Top 12 Căn bệnh dễ mắc vào mùa đông và cách phòng tránh

Mùa đông đang về cùng tiết trời bắt đầu dần se lạnh. Lẩu, ốc nóng, đồ nướng... lại bắt đầu trở thành những món ăn "lên ngôi". Còn gì tuyệt vời hơn khi chúng ta có thể tụ tập cùng bạn bè, người thân và cùng cảm nhận hương vị của mùa. Tuy nhiên, với tính chất lạnh của mùa đông, chúng ta rất dễ mắc phải những căn bệnh "gắn liền" với tiết trời này. Dưới đây là một số căn bệnh thường gặp nhất và cách phòng tránh. Hy vọng rằng sẽ giúp mọi người thỏa thích cảm nhận thời tiết của mùa đông mà không còn lo lắng mình sẽ mắc bệnh nhé.

Hạ thân nhiệt

Thời tiết lạnh giá của mùa đông khiến nhiều người dễ bị hạ thân nhiệt, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ và những người có thói quen uống bia rượu thường xuyên.


Dấu hiệu nhận biết:


Khi bị hạ thân nhiệt, người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, đầu óc mơ hồ thậm chí là mất kiểm soát, xuất hiện những đợt rùng mình không thể khống chế. Sau khi không còn cảm thấy lạnh, da của người hạ thân nhiệt sẽ trở nên xanh tái, đồng tử giãn ra và không thể tỉnh táo. Nguyên nhân hạ thân nhiệt chủ yếu do tiếp xúc với lạnh, do biến chứng tự nhiên của nhiều rối loạn toàn thân.


Cách phòng tránh:


Hạ thân nhiệt là luôn đảm bảo nhiệt độ cần thiết cho cơ thể, không trực tiếp và đột ngột tiếp xúc với không khí cũng như vật lạnh.

Hãy chú ý thân nhiệt vào mùa đông
Hãy chú ý thân nhiệt vào mùa đông

Norovirus

Norovirus là tên của một nhóm virus thường gây ra dịch viêm đường ruột do virus. Bệnh này xảy ra quanh năm nhưng phổ biến hơn cả là vào mùa đông và những nơi như khách sạn, trường học. Người già và trẻ nhỏ là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh này nhất.


Dấu hiệu nhận biết:


Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy đồng thời có thể ớn lạnh và sốt.


Cách phòng tránh:


Norovirus hữu hiệu nhất là giữ bản thân và môi trường sống luôn sạch sẽ, đồng thời uống đủ nước và tăng cường các thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

Norovirus là tên của một nhóm virus thường gây ra dịch viêm đường ruột do virus
Norovirus là tên của một nhóm virus thường gây ra dịch viêm đường ruột do virus

Da khô

Da khô là chứng bệnh thường gặp và phổ biến nhất vào mùa đông bởi độ ẩm của môi trường thấp, hầu như mọi đối tượng đều mắc phải. Tuy không gây ảnh hưởng tới tính mạng nhưng da khô có thể khiến chúng ta khó chịu, thiếu tự tin và thậm chí là đau rát, thậm chí là nứt nẻ và bong tróc.


Dấu hiệu nhận biết:


Da của bạn có dấu hiệu căng cứng, khô ráp, sần sùi, bong tróc từng lớp da đặc biệt là ở vùng hai cánh mũi.


Cách phòng tránh:


Cũng như chữa trị da khô, mùa đông mọi người nên thường xuyên giữ ẩm cho da bằng cách sử dụng các loại dưỡng chất giữ ẩm cho da. Bên cạnh đó, nên bổ sung các thực phẩm từ thiên nhiên như rau xanh, hoa quả để tăng cường vitamin giúp làn da săn chắc hơn.

Da khô
Da khô

Cúm

Cảm cúm là căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Đây là bệnh do nhiễm virus đường hô hấp từ môi trường xung quanh, bệnh này dễ lây lan cho những người có sức đề kháng yếu, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Bệnh này không quá nghiêm trọng nhưng nếu không kịp thời điều trị hoặc điều trị không đúng cách thì sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh.


Dấu hiệu nhận biết:


Biểu hiện thường gặp của bệnh là nhức đầu, sốt, rét lạnh, ho khan, đau họng, đau cơ, mệt mỏi, mất cảm giác thèm ăn.


Cách phòng tránh:


Mọi người không nên tụ tập ở chỗ đông người vào mùa bệnh, hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Bên cạnh đó cần tăng cường dưỡng chất cho cơ thể như uống nhiều nước, có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm cung cấp đầy đủ các vitamin A, C, D, E có nhiều trong rau củ, trái cây để duy trì hệ miễn dịch cho cơ thể. Bạn nên ngủ đủ giấc, tập thể dục cũng như có một đời sống lành mạnh, tinh thần sảng khoái sẽ giúp bạn giảm khả năng nhiễm bệnh.

