Top 5 Dàn ý bài văn thuyết minh về cây ngô hay nhất.

Học kỳ 1 sắp kết thúc, văn thuyết minh đang là thể loại được các bạn học sinh lớp 8,9 quan tâm rất nhiều. Thuyết minh về cây bắp (cây ngô) được Toplist giới thiệu sau đây gồm các dàn ý hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra học kỳ sắp tới đây của mình. Mời các bạn cùng tham khảo những dàn ý cho bài văn thuyết minh về cây ngô ngay sau đây nhé.

Dàn ý thuyết minh về cây ngô bài 5

I. Mở bài: Giới thiệu cây ngô

- Trong họ hàng các loài cây lương thực, bên cạnh lúa là loại lương thực chính cung cấp tinh bột cho con người, chúng ta còn có ngô cũng là một cây hết sức quan trọng. Tuy trong cuộc sống hàng ngày ngô không góp mặt nhiều nhưng vị trí của nó không thể thay thế được.


II. Thân bài:

1. Nơi phân bố
- Người ta cho rằng ngô có nguồn gốc ở Trung Mỹ, sau đó lan ra toàn châu Mỹ. Ngô lan tỏa rộng rãi ra toàn thế giới sau khi người châu Âu đặt chân đến châu Mỹ vào cuối thế 15, đầu thế kỉ 16. Ngô là lương thực chính của phần lớn các nước thuộc vùng Trung Mĩ, Nam Mĩ và quần đảo Caribe.
- Trong dân gian có truyền thuyết Phùng Khắc Khoan- một danh nhân lịch sử thời vua Lê chúa Trịnh là người đầu tiên đã mưu trí vượt qua mọi trở ngại, đem hạt giống ngô từ phương Bắc vào nước ta. Hạt ngô khi ấy còn được gọi là “ngọc mễ”, nghĩa là gạo ngọc.

2. Đặc điểm

a. Cấu tạo:
- Thân: Thân ngô trông tương tự như thân của các loài tre. Thân cây thẳng, đặc và khá chắc, có thể cao từ 2 - 3 mét. Thân ngô trưởng thành bao gồm nhiều lóng nằm giữa các đốt và kết thúc bằng bông cờ.
- Lá: Lá ngô được cấu tạo bởi bẹ lá, phiến lá và lưỡi lá. Lá ngô dài, nhọn như lưỡi mác, tỏa ra từ mỗi mấu với bẹ nhẵn.
- Hoa: Hoa ngô còn gọi là cờ ngô có tác dụng thụ phấn cho cây ngô. Ngô sinh sản bằng hình thức giao phấn. Hoa đực và hoa cái thụ phấn với nhau nhờ gió.
- Rễ: Ngô có hệ rễ chùm tiêu biểu cho bộ rễ các cây họ hòa thảo. Ngô có 3 loại rễ chính: rễ mầm, rễ đốt và rễ chân kiềng.
- Bắp: Các bắp ngô (bẹ ngô) là các cụm hoa cái hình bông, được bao bọc trong một số lớp lá, và được các lá này bao chặt vào thân đến mức chúng không lộ ra cho đến khi xuất hiện các râu ngô màu hung vàng từ vòng lá vào cuối của bắp ngô.
- Râu: Râu ngô thuôn dài trông giống như một búi tóc, ban đầu màu xanh lục và sau đó chuyển dần sang màu hung đỏ hay hung vàng. Các hạt ngô có màu như ánh đen, xám xanh, đỏ, trắng và vàng.

b. Khả năng sinh sống:

- Do ngô chịu lạnh kém nên trong khu vực ôn đới người ta trồng ngô vào mùa xuân. Ngô là loại cây ngắn ngày, sống được trên nhiều loại đất nhưng cần chú ý tưới nước cho ngô, đặc biệt là vào những ngày khô hạn.

3. Phân loại:

- Ngô nếp: Hạt ngô dẻo như hạt gạo nếp vậy.
- Ngô “lõm” (Ngô đồng): Loại ngô này có hai màu vàng và trắng, được sử dụng chủ yếu làm thức ăn chăn nuôi.
- Ngô ngọt: Như tên gọi, ngô này có vị ngọt, ở nước ngoài là loại ngô tiêu chuẩn, được làm thành một loại rau.
- Ngô nổ: Nghe có vẻ đặc biệt, loại ngô này có vỏ mỏng, chuyên được dùng để làm Popcorn mà chúng ta vẫn hay ăn.
- Ngô đá: Hạt cứng và dày như thủy tinh, ở nước ngoài là thức ăn cho gia súc.
- Ngô bột: Được dùng để nghiền thành bột do hạt mẩy và to.

