Việt Nam có tất cả 54 dân tộc, mỗi dân tộc, vùng miền lại có những nét văn hóa đặc trưng riêng. Nhằm gìn giữ nét đặc trưng của từng dân tộc, Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam (Làng văn hóa 54 dân tộc) được xây dựng nhằm mục đích lưu trữ và tái hiện lại cuộc sống, sinh hoạt của từng dân tộc. Cùng khám phá kinh nghiệm đi du lịch Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.
Khu trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí


Giới thiệu về làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam
Làng văn hóa các dân tộc Việt nam (LVH các dân tộc VN) là một dự án của bộ VHTT & DL có diện tích 1.544ha với tổng vốn đầu tư lên đến 3.200 tỷ đồng, được khánh thành vào tháng 10/2010 tuy đến nay LVH vẫn còn nhiều hạng mục chưa hoàn thành, nhưng đây cũng là 1 điểm đến hấp dẫn và thích hợp cho các bạn đến thăm quan vào mỗi dịp cuối tuần hoặc lễ tết.


Một số khu vui chơi khác ở làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Với diện tích 46,50 ha, đây là một quần thể tái hiện các công trình kiến trúc thu nhỏ như Vạn Lý Trường Thành, Effen, Kim tự tháp… và là một trung tâm hoạt động văn hóa sinh động giới thiệu di sản văn hóa đặc sắc của các nền văn minh trên thế giới.
Khu dịch vụ, du lịch tổng hợp:
Với diện tích 138,89 ha, là khu phức hợp các dịch vụ du lịch tổng hợp, thể thao có quy mô lớn để khai thác có hiệu quả không gian cảnh quan tự nhiên, tăng tính hấp dẫn của dự án, thu hút đầu tư phát triển.
Khu công viên bến thuyền:
Với diện tích 341,53 ha gồm: 310,04 ha phần mặt nước hồ Đồng Mô và 31,49 ha mặt nước, đây là khu vực dịch vụ du lịch, nơi tổ chức các hoạt động tham quan, thể thao, du lịch, dịch vụ gắn với mặt nước hồ Đồng Mô và cổng B của Làng Văn hóa.
Khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô:
Với diện tích 600,9 ha, đây là không gian cảnh quan, mặt nước hồ Đồng Mô có sử dụng khai thác phát triển một số hoạt động du lịch sinh thái phù hợp để tăng tính hấp dẫn của cảnh quan, cây xanh, mặt nước hồ Đồng Mô trên cơ sở đảm bảo môi trường và phát triển du lịch bền vững.
Khu Quản lý điều hành văn phòng:
Với diện tích 78,5ha, khu quản lý điều hành văn phòng gồm: Khu văn phòng, quản lý điều hành trung tâm; Khu nhà công vụ của cán bộ nhân viên Ban Quản lý; Nơi ăn ở của đồng bào các dân tộc trong cả nước tới tham gia hoạt động tại Làng Văn hóa; Nơi đón tiếp các đoàn khách trong và ngoài nước tới tham quan.


Đường đến làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam
- Các bạn đi theo hướng đại lộ Thăng Long khoảng 36km là tới biển chỉ dẫn lối đi Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Ở vòng xuyến, các bạn đi theo lối ra thứ nhất là tới nơi.
- Hoặc xuất phát từ Bờ Hồ đi cầu Trung Hà – trung tâm hội nghị Quốc gia hoặc bến xe Mỹ Đình, ra trung tâm hội nghị Quốc gia, rẽ phải vào đường Láng Hòa Lạc -> đi thẳng 30km là tới Hòa Lạc. Đây cũng là đường đi chùa Tây Phương, Thiên Đường Bảo Sơn, nếu có thời gian các bạn có thể ghé thăm hai địa điểm này.Tới ngã tư Hòa Lạc -> rẽ phải đi Sơn Tây và đi Đường Lâm (nếu rẽ trái là đi Xuân Mai bạn đi thẳng -> khoảng 4-5km là tới Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.


Giá vé vào Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
- Người lớn: 30.000 VND/lượt
- Sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề:10.000VND/lượt
- Học sinh tại các cơ sở giáo dục phổ thông : 5000VND/lượt
- Miễn phí trẻ em dưới 6 tuổi
Khu các làng dân tộc
- Cụm các Làng dân tộc I: Gồm các công trình văn hóa và cảnh quan đặc trưng 28 dân tộc vùng rẻo cao, thung lũng, trung du thuộc các vùng Đông Bắc, Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ với hệ ngôn ngữ Tày - Thái, Tạng - Miến, Mông - Dao, Việt - Mường, Ka - Đai.
- Cụm các Làng dân tộc II: Thể hiện các công trình văn hóa và cảnh quan 18 dân tộc vùng cao nguyên, đồi núi thuộc các dân tộc vùng Nam Trung Bộ, Trường Sơn, Tây Nguyên với hệ ngôn ngữ Môn - Khmer, Nam Đảo.
- Cụm các Làng dân tộc III: Thể hiện các dân tộc Chăm, Khmer, Chơ ro, Chu Ru, các dân tộc cư trú ở các vùng có cảnh quan bán sơn địa, cao nguyên, đồi núi, triền sông (vùng Nam Tây Nguyên và Nam Bộ) với hệ ngôn ngữ Môn - Khmer và Nam Đảo.
- Cụm các Làng dân tộc IV: Gồm các công trình văn hóa và cảnh quan 4 dân tộc đa văn hóa, cư trú ở nhiều vùng cảnh quan như bán sơn địa, đồi núi, đồng bằng, duyên hải, triền sông, thị trấn, thị tứ thuộc nhiều vùng văn hóa khác nhau như Kinh, Hoa, Ngái, Sán Dìu với hệ ngôn ngữ Hán, Việt - Mường.