Hãy chú ý đến các dấu hiệu cảm cúm
Hãy chú ý đến các dấu hiệu cảm cúm

Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân gây đau mắt đỏ thường là nhiễm vi khuẩn, virus hoặc phản ứng dị ứng. Mặc dù đau mắt đỏ gây kích thích mắt, nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi mắc bệnh nên việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.


Dấu hiệu nhận biết:


  • Đau rát mắt
  • Sưng mắt
  • Ngứa mắt
  • Mắt đỏ
  • Mắt chảy ghèn (thường có màu vàng hoặc xanh)
  • Sưng các hạch bạch huyết ở trước tai.

Cách phòng tránh:


Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng, tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh.

    Đau mắt đỏ

    Tiêu chảy.

    Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể gặp ở bất kỳ ai, bao gồm cả người lớn và trẻ em. Tình trạng này thường xuất hiện vào mùa đông và có thể bùng phát thành dịch nếu không điều trị kịp thời. Nghiêm trọng hơn, tiêu chảy kéo dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như: mất nước, suy dinh dưỡng, suy thận…


    Dấu hiệu nhận biết:


    Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần một ngày. Bệnh được chia thành 2 dạng: tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mạn tính. Trong đó, tiêu chảy cấp xảy ra khi cơ thể bị dị ứng thức ăn, nhiễm khuẩn (E.coli, tả, lỵ, thương hàn…) hoặc do virus Rota… Tình trạng này có thể kéo dài từ 1-2 tuần. Còn đối với tiêu chảy mạn tính, bệnh tái đi tái lại trong một khoảng thời gian dài và kèm theo các biểu hiện như: đau bụng, đầy hơi, phân sống, đi ngoài có máu, buồn nôn, quặn thắt đại tràng… Lúc này, người bệnh dễ bị suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể và việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.


    Cách phòng tránh:


    Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Mỗi gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi; không đổ rác thải, phân xuống ao, hồ; không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý đảm bảo vệ sinh để bón cây trồng.



    Tiêu chảy
    Tiêu chảy

    Sốt xuất huyết

    Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.


    Dấu hiệu nhận biết:


    • Sốt cao, lên đến 40,5oC
    • Nhức đầu nghiêm trọng
    • Đau phía sau mắt
    • Đau khớp và cơ
    • Buồn nôn và ói mửa
    • Phát ban.

    Cách phòng tránh:


    Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

    Muỗi là nguyên nhân gây sốt xuất huyết
    Muỗi là nguyên nhân gây sốt xuất huyết

    Dị ứng thời tiết

    Dị ứng thời tiết cũng là căn bệnh phổ biến trong mùa đông, với biểu hiện là da mẩn đỏ, ngứa tại nơi mẩn đỏ hoặc khắp người gây nên cảm giác vô cùng khó chịu. Đây là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng có thể để lại những vết sẹo do phỏng rộp. cùng với đó, dị ứng thời tiết nếu không trị dứt điểm có thể tái phát nhiều lần, dẫn đến mãn tính.


    Dấu hiệu nhận biết:


    • Da nổi phát ban với các mẩn đỏ, nhất là ở mặt, tay, chân.
    • Làn da bị sưng rộp, tấy đỏ, kèm cảm giác ngứa, khó chịu.
    • Da bị sưng rộp hay tấy đỏ, phù lên và xung huyết.
    • Sổ mũi, hắt xì, ho khan hoặc đau đầu, mệt mỏi.

    Cách phòng tránh:


    Biện pháp phòng chống dị ứng thời tiết hữu hiệu là tăng cường bổ sung axit folic cho cơ thể bằng các thực phẩm như các loại đậu và bánh mỳ nhằm cân bằng lại phản ứng của hệ miễn dịch. Bổ sung thêm omega-3 để chống lại các tác nhân gây dị ứng. Bên cạnh đó, ta cần giữ ấm cơ thể và hạn chế một số loại gia vị như tỏi, gừng tươi, mù tạt...

    Da bị nổi mẩn do dị ứng thời tiết
    Da bị nổi mẩn do dị ứng thời tiết

    Viêm họng

    Viêm họng cũng là một căn bệnh phổ biến vào mùa đông, gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm họng có thể sẽ biến chứng phức tạp hơn và gây nên khó khăn trong quá trình điều trị. Đây là căn bệnh do virus gây ra, nguyên nhân chủ yếu là do dự thay đổi nhiệt độ đột ngột.


