Top 7 Dàn ý phân tích tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân hay nhất

Lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945, truyện ngắn “Vợ nhặt” đã khắc họa cuộc sống ngột ngạt, bức bối cùng cái nghèo khó, bần cùng của nhân dân ta. Cái đói đã hiện hữu thành hình, thành màu, thành mùi, thành vị khiến con người bị dồn tới mức đường cùng, đẩy họ đến bên bờ vực của cái chết. Chứng kiến thảm cảnh khủng khiếp ấy, ngòi bút nhà văn cất lên tiếng đau của niềm cảm thương trước những số phận bất hạnh. Đồng thời qua đó, ông tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật, phản ánh khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và niềm tin vào tương lai tươi sáng của con người. Truyện ngắn "Vợ nhặt" có thể được xem là tác phẩm thành công nhất của nhà văn Kim Lân, và là tác phẩm trọng tâm trong chương trình học phổ thông. Rất nhiều đề thi lấy cảm hứng từ câu truyện này. Để giúp các bạn hệ thống kiến thức và viết văn hay hơn, Toplist chia sẻ với các bạn một số dàn ý phân tích tác phẩm "Vợ nhặt" sau đây:

Dàn ý phân tích tác phẩm "Vợ nhặt"

I. Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Kim Lân là cây bút viết truyện ngắn chuyên nghiệp. Ông tập trung viết về cảnh nông thôn, hình tượng người nông dân lao động. “Vợ nhặt” rút từ tập “Con chó xấu xí”, là truyện ngắn đặc sắc viết về người nông dân, miêu tả tình trạng thê thảm của họ trong nạn đói năm 1945, nhưng cũng ngợi ca bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ.


II. Thân bài

1. Ý nghĩa nhan đề

  • Trước hết, từ “vợ” là một danh từ thiêng liêng, dùng để chỉ người phụ nữ trong mối quan hệ được pháp luật công nhận với “chồng”. Theo phong tục, vợ chồng chỉ được công nhận khi có sự chứng kiến của họ hàng, làng xóm. Còn “nhặt” là hành động cầm vật bị đánh rơi lên
  • Kim Lân đã sáng tạo ra một nhan đề độc đáo. Vì người ta chỉ nói “nhặt” được một món đồ nào đó. chứ không ai nhặt được một con người về làm vợ bao giờ cả. Nhưng qua đó, nhà văn đã thể hiện được cảnh ngộ thê thảm của con người lúc bấy giờ.
  • Nhan đề “Vợ nhặt” trước hết khái quát được tình huống của truyện. Đồng thời đó cũng lời kết án đanh thép của Kim Lân đối với chế độ thực dân đã đẩy người nông dân vào tình cảnh nghèo đói, người “chết như ngả rạ”.
  • Nhan đề “Vợ nhặt” có tính khái quát cao, hoàn cảnh của Tràng chỉ là một trong số đó. Đồng thời, qua nhan đề nhà văn cũng thể hiện sự đồng cảm xót xa cho cảnh ngộ của người nông dân trong nạn đói năm 1945.


2. Tình huống truyện

  • Tràng - một người dân ngụ cư xấu xí bỗng dưng lại có vợ mà lại là nhặt được, theo về không.
  • Tình huống độc đáo, bất ngờ: với Tràng (hoàn cảnh của Tràng khó mà lấy được vợ nhưng nghiễm nhiên có vợ theo không về, tự ngờ ngờ mình đã có vợ ư), với những người xung quanh (thắc mắc bàn tán), với bà cụ Tứ.
  • Tình huống éo le: Hoàn cảnh gia đình và xã hội (khung cảnh nạn đói) không cho phép Tràng lấy vợ, cả hai vợ chồng đều là những người cùng cực, khó có thể trở thành chỗ dựa cho nhau.


3. Nhân vật Tràng

a. Giới thiệu nhân vật Tràng

  • Xuất thân: Dân xóm ngụ cư, cha mất sớm, sống với mẹ già trong một căn nhà ở tồi tàn, cuộc sống bấp bênh…
  • Ngoại hình: “hai con mắt nhỏ tí”, “hai bên quai hàm bạnh ra”, thân hình to lớn vập vạp, trí tuệ ngờ nghệch, vụng về...

