VietnamWorks, trang web tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, thuộc Tập đoàn Navigos Group nhận định về nhu cầu tuyển dụng năm 2019 sẽ có nhiều sự thay đổi. Cùng Toplist khám phá những công việc đang có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong năm 2019 nhé!
Xây dựng
Trung bình mỗi năm Việt Nam dành từ 30-40% GDP cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phát triển các khu công nghiệp, ngành nghề, đô thị hóa và các công trình văn hóa, giáo dục, dịch vụ…Vì vậy hoạt động xây dựng phát triển với tốc độ cao đòi hỏi nguồn nhân lực rất lớn.
Tại báo cáo đánh giá về thực trạng chất lượng nhân lực ngành xây dựng của Tổng Hội Xây dựng cho thấy, cả nước có khoảng gần 78.000 doanh nghiệp hoạt trong ngành xây với khoảng 4 triệu lao động. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực ngành xây dựng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Nhiều công trình vẫn phụ thuộc vào Nhân lực nước ngoài, kể cả lực lượng thiết kế, giám sát, vận hành thiết bị tiên tiến như công trình giao thông ngầm, công trình hóa chất phức tạp, công trình cao trên 50 tầng… Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp xây dựng trong nước không cạnh tranh nổi khi đấu thầu nhiều dự án trong và ngoài nước.
Ngành Xây dựng là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, có nhiệm vụ đi trước mở đường trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, hướng tới mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020. Vì thế, nhu cầu tìm kỹ sư xây dựng, kỹ sư công trình, kiến trúc sư của các công ty, nhà thầu cũng tăng lên. Dự báo từ nay đến năm 2025, nhu cầu nhân lực ngành xây dựng mỗi năm tăng thêm 400.000 – 500.000 người. Vì vậy cơ hội nghề nghiệp đối với những người trong ngành này là rất rộng mở.
Tài chính
Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, các ngân hàng, công ty tài chính vẫn luôn phát triển và tăng trưởng. Đây là doanh nghiệp đặc thù nên Chính phủ và nhà nước luôn quan tâm, đề ra những chính sách, chế tài để hoạt động ngân hàng, tài chính tại Việt Nam đi vào ổn định và tăng trưởng bền vững.
Theo dự báo của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính nhân hàng thì nhu cầu nhân sự đến năm 2020 sẽ đạt tới con số gần 130.000 nhân sự. Đặc biệt trong những năm gần đây nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng khiến nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan tài chính ngày càng tăng cao. Tuy nhiên hiện nay trên cả nước có tới 40 cơ sở đào tạo ngành tài chính ngân hàng với tổng số sinh viên khoảng 18.000 ra trường mỗi năm. Và kết quả điều tra mới cho thất cứ mỗi 25 – 30 tân cử nhân thì mới có một người ứng tuyển ngành tài chính ngân hàng thành công. Đây có thể nói là tình trạng đáng báo động đối với những người đang muốn xin việc ngành tài chính ngân hàng.
Nhưng lại thật bất ngờ khi các ngân hàng lớn hiện nay lại cho rằng họ đang thiếu nguồn lực trầm trọng đặc biệt là tại 3 vị trí: quản trị rủi ro, quản lý, đầu tư và phải thuê các chuyên gia từ nước ngoài. Nhiều lãnh đạo quản lý lĩnh vực này cho biết hầu hết nguồn nhân lực khi ứng tuyển ngành tài chính ngân hàng chất lượng còn thấp, không đáp ứng yêu cầu. Bởi vậy, có thể nói rằng cơ hội việc làm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đang mở rộng nhưng luôn cạnh tranh khốc liệt và đòi hỏi bạn phải nỗ lực không ngừng.
Lập trình viên
Theo báo cáo mới nhất của trang web Vietnamworks, chưa bao giờ ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam lại thiếu nhân lực như hiện nay. Dự báo đến cuối năm 2019, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 70.000 nhân sự trong lĩnh vực này. Chiếm không nhỏ trong số đó là lực lượng lập trình viên. Nhu cầu nhân sự tăng cao đã khiến nghề lập trình viên trở nên rất hấp dẫn trong giới trẻ.