4. Giá trị của cây bắp/cây ngô:

- Ngô là loại thực phẩm chứa tinh bột chỉ đứng sau mỗi gạo, lúa mì.
- Ngô có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể con người. Các món ăn làm từ ngô cũng rất đa dạng và phong phú.
- Ở nhiều đất nước, ngô là một trong những cây trồng quan trọng trong nền nông nghiệp, trong đó có Việt Nam.
- Việc xuất khẩu ngô không những đem lại kinh tế cho nước nhà mà còn cứu nhiều người nông dân vùng cao thoát khỏi cảnh nghèo đói.

5. Cách chăm sóc và gieo trồng

- Khi trồng ngô nên trồng thành hàng và chú ý khoảng cách giữa các cây để tránh tình trạng cây lớn mà trồng quá sát.
- Chú ý cung cấp nước và phân hợp lí cho cây.
- Cải tạo đất trồng (nếu cần) và thường xuyên làm cỏ, vun xới đất.


II. Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về cây ngô cũng như về giá trị của loại cây này.

Dàn ý thuyết minh về cây ngô bài 5
Dàn ý thuyết minh về cây ngô bài 5
Dàn ý thuyết minh về cây ngô bài 5
Dàn ý thuyết minh về cây ngô bài 5

Dàn ý thuyết minh về cây ngô số 3

1. Mở bài:

Giới thiệu khái quát và nêu cảm nhận chung về đối tượng thuyết minh: Cây ngô.


2. Thân bài:

a. Nguồn gốc của cây ngô

- Người ta cho rằng ngô có nguồn gốc ở Trung Mỹ, sau đó lan ra toàn châu Mỹ. Ngô lan tỏa rộng rãi ra toàn thế giới sau khi người châu Âu đặt chân đến châu Mỹ vào cuối thế 15, đầu thế kỉ 16. Ngô là lương thực chính của phần lớn các nước thuộc vùng Trung Mĩ, Nam Mĩ và quần đảo Caribe.

b. Phân loại và những đặc điểm chủ yếu của cây ngô

- Tre được chia làm nhiều loại khác nhau như ngô ngọt, ngô nếp, ngô tẻ... và mỗi loại ấy đều có những đặc trưng riêng .
- Những đặc điểm chủ yếu của cây ngô:
+ Thân ngô: Cây ngô mọc khoảng 2 - 3 mét. Thân của nó gần giống như thân tre, rất thẳng và chắc chắn. Khi trưởng thành thân ngô bao gồm nhiều lóng nằm giữa các đốt và kết thúc bằng bông cờ.

+ Lá ngô: Dài, mỏng và dẹt, có một đầu nhọn hoắt và thường có các gân lá song song với nhau theo chiều dọc của lá cây.
+ Hoa ngô: Người ta hay gọi là cờ ngô, nằm ở ngọn cây ngô có vai trò thụ phấn cho cây ngô.
+ Rễ ngô: Rễ của cây ngô là rễ chùm với 3 loại rễ mầm, rễ đốt và rễ chân kiềng.

c. Công dụng và ý nghĩa của cây ngô trong đời sống con người Việt Nam:

- Từ những hạt ngô người ta có thể làm ra bánh ngô, bỏng ngô, nghiền ra làm thức ăn chăn nuôi…
- Lá ngô: làm thức ăn cho trâu, bò...
- Bắp ngô có thể luộc ăn rất ngon.
- Râu ngô cũng là một loại thảo dược khá tốt.
- Người ta hay dùng râu ngô nấu nước uống để làm mát cho cơ thể.


3. Kết bài:

Nêu cảm nhận, suy nghĩ của em về cây ngô.