b. Hành động và tâm trạng

* Khi gặp gỡ người vợ nhặt

  • Lần gặp 1: Lời hò của Tràng chỉ là lời nói đùa của người lao động chứ không có tình ý gì với cô gái đẩy xe cùng mình.
  • Lần gặp 2:
    • Khi bị cô gái mắng, Tràng chỉ cười toét miệng và mời cô ta ăn dù không dư dả gì. Đó là hành động của người nông dân hiền lành tốt bụng.
    • Khi người đàn bà quyết định theo mình về: Tràng trợn nghĩ về việc đèo bòng thêm miệng ăn, nhưng rồi tặc lưỡi “chậc, kệ”. Đây không phải quyết định của kẻ bồng bột mà là thái độ dũng cảm, chấp nhận hoàn cảnh, khát khao hạnh phúc, thương yêu người cùng cảnh ngộ.
    • Đưa người đàn bà lên chợ tỉnh mua đồ: diễn tả sự nghiêm túc, chu đáo của Tràng trước quyết định lấy vợ.

* Trên đường về

  • Vẻ mặt “có cái gì hớn hở khác thường”, “tủm tỉm cười một mình”, “cảm thấy vênh vênh tự đắc”... Đó là tâm trạng hạnh phúc, hãnh diện.
  • Mua dầu về thắp để khi thị về nhà mình căn nhà trở nên sáng sủa.

c. Khi về đến nhà

  • Xăm xăm bước vào dọn dẹp sơ qua, thanh minh về sự bừa bộn vì thiếu bàn tay của đàn bà. Hành động ngượng nghịu nhưng chân thật, mộc mạc.
  • Khi bà cụ Tứ chưa về, Tràng có cảm giác “sờ sợ” vì lo rằng người vợ sẽ bỏ đi vì gia cảnh quá khó khăn, sợ hạnh phúc sẽ tuột khỏi tay. Sốt ruột chờ mong bà cụ Tứ về để thưa chuyện vì trong cảnh đói khổ vẫn phải nghĩ đến quyết định của mẹ. Đây là biểu hiện của đứa con biết lễ nghĩa.
  • Khi bà cụ Tứ về: Thưa chuyện một cách trịnh trọng, biện minh lý do lấy vợ là “phải duyên”, căng thẳng mong mẹ vun đắp. Khi bà cụ Tứ tỏ ý mừng lòng Tràng thở phào, ngực nhẹ hẳn đi.

* Sáng hôm sau khi tỉnh dậy

  • Tràng nhận thấy sự thay đổi kỳ lạ của ngôi nhà (sân vườn, ang nước, quần áo...). Tràng nhận ra vai trò và vị trí của người đàn bà trong gia đình. Cũng thấy mình trưởng thành hơn.
  • Lúc ăn cơm trong suy nghĩ của Tràng là hình ảnh đám người đói và lá cờ bay phấp phới. Đó là hình ảnh báo hiệu sự đổi đời, con đường đi mới.

=> Từ khi nhặt được vợ nhân vật đã có sự biến đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Qua sự biến đổi này, nhà văn ca ngợi vẻ đẹp của những con người trong cái đói.


4. Nhân vật người vợ nhặt

a. Lai lịch

  • Không có quê hương gia đình: có thể thấy nạn đói năm 1945 đã khiến biết bao con người bị dứt khỏi quê hương, gia đình.
  • Tên tuổi cũng không có và qua tên gọi “vợ nhặt”: thấy được sự rẻ rúng của con người trong cảnh đói.


b. Chân dung

  • Ngoại hình: quần áo tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt.
  • Lần thứ nhất: khi nghe câu hò vui của Tràng, thị đã vui vẻ giúp đỡ, đây chính là sự hồn nhiên vô tư của người lao động nghèo.
  • Lần thứ hai: Thị sưng sỉa mắng Tràng, từ chối ăn trầu để được ăn một thứ có giá trị hơn, khi được mời ăn tức thì ngồi sà xuống, mắt sáng lên, “ăn một chặp bốn bát bánh đúc”. Khi nghe Tràng nói đùa “đằng ấy có về với tớ ... cùng về”, thị đã theo về thật bởi trong cái đói khổ, đó là cơ hội để thị bấu víu lấy sự sống.

