Trong công việc sẽ có nhiều lúc bạn có cảm giác chán nản vì rất nhiều lý do. Những lúc ấy trong đầu bạn lóe lên một ý nghĩ "Mình có nên nghỉ việc không?" và bạn băn khoăn không biết mình nên quyết định thế nào là hợp lý. Dưới đây Toplist sẽ giới thiệu đến bạn những dấu hiệu báo hiệu bạn nên nghỉ việc, bạn sẽ dễ dàng đưa ra quyết định hơn trong các tình huống.
Bạn cảm thấy dường như bạn chưa từng thành công
Bạn luôn luôn lo lắng về tiền bạc
Luôn luôn phải để ý những gì mình nói
Ở nơi làm việc mà bạn phải cẩn thận với lời ăn tiếng nói của mình nhưng bạn lại không thể tự chủ được. Bạn luôn phải suy nghĩ lại tất cả những gì mà mình vừa phát ngôn trong ngày và luôn tự chất vấn mình kiểu như "Cái này nghe như thế nào? Người khác sẽ hiểu nó thế nào? Nó có quá xa rời với ý tưởng mọi người đang thảo luận?”. Lúc này, bạn đừng suy nghĩ nhiều nữa mà hãy xin nghỉ việc và tìm đến 1 nơi thích hợp hơn.
Bạn làm việc quá sức
Tất cả chúng ta đều đóng thuế cho công việc và nếu bạn thỉnh thoảng cảm thấy lo lắng sau 1 ngày dài ở văn phòng, cuộc sống của bạn luôn trong tình trạng stress kéo dài và kiệt sức vì công việc, chắc chắn bạn đã làm việc quá sức rồi. Thể trạng, tâm lý hay sự mệt mỏi tinh thần bị gây ra bởi công việc có thể ảnh hưởng xấu đến bản thân ở nhiều dạng từ tăng cân nhẹ, mất ngủ đến trở nên mệt mỏi bởi bất cứ việc nhỏ nhặt nào ở công ty. Sự thiếu nhiệt huyết, stress và sợ hãi có thể làm cạn kiệt năng lượng, ảnh hưởng đến năng suất làm việc của bạn và gây hậu quả xấu cho cả đôi bên. Bạn hãy rời khỏi công việc trước khi tự mình gây ra hậu quả gì.
Bạn không hình dung được tương lai trong một năm tới tại công ty
Vấn đề về niềm tin
Bạn không trưởng thành
Nếu trong công việc ai cũng gặp những vướng mắc, thử thách. Nhưng vượt qua vướng mắc, thử thách đó sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng và bổ sung cho bạn những giá trị cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn không học được bất cứ điều gì mới mẻ hay đơn giản là làm những việc lặp đi lặp lại mỗi ngày, bạn nên tìm kiếm một nơi khác thì hơn.
Mục tiêu của công ty và của bạn không phù hợp nhau
Bạn nên xem xét rằng liệu bạn có đầu tư thời gian vào đúng công ty hay không? Bạn hãy tự hỏi bản thân công ty có phù hợp với mục tiêu cuộc sống và giá trị của bạn hay không? Ví dụ như công ty yêu cầu bạn đi công tác quá nhiều khiến bạn không có thời gian cho gia đình, bạn bè khiến bạn không thể cân bằng được giữa cuộc sống và công việc. Bạn không thể tiếp tục một công việc khi bạn không thể chịu đựng được nó nữa.
Bạn không thể cười to ở văn phòng
Cảm giác chán nản luôn thường trực
Chán nản trong công việc là cảm giác rất phổ biến. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu cảm giác này kéo dài ở nơi làm việc của bạn thì đó chính là dấu hiệu báo động rằng bạn không được làm những việc bạn muốn và nên tìm kiếm điều khác ý nghĩa hơn. Bạn sử dụng phần lớn thời gian làm việc của mình để vào các website shopping online, chơi game hay thường xuyên nhìn đồng hồ thì tất cả đều là những dấu hiệu chứng tỏ công việc hiện tại và bạn đã đến lúc chia tay nhau.
Chán ghét ngày thứ Hai
Sếp đến từ địa ngục
Công ty không đầu tư vào con người
Việc gắn kết nhân viên là 1 trong những vấn đề gây đau đầu nhất cho nhà quản lý mà lúc nào chúng ta cũng nghe nhắc đến. Nhưng có 1 lý do khiến nó được nhắc đi nhắc lại, đó là những vấn đề về kết nối nhân sự. Nhân viên trung thành là những người có nhiệt huyết, sáng tạo và đầy hứng thú với nhiệm vụ được giao và mục tiêu công việc của họ. Trong khi những nhân viên khác thì không tha thiết với công ty và thậm chí có thể ảnh hưởng xấu đến công việc. Vì thế nếu công ty của bạn không quan tâm đến sự gắn bó của nhân viên thì bạn nên tìm 1 nơi tốt hơn rồi.
Sự sa thải cận kề
Kỹ năng của bạn không được trọng dụng
Bạn là người giỏi giang, nhiều kỹ năng nhưng sếp lại không tạo điều kiện để các kỹ năng của bạn phát triển. Bạn vẫn luôn kiên trì với công việc đó 1 thời gian để chứng minh bản thân mình với sếp nhưng dường như mọi nỗ lực của bạn đều là con số 0. Do vậy kết quả là bạn bị mắc kẹt mãi ở 1 vị trí mà không vươn lên được. Lúc này bạn hãy nghĩ đến những cơ hội khác.