Dàn ý thuyết minh về cây ngô số 3
Dàn ý thuyết minh về cây ngô số 3
Dàn ý thuyết minh về cây ngô số 3
Dàn ý thuyết minh về cây ngô số 3

Dàn ý thuyết minh về cây ngô số 2

I. Mở bài: giới thiệu về cây bắp/ngô


Ví dụ:
“Cây ngô là mẹ
Bắp ngô là con
Thân mẹ gầy còm
Thân con béo chắc
Mỗi cây mấy bắp
Hạt căng mẩy tròn
Dồn sức nuôi con
Mẹ đâu có tiếc
Tất cả vì con
Con ơi có biết.”
Đây là một bài thơ hết sức dễ thương về cây bắp. qua bài thơ ta thấy được tình cảm yêu mến và thân thương của tác giả dành cho cây bắp. qua bài thơ chúng ta đã cảm nhận và hiểu rõ về đặc tính của cây bắp.


II. Thân bài: thuyết minh về cây bắp/ngô

1. Khái quát về cây bắp, cây ngô:


  • Là một loại cây lương thực
  • Là một cây có nhiều tại Mỹ
  • Là một loại cây cho quả hết sức đặc biệt

2. Chi tiết về cây bắp, cây ngô:

- Những bộ phận của cây bắp, cây ngô:



  • Thân cây ngô xốp, tương tương giống cây tre có nhiều nấc, môi nấc dài khoảng 10- 15 cm
  • Lá ngô dài, sắt và có một gân lá ở giữa
  • Trái ngô to, chứa hạt bên trong
  • Hạt ngô màu vàng
  • Bên trọng hạt có cùi ngô

- Đặc điểm của cây bắp, cây ngô:



  • Ngô có thể sống ở nhiều nơi
  • Ngô dễ thích nghi và dễ cho quả
  • Ngô cần có nước

- Công dụng của cây bắp, cây ngô:



  • Cây ngô có giá trị kinh tế rất cao
  • Cây ngô có thể thu hoạch cho động vật ăn
  • Trái ngô có thể luộc ăn rất ngon
  • Hạt ngô có thể nấu chè
  • Hạt ngô cũng có thể cho động vật ăn
  • Lá ngô cho động vật ăn

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cây bắp, cây ngô


Ví dụ:
Cây bắp là một cây lương thực có giá trị kinh tế rất cao. Khi ăn ngô chúng ta không có cảm giác ngán hay khó chịu, chưa ai từng bị dị ứng với ngô, chúng ta nên phát huy loài cây giá trị này.

Dàn ý thuyết minh về cây ngô số 2
Dàn ý thuyết minh về cây ngô số 2
Dàn ý thuyết minh về cây ngô số 2
Dàn ý thuyết minh về cây ngô số 2

Dàn ý thuyết minh về cây ngô số 1

I. Mở bài:

- Dẫn dắt giới thiệu vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về cây bắp/cây ngô.


II. Thân bài:
* Nguồn gốc và xuất xứ của cây ngô/cây bắp

- Vavilov đã nghiên cứu và cho rằng cây ngô xuất hiện đầu tiên ở Mexico và Peru. Người ta đã tìm thấy hóa thạch phấn ngô trong vụ khai quật ở Bellas Artes - một thành phố của Mexico, và xác định được rằng nó xuất hiện vào khoảng 60 nghìn năm trước.
- Như vậy có thể nói, cây ngô đã xuất hiện từ rất lâu đời, từ xa xưa cho đến hiện nay vẫn luôn là cây trồng có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp của nhiều nước trên thế giới.

* Hình dáng và các bộ phận của cây bắp/cây ngô

- Rễ ngô: Thuộc dạng rễ chùm, thường thì rễ chùm của loại cây này bám khá nông, không sâu vào lòng đất.
- Thân ngô: Rất nhỏ, khá chắc và cứng. Thân cây ngô có hình trụ, đường kính chỉ độ khoảng 4cm mà thôi. Một cây cao khoảng 1 đến 4m tùy vào khả năng chăm sóc và giống. Thân ngô nhìn có phần giống thân trúc, được chia làm nhiều khúc, được ngăn cách bởi các đốt.
- Lá ngô: Màu xanh, to, dài và rộng, càng về phần gốc thì là càng ngắn hơn. Ngô còn có loại lá gọi là lá bi, lá này ôm sát lấy bắp ngô, giúp bảo vệ khỏi những con côn trùng.
- Bông cờ của cây ngô (Hoa đực): Nằm ở trên đỉnh cây, mọc thành chùm. Các nhánh phụ mọc đối xứng song song với nhau, có lông tơ.
- Bắp ngô (Hoa cái): Hoa này mọc ở chồi các nách lá, qua thời gian sẽ phát triển thành bắp, phía đầu trên mỗi bắp sẽ có những sợi dài màu nâu hoặc nâu vàng được gọi là râu ngô. Bóc đi lớp lá bao bọc bên ngoài sẽ thấy những hạt ngô nho nhỏ như hạt đậu Hà Lan xếp thẳng hàng, đều nhau, có màu trắng ngà.

* Phân loại

- Ngô nếp: Hạt ngô dẻo như hạt gạo nếp vậy.
- Ngô “lõm” (Ngô đồng): Loại ngô này có hai màu vàng và trắng, được sử dụng chủ yếu làm thức ăn chăn nuôi.
- Ngô ngọt: Như tên gọi, ngô này có vị ngọt, ở nước ngoài là loại ngô tiêu chuẩn, được làm thành một loại rau.
- Ngô nổ: Nghe có vẻ đặc biệt, loại ngô này có vỏ mỏng, chuyên được dùng để làm Popcorn mà chúng ta vẫn hay ăn.
- Ngô đá: Hạt cứng và dày như thủy tinh, ở nước ngoài là thức ăn cho gia súc.
- Ngô bột: Được dùng để nghiền thành bột do hạt mẩy và to.

* Giá trị của cây bắp/cây ngô

- Giá trị dinh dưỡng:
+ Ngô là loại thực phẩm chứa tinh bột chỉ đứng sau mỗi gạo, lúa mì.
+ Ngô có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể con người. Các món ăn làm từ ngô cũng rất đa dạng và phong phú.
- Giá trị kinh tế:
+ Ở nhiều đất nước, ngô là một trong những cây trồng quan trọng trong nền nông nghiệp, trong đó có Việt Nam.
+ Việc xuất khẩu ngô không những đem lại kinh tế cho nước nhà mà còn cứu nhiều người nông dân vùng cao thoát khỏi cảnh nghèo đói.

* Cách chăm sóc và gieo trồng:

- Khi trồng ngô nên trồng thành hàng và chú ý khoảng cách giữa các cây để tránh tình trạng cây lớn mà trồng quá sát.
- Chú ý cung cấp nước và phân hợp lí cho cây.
- Cải tạo đất trồng (nếu cần) và thường xuyên làm cỏ, vun xới đất.


II. Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về cây ngô cũng như về giá trị của loại cây này.

Dàn ý thuyết minh về cây ngô số 1
Dàn ý thuyết minh về cây ngô số 1
Dàn ý thuyết minh về cây ngô số 1
Dàn ý thuyết minh về cây ngô số 1

Dàn ý thuyết minh về cây ngô số 4

I. Mở bài:

- Giới thiệu chung về cây ngô.


II. Thân bài:

- Đặc điểm chung của cây ngô: Ngô sinh trưởng từ hạt. Do ngô chịu lạnh kém nên trong khu vực ôn đới người ta trồng ngô vào mùa xuân. Ngô là loại cây ngắn ngày, sống được trên nhiều loại đất nhưng cần chú ý tưới nước cho ngô, đặc biệt là vào những ngày khô hạn.
- Những bộ phận của cây phượng: rễ, thân, lá, hoa, râu, bắp...
- Lợi ích của cây ngô: Lá: làm thức ăn cho động vật; Bắp: làm thức ăn cho động vật, ngô cũng có thể làm đồ ăn cho người (luộc, đồ xôi, chiên...)...
- Cách trồng và chăm sóc cây ngô.
- Tình cảm gắn bó của người nông dân với câu ngô, tình cảm gắn bó của tuổi thơ với cây ngô (đi trồng ngô, cỏ ngô, bẻ ngô giúp bố mẹ...).


III. Kết bài:

- Nhấn mạnh vai trò của cây ngô ở hiện tại. Ngô mãi là người bạn đồng hành cùng những người nông dân Việt Nam. Khẳng định vị trí của cây ngô trong tương lai.

Dàn ý thuyết minh về cây ngô số 4
Dàn ý thuyết minh về cây ngô số 4
Dàn ý thuyết minh về cây ngô số 4
Dàn ý thuyết minh về cây ngô số 4

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?