=> Cái đói khổ không chỉ làm biến dạng ngoại hình mà cả nhân cách con người. Người đọc vẫn cảm thông sâu sắc với thị vì đó không phải là bản chất mà do cái đói xô đẩy.


c. Phẩm chất

  • Có khát vọng sống mãnh liệt:
  • Quyết định theo Tràng về làm vợ dù không biết về Tràng, chấp nhận theo không về không cần sính lễ vì thị sẽ không phải sống cảnh lang thang đầu đường xó chợ.
  • Khi đến nhà thấy hoàn cảnh nghèo khổ, trái ngược lời tuyên bố “rích bố cu”, thị “nén một tiếng thở dài”, dù ngao ngán nhưng vẫn chịu đựng để có cơ hội sống.
  • Thị là người ý tứ và nết na:
  • Trên đường về, thị cũng rón rén e thẹn đi sau Tràng, đầu hơi cúi xuống, thị ngại ngùng cho thân phận vợ nhặt của mình.
  • Khi vừa về đến nhà, Tràng đon đả mời ngồi, chị ta cũng chỉ dám ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, thể hiện sự ý tứ khi chưa xác lập được vị trí trong gia đình.
  • Khi gặp mẹ chồng, ngoài câu chào thị chỉ cúi đầu, “hai tay vân vê tà áo đã rách bợt”, thể hiện sự lúng túng ngượng nghịu.
  • Sáng hôm sau, Thị dậy sớm quét tước nhà cửa, không còn cái vẻ “chao chát, chỏng lỏn” mà hiền hậu, đúng mực.
  • Lúc ăn cháo cám, mới nhìn “mắt thị tối lại”, nhưng vẫn điềm nhiên và vào miệng thể hiện sự nể nang, ý tứ trước người mẹ chồng, không làm bà buồn.

=> Cái đói có thể cướp đi nhân phẩm trong khoảnh khắc nào đó chứ không vĩnh viễn cướp đi được tâm hồn con người.

  • Thị còn là người có niềm tin vào tương lai: kể chuyện phá kho thóc trên Thái Nguyên, Bắc Giang để thắp lên hy vọng cho cả gia đình, đặc biệt là cho Tràng.
  • Nêu cảm nhận chung về hình tượng người vợ nhặt sau khi phân tích.


5. Nhân vật bà cụ Tứ

  • Giới thiệu nhân vật: dáng đi lọm khọm, chậm chạp, run rẩy, vừa đi vừa ho húng hắng, lẩm nhẩm tính toán theo thói quen người già.
  • Bà ngạc nhiên trước sự đon đả của đứa con trai ngờ nghệch, ngạc nhiên trước sự xuất hiện của người đàn bà lạ.
  • Bà hiểu ra “biết bao nhiêu cơ sự”, “mắt bà nhòa đi”: thương cho con trai phải lấy vợ nhặt, mà trong cảnh đói khát mới lấy được vợ, thương cho người đàn bà khốn khổ cùng đường mới phải lấy con trai bà.
  • Bà đối xử tốt với nàng dâu mới: “Con ngồi đây ... đỡ mỏi chân”, nói về tương lai với niềm lạc quan, bảo ban các con làm ăn,...
  • Nhận xét: bà cụ Tứ là người mẹ hiền từ, chất phác, nhân hậu.

III. Kết bài

  • Khái quát giá trị nghệ thuật xây dựng nhân vật: đặt nhân vật vào tình huống éo le, độc đáo để nhân vật bộc lộ tâm trạng, tích cách; miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ bình dị, gần gũi.
  • Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc, phản ánh chân thực tình cảnh người nông dân trong nạn đói, mặt khác cũng phản ánh bản chất tốt đẹp và sức sống mãnh liệt của họ.
Dàn ý phân tích tác phẩm
Dàn ý phân tích tác phẩm "Vợ nhặt"
Dàn ý phân tích tác phẩm
Dàn ý phân tích tác phẩm "Vợ nhặt"

Dàn ý phân tích nhân vật Thị

I. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Kim Lân: là cây bút chuyên viết Truyện ngắn, ông am hiểu sâu sắc đời sống của người nông dân và thường tập trung viết về họ.
  • Vợ nhặt là một trong số những truyện ngắn đặc sắc viết về người nông dân của ông. Nhân vật đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm này chính là người vợ nhặt.


II. Thân bài

1. Lai lịch

Không có quê hương gia đình: có thể thấy nạn đói năm 1945 đã khiến biết bao con người bị dứt khỏi quê hương, gia đình.
Tên tuổi cũng không có và qua tên gọi “vợ nhặt”: thấy được sự rẻ rúng của con người trong cảnh đói.


2. Chân dung

  • Ngoại hình: quần áo tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt.
  • Lần thứ nhất: khi nghe câu hò vui của Tràng, Thị đã vui vẻ giúp đỡ, đây chính là sự hồn nhiên vô tư của người lao động nghèo.
  • Lần thứ hai:
    • Thị sưng sỉa mắng Tràng, từ chối ăn trầu để được ăn một thứ có giá trị hơn, khi được mời ăn tức thì ngồi sà xuống, mắt sáng lên, “ăn một chặp bốn bát bánh đúc”.
    • Khi nghe tràng nói đùa “đằng ấy có về với tớ cùng về”, Thị đã theo về thật bởi trong cái đói khổ, đó là cơ hội để Thị bấu víu lấy sự sống.