Lập trình viên chính là người đứng sau mọi hoạt động để giúp đưa những ứng dụng quen thuộc như Facebook, Zalo hay Google đến tay người dùng. Nếu sản phẩm cuối cùng giống như một ngôi nhà thì người lập trình viên chính là những người thiết kế những đường nét đầu tiên của ngôi nhà đó, hiện thực nó bằng các câu lệnh và thử hoạt động của "ngôi nhà" trước khi bàn giao lại cho người dùng. Theo thống kê, hiện nay, trên cả nước có hơn 600.000 người đang làm việc trong ngành công nghệ thông tin. Tuy nhiên, dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ cần gấp đôi con số này.
Sinh viên ngành CNTT luôn được các nhà tuyển dụng săn đón ngay từ khi còn là sinh viên cùng với đó là mức lương khởi điểm luôn cao hơn so với mặt bằng chung. Đặc biệt, công nghệ thông tin trong kỷ nguyên 4.0 càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ, được ví von như ‘cá gặp nước’ giữa bối cảnh của automation, của (AI) trí tuệ nhân tạo, của deep learning, machine learning,…đang tấn công vào đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Theo đó, sinh viên ngành công nghệ thông tin mới ra trường có thu nhập trung bình từ 8- 12 triệu đồng/01 tháng, đối với người có 02 năm kinh nghiệm trở lên sẽ dao động từ 17 -18,5 triệu đồng. Đây là nhóm nhân sự luôn nằm trong Top tìm kiếm từ phía doanh nghiệp, chiếm tới 75% nhu cầu của thị trường. Ở vị trí giám đốc với trên 10 năm kinh nghiệm, những nhân sự của ngành này luôn được công ty ‘săn đón’ và sẵn sàng trả mức lương 52,2 – 64,5 triệu đồng/tháng. Song trên thực tế, đây cũng là vị trí khó tuyển dụng hàng đầu trong thị trường tuyển dụng hiện nay.
Số liệu của Topdev cũng trùng hợp với báo cáo lương của Adecco công bố hồi tháng 3. Công ty này cho biết vị trí Support, Helpdesk có mức lương ‘bét bảng’ trong ngành IT nhưng cũng dao động từ 10-15 triệu đồng/tháng. Với vị trí đứng đầu là CIO có mức lương từ 100-150 triệu đồng và đòi hỏi tối thiểu 15 năm kinh nghiệm. Vị trí giám đốc IT cũng nhận con số khủng từ 60-100 triệu đồng mỗi tháng.
Kiểm toán
Nếu kế toán cung cấp các thông tin về tài chính cho các đối tượng quan tâm thì kiểm toán là công việc kiểm tra, xác minh tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính đó. Bằng hệ thống phương pháp nghiệp vụ chuyên môn, kiểm toán viên xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức… Công việc của các kiểm toán viên là phát hiện các sai sót và gian lận trong hoạt động tài chính, kế toán. Nếu bạn thích thử thách và khám phá, bạn luôn có cơ hội để khẳng định mình. Nghề kiểm toán đòi hỏi bạn phải tiếp xúc nhiều đơn vị kiểm toán với các tình huống khác nhau và lúc nào bạn cũng phải vận dụng hết năng lực, óc phân tích và tư duy sáng tạo của mình.
