Top 6 Cách xử lý khi điện thoại bị vô nước

Cũng như tất cả tất cả các thiết bị điện tử hiện nay, dính nước là lỗi nguy hiểm nhất đối với điện thoại, đồng nghĩa với việc khi điện thoại bị vào nước sẽ khiến cho máy gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng. Và nếu chẳng may bạn đánh rớt chiếc điện thoại của mình xuống nước thì bạn sẽ làm như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết cách cần làm gì để khắc phục những sự cố khi điện thoại bị vô nước.

Lấy điện thoại ra khỏi nước nhanh nhất có thể

Nếu chẳng may vô tình bạn làm rơi chiếc điện thoại của mình xuống nước thì việc đầu tiên bạn cần làm là nhanh chóng lấy nó ra khỏi nước và tiến hành tắt máy ngay lập tức. Điều này nghe có vẻ hơi thừa nhưng cũng cần nhắc đến, bởi chỉ cần một vài giây ngây người ra nhìn thì nước đã nhanh chóng xâm nhập vào điện thoại thông qua các khe hở được che chắn đơn giản chẳng hạn như: các cổng kết nối, cổng microphone, cổng sạc hoặc phần vỏ nhựa bọc quanh thân máy, từ đó dẫn đến hiện tượng đoản mạch.
Lấy điện thoại ra khỏi nước nhanh nhất có thể
Lấy điện thoại ra khỏi nước nhanh nhất có thể

Lau khô máy bằng khăn mềm

Ngay cả khi còn một giọt nước dính trên máy, nó cũng có thể phá hoại hoàn toàn chiếc điện thoại thân yêu của bạn. Chính vì thế, bạn cần loại bỏ càng nhiều nước càng tốt khỏi chiếc điện thoại. Trong quá trình thực hiện việc này, bạn phải làm thật nhẹ nhàng, tránh để nước chảy lan ra các bộ phận khác trên điện thoại.

Tốt nhất, bạn nên sử dụng một chiếc khăn khô mềm để lau sạch nước trên điện thoại. Hãy hạn chế dùng giấy vì nó có thể bị dính vào linh kiện. Đối với các điện thoại có cấu trúc nhiều khe kẽ, bạn có thể sử dụng bông tăm để lau khô các bộ phận nằm sâu bên trong máy. Đồng thời, cố gắng không di chuyển hay lắc máy quá nhiều vì nước có thể lan rộng đến những bộ phận khác.
Lau khô máy bằng khăn mềm

Hút ẩm

Sau khi đã lau khô phần bên ngoài điện thoại, bạn nên dùng một thiết bị hút nào đó (có thể là máy hút bụi), hút tất cả các khu vực có thể tiếp cận được của máy trong khoảng thời gian là 20 phút. Nếu may mắn, bạn có thể bật máy lên ngay lập tức sau 30 phút. Thế nhưng, trong đa số các trường hợp, chiếc điện thoại của bạn chưa thể sớm khởi động lại được trừ khi quãng thời gian rơi xuống nước đặc biệt ngắn. Chú ý, đừng đặt máy hút quá gần điện thoại bởi nó có thể gây ra tình trạng tĩnh điện. Tại bước này, bạn cũng nên lưu ý không nên sử dụng một số phương pháp sau để hút ẩm, làm khô máy như:

  • Không sấy khô điện thoại bằng máy sấy tóc
    Nhiều người khi thấy điện thoại bị vô nước đều nghĩ ngay đến việc sử dụng máy sấy tóc để sấy khô thiết bị. Thế nhưng, đây thực sự là một cách làm vô cùng tai hại. Với trường hợp máy bị vô nước bạn chỉ nên dựng đứng máy lên hoặc dùng tay lắc máy thật mạnh để nước có thể chảy ra ngoài.

  • Không vùi điện thoại vào gạo
    Có thể khi đọc trên nhiều diễn đàn, bạn sẽ thấy nhiều người nói về mẹo khắc phục khi điện thoại bị vô nước là vùi thiết bị vào gạo để nhanh chóng khô hơn. Thế nhưng, điểm yếu của phương pháp này là khiến cho bụi từ gạo lọt vào trong jack tai nghe, chỗ kết nối và những lỗ nhỏ khác trên máy dẫn đến việc máy bị hư hỏng càng nặng hơn. Chính vì thế, vùi điện thoại vào gạo cũng không mấy khả quan trong trường hợp này.