Nhận xét: cái đói khổ không chỉ làm biến dạng ngoại hình mà cả nhân cách con người. Người đọc vẫn cảm thông sâu sắc với Thị vì đó không phải là bản chất mà do cái đói xô đẩy.


3. Phẩm chất

  • Có khát vọng sống mãnh liệt:
    • Quyết định theo Tràng về làm vợ dù không biết về Tràng, chấp nhận theo không về không cần sính lễ vì Thị sẽ không phải sống cảnh lang thang đầu đường xó chợ.
    • Khi đến nhà thấy hoàn cảnh nghèo khổ, trái ngược lời tuyên bố “rích bố cu”, Thị “nén một tiếng thở dài”, dù ngao ngán nhưng vẫn chịu đựng để có cơ hội sống.
  • Thị là người ý tứ và nết na:
    • Trên đường về, Thị cũng rón rén e thẹn đi sau Tràng, đầu hơi cúi xuống, Thị ngại ngùng cho thân phận vợ nhặt của mình.
    • Khi vừa về đến nhà, Tràng đon đả mời ngồi, chị ta cũng chỉ dám ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, thể hiện sự ý tứ khi chưa xác lập được vị trí trong gia đình.
    • Khi gặp mẹ chồng, ngoài câu chào Thị chỉ cúi đầu, “hai tay vân vê tà áo đã rách bợt”, thể hiện sự lúng túng ngượng nghịu.
    • Sáng hôm sau, Thị dậy sớm quét tước nhà cửa, không còn cái vẻ “chao chát, chỏng lỏn” mà hiền hậu, đúng mực.Lúc ăn cháo cám, mới nhìn “mắt Thị tối lại”, nhưng vẫn điềm nhiên và vào miệng thể hiện sự nể nang, ý tứ trước người mẹ chồng, không buồn làm bà buồn.
  • Nhận xét: cái đói có thể cướp đi nhân phẩm trong khoảnh khắc nào đó chứ không vĩnh viễn cướp đi được tâm hồn con người.
  • Thị còn là người có niềm tin vào tương lai: kể chuyện phá kho thóc trên Thái Nguyên, Bắc Giang để thắp lên hy vọng cho cả gia đình, đặc biệt là cho Tràng.
  • Nêu cảm nhận chung về hình tượng người vợ nhặt sau khi phân tích.


III. Kết bài

  • Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện độc đáo, xây dựng hình tượng nhân vật thành công, ngôn ngữ giản dị, tự nhiên.
  • Tác phẩm chứa đựng giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc: người đọc hiểu và cảm thông với cảnh ngộ thương tâm, rẻ rúng của người lao động trong nạn đói, tố cáo thực dân, phát xít, ngợi ca khát vọng sống trong cảnh cơ cực.
Dàn ý phân tích nhân vật Thị
Dàn ý phân tích nhân vật Thị
Dàn ý phân tích nhân vật Thị
Dàn ý phân tích nhân vật Thị

Phân tích hình ảnh nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt

I. Mở bài

  • Kim Lân – một con người một lòng đi về với “thuần hậu phong thủy”, là một cây bút truyện ngắn vững vàng, ông đã viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng.
  • “Vợ nhặt” là một truyện ngắn thành công của nhà văn, viết về thời kỳ xảy ra nạn đói năm 1945. Truyện ngắn không chỉ có một tình huống độc đáo mà còn có một chi tiết nghệ thuật đầy ý nghĩa – chi tiết nồi cháo cám.


II. Thân bài:

a. Chi tiết nghệ thuật:

Chi tiết nghệ thuật là những yếu tố nhỏ lẻ của tác phẩm nhưng mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Sức chinh phục của hình tượng nghệ thuật là ở sự truyền cảm thì góp phần quyết định tạo ra sức truyền cảm hấp dẫn, lôi cuốn người đọc là nhờ chi tiết.


b. Chi tiết nồi cháo cám:

  • Vị trí của chi tiết trong truyện ngắn ( tóm tắt: nằm trong phần 2 của truyện ngắn, cụ thể đó là món ăn duy nhất của cả nhà trong buổi sáng ngày hôm sau.
  • Ý nghĩa:
    • Chi tiết trên thể hiện tình trạng cùng cực của người dân lao động trong nạn đói 1945
    • Qua chi tiết nồi cháo cám trong tác phẩm, tính cách của nhân vật được bộc lộ:
      • Bà cụ Tứ: người mẹ đảm đang, yêu thương con hết mực (mặc dù đã già nhưng bà vẫn dậy sớm chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà; hơn thế nữa khi cái đói đang rình rập bà vẫn cố gắng để có được bữa tiệc cưới giản dị cho con trai của mình)
      • Tràng: “Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”, cách ứng xử này vừa cho thấy Tràng là người chồng có trách nhiệm với nỗi thẹn không thể dành cho người vợ mới cưới của mình một bữa ăn đủ đầy, một tiệc cưới sang trọng; vừa cho thấy Tràng là người con hết sức khéo léo trong cách cư xử với mẹ, hiểu rõ được hoàn cảnh của gia đình mình..
      • Vợ Tràng: qua chi tiết này ta càng khẳng định được sự thay đổi về tính cách của vợ Tràng, hết sức ngạc nhiên trước nồi cháo cám nhưng người con dâu mới vẫn điềm nhiên và vào miệng để làm vui lòng mẹ chồng. Điều đó cũng cho thấy vợ Tràng không còn nét cách đỏng đảnh như xưa nữa mà cô đã chấp nhận hoàn cảnh, đã thực sự sẵn sàng cùng gia đình vượt qua những tháng ngày khó khăn sắp tới.
  • Trong hoàn cảnh của nạn đói năm 1945, khi mà “Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy”, nồi cháo cám trong buổi sớm đầu tiên đón cô dâu mới thật sự nồi cháo của tình thân, tình người, niềm tin và hy vọng.
  • Chi tiết thể hiện tài năng của nhà văn Kim Lân trong việc lựa chọn chi tiết trong truyện ngắn.


III. Kết bài

Đánh giá, nhận xét một cách khái quát về chi tiết nồi cháo cám.

Phân tích hình ảnh nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt
Phân tích hình ảnh nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt
Phân tích hình ảnh nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt
Phân tích hình ảnh nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt

Dàn ý phân tích giá trị hiện thực trong Vợ nhặt

I. Mở bài

  • Đề tài người nông dân trước cách mạng.
  • Sơ lược về Kim Lân và giá trị hiện thực trong Vợ nhặt.


II. Thân bài

a. Kim Lân đã phản ánh một cách chân thực tình cảnh khốn khổ của người nông dân trong nạn đói những năm 1944-1945 thông qua ba nhân vật Tràng, thị và bà cụ Tứ.

  • Tràng, một chàng trai còn trẻ, vô tư, nhưng cuộc sống nghèo khổ, sống vật vờ lay lắt như một cành củi khô dưới bầu trời u ám, ngày ngày lao động quần quật với công việc kéo xe.
  • Thị, một người đàn bà, bị cái đói hành hạ đến độ cong cớn, sưng sỉa vì miếng ăn, rồi cuối cùng vì 4 bát bánh đúc mà đánh đổi cả một đời làm vợ người.
  • Cụ Tứ, một người đàn bà tội nghiệp, tuổi cao sức yếu, đăm đăm nỗi lo không lấy được vợ cho đứa con trai duy nhất, rồi cả nỗi lo đói kém, bà vẫn phải lao động miệt mài, với một tương lai u ám và một tia niềm tin còn lóe sáng, rằng cầm cự được qua cơn đói này tương lai sẽ tốt hơn.


b. Xóm ngụ cư

  • Bi kịch nạn đói kinh hoàng và ám ảnh, những người dân tản cư, bồng bế, dắt díu nhau nhếch nhác “xanh xám như bóng ma”, “ngổn ngang khắp lều chợ”, cảnh “người chết như ngả rạ”, “không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”.
  • Khung cảnh thê lương, tối tăm và lạnh lẽo, “bóng người đói dật dờ lặng lẽ đi lại như bóng ma”, cùng với “tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi khủng khiếp”

=> Nạn đói đã biến một ngôi làng thành nơi mà cái chết hiện diện, bao trùm khắp không gian và thời gian, khiến con người ta không thể trốn chạy, vật vờ, ngột ngạt và tuyệt vọng.


c. Bức tranh sinh hoạt gia đình Tràng

  • “bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại, giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, một đĩa muối ăn với cháo”.
  • Hình ảnh nồi cháo cám mà bà cụ Tứ bảo là món “chè khoán” mừng tân hôn. Vị đắng ngắt, nghẹn ứ nơi cổ họng của Tràng chính là mùi vị khốn khổ của những năm tháng kinh hoàng ấy, con người ta tàn tạ đến mức phải ăn cả thức ăn của gia súc để giành giật lại sự sống.
  • Trong đêm tân hôn của Tràng và thị Kim Lân vẫn đặt vào đó “Tiếng ai hờ khóc ngoài xóm lọt vào tỉ tê lúc to lúc nhỏ”, u ám và thiểu não càng làm nổi bật lên cái hiện thực khốc liệt của người nông dân trong nạn đói.