Nghề kiểm toán đòi hỏi kiểm toán viên phải nhạy bén với những con số nhưng đồng thời cũng phải kiên nhẫn, tỉ mỉ, cẩn trọng với hồ sơ, sổ sách. Không chỉ là tính toán mà còn cần có khả năng tiếp thu, ghi nhớ các văn bản luật pháp, chính sách về thuế, các vấn đề kinh tế, xã hội…Có khả năng giao tiếp, diễn giãi vấn đề với đối tác. Có khả năng tổng hợp, làm việc độc lập, đồng thời kỹ năng làm việc nhóm cũng thật tốt. Với sự nở rộ của hàng loạt doanh nghiệp trong các lĩnh vực mỗi năm sẽ mở ra cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho ngành Kế toán kiểm toán, chưa kể đến các tổ chức chuyên về kiểm toán quốc tế cũng luôn cần nhân lực vững chuyên môn, giỏi ngoại ngữ. Mức lương khởi điểm của người hoạt động chuyên về kế toán kiểm toán luôn ở mức cao, đặc biệt làm việc tại các công ty kiểm toán nước ngoài. Ngoài ra, làm việc trong môi trường này, bạn có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề hoặc chuyển sang các vị trí quản lý cao trong lĩnh vực kế toán, kiểm soát tài chính.
Những vị trí công việc bạn có thể đảm nhiệm:
- Lập kế hoạch kiểm toán: Trên cơ sở phân tích mục tiêu, giới hạn và nguồn tài liệu đã thu thập được, nhân viên kiểm toán lên kế hoạch các công việc phải thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ.
- Xây dựng chương trình kiểm toán: xác định số lượng và thứ tự các bước kể từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc công việc kiểm toán.
- Thu thập thông tin bằng các phương pháp kiểm toán như kiểm toán cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic, kiểm kê, điều tra, trắc nghiệm…
- Ghi chép các phát hiện, những nhận định về các nghiệp vụ, con số, các sự kiện v.v… để tích lũy bằng chứng khách quan cho kết luận kiểm toán.
- Lập báo cáo, đưa ra những kết luận khái quát về báo cáo tài chính của đơn vị.
Phẩm chất và kỹ năng cần thiết:
- Tính độc lập: không bị phụ thuộc vào bất cứ khách hàng cũng như một số liệu tài chính nào
- Tính thận trọng: chỉ công bố điều gì khi có đủ bằng chứng.
- Khả năng diễn đạt gãy gọn, khúc chiết
- Óc quan sát và tư duy phân tích cao
- Chăm chỉ học hỏi
- Giỏi tính toán, yêu thích những con số
- Khả năng chịu đựng áp lực công việc
Chăm sóc khách hàng
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, một đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, năng động là lợi thế của hầu hết các công ty. Họ là những người trực tiếp làm hài lòng khách hàng và xây dựng hình ảnh tốt đẹp về công ty. Nghề chăm sóc khách hàng (Customer Care hay Customer Service) đang phát triển nhanh với những Call Center lớn đang mọc nhanh tại những quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, Philippines… Đây là nghề có rất nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam khi nhu cầu hội nhập của nước ta với thế giới ngày càng gia tăng. Những điều khách hàng cần hỏi khi mua sản phẩm dịch vụ là rất nhiều và gần như vô tận. Vì vậy, hệ thống chăm sóc khách hàng dựa trên thiết bị công nghệ hiện đại, theo một quy trình tận tình, chuyên nghiệp đang ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết với các nhà kinh doanh.
Một call agent (nhân viên chăm sóc khách hàng trong hệ thống Call Center và Contact Center) có thể ngồi trong khu vực ngập tràn dữ liệu đó, và trả lời khách hàng bất cứ thông tin gì họ cần, qua điện thoại, qua email, qua fax, qua text chat, hay thậm chí là voice chat, truyền hình di động…
Tiềm năng nữa là bởi đối với nhân sự làm nghề này có thể làm việc từ xa, có thể làm việc bán thời gian và không giới hạn độ tuổi hay hình thức bên ngoài. Nếu được đào tạo kỹ lưỡng, nếu có định hướng rõ ràng từ các DN, nếu có chính sách hỗ trợ từ chính phủ… dịch vụ này rất có cơ hội để bùng nổ và nghề này sẽ trở thành một nghề mới hấp dẫn với nhiều lao động trẻ của Việt Nam.
