Môn Hóa là một trong số các môn học chính của khối tự nhiên để đi thi Đại học Khối A, B. Ngày nay, có rất nhiều bạn học sinh cấp ba có xu hướng thi các khối tự nhiên để vào các trường Đại học nổi tiếng trong cả nước. Sau đây Toplist xin giới thiệu một vài kinh nghiệm để giúp các bạn có cách học tập môn Hóa hiệu quả nhất để đi thi Đại học.
Học kĩ kiến thức trong sách giáo khoa
Hiện nay các bạn học sinh hay tìm mua những loại sách tham khảo, sách hướng dẫn hay các đề thi đại học để ôn mà không hề chú ý một điều rằng sách giáo khoa là một trong những bí kíp có ích nhất. Tuy chỉ là những kiến thức cơ bản nghiêng về mặt lý thuyết, nhưng các bạn nên biết rằng chính những kiến thức cơ bản đó là nền tảng để các bạn xây dựng các công thức tính nhanh hay muốn giải các bài tập khó hơn.
Sách giáo khoa sẽ là những kiến thức chuẩn để bạn học theo. Vì vậy, bạn hãy chọn một cuốn sách giáo khoa chuẩn gồm tất cả những khái niệm quan trọng để học theo. Bạn nhớ không tìm sách tham khảo. Cách tìm sách giáo khoa hay là tới các hiệu sách của trường đại học hay những sách của giáo sư mà bạn yêu thích.
Sách giáo khoa là loại sách cung cấp kiến thức, được biên soạn với mục đích dạy và học tại trường học. Thuật ngữ sách giáo khoa còn có nghĩa mở rộng là một loại sách chuẩn cho một ngành học. Sách giáo khoa được phân loại dựa theo đối tượng sử dụng hoặc chủ đề của sách. Việc xuất bản sách giáo khoa thường dành cho các nhà xuất bản chuyên ngành.
Hơn thế nữa, trong đề thi đại học cũng có phần lớn các câu hỏi lý thuyết, mà chủ yếu đáp án hay kiến thức đó đều nằm trong sách giáo khoa nếu bạn chú ý đọc kĩ từng nội dung và chủ đề, đặc biệt là ở các phần tham khảo cuối mỗi bài. Chính vì vậy mà đừng đi tìm hiểu xa xôi ở đâu nhé, mọi đáp án đều ở ngay cạnh bạn thôi. Sách giáo khoa là nguồn tài liệu chuẩn để bạn học theo. Vì vậy, bạn cần có phương pháp và cách học kiến thức môn học này từ sách giáo khoa sẽ giúp bạn học giỏi hóa.
Làm nhiều dạng bài tập khác nhau
Môn Hóa đặc trưng ở chỗ có rất nhiều các dạng bài tập khác nhau và ở mỗi dạng bài tập có những cách giải khác nhau tùy thuộc vào mỗi người. Làm nhiều dạng bài tập khác nhau sẽ rèn luyện cho bạn khả năng linh hoạt và nhanh nhẹn trước mỗi tình huống bài tập.
Muốn học tốt môn hóa học bạn cần nắm vững lí thuyết các khái niệm, các định nghĩa, các định luật hay quy luật đã được quy định trong chương trình. Ngoài ra bạn cần quan sát các thí nghiệm, các hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống… vì lí thuyết hóa học rất gần thực tế. Và cứ dần dần bạn sẽ tích lũy được kiến thức.
Xử lí thông tin: tự làm thì nghiệm để rút ra kết luận hoặc rút ra các nhận xét quan trọng cho chính mình. Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi hay làm bài tập, vận dụng vào thực tiễn để hiểu sâu bài học (đó là cách học tốt môn hóa lí tưởng). Muốn học giỏi môn hóa bạn phải biết cách học và ghi nhớ một cách chọn lọc, logic: môn hóa học vẹt là rất khó nhớ, học phải hiểu.
Chính vì vậy mà muốn học môn này đạt kết quả cao, bạn phải tìm tòi nhiều dạng bài tập khác nhau trong nhiều quyển sách khác nhau, ở mỗi dạng bạn nên tự mình tìm cách giải, sau đó mới xem hướng dẫn giải trong sách để rút kinh nghiệm, xem cách giải của mình nhanh hơn hay không, ưu và khuyết điểm mỗi cách giải, để tìm ra cách giải tối ưu nhất.
