Top 5 Giáo phái đã thay đổi tiến trình lịch sử

Giáo phái là một nhóm tập hợp con của một tôn giáo hoặc hệ phái. Các giáo phái thường có chung niềm tin với tôn giáo là nền tảng của họ, nhưng sẽ có sự khác biệt rõ rệt trong một số điều kiện. Chúng có thể là đối thủ của nhau, nhưng khi thất bại, những tôn giáo này đều làm rung chuyển các đế chế, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người.

Vũ điệu ma

Múa ma, còn được gọi là Vũ điệu ma (năm 1890) là một nghi lễ được kết hợp vào nhiều tín ngưỡng của người Mỹ bản địa. Theo lời dạy của Neveda Nothern Paiute lãnh đạo, thực hành điệu nhảy thích hợp sẽ đoàn tụ người sống với linh hồn người chết, đưa các linh hồn thay mặt họ chiến đấu chấm dứt chiến tranh, mang lại hòa bình, thịnh vượng, thống nhất cho các dân tộc trong toàn khu vực.


Cơ sở cho Vũ điệu ma là vũ điệu vòng tròn - một điệu nhảy truyền thống của người Mỹ bản địa. Nó lần đầu tiên được thực hành bởi Paiute vào năm 1889, bắt đầu lan rộng khắp miền tây Hoa Kỳ, nhanh chóng tiến xa đến các khu vực California và Oklahoma.


Khi Múa ma lan rộng, nhiều bộ lạc khác nhau đã tổng hợp các khía cạnh có chọn lọc của nghi lễ với niềm tin của riêng họ.

Nó cũng gắn liền với lời tiên tri của Wovoka về việc chấm dứt mở rộng thuộc địa trong khi rao giảng mục tiêu sống trong sạch, một cuộc sống lương thiện và hợp tác giữa các nền văn hóa. Thực hành việc Múa ma được cho là góp phần vào việc Lakota - chống lại sự đồng hóa theo đạo luật Dawes.


Trước phong trào tôn giáo này, một trận dịch sốt thương hàn tàn khốc cùng các bệnh khác ở Châu Âu xảy ra năm 1867, đã giết mất khoảng một phần mười tổng dân số, dẫn đến tổn thương tâm lý lan rộng. Sự đổ vỡ mang lại sự rối loạn cho hệ thống kinh tế và xã hội.

Vũ điệu ma
Vũ điệu ma
Vũ điệu ma
Vũ điệu ma

Cathars

Giáo phái Cathars có nguồn gốc bí ẩn phát triển mạnh mẽ ở miền nam nước Pháp vào thế kỷ 11 và 12. Trong khi họ tự cho mình là Cơ đốc nhân, thì Giáo hội Công giáo lại buộc tội họ là dị giáo, hoặc thậm chí cho rằng họ hoàn toàn không phải người theo đạo Cơ đốc.


Xét về niềm tin của hai nhóm thì điều này cũng dễ hiểu. Các Cathars bác bỏ khái niệm Chúa Ba Ngôi và Chúa độc thần, thay vào đó họ tin vào hai thực thể toàn năng - một đấng sáng tạo nhân từ cùng một bạo chúa độc ác. Họ cũng bác bỏ ý tưởng về chức tư tế cũng như các trung tâm tôn giáo, mà chỉ đơn giản chia thành những giáo dân bình thường, những người duy trì lối sống khổ hạnh. Họ tin vào luân hồi, từ chối ăn thịt, tuân theo các luật trong Kinh thánh chống lại những lời nói dối, không trung thực và thề nguyền.


Thêm một điều tồi tệ khác với dạo Cơ đốc nhất chính là người Cathars không hề e ngại về việc tự tử, an tử, tránh thai (trong khi những điều này đối với người Công giáo được coi là tội lỗi rất nặng). Tệ hơn nữa, họ đã làm xấu mặt Giáo hội Công giáo, đánh bại những nhà thần học trong các cuộc tranh luận về tôn giáo, chế nhạo những linh mục sống đạo đức giả, những người rao giảng về sự nghèo khó nhưng lại sống xa hoa.


Mệt mỏi vì bị giáo phái mới nổi này gọi là "Giáo hội của những con sói". Thế nên, ngay từ đầu triều đại của mình, Giáo hoàng Innocent III đã cố gắng chấm dứt chủ nghĩa Cathars bằng cách cử các nhà truyền giáo thuyết phục chính quyền địa phương hành động chống lại họ. Năm 1208, Pierre de Castelnau - người hợp pháp đại diện Giáo hoàng, bị sát hại khi đang trở về Rome, khi bắt vạ tuyệt thông Bá tước Raymond VI của Toulouse, người mà theo quan điểm của ông là quá khoan dung với Cathars.