Hành chính/Thư ký
Hành chính văn phòng là một bộ phận không thể thiếu của bất kỳ công ty nào, đảm nhiệm các công việc liên quan đến thủ tục hành chính và lễ tân đón khách, tổ chức công tác văn thư lưu trữ hỗ trợ cho toàn thể nhân viên, ngoài ra còn có thể tư vấn pháp lý cho lãnh đạo nếu cần thiết. Vì tính chất công việc như vậy, ở nhiều công ty, bộ phận Hành chính – Nhân sự hoặc Hành chính – Tổ chức thường được xếp chung để thuận tiện cho việc trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau.
Nhiều bạn lo lắng làm nhân viên hành chính thì sẽ khó hoặc thậm chí là không có cơ hội thăng tiến nào trong tương lai. Nhưng thực tế, hành chính văn phòng vẫn là ngành nghề nhiều cơ hội. Lộ trình thăng tiến của một nhân viên hành chính văn phòng cũng rất rõ ràng. Có thể chia nhân viên hành chính văn phòng thành 3 cấp bậc với mức lương của mỗi cấp bậc (dựa theo Báo cáo lương năm 2018 của Adecco Vietnam) như sau:
1. Cấp bậc nhân viên (5,5 triệu VNĐ – 12 triệu VNĐ):
- Nhân viên tiếp tân (Receptionist): đón tiếp khách, xử lý thông tin cấp thấp,…
- Nhân viên hỗ trợ hành chính: đảm nhận các công việc hành chính như lưu trữ hồ sơ, thư tín, soạn thảo, đánh máy
- Yêu cầu: có nghiệp vụ hành chính văn phòng tối thiểu, phù hợp với các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành ngôn ngữ, quản trị nhân sự,… mới ra trường hoặc mới bước chân vào nghề.
2. Cấp bậc thư ký (8,5 triệu VNĐ – 14,5 triệu VNĐ):
- Trợ lý riêng (Personal Assistant): hỗ trợ giám đốc trong lĩnh vực chuyên ngành, soạn thảo văn bản, sắp xếp lịch làm việc,…
- Thư ký tổng quát (Genaral Secretary): thực hiện các công việc hành chính văn phòng tổng quát, quản trị hồ sơ,…
- Yêu cầu: có nghiệp vụ chuyên môn cao, có đầu óc sáng tạo, biết phân tích, phán đoán tình huống, có kinh nghiệm trong ngành khoảng từ 1 năm trở lên.
3. Cấp bậc quản trị
- Nhân viên hành chính văn phòng (Administrative Officer) (9 triệu VNĐ – 25 triệu VNĐ)
- Yêu cầu: có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết rộng rãi về nhiều lĩnh vực, tốt nghiệp các ngành ngôn ngữ, nhân sự, quản trị kinh doanh,… Có kinh nghiệm ít nhất 2 năm trong ngành.
4. Trưởng phòng/giám đốc hành chính (Administrative Manager/ Office Manager) (25 triệu VNĐ – 55 triệu VNĐ). Yêu cầu: có đầy đủ kỹ năng và tố chất của một nhà quản trị, có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm từ 4 năm trở lên.
Vì tính chất công việc, công việc hành chính văn phòng thường thu hút nữ giới nhiều hơn nam giới. Nam giới làm nghề này thường tham vọng thăng tiến lên những cấp bậc cao hơn. Tương tự như vậy, nữ giới cũng thường không chỉ thực hiện công việc giấy tờ đơn thuần, với óc tổ chức tốt và kinh nghiệm phong phú trong nhiều lĩnh vực, không ít nhân viên đã phấn đấu lên các vị trí cao như quản lý.
Bán hàng
Người bán hàng là người giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng; lắng nghe và giải quyết những thắc mắc của khách hàng. Nhân viên bán hàng hiện nay có thể bán hàng nhiều kênh: bán hàng trực tiếp, bán hàng qua mạng Internet, bán hàng qua điện thoại,...