Không sấy khô điện thoại bằng máy sấy tóc​
Không sấy khô điện thoại bằng máy sấy tóc​

Cách giải quyết tốt nhất các lỗi này là bạn nên mang máy đến trung tâm sửa chữa điện thoại uy tín

Đừng bao giờ nghĩ rằng mình có thể tự “cứu” chiếc điện thoại bị rơi xuống nước mà không cần tới thợ sửa chữa. Đặc biệt là đối với những smartphone như iPhone, nó có thể chịu nước trong khoảng thời gian từ 30 giây cho tới 1 phút. Thế nên, khi iPhone bị rớt nước sẽ không xảy ra lỗi ngay lập tức mà sau một vài ngày sau đó các lỗi mới bắt đầu xuất hiện. Chính vì vậy, ngay sau khi thực hiện các bước “sơ cứu” phía trên, bạn hãy nhanh chóng bỏ chú dế yêu và một chiếc túi nhựa và mang đến cửa hàng để sửa chữa bảo hành, tại đây các kĩ thuật viên chuyên nghiệp sẽ kiểm tra, khắc phục lỗi khi đó cơ hội phục hồi điện thoại của bạn sẽ cao hơn.

Luôn tự hào là một trong những trung tâm sửa chữa điện thoại uy tín, chuyên nghiệp nhất Hà Nội với nhiều năm kinh nghiệm, Trung tâm Sửa Chữa Smartphone24h chính xác là một địa chỉ tuyệt vời có thể giúp bạn khắc phục mọi sự cố xảy ra với điện thoại, trong đó có cả lỗi dính nước. Với những thành công đã đạt được trong thời gian vừa qua, Trung tâm Sửa Chữa Smartphone24h hứa hẹn sẽ mang đến cho khách hàng sự an tâm hoàn toàn về chất lượng dịch vụ sửa chữa mà mình cung cấp.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Trụ sở chính: Số 4, ngõ 178 Thái Hà - Hà Nội. Hotline: 02466808800 hoặc 0987.987.892
Chi nhánh 1: Cầu Giấy - Hà Nội: Số 2 Trần Bình. Hotline: 0931.504.111 hoặc 097.848.0000
Chi nhánh 2: Hai Bà Trưng - Hà Nội : 109 Bạch Mai. Hotline: 0919.102.203 hoặc 0969.577.588
Chi nhánh 3: Hà Đông - Hà Nội: Số 714 Quang Trung. Hotline: 091.804.1985

Website:

Fanpage: Sửa Chữa Smartphone24h

Trung tâm Sửa Chữa Smartphone24h
Trung tâm Sửa Chữa Smartphone24h

Tháo rời sim, thẻ nhớ và các thiết bị đi kèm khác

Danh sách liên lạc có thể là thứ quan trọng nhất cần cứu nếu chẳng may bạn gặp phải tình huống này. Không chỉ là các địa chỉ liên lạc mà sim điện thoại có thể còn cả những dữ liệu khác. Chính vì thế, đối với một số người việc gìn giữ thẻ SIM thậm chí còn quan trọng hơn cứu điện thoại. Thẻ SIM có thể sống sót dưới nước nhưng điều đó không có nghĩa bạn bỏ qua chuyện tháo SIM ra khỏi máy.

Sau khi tháo sim ra, bạn nên nhớ đừng để sim dưới ánh sáng trực tiếp mà chỉ cần lau sạch sim bằng giấy hoặc khăn khô, sau đó đặt ở một nơi khô ráo cho đến khi bạn chắc chắn, chiếc điện thoại của mình cũng đã an toàn. Ngoài ra, nếu điện thoại có thẻ nhớ, bút cảm ứng hay bất cứ thiết bị đi kèm nào khác gắn liền thì hãy nhanh chóng tháo chúng ra khỏi điện thoại.
Tháo rời sim, thẻ nhớ và các thiết bị đi kèm khác
Tháo rời sim, thẻ nhớ và các thiết bị đi kèm khác

Tắt nguồn, tháo pin

Đây được xem là bước quan trọng nhất để cứu lấy điện thoại. Sau khi lấy nó ra khỏi nước, bạn hãy nhanh chóng đặt điện thoại lên vài tờ khăn giấy hay vải mềm để tháo nắp pin và pin. Bạn nên thực hiện điều này ngay càng nhanh càng tốt, mục đích chính là tắt nguồn trước khi nước ngấm vào mạch điện gây chập và đứt vi mạch, hay khó khăn cho việc sửa chữa và giảm chất lượng máy về lâu dài dù máy có được cứu sống.
Tắt nguồn, tháo pin
Tắt nguồn, tháo pin

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?