    Dấu hiệu nhận biết:


    Bạn sẽ cảm thấy đau ở cổ họng khi nuốt nước bọt, cảm thấy rát khi nói và nặng hơn bạn có thể sẽ bị sốt.


    Cách phòng tránh:


    Khi thời tiết chuyển sang se lạnh, bạn nên chuẩn bị sẵn khăn quàng cổ mỏng để giữ ấm vùng cổ họng. Bên cạnh đó, bạn có thể thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm nhằm tăng cường lưu thông máu đến vùng yết hầu và tránh viêm. Uống trà chanh mật ong, kẹo bạc hà cũng sẽ là những giải pháp hữu hiệu.

    Viêm họng là bệnh nhiều người mắc vào mùa đông.
    Viêm họng là bệnh nhiều người mắc vào mùa đông.

    Viêm tiểu phế quản cấp

    Viêm tiểu phế quản cấp là một bệnh nhiễm trùng phổi phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, gây ra viêm và tắc nghẽn trong đường dẫn khí nhỏ (tiểu phế quản) của phổi. Nguyên nhân gây ra viêm phế quản do virus gây ra và mùa đông là thời gian cao điểm của bệnh này.

    Dấu hiệu nhận biết:


    Viêm tiểu phế quản cấp bắt đầu với các triệu chứng tương tự như cảm lạnh thông thường nhưng sau đó tiến triển thành ho, khò khè và đôi khi khó thở. Các triệu chứng của viêm phế quản có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần, thậm chí một tháng.


    Cách phòng tránh:


    Nguyên nhân của viêm tiểu phế quản là do virus gây ra và lây từ người sang người, một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa là rửa tay thường xuyên - đặc biệt nếu là trẻ em thì người lớn hãy nhớ điều này trước khi chạm vào trẻ. Khi người chăm sóc bị cảm lạnh hoặc bệnh hô hấp khác thì phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với trẻ. Nếu trẻ bị viêm tiểu phế quản, phụ huynh nên cho trẻ ở nhà cho đến khi hết bệnh để tránh lây sang người khác.

    Viêm tiểu phế quản cấp
    Viêm tiểu phế quản cấp

    Cảm lạnh

    Có thể thấy cảm lạnh là một căn bệnh phổ biến tại nước ta, xảy ra thường xuyên vào mùa đông lạnh. Đây là căn bệnh không quá nguy hiểm song sẽ gây khó chịu và mệt mỏi, nếu không được chữa trị kịp thời cũng sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.


    Dấu hiệu nhận biết:


    Dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh thường là đau họng, chảy nước mũi, tắc mũi, với trẻ nhỏ thì thường kèm theo sốt nhẹ.


    Cách phòng tránh:


    Cảm lạnh bằng cách ăn nhiều rau xanh để chống lại sự nhiễm trùng cơ thể. Bên cạnh đó cần tăng cường bổ sung vitamin D; ngủ đủ giấc; bổ sung probiotic; ăn sáng đầy đủ; rửa sạch tay; hạn chế bia rượu.

    Cảm lạnh
    Cảm lạnh

    Quai bị

    Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus quai bị (Mumps virus), thuộc họ Paramyxoviridae. Virus có thể tồn tại khá lâu ở bên ngoài cơ thể: khoảng từ 30 – 60 ngày ở nhiệt độ 15 - 200C và bị tiêu diệt nhanh chóng ở nhiệt độ trên 560C hoặc dưới tác động của các hóa chất diệt khuẩn.


    Dấu hiệu nhận biết:

    • Sốt cao đột ngột
    • Chán ăn
    • Đau đầu
    • Sau khi sốt 1-3 ngày, tuyến nước bọt đau nhức, sưng to, có thể sưng ở một hoặc cả hai bên, khiến khuôn mặt bệnh nhân bị biến dạng, khó nhai, khó nuốt. Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh quai bị;
      Buồn nôn, nôn
    • Đau cơ, nhức mỏi toàn thân
    • Mệt mỏi
    • Có thể sưng bìu và đau tinh hoàn.

    Cách phòng tránh:


    Vệ sinh cá nhân thường xuyên , súc họng bằng nước muối hoặc các dung dịch kháng khuẩn khác. Giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, thường xuyên vệ sinh các đồ chơi, vật dụng của trẻ. Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, có nguy cơ lây bệnh cao như bệnh viện
    Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất tiêm vắc xin quai bị.

    Quai bị
    Quai bị

    Bình luận

    Có Thể Bạn Quan Tâm ?