Công việc của nhân viên bán hàng
- Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng; giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm;
- Thực hiện các thủ tục và dịch vụ bán hàng;
- Lập báo cáo bán hàng.
Môi trường công việc: nhân viên bán hàng có thể làm việc tại các cửa hàng trưng bày sản phẩm của công ty, các cửa hàng, chợ, siêu thị; và có thể làm việc tại văn phòng. Nghề bán hàng thường làm việc trong một trường năng động, thường xuyên tiếp xúc khách hàng.
Những tố chất cần thiết
- Có khả năng giao tiếp tốt;
- Nhạy bén, tinh tế;
- Ứng xử khéo léo, linh hoạt;.
Triển vọng nghề nghiệp: Nhân viên bán hàng là nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất, do đó có rất nhiều cơ hội việc làm trong nghề này.Tuy nhiên, sự sàn lọc và áp lực lớn đối với nghề bán hàng; những người bán hàng giỏi thường có thu nhập cao và cơ hội thăng tiến nhiều. Nhân viên bán hàng giỏi có thể thăng tiến lên vị trí giám sát bán hàng và có thề là giám đốc bán hàng.
Marketing
Tuy mới phổ biến ở Việt Nam từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX nhưng marketing hiện là một trong những nghề có nhu cầu lớn nhất. Như bạn đã biết từ trang giới thiệu, theo một thống kê, 49% bản tin tuyển dụng ở Việt Nam hiện nay dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực marketing. Con số này không ngừng được tăng lên vì các doanh nghiệp đang ra sức tìm kiếm những chuyên gia giỏi về marketing. Một nguyên nhân đơn giản là: nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng càng phong phú, áp lực cạnh tranh càng mạnh, người ta càng cần đến marketing.
Các doanh nghiệp đang cạnh tranh lẫn nhau trong việc tuyển dụng và thu hút những nhân tài về marketing. Thu nhập hấp dẫn đã và đang là công cụ mà các doanh nghiệp sử dụng để giữ chân họ bởi đầu tư cho các chuyên gia marketing chính là đầu tư cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Theo thống kê, 30% trong số các lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay đi lên từ các vị trí khác nhau thuộc marketing. Các vị trí then chốt trong doanh nghiệp như Giám đốc phụ trách sản phẩm, Giám đốc phụ trách PR (quan hệ công chúng), Giám đốc phụ trách quan hệ với khách hàng, Giám đốc phụ trách nhãn hiệu... là một vài ví dụ về cơ hội nghề nghiệp của người làm mạrketing.
Nghề đòi hỏi sự năng động sáng tạo, vượt qua những thách thức trong kinh doanh. Trong một thế giới đầy biến động như ngày nay, các doanh nghiệp phải không ngừng tìm cách nhanh chóng thích nghi với môi trường, nắm vững những thay đổi của khách hàng, đối phó với các chiến lược của đối thủ cạnh tranh, chớp lấy thời cơ. Để có thể định hướng đúng đắn sự phát triển của mình, doanh nghiệp cần phải có những chuyên gia biết cách sàng lọc và nhận ra các nhu cầu của thị trường có thể trở thành cơ hội kinh doanh, biết cách thu hút và giữ chân khách hàng: đó chính là những người làm marketing.
Nhu cầu của con người là một ẩn số luôn biến đổi với muôn vàn các biến số ảnh hưởng. Khi khách hàng của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng và những nhu cầu cần được thỏa mãn ngày càng trở nên phức tạp thì nghệ thuật marketing cũng biến đổi muôn màu.