Tự ghi chú những điều cần nhớ và Tự học ở nhà
Trong quá trình học và làm bài tập, giải đề thi, có rất nhiều những điểm đáng lưu ý và đặc biệt mà bản thân chúng ta phát hiện ra. Những lúc như vậy chúng ta nên ghi chú cần thiết vào một cuốn vở hay cuốn sổ nào đó, để sau này ôn tập lại hay cần tìm đến mà học. Đó cũng là một cách giúp chúng ta nhớ kiến thức lâu hơn.
Tự học vẫn là cách học tập hiệu quả nhất. Giáo viên chỉ là người truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm, đồng thời giải quyết giúp bạn những vướng mắc khi bạn cảm thấy khó khăn. Bản thân bạn chính là sự quyết định. Vì vậy, ngoài việc xem bài kỹ trước khi đến lớp thì sau những tiết học bạn cũng phải học và áp dụng vào làm bài tập ngay sau khi về nhà.
Trước hết, phải ghi nhớ kỹ lý thuyết sau đó vận dụng vào bài tập. Chăm chỉ làm đi làm lại những dạng bài tập trong sách giáo khoa cũng như nghiên cứu thêm những sách tham khảo bạn sẽ rút ra được cách làm cũng như các bước giải bài tập hóa. Từ đó, việc giải một bài tập sẽ trở nên đơn giản hơn. Vì kiến thức về môn hóa rất nhiều và khó nhớ, nên bạn phải làm sao để hệ thống lại một cách gọn gàng, biến những kiến thức của thầy cô và sách vở thành kiến thức của chính mình.
Thành lập các nhóm học tập
Việc học theo nhóm có thể tạo ra một môi trường học tập hiệu quả. Nếu như một mình, bạn phải rất đau đầu khi phải làm những dạng bài tập khó thì khi có nhiều người, mỗi người đều có sự nhạy bén riêng sẽ gợi ý cho nhau được nhiều cách làm bài và nhiều hướng giải bài tập. Tuy nhiên, mặt trái của phương pháp học này là nếu một trong những thành viên trong nhóm không có sự quyết tâm, không có tính tự giác thì việc học tập sẽ đi theo chiều hướng ngược lại.
Có rất nhiều phương pháp học tập môn Hóa để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là sự cố gắng và quyết tâm của mỗi cá nhân học sinh. Nếu bạn đã xác định hướng đi cho mình trong tương lai thì hãy ra sức học tập ngay từ hôm nay. Đừng bỏ qua bất kỳ một bài học nào, dù khó hay dễ.
Siêng năng học và làm bài tập mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn nên trang bị cho mình những phương tiện học tập hữu ích như sách tham khảo, máy tính có mạng internet,… để có thể mở rộng hơn tầm nhìn và tham khảo những lời khuyên và kinh nghiệm hữu ích từ những người đi trước. Chúc các bạn thành công!
Cách làm tốt bài tập hóa học
Muốn học giỏi môn hóa học, học sinh cần nắm vững hóa tính, điều chế, kết hợp với cấu tạo, lí tính, chú ý các hiện tượng hóa học xảy ra.
- Viết phương trình phản ứng: phải nắm vững phần hóa tính các chất, suy nghĩ xem loại hợp chất đó có thể tác dụng được với những tác chất nào?
- Chuỗi phản ứng: Nắm vững cả hóa tính và điều chế, mối quan hệ giữa các chất, sự thay đổi mạch cacbon,…kết hợp với điều kiện phản ứng để suy luận tìm công thức các chất (đối với dạng khó), nhớ cân bằng và ghi rõ điều kiện nếu có.
- Nhận diện hóa chất: nắm được thuốc thử cần dùng, dấu hiệu, và viết phương trình phản ứng kèm dấu hiệu.
- Giải thích hiện tượng, chứng minh: viết được phản ứng xảy ra ở từng giai đoạn, chú ý sự tạo kết tủa – bay hơi hay sự thay đổi màu sắc, mùi, …
Bài tập về các chất: Tên gọi: nắm được cách gọi tên các chất (một chất có thể nhiều cách gọi tên: Tên thông thường, tên quốc tế).
- Lí tính: thông thường ta chú ý nhớ trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu sắc, tính tan, mùi, vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, … Cấu tạo: biết được đặc điểm cấu tạo của từng loại hợp chất, liên kết trong phân tử của nó. Viết được công thức cấu tạo cho từng loại hợp.
- Hóa tính: Dựa vào đặc điểm cấu tạo để suy ra các tính chất cơ bản. Từ hóa tính của chất tiêu biểu, suy nghĩ để khái quát lên tính chