Top 5 Kiểm tra, xét nghiệm nên làm khi phụ nữ ở độ 20 - 30 tuổi

Là phụ nữ, bạn nên chủ động tiến hành thực hiện các xét nghiệm quan trọng dưới đây để đảm bảo một sức khỏe tốt nhất cho bản thân, dù có dấu hiệu bệnh hay không thì những xét nghiệm dành cho phụ nữ cũng rất quan trọng đối với chị em từ 20 - 30 tuổi. Đó là những kiểm tra, xét nghiệm gì thì mời bạn theo dõi bài viết để tìm ra câu trả lời nhé.

Theo dõi cân nặng

Cân nặng là chỉ số kg (hay đơn vị khác) đo được khi đưa một người lên cân đo. Cân nặng chuẩn, cân nặng lý tưởng là cân nặng nên có của một người để có được sức khỏe tốt nhất. Chắc hẳn không ít chị em khá khó chịu khi phải bước lên bàn cân thường xuyên vì số cân luôn vượt quá sự mong muốn. Nhưng đây là một điều cần thiết nếu bạn muốn một cơ thể khỏe mạnh.

Cân nặng là một chỉ số sức khỏe quan trọng, nhưng nó cũng là một trong những yếu tố phức tạp nhất. Tần suất kiểm tra cân nặng của bạn phụ thuộc vào mục tiêu và mức ảnh hưởng của cân nặng đối với bạn. Khi bạn đang cố gắng giảm cân hoặc ngăn chặn tình trạng tăng cân, tốt nhất bạn nên kiểm tra cân nặng ít nhất một lần mỗi tuần. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện thể thao kịp thời. Nhiều người đã nhận thấy việc kiểm tra cân nặng từ 3 đến 7 lần mỗi tuần đem lại cho họ hiệu quả giảm cân cao hơn.


Nguyên nhân là do cân nặng vượt tiêu chuẩn khiến bạn có nguy cơ cao mắc một số bệnh lý, đặc biệt trong đó có béo phì, huyết áp cao, bệnh tim… Vì vậy, bạn cần kiểm tra thường xuyên để có chế độ ăn uống khoa học, và phù hợp vs sức khỏe của bạn.

Theo dõi cân nặng
Theo dõi cân nặng
Theo dõi cân nặng
Theo dõi cân nặng

Đo huyết áp

Huyết áp là một trong nhiều chỉ số thể hiện chức năng hoạt động của tim. Đó là áp lực tác động lên thành mạch cần thiết để đưa máu đến nuôi tim và các cơ quan trong cơ thể. Chỉ số huyết áp tối ưu hoặc bình thường trong ngưỡng cho phép sẽ giúp tim bơm máu hiệu quả. Huyết áp tăng hay giảm bất thường đều gây nguy hiểm cho người bệnh. Mỗi độ tuổi có một chỉ số huyết áp chuẩn riêng mà mọi người cần duy trì để ổn định sức khỏe. Ai cũng cần biết chỉ số huyết áp cùng giới hạn an toàn của mình để chủ động phòng tránh rủi ro do bệnh tăng huyết áp gây ra.


Đo huyết áp sẽ giúp bạn có được một chỉ số sức khỏe quan trọng. Huyết áp ảnh hưởng tới hoạt động trung chuyển máu đi khắp cơ thể do đó tác động tới hầu hết các bộ phận. Phương pháp này giúp tầm soát chứng tăng huyết áp (chỉ số huyết áp lành mạnh là dưới 130/80 mmHg).


Đo huyết áp cũng là một việc đơn giản, tiến hành nhanh gọn và không tốn nhiều chi phí. Vậy tội gì bạn không làm?

Đo huyết áp
Đo huyết áp
Đo huyết áp
Đo huyết áp

Kiểm tra thị lực

Có thể bạn còn đang xem thường điều này nhưng theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, trước khi 40 tuổi, bạn nên đi khám thị lực và đi thường xuyên hơn nếu trước đó bạn đã có vấn đề về thị lực.


Hiệp hội Nhãn khoa Mỹ khuyến cáo bắt đầu từ tuổi 18 đến 60 tuổi nhiều nhất là 2 năm cần kiểm tra mắt 1 lần. Điều này có thể giúp phát hiện các vấn đề không chỉ dừng lại ở thị lực.