Nhân sự
Theo Cục Thống kê Lao động và Sách hướng dẫn việc làm, triển vọng việc làm cho các vị trí ngành nhân sự khác nhau thay đổi theo vị trí nhưng từ phát triển nhanh như mức trung bình của các ngành nghề khác, ngành nhân sự đang có xu hướng ngày càng tăng nhanh. Là người trực tiếp tuyển dụng nhân sự cho các công ty nghề nhân sự đang là nghề có nhiều triển vọng và là mảnh đất khá thú vị dành cho những người trẻ muốn tìm hiểu và gắn bó thăng tiến với nghề này. Nếu như trước đây nghề này vẫn còn là khái niệm lạ lẫm ở Việt Nam vì bị gắn với khái niệm buồn tẻ của công việc hành chính sự vụ, nhưng hiện nay, nghề này đang có xu hướng trở thành “hot”, giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp.
Đầu tiên của người làm công tác nhân sự là sự tận tụy vì họ sẽ chăm lo cho các NV những việc cụ thể như lương bổng, phúc lợi đến huấn luyện đào tạo cũng như tổ chức bộ máy... Ngoài ra, tố chất cần thiết của nghề nhân sự là tính điềm tĩnh, chín chắn, cẩn thận, tinh tế, biết lắng nghe, thích làm việc với nhiều người khác, có khả năng thuyết phục, có khả năng lãnh đạo, và chịu được áp lực công việc cao. Mặt khác, người làm công tác nhân sự cần có khả năng phân tích và tổ chức tốt để đảm bảo nguồn nhân lực có tính kế thừa và lâu dài giúp con người phát triển hết khả năng mỗi nhân viên
Nhân sự hiện đang là ngành nghề ”nóng” trên thị trường lao động thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Hiện tại Việt Nam đã có một số chuyên ngành nhân sự được đạo tạo như ngành Quản trị Lao động tại một số trường thuộc nhóm ngành kinh tế và xã hôi nhưng thường những ngành thuộc khoa học xã hội có ưu thế hơn. Trên thực tế có rất nhiều người làm công tác nhân sự có xuất thân vẫn từ nhiều ngành nghề khác nhau như Hành chính, Phiên dịch, Luật sư...Hiện nay, một sinh viên mới ra trường làm ngành nhân sự có thể dễ dàng tìm được việc làm với mức lương tối thiểu năm triệu đồng/tháng, cấp trưởng phòng được trả hơn 1200 USD/tháng và các vị trí giám đốc nhân sự có thể có thu nhập từ 2.000 - 3.000 USD/tháng, thậm chí những tập đoàn lớn của nước ngoài đang trả lương 4.000 USD/tháng cho vị trí này tại Việt Nam. Điều này cho thấy, nghề nhân sự hiện đã xác lập được vị trí quan trọng không thể thiếu cho sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì thế, đây là nghề có rất nhiều cơ hội cho cho bạn chọn lựa.
Là nghề liên quan đến con người có thể ai cũng tưởng như đã biết quá rõ về công việc này. Nhưng quả thực ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của công việc này vẫn là vấn đề nan giải và nếu như bạn thật sự bạn yêu thích có niềm đam mê (vì liên quan đến con người) và muốn đạt được những vị trí cao trong ngành nghề này bạn phải tìm hiểu về nó để tích lũy kinh nghiệm, bổ sung thêm kiến thức cần thiết...thì mới đạt được những vị trí cao trong ngành. Đây là những bước giúp bạn thành công trong việc đến với nghề nhân sự này.
Kế toán
Vì kế toán là bộ phận không thể thiếu trong tất cả các công ty, tổ chức, do đó, đây là một trong những nghề không lo thất nghiệp nhất.Vì kế toán là bộ phận không thể thiếu trong tất cả các công ty, tổ chức, do đó, đây là một trong những nghề không lo thất nghiệp nhất. Đồng thời, theo kết quả nghiên cứu mới công bố của Navigos Group – Mạng việc làm và tuyển dụng uy tín tại Việt Nam cho biết: nhu cầu về kế toán tài chính xếp thứ 3 trong số 5 bộ phận chức năng có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. Trong tổng số nhu cầu về nhân sự kế toán tài chính có: 33% là nhu cầu tuyển cho các vị trí chuyên viên kế toán, 38% cho vị trí kế toán trưởng, 4% cho vị trí kiểm soát viên tài chính và 25% là nhu cầu tuyển vị trí giám đốc và quản lý tài chính. Ngoài ra theo dự đoán của Cục Thống kê Lao động dự đoán mức tăng trưởng là 15,7% cho ngành nghề kế toán từ năm 2010 – 2020, nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trung bình của hầu hết các ngành nghề khác. Như vậy, có thể nói nhu cầu về nhân lực ngành nghề kế toán hiện nay đang là rất cao.
