhanh những cơn đau do bệnh trào ngược dạ dày, đau dạ dày gây nên. Từ những tác dụng trên, khi kết hợp mật ong và chuối xanh sẽ tạo ra một bài thuốc chữa trào ngược dạ dày hoàn hảo.
- Nguyên liệu: Chuối xanh; Mật ong.
- Cách thực hiện:
- Loại bỏ lớp vỏ bên ngoài của chuối xanh.
- Mang chuối xanh đã loại vỏ ngâm cùng với một lượng nước muối pha loãng thích hợp. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ bớt lớp nhựa và vị chát của chuối.
- Thái chuối thành từng lát mỏng. Sau đó phơi khô dưới trời nắng gắt
- Tán lượng chuối xanh đã khô thành bột mịn
- Cho bột chuối xanh vào tô nhỏ cùng với mật ong
- Trộn đều hỗn hợp rồi vo thành từng viên nhỏ cho vào một hộp đựng có nắp
- Đậy kín nắp hộp và bảo quản tại nơi khô ráo để dùng dần
- Dùng 4 – 6 viên/ngày.
Người bệnh cần kiên trì thực hiện bài thuốc chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh và mật ong từ 2 – 3 tuần sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm. Những triệu chứng do bệnh trào ngược dạ dày gây nên cũng được khắc phục.
Chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh, rau diếp cá và rau má
Trong Đông y, rau diếp cá và rau má mang trong mình tính mát, chứa nhiều vitamin và đa dạng các loại dưỡng chất rất có lợi cho hệ tiêu hóa và đường ruột. Bên cạnh đó thành phần hoạt chất trong hai loại dược liệu này còn có tác dụng làm dịu nhanh tình trạng sưng, viêm dạ dày. Đồng thời cải triệu triệu chứng đau, ợ nóng, khó tiêu và một số triệu chứng khác do bệnh trào ngược dạ dày gây nên.
- Nguyên liệu: 10 quả chuối xanh; 15 gram rau diếp cá; 20 gram rau má.
- Cách thực hiện:
- Loại bỏ phần vỏ của chuối xanh và cắt thành từng lát mỏng
- Ngâm chuối xanh vào một ít nước muối pha loãng để có thể loại bỏ bớt phần nhựa
- Rau má và rau diếp cá mang đi rửa sạch. Sau đó sao vàng và hạ thổ
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi hoặc ấm cùng với 800ml nước lọc
- Thực hiện sắc thuốc trong 30 phút với lửa nhỏ hoặc sắc thuốc cho đến khi phần nước trong nồi chỉ còn lại 300ml
- Để nguội bớt và lọc lấy phần nước thuốc
- Chia đều thành 3 lần uống và sử dụng trong ngày
Người bệnh thực hiện chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh, rau diếp cá và rau má cho đến khi bệnh tình được thuyên giảm.