Top 10 điều kiêng kỵ khi đi chùa người Việt thường mắc phải

Đi chùa lễ Phật đầu năm hoặc những ngày lễ, rằm, mồng một đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Ở chốn thiền môn thanh tịnh, con người ta tìm lại được thiện tánh vốn có, tạm buông bỏ những xô bồ tấp nập ngoài kia. Tuy nhiên, hơn quá nửa người Việt khi đi chùa lại thường xuyên mắc phải những lỗi này.

Tự ý sử dụng hoặc mang đồ ở chùa về nhà

Các món đồ Pháp bảo, vật dụng ở chùa đa phần do thập phương bá tánh phát tâm cúng dường, hầu mong mang lại lợi lạc cho chúng sanh.

Tự ý lấy đồ ở chùa đem về làm của riêng cũng giống như việc bạn đang bòn rút của cải của thập phương bá tánh, do đó tội lỗi càng thêm nặng nề.Vì lấy đồ của một người đã là tội lỗi rồi, huống hồ mắc tội giam than của Tam Bảo.

Trước khi sử dụng đồ gì đó ở đây, bạn hãy lễ phép xin hỏi sư Thầy hoặc những người có trách nhiệm liên quan nếu không muốn bị tổn phước nhé!

Tự ý sử dụng hoặc mang đồ ở chùa về nhà

Trang phục thiếu trang nghiêm

Không riêng chùa, khi đến nhà thờ hay các cơ sở tôn giáo khác, bạn cần mặc trang phục kín đáo vì đây là những nơi tôn nghiêm, thanh tịnh. Mặc đồ quá hở hang ở chốn thiền môn sẽ gây phản cảm.
Một số người, đặc biệt là các cặp tình nhân trẻ khi đến chùa thường ăn mặc rất “thiếu vải”. Điều này không cấm nhưng trang phục như vậy không phù hợp với hoàn cảnh, sẽ khiến bạn trông trở nên thiếu trang nghiêm, thành kính. Hơn nữa lại tạo tội làm ô uế Phật đường, phạm giới bất kính, phước đức tiêu tán rất nhiều. Cố gắng mặc những bộ đồ kín đáo một chút khi đến chùa cũng thể hiện văn hóa lịch sự, tế nhị của khách tham quan.
Trang phục thiếu trang nghiêm

Nói chuyện thị phi, đùa giỡn trong cảnh thiền môn

Chùa vốn là nơi có không gian yên tĩnh, thanh tịnh, nơi dừng chân tu học cho cả những người xuất sĩ và tu sĩ. Có dịp tham quan quanh khu chánh Điện, giảng đường, phải giữ vệ sinh sạch sẽ, không được khạc nhổ bừa bãi. Đi đến chùa, tuyệt đối không đùa giỡn, nói chuyện thị phi gây mất đoàn kết, làm ảnh hưởng không khí trang nghiêm nơi thanh tịnh. Nếu phạm phải điều này sẽ gặt quả không tốt, có tu hành mấy cũng không thành vì tâm vốn động loạn. Kể cả khi dắt theo trẻ con, bạn cũng nên hạn chế để chúng gây ồn ào, đùa giỡn quá trớn nhé!
Nói chuyện thị phi, đùa giỡn trong cảnh thiền môn

Không để ý lối vào cổng tam quan

Mỗi ngôi chùa đều có cổng tam quan (gồm 3 cổng) rất đặc trưng, nhưng chỉ mở rộng cửa chính ở giữa vào những ngày lễ lớn, còn lại những ngày thường chỉ mở cổng phụ hai bên. Các bạn có biết vì sao không? Nhà Phật quan niệm cổng lớn là lối đi dành cho chư Phật, chư Thiện, những bậc tôn túc có giới hạnh đủ đầy, do đó chỉ mở cửa vào những dịp lễ lớn để cung nghinh, tiếp đón. Tuy nhiên, nhiều người đi chùa lễ Phật không đến điều này nên cứ tùy tiện đi vào cửa lớn, lại không thèm nhìn trước ngó sau. Như vậy, có dịp đến chùa bạn nên đi vào cửa hai bên, không nên đi cửa chính giữa, đồng thời không dẫm lên bậu cửa khi bước vào, nếu không sẽ phạm tội bất kính.
Không để ý lối vào cổng tam quan