III. Kết bài

Khái quát lại vấn đề

Dàn ý phân tích giá trị hiện thực trong Vợ nhặt
Dàn ý phân tích giá trị hiện thực trong Vợ nhặt
Dàn ý phân tích giá trị hiện thực trong Vợ nhặt
Dàn ý phân tích giá trị hiện thực trong Vợ nhặt

Dàn ý phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt

I.Mở bài

Giới thiệu chung về truyện ngắn "Vợ nhặt" và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

II. Thân bài

1. Nạn đói khủng khiếp năm 1945

* Trong truyện đã diễn tả với tất cả niềm xót thương thông cảm của tác giả về cảnh bi thảm của quần chúng lao động trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.

a. Cái đói bao trùm khắp nơi và tràn đến cái xóm nghèo của dân ngụ cư.

  • Những gia đình từ Nam Định, Thái Bình lũ lượt đội chiếu, dắt díu bồng bế nhau lên, xám lại như những bóng ma.
  • Buổi sáng nào cũng có vài người chết còng queo bên đường, toả mùi gây gây của xác chết.
  • Toàn bộ câu truyện của Tràng diễn ra trên cái cảnh đói khổ và tang tóc ấy. Cảnh xóm ngụ cư vào buổi chiều Tràng đưa người vợ theo về; tiếng hờ khóc trong đêm, mùi đốt đống rấm.

b. Tình cảnh của gia đình Tràng

  • Tràng: nghèo, không lấy nổi vợ.
  • Vợ Tràng: Vì đói mà phải theo không về làm vợ, không có cưới cheo gì.
  • Tình cảm xót xa của bữa cơm đón nàng dâu mới (nồi cháo loãng và bát cám).


2. Sự cưu mang, niềm hi vọng của người lao động nghèo khổ

Truyện đã làm sáng lên trên cái nền đen tối ảm đạm ấy sức sống, khát vọng : mái ấm gia đình và sự nương tựa, che chở cho nhau của những người lao động nghèo khổ, sáng lên niềm tin hy vọng của họ.

a. Tình huống Tràng có vợ, “nhặt” được vợ và ý nghĩa

  • Thái độ của Tràng từ lúc chỉ coi là chuyện tầm phào đến lúc xem đó là truyện nghiêm chỉnh của đời mình
  • Dẫn và phân lích những lời nói, hàng động của Tràng khi mới gặp người đàn bà và trong cảnh đưa chị ta về nhà.


b. Ánh sáng của hơi ấm hạnh phúc gia đình giữa lúc nạn đói hoành hành

  • Cảnh gia đình Tràng, căn nhà, mảnh vườn trong buổi sáng hôm sau.
  • Sự biến đổi trong tâm trạng của Tràng, của người vợ nhặt.
  • Ý nghĩa và thái độ của bà cụ Tứ, nỗi xót xa, thương cảm và niềm hy vọng cùa người mẹ.
  • Niềm hi vọng của họ về sự đổi thay số phận hướng về cuộc cách mạng.

3. Giá trị nhân đạo của tác phẩm

  • Một tư tưởng nhân đạo hướng về quần chúng lao động, khẳng định phẩm chất và sức sống bền bỉ của họ.
  • Niềm tin của tác giả đặt vào những khát vọng bình dị mà chân chính những con người vẫn muốn sống, vẫn khát khao tình thương và sự gắn bó, việc nương tựa vào nhau đã cho họ niềm tin để sống.
  • Chủ nghĩa nhân đạo của tác phẩm dựa trên sự am hiểu sâu sắc, gắn với đời sống người nông dân của Kim Lân. Tác giả không tô vẽ, lí tưởng các nhân vật của mình.


III. Kết bài

  • Tóm tắt các ý chính trong hai đoạn
  • Mở rộng đến thời đại ngày nay.
Dàn ý phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt
Dàn ý phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt
Dàn ý phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt
Dàn ý phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt

Dàn ý phân tích nhân vật Tràng

I.Mở bài

1. Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm

  • Kim Lân là cây bút viết truyện ngắn chuyên nghiệp, ông tập trung viết về cảnh nông thôn, hình tượng người nông dân lao động.
  • Truyện ngắn đặc sắc Vợ nhặt viết về những người nông dân trong nạn đói năm 1945

2. Giới thiệu nhân vật Tràng

  • Tràng là hình tượng đại diện cho số phận của những người nông dân giai đoạn này.