Kế toán là một nghề đòi hỏi sự cẩn thận đến từng chi tiết, cũng như là niềm đam mê các con số và nhạy bén khi ứng dụng thực tế. Sau khi tốt nghiệp nghề kế toán bạn có thể lựa chọn các công việc khác nhau như: kế toán viên, kiểm toán viên, kê khai thuế, hoặc là nhân viên tư vấn cho các tập đoàn tài chính, phi lợi nhuận,… Ngoài việc làm cho các doanh nghiệp - là các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty có vốn đầu tư nước ngoài; Ngân hàng; Công ty bảo hiểm..., bạn có thể làm việc ở các đơn vị hành chính Công – là các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện…
Những tố chất sau đây thực sự cần thiết để bạn trở thành một kế toán:
- Bạn là người yêu thích số học và có khả năng tư duy tốt. Vì kế toán viên phải làm việc hầu hết với các con số, dữ liệu, thống kê, sổ sách nên việc yêu thích toán học, có khả năng tư duy và đam mê với nghề là hết sức quan trọng.
- Bạn là người trung thực, cẩn thận và có trách nhiệm: Kế toán viên thường xuyên tiếp xúc với sổ sách, tiền bạc nên cần phải có tính trung thực, cẩn thận và có trách nhiệm với công việc.
Công việc của nghề kế toán yêu cầu tính cẩn thận và kỹ lưỡng, bạn có thể hình dung một ngày làm việc của họ bao gồm các công việc sau đây:
- Lập các chứng từ về hoạt động kinh tế phát sinh thường ngày tại đơn vị: Hóa đơn bán hàng, Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho,…
- Phân tích tình hình tài chính, ngân sách của công ty, chi phí và doanh thu.
- Thực hiện ghi và kiểm tra sổ sách kế toán.
- Quản lý tiền mặt tại đơn vị và các tài khoản ngân hàng.
- Xử lý các dữ liệu kế toán, lên các báo cáo về tình hình hoạt động của đơn vị để cung cấp thông tin cho nhà quản lý như: Báo cáo tài chính, Báo cáo lợi nhuận, Báo cáo về chi phí,….
Tuy nhiên, khối lượng công việc của mỗi kế toán viên phụ thuộc vào từng công ty, từng tổ chức và từng thời điểm khác nhau. Dự đoán của các chuyên gia về nghề nghiệp cho biết đến năm 2018, mức độ tăng trưởng của ngành kế toán sẽ lên đến 22%. Hiện nay, nhân sự làm việc trong lĩnh vực kế toán còn thiếu nhiều, đặc biệt là những người có năng lực chuyên môn cao. Với kiến thức là một chứng nhận vô giá, bạn sẽ có được mức lương cao hơn từ 10% đến 15% so với các ngành nghề khác trong xã hội khi theo nghề kế toán. Có thể nói mức lương chung của nhân viên kế toán hiện nay hoàn toàn có thể khiến bạn tạo lập được một cuộc sống ổn định. Đối với những ai ham học hỏi, luôn trau dồi kiến thức, kinh nghiệm và hoàn thiện bản thân bạn có thể phát triển sự nghiệp từ kế toán viên để trở thành các chuyên gia phân tích tài chính, kế toán trưởng, kiểm toán, chuyên gia tư vấn thuế…