Không quỳ giữa điện Phật

Đây là sai lầm đa số người Việt mắc phải. Khi thắp nhang lễ Phật, bạn hãy đứng lệch sang một bên để hành lễ, vì vị trí giữa chánh điện thường là nơi dành cho các bậc trụ trì hoặc chư tăng trong chùa.
Hiện nay ở một số chùa như chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn, TPHCM), Viện Chuyên tu (Vũng Tàu) có dậy oai nghi lễ lạy cho người Phật tử, bạn có thể xem các bài giảng trên băng đĩa để học cách thực hành lễ lạy trang nghiêm và thẩm mĩ nhất nhé!
Không quỳ giữa điện Phật

Tự ý quay phim, chụp hình

Thường một số chùa không khuyến khích tham quan chụp hình trong chánh định, tháp linh, nhà tổ... Bạn có biết vì sao không? Ngoài lí do mĩ quan, còn có một số nguyên nhân thuộc về tâm linh rất đáng sợ.

Theo dân gian, chùa là nơi ẩn náu của nhiều linh hồn sau khi mất đi, việc chụp hình ở những nơi này vô tình sẽ lưu giữ hình ảnh những linh hồn, họ sẽ lặng lẽ theo về với bạn cùng với những tấm ảnh đó. Điều này cho đến nay chưa ai khẳng định có thật nhưng ông bà ta vẫn rất kiêng kị việc họa vẽ, chụp hình ở những nơi này.

Tự ý quay phim, chụp hình

Dùng “đồ chùa”

Với tâm lí được sử dụng tự do thoải mái mà không phải trả tiền phí, một số khách tham quan khi đến chùa thường rất lãng phí điện, nước... Không có ý thức bảo về vật dụng Tam Bảo như vật dụng của mình.

Nếu có ý thức kém như vậy, bạn không những chịu sự trách móc, chê bai của mọi người mà còn tổn thất công đức nặng nề.

Dùng “đồ chùa”

Cư xử thiếu bất kính với Tăng, Ni

Chư Tăng, Ni là tầng lớp cao quý đại diện cho Đức Phật giáo hóa chúng sanh, vì vậy, khi đến chùa lễ Phật, bạn nên có thái độ cung kính trước những vị tu hành. Điều này vừa thể hiện sự lễ phép của bạn, vừa là cơ hội để bạn thực hành đức tính khiêm cung, vô ngã.

Khi đến chào hay ra về, hãy niệm hồng danh “A Di Đà Phật!” trước khi nói chuyện để thể hiện sự tôn kính, tự nhắc nhở bản thân phải chánh niệm như đang có Phật bên cạnh mình.

Cư xử thiếu bất kính với Tăng, Ni

Mang thức ăn mặn vào chùa

Một số khách hành hương khi đi tham quan vãng cảnh chùa thường hay không để ý, mang thức ăn mặn vào chùa. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của nhà chùa (người ngoài nhìn thấy sẽ hiểu nhầm các sư dùng đồ ăn mặn) mà còn gián tiếp tạo tội cho bạn.

Trước khi bước vào cổng tam quan, hãy nán lại kiểm tra tác phong, các đồ dùng mang theo một cách cẩn thận rồi hãy bước vào trong.

Mang thức ăn mặn vào chùa

Sắm sửa vàng mã đem cúng Phật

Khi đến dâng hương tại chùa chiền, tịnh xá, chỉ nên sắm lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chính, bánh trái, xôi chè... tuyệt đối không đặt thức ăn mặn và vàng mã đem dâng lên bàn thờ Phật.

Các sư thầy giải thích rằng, việc sắm sửa vàng mã không chỉ gây tốn kém tiền bạc mà còn ô nhiễm môi trường, góp phần gia tăng tệ nạn mê tín dị đoan.

Sắm sửa vàng mã đem cúng Phật

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?