Sau đó Giáo hoàng Innocent III từ bỏ lựa chọn cử các nhà truyền giáo, luật gia Công giáo, Ngài tuyên bố Pierre de Castelnau là một người tử vì đạo, đồng thời phát động cuộc Thập tự chinh Albigensian năm 1209. Nó kết thúc vào năm 1229 với sự thất bại của người Cathars.

Cathars
Cathars
Cathars
Cathars

Khởi nghĩa khăn vàng

Ở thế kỷ thứ II sau công nguyên, triều đại nhà Hán là mớ hỗn độn bất ổn về chính trị lẫn quân sự. Vì vậy, mọi người đều rất vui mừng khi vào năm 174, một linh mục đạo giáo tiên tri rằng “thời đại hòa bình tuyệt vời sẽ bắt đầu, khi bầu trời xanh được thay thế bằng bầu trời màu vàng”. Đây có lẽ là một tham chiếu tượng hình cho các ý tưởng vũ trụ học của Trung Quốc về thời đại trái đất. Trong đó người Hán được liên kết với màu xanh lam, xanh lục và thời đại mới được liên kết với màu vàng.


Trước lời tiên tri này, một giáo phái mới nổi lên có tên là Taipingdao, hay còn gọi là Đại đạo hòa bình. Dưới sự dẫn dắt của Thiên tướng Trương Giác (Zhang Jue) cùng hai người anh em của ông, họ tìm cách thúc đẩy tuổi thọ thông qua các phiên bản cực đoan từ những nghi lễ đạo giáo, bao gồm nhịn ăn, mở những cuộc tụ tập công khai lớn - nơi mọi người công khai thú nhận tội lỗi, cùng nhau cầu nguyện và tham gia vào nghi lễ chữa bệnh bằng đức tin. Việc này nhanh chóng lan truyền ra khắp xã hội Trung Quốc, các nhà cai trị đều tranh giành để đàn áp nó. Phong trào đã phản ứng trong cuộc nổi dậy, họ đeo những chiếc turban màu vàng để thể hiện đức tin cũng như thách thức nhà Hán.


Tuy đạo giáo này bị đánh tan nát, nhưng cuộc nổi dậy kéo dài hai thập kỷ đã chứng kiến sự tàn phá tài sản của địa chủ, cùng cơ sở hạ tầng của chính phủ, trong khi chính quyền nhà Hán bị chia rẽ với chủ nghĩa bè phái giữa hoạn quan, quý tộc, học giả Nho giáo và quân đội.


Ở thời điểm đó có một nhóm tương tự nhưng tinh vi hơn, được gọi là Celestial Master nổi lên - họ đã lên kế hoạch cho sự sụp đổ của triều đại bằng cách gieo trồng những "hạt giống người" để chuẩn bị cho một kỷ nguyên thống trị của đạo giáo. Họ sống sót, còn một vài thế hệ sau của triều đại nhà thì Hán sụp đổ khi phải đối mặt với ngoại xâm cùng các tướng lĩnh nổi loạn. Mất nhiều thế kỷ để quyền cai trị tập trung trở lại và bầu trời vẫn trong xanh.


Chân dung Trương Giác cũng được La Quán Trung mô tả trong “Tam quốc diễn nghĩa” là một học trò thi trượt tú tài, vào rừng tìm thuốc, được Nam Hoa lão tiên tặng cho cuốn sách "Thái bình yêu thuật". Việc chữa bệnh uy tín trong nhân dân của Trương Giác bắt đầu từ đó. Từ khi Trương Giác khởi binh, hình ảnh của ông ít được đề cập như 2 người em Trương Bảo và Trương Lương. Toàn bộ cuộc đời ông được nói tới trong hồi 1 và hồi 2 của tác phẩm.

Khởi nghĩa khăn vàng
Khởi nghĩa khăn vàng
Trương Giác (Zhang Jue)
Trương Giác (Zhang Jue)

Hội thờ Phượng Chúa

Năm 1836, Hong Xiuqian (Hồng Tú Toàn) thi trượt tú tài - một kỳ thi quan trọng ở Trung Quốc thời Thanh vào thế kỷ 19. Sau đó, lúc rơi vào cơn sốt mê sảng, ông đã nhìn thấy cảnh tượng mình được rước lên thiên cung để gặp các hiền nhân cổ đại.


Năm 1843, Hong Xiuquian nảy ra ý tưởng khi tình cờ đọc cuốn sách nhỏ về Tin Lành có tên Quanshi liangyan (tạm dịch: Những lời tốt đẹp để khuyên nhủ thời đại), kết hợp với những suy nghĩ nửa vời của Cơ đốc giáo, cùng ý tưởng độc đáo riêng mình. Ông liền sớm có nhóm tín đồ được gọi là Bai Shangdi hui, hay Hội thờ phượng Chúa… Điều này dáng lẻ sẽ vô hại nếu Trung Quốc cuối thời nhà Thanh không phải là một nơi kinh khủng.


Triều đình Mãn Thanh đã bỏ qua các vấn đề cướp bóc cũng như nạn đói, và Hội thờ phượng Chúa đã lấp đầy khoảng trống đó. Năm 1851, Hong Xiuquian tin rằng ý muốn của thiên đường là để ông đứng lên thay thế nhà Thanh bằng Taiping Tianguo, hay còn gọi là Thiên quốc đại hòa bình.


Phiến quân chiếm giữ các khu vực miền trung, miền nam Trung Quốc và thủ đô Nam Kinh phía nam. Taiping Tianguo - chế độ thần quyền quân phiệt hà khắc, đã thúc đẩy nhiều cải cách tiến bộ. Họ theo chủ nghĩa quân bình, cấm sự trói chân phụ nữ một cách tàn nhẫn, đề bạt phụ nữ lên làm quản trị viên, sĩ quan quân đội. Họ cải cách xã hội bằng việc cấm chế độ nô lệ, chế độ đa thê, đồng thời tìm cách phân phối lại đất đai cho dân chúng. Taiping Tianguo có luật đạo đức chống cờ bạc, thuốc phiện, mại dâm, uống rượu,… mong đợi các buổi lễ ngày Sa-bát cùng các bài giảng và hiến tế động vật.


Đối với con mắt của thời đại trước, phong trào này có vẻ kỳ lạ, nhưng có lẽ nó thích hợp hơn với nhà Thanh. Tuy nhiên, triều đình đã cố gắng đàn áp nó trong cuộc chiến cướp đi sinh mạng của 20 triệu người, đồng thời giải phóng những lực lượng không thể kiểm soát ở quá trình này. Họ cho phép người Hán đứng vào hàng ngũ quân sự trước đây dành cho Mãn Châu, yêu cầu sự trợ giúp từ các cường quốc khác. Sự suy yếu kiểm soát bên trong lẫn bên ngoài cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của nhà Thanh.

Hội thờ phượng Chúa
Hội thờ phượng Chúa
Cuộc chiến với triều đình nhà Thanh
Cuộc chiến với triều đình nhà Thanh

Donghak

Được thành lập năm 1860 bởi Choe Je-u, Donghak là tôn giáo bản địa đầu tiên có ảnh hưởng nhất ở Hàn Quốc. Tên của nó sau đó được đổi thành Chondo-Gyo (Đạo Thiên Đường). Học thuyết cơ bản của Donghak nói rằng mỗi con người là một hiện thân của thiên đàng, không chỉ cần được tôn kính bởi những người khác mà mỗi cá nhân cũng phải tôn kính chính mình.


Việc giảng dạy Donghak ủng hộ sự bình đẳng phổ quát, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử liên quan đến tuổi tác, giới tính, giáo dục và các vấn đề xã hội khác.


Kết quả là cách mạng Donghak trở thành ví dụ sớm nhất về phong trào cải cách xã hội đúng đắn, thúc đẩy công lý của Hàn Quốc, nhằm kêu gọi sự cứu rỗi, sự tự do của các tầng lớp thấp hơn bị áp bức, bóc lột. Nó cũng được coi là động lực thúc đẩy quần chúng chống lại bất công, tham nhũng, sự phân biệt đối xử theo phương châm “tất cả đều bình đẳng, bảo vệ đất nước khỏi ảnh hưởng từ nước ngoài, giúp cho người dân an toàn”.


Cách mạng Donghak xảy ra khi Hàn Quốc bị thống trị bởi chế độ quân chủ vô cùng độc ác, bất tài của vương quốc Joseon.
Vào thời kỳ đó, nông dân là một nhóm bị coi thường về mặt xã hội do các giai cấp quý tộc cai trị. Hơn nữa, họ bị các quan chức chính phủ tham nhũng đánh thuế quá mức và thường bị đối xử tệ bạc. Để phản đối những việc bất công cũng như sự lạm quyền từ các cấp trên của giới quý tộc, quý tộc, quan chức chính phủ (đặc biệt là ở tỉnh Jeolla), Chon Bong-Joon, một nông dân, cũng là tín đồ của đạo giáo Donghak, đã lãnh đạo cuộc nổi dậy năm 1894.


Cuộc biểu tình nhằm xóa bỏ tham nhũng có hệ thống này cuối cùng đã nổ ra thành cuộc biểu tình trên toàn quốc. Báo động trước sự thành công của nó, chính phủ Hàn Quốc yêu cầu Trung Quốc can thiệp. Việc ủng hộ từ phía Trung Quốc khiến cho chính phủ Nhật Bản điều quân đến Hàn Quốc giúp trấn áp các cuộc biểu tình. Khi Trung Quốc và Nhật Bản đang tranh giành ảnh hưởng đối với Hàn Quốc, cách mạng Donghak đã dẫn đến sự bùng nổ chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895).

Cách mạng Donghak
Cách mạng Donghak
Tượng lãnh tụ Cách mạng Nông dân Donghak
Tượng lãnh tụ Cách mạng Nông dân Donghak

Bình luận