Đắc Nhân Tâm là một trong những cuốn sách nổi tiếng về nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trong xã hội. Trong đó có 7 nguyên tắc cơ bản mà các bạn nên nằm lòng. Sau đây Toplist sẽ chia sẻ chi tiết hơn về những nguyên tắc này, hi vọng sẽ mang đến cho các bạn những bài học quý giá và ý nghĩa về nghệ thuật giao tiếp, ứng xử giữa con người với con người.
Tác giả cho rằng "Muốn dẫn dụ ai làm một việc gì theo ý ta chỉ có cách là làm cho người ấy phát khởi cái ý muốn làm việc đó". Có nghĩa là gì? Hiểu một cách đơn giản tức là chúng ta hãy làm sao để họ "tự nguyện" làm việc chứ không phải là bắt ép hay miễn cưỡng. Điều này thật khó nếu như bạn không biết cách "dẫn dụ" người. Ví như muốn cho một đứa trẻ quét nhà, mà phải cho nó quét thật sạch, để nó cảm nhận việc quét nhà là một điều gì đó to lớn mà ngoài nó ra ít có người làm được, như vậy đứa trẻ sẽ tự thấy công việc của nó là quan trọng mà dốc sức làm. Triết gia John Dewey đã từng nói đến "thị dục huyễn ngã" và quả đúng là để người khác chủ động làm việc gì đó không miễn cưỡng hãy mang đến cho họ cảm nhận về sự quan trọng của họ với công việc, thế là đủ.
Dân gian thường có câu "một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ" và quả đúng như vậy. Nụ cười của bạn nếu giữ cho mình bạn thì chúng cũng không thể sản sinh ra tiền bạc hay bất cứ tài sản, hạnh phúc gì. Nhưng nếu san sẻ nụ cười ấy với người khác, luôn mỉm cười một cách trìu mến với người xung quanh, tỏ ra hạnh phúc lúc gặp họ và hài lòng khi tạm biệt. Như vậy nụ cười ấy vừa mang đến niềm vui cho người khác vừa giúp bạn giao thiệp một cách dễ thương hơn, gần gũi hơn.
Tại sao lại không nên quên tên của người khác, chỉ là một danh từ chỉ người thôi mà. Vâng, nhưng đó là cái tên mang sở hữu riêng của người đó. Với mỗi cá nhân tên của họ thật êm ái, thật quan trọng và bạn "cần phải nhớ nó" nếu muốn trở thành người giao tiếp tốt. Khi bạn nhớ tên ai đó và gọi tên hay nhắc đến lúc nói chuyện sẽ tạo ra một hiệu ứng khá tốt, thể hiện sự thân mật, trìu mến của bạn dành cho đối phương. Nếu mắc tật hay quên thì tốt nhất là luôn mang theo cuốn sổ nhỏ trong người và ghi chép lại những chú ý quan trọng trong đó có tên vị khách chúng ta mới gặp mặt kèm một vài ghi chú về họ.
Đây là một cách giúp gây thiện cảm với người khác mà không cần dùng đến bất cứ món nữ trang quý giá hay màu son rực rỡ hoặc bộ vest quá đắt tiền. Chỉ cần bạn hiểu về đối phương và hai người bàn luận về chung một chủ đề cùng quan tâm thì không khác nào như tri kỉ lâu ngày gặp lại. Tuy nhiên không phải ai cũng làm được vậy, bạn phải học và thực hành thật nhiều, lâu dần mới trở thành kĩ năng từ đó việc tạo thiện cảm mới có kết quả. Cụ thể như khi sắp tiếp một đối tác hay một khách nào, hãy cố gắng tìm chút thông tin về người đó nhưng ở những điểm mạnh sau đó đem nói lại với họ và bày tỏ sự ngưỡng mộ về những thành tích ấy, bạn đã chiếm được cảm tình của khách rồi đấy.
Không chỉ trong sách "Đắc nhân tâm" dạy điều này mà trong cuộc sống chúng ta cũng thường hay nghe nói. Trong một cuộc tranh cãi, ai cũng muốn mình chiến thắng, người kia phải thua và nghe theo mình. Nhưng nếu nhìn xa hơn một chút ta sẽ thấy ngay kết quả lâu dài của nó đó chính là ta sẽ mất đi đối tác, bạn bè hay một mối quan hệ. Như vậy, điều đó hẳn là không hay chút nào, để tránh nó bạn nên bình tĩnh và chuyển hướng cuộc nói chuyện, phân tích nhẹ nhàng để cùng đi đến kết quả tốt nhất cho cả hai hoặc nếu vấn đề đó không liên quan nhiều tới bạn và ảnh hưởng đến xung quanh thì nên cho đối phương quyền chiến thắng bằng cách không "tranh biện" nữa.
Chúng ta thường có thói quen muốn người khác nghe mình nói mà quên đi nhu cầu của người khác cũng như mình. Lời dạy thứ 2 này nhắc nhở rằng trong mỗi cuộc giao tiếp, đôi khi hãy "thụ động" một chút, lắng nghe đối phương trình bày, tỏ ra chăm chú và thấu hiểu những lời nói ấy. Được thế, chắc chắn bạn sẽ trở nên khá tuyệt vời trong mắt người đó. Hãy nghĩ đến thời gian khi đi thực tập, khi cán bộ hướng dẫn chỉ bảo bạn, họ thường nói khá nhiều và đôi khi là lặp lại một vài nội dung không cần thiết. Tuy nhiên, nên lắng nghe và hãy nghĩ rằng việc lặp lại ấy giúp bạn nhớ lâu hơn. Người khác muốn có kẻ nghe mình, hãy cho họ thỏa mãn điều ấy, bạn sẽ trở thành người " nói chuyện có duyên".
Nếu tình cảm cao thượng là thứ khó khơi gợi ở người khác thì việc đưa họ đến với những hình ảnh hay những viễn cảnh tươi sáng có lẽ dễ hơn nhiều Lý do rất đơn giản vì trí não chúng ta hoạt động rất cần đến những hình ảnh, màu sắc và tinh thần để thúc đẩy nó phát triển. Vì vậy nếu ta kích thích óc tưởng tượng của ai đó, khiến họ nghĩ theo một cách tích cực và nếu thêm những hình ảnh, những dẫn chứng thực tế chắc chắn sẽ khiến họ chú ý, quan sát và tưởng tượng tốt hơn. Điều này dễ nhận thấy trong các buổi hội thảo, thuyết trình hay tư vấn sản phẩm. Một bên sẽ đưa ra vấn đề, giải quyết vấn đề bằng nhiều kênh thông tin khác nhau để người nghe hiểu và cảm nhận trong đó đặc biệt chú ý đến hình ảnh và âm thanh. Ngay hôm nay bạn có thể thực hành điều này bằng cách rất đơn giản đó là tập vẽ các ý tưởng của bạn ra giấy, biến câu nói của bạn bằng một ví dụ minh hoa hay hình ảnh sinh động, có như thế thuyết phục khách hàng hay đối tác sẽ trở nên dễ dàng hơn.