II. Thân bài

  • Hoàn cảnh gia đình: là dân ngụ cư bị khinh bỉ, cha mất sớm, kiếm sống bằng nghề đánh xe bò nuôi mẹ già, nhà ở tồi tàn, cuộc sống bấp bênh. Nạn nhân của nạn đói bị đẩy đến miệng vực của cái chết.
  • Hoàn cảnh bản thân:
    • Ngoại hình thô kệch: Dáng người vập vạp, thân hình to lớn, tấm lưng to rộng như lưng gấu, hai con mắt nhỏ tí, gà gà quai hàm bạnh ra, cái đầu trọc, dáng đi chúi về phía trước.
    • Tính cách thô mộc, ngộc nghệch: Gần gũi, thân thiết với dân làng và trẻ nhỏ, hay bông đùa với lũ trẻ con rồi ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch…, đôn hậu, vui vẻ, tốt bụng, thường nói cộc lốc, ngắn gọn thiếu tình cảm, không biết an ủi, chia sẻ.


2. Vẻ đẹp tâm hồn Tràng qua tâm trạng và hành động

a. Gặp gỡ và quyết định nhặt vợ

  • Lần gặp 1: Lời hò của Tràng chỉ là lời nói đùa của người lao động chứ không có tình ý gì với cô gái đẩy xe cùng mình.
  • Lần gặp 2:
    • Khi bị cô gái mắng, Tràng chỉ cười toét miệng và mời cô ta ăn dù không dư dả gì -> Đó là hành động của người nông dân hiền lành tốt bụng.
    • Khi người đàn bà quyết định theo mình về: Tràng trợn nghĩ về việc đèo bòng thêm miệng ăn, nhưng rồi tặc lưỡi “chậc, kệ”.

=> Đây không phải quyết định của kẻ bồng bột mà là thái độ dũng cảm, chấp nhận hoàn cảnh, khát khao hạnh phúc, thương yêu người cùng cảnh ngộ.

  • Đưa người đàn bà lên chợ tỉnh mua đồ. Sự nghiêm túc, chu đáo của Tràng trước quyết định lấy vợ.


b. Trên đường về:

  • Vẻ mặt “có cái gì phơn phởn khác thường”, “tủm tỉm cười một mình”, “cảm thấy vênh vênh tự đắc”,... -> Tâm trạng hạnh phúc, hãnh diện.
  • Mua dầu về thắp để khi thị về nhà mình căn nhà trở nên sáng sủa.
  • Khi về đến nhà:
    • Xăm xăm bước vào dọn dẹp sơ qua, thanh minh về sự bừa bộn vì thiếu bàn tay của đàn bà -> Hành động ngượng nghịu nhưng chân thật, mộc mạc.
    • Khi bà cụ Tứ chưa về, Tràng có cảm giác “sờ sợ” vì lo rằng người vợ sẽ bỏ đi vì gia cảnh quá khó khăn, sợ hạnh phúc sẽ tuột khỏi tay.
    • Sốt ruột chờ mong bà cụ Tứ về để thưa chuyện vì trong cảnh đói khổ vẫn phải nghĩ đến quyết định của mẹ -> Biểu hiện của đứa con biết lễ nghĩa.
    • Khi bà cụ Tứ về: thưa chuyện một cách trịnh trọng, biện minh lí do lấy vợ là “phải duyên”, căng thẳng mong mẹ vun đắp. Khi bà cụ Tứ tỏ ý mừng lòng Tràng thở phào, ngực nhẹ hẳn đi.


c. Sáng hôm sau khi tỉnh dậy:

  • Tràng nhận thấy sự thay đổi kì lạ của ngôi nhà (sân vườn, ang nước, quần áo,...), Tràng nhận ra vai trò và vị trí của người đàn bà trong gia đình. Cũng thấy mình trưởng thành hơn.
  • Lúc ăn cơm trong suy nghĩ của Tràng là hình ảnh đám người đói và lá cờ bay phấp phới. Đó là hình ảnh báo hiệu sự đổi đời, con đường đi mới.

Từ khi nhặt được vợ, nhân vật Tràng đã có sự biến đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Qua sự biến đổi này, nhà văn ca ngợi vẻ đẹp của những con người trong cái đói. Tràng là người có niềm tin, niềm lạc quan, khao khát mãnh liệt về hạnh phúc tổ ấm gia đình và tình thương giữa những con người nghèo khổ đùm bọc nhau để vượt lên tất cả, bất chấp cả cái đói và cái chết.


3. Đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật

  • Đặt nhân vật vào tình huống éo le, độc đáo để nhân vật bộc lộ tâm trạng, tích cách
  • Miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ bình dị, gần gũi.


III. Kết bài

  • Khái quát lại vẻ đẹp và ý nghĩa của nhân vật Tràng trong tác phẩm.
  • Nêu suy nghĩ của cá nhân về nhân vật.
Dàn ý phân tích nhân vật Tràng
Dàn ý phân tích nhân vật Tràng
Dàn ý phân tích nhân vật Tràng
Dàn ý phân tích nhân vật Tràng

Dàn ý phân tích nhân vật bà cụ Tứ

I. Mở bài

  • Kim Lân là một cây bút có tài, các sáng tác của ông hướng vào chủ đề chính là những người nông dân và cuộc sống ở nông thôn Việt Nam.
  • Tác phẩm Vợ nhặt: nằm trong tập truyện Con chó xấu xí, là bức tranh chân thực về nạn đói năm 1945, là sự ngợi ca tình người, tình mẫu tử, khát vọng sống.
  • Bà cụ Tứ là đại diện cho vẻ đẹp của những người nông dân, người mẹ Việt Nam.


II. Thân bài

1. Giới thiệu nhân vật

  • Là một bà mẹ nghèo, già nua (lẩm nhẩm tính toán theo thói quen người già), là dân ngụ cư.
  • Ngoại hình: dáng đi lọng khọng, chậm chạp, run rẩy, vừa đi vừa ho húng hắng, lẩm nhẩm tính toán theo thói quen người già.


2. Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ

  • Trước sự đon đả của đứa con trai ngờ nghệch “bà lão phấp phỏng”.
  • Bà không hề hay biết chuyện anh con trai đã nhặt một người vợ về, thấy người đàn bà lạ trong nhà, bà rất ngạc nhiên: “quái, sao lại có một người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ?” “người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia?”, “sao lại chào mình bằng u?”
  • Sau tất cả sự ngạc nhiên, bà đã hiểu ra “biết bao nhiêu cơ sự”, “mắt bà nhoè đi”:
    • Bà thương, buồn tủi cho con trai phải lấy vợ nhặt, mà trong cảnh đói khát mới lấy được vợ “Chao ôi”, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm làm nồi ... còn con mình thì ...”.
    • Bà cũng thấy hờn tủi cho chính mình, có lỗi với con trai bởi không thể lo được chuyện dựng vợ gả chồng cho con chu đáo.
    • Bà cảm thương cho người đàn bà khốn khổ cùng đường mới phải lấy con trai bà, thương cho cả sự ngờ nghệch của đứa con trai: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được ... ”
  • Bà mừng vì con trai đã yên bề gia thất: “các con đã phải duyên ... u cũng mừng lòng”, “cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên” chấp nhận đứa con dâu vừa được nhặt về.
  • Bà cụ Tứ dân lo lắng cho cuộc sống các con sau này: “chúng nó có nuôi nhau sống qua được cơn đói khát này không”, “vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không”
  • Bà đối xử tốt với nàng dâu mới bằng sự cảm thông, trân trọng:
    • Ân cần quan tâm con: “Con ngồi đây ... đỡ mỏi chân”,
    • Nói về tương lai với niềm lạc quan “biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời”
    • Bảo ban các con làm ăn: “khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà, ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có đàn gà cho xem”.
  • Nhận xét: bà cụ Tứ là người mẹ nghèo hiền từ, chất phác, vị tha, nhân hậu, âm thầm hi sinh vì hạnh phúc của con. Bà là nhân vật tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của người mẹ nghèo Việt Nam.


III. Kết bài

  • Cảm nhận riêng về hình tượng bà cụ Tứ.
  • Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện độc đáo, miêu tả tâm lí nhân vật nhuần nhuyễn, ngôn ngữ giản dị, gần gũi.
  • Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc, phản ánh chân thực tình cảnh người nông dân trong nạn đói, mặt khác cũng phản ánh bản chất tốt đẹp và sức sống mãnh liệt của họ.
Dàn ý phân tích nhân vật bà cụ Tứ
Dàn ý phân tích nhân vật bà cụ Tứ
Dàn ý phân tích nhân vật bà cụ Tứ
Dàn ý phân tích nhân vật bà cụ Tứ

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?