"Bằng cách xác định những vấn đề về mắt và thị lực, hay các dấu hiệu bệnh lý, bác sĩ nhãn khoa có thể giúp bệnh nhân tránh khỏi những tổn thương không hồi phục có thể xảy ra về sau", Chủ tịch Hiệp hội Samuel Pierce cho hay.


Lý do cần phải duy trì việc khám mắt định kỳ bởi thị lực thường bị giảm sút rất nhanh theo thời gian khi mắc các bệnh về mắt cũng như do việc sủ dụng các thiết bị điện tử hàng ngày. Nhiều bệnh về mắt thường không có triệu chứng cụ thể, đôi khi âm thầm nhưng lại gây ảnh hưởng đến thị lực, chỉ có thể phát hiện khi đi thăm khám, chẳng hạn như:

  • Bệnh Glaucoma (cườm nước)
  • Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác
  • Đục thủy tinh thể
  • Bệnh võng mạc tiểu đường
Kiểm tra thị lực
Kiểm tra thị lực
Kiểm tra thị lực
Kiểm tra thị lực

Thăm khám vùng chậu và làm xét nghiệm Pap

Thăm khám định kỳ vùng chậu, nơi có hệ thống cơ quan sinh sản của nữ giới và thực hiện xét nghiệm Pap sàng lọc ung thư cổ tử cung là hai việc làm vô cùng cần thiết đối với nữ giới từ 21 tuổi. Việc thăm khám vùng chậu, khám phụ khoa có thể chỉ gói gọn trong 10 phút nhưng sẽ giúp chị em phát hiện các bệnh lý nguy hiểm, từ đó bảo vệ tốt sức khỏe sinh sản cũng như ngăn ngừa các nguy cơ gây vô sinh.


Còn đối với xét nghiệm Pap, bạn nên kiểm tra định kỳ ba năm một lần đối với phụ nữ từ 21 đến 65 tuổi. Đối với phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi có xét nghiệm Pap bình thường và xét nghiệm HPV âm tính thì việc sàng lọc có thể thực hiện định kỳ năm năm một lần.


Phụ nữ từ 24 tuổi trở xuống, đã quan hệ tình dục cũng cần phải thăm khám các bệnh lậu, chlamydia và sàng lọc HIV. Cho nên hầu hết phụ nữ, đặc biệt là những người có nhu cầu chăm sóc dự phòng sức khoẻ chung, đòi hỏi khai thác tiền sử đầy đủ và thăm khám thể chất cũng như khám phụ khoa.

Thăm khám vùng chậu và làm xét nghiệm Pap
Thăm khám vùng chậu và làm xét nghiệm Pap
Thăm khám vùng chậu và làm xét nghiệm Pap
Thăm khám vùng chậu và làm xét nghiệm Pap

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu tổng quát là một trong những xét nghiệm thường quy được chỉ định trong nhiều trường hợp khám chữa bệnh, giúp phát hiện các bệnh thông thường và còn được sử dụng trong các trường hợp tầm soát sớm các bệnh lý, khám tiền hôn nhân, khám sức khỏe tổng quát… Xét nghiệm máu sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về sức khỏe của bạn, đặc biệt là lượng cholesterol trong máu. Mọi người, không riêng gì nữ giới, từ 20 tuổi trở lên nên biết nồng độ cholesterol trong máu của mình và tiến hành kiểm tra ít nhất 4 đến 6 năm một lần.


Mục đích là tầm soát tiểu đường và tăng lipid máu, với mức đường huyết và cholesterol lành mạnh khi đói gồm:

  • Mức glucose: Dưới 6,1 mmol/L.
  • Cholesterol toàn phần từ 200 mg/dL trở xuống; Triglyceride dưới 149mg/dL; Cholesterol “xấu” LDL dưới 100mg/dL, Cholesterol “tốt” HDL từ 50 mg/dL trở lên.

Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng giúp kiểm tra hoạt động của các bộ phân khác của cơ thể như gan, thận và tuyến giáp, xác định nguy cơ thiếu máu hoặc lượng hemoglobin thấp, cũng như kiểm soát các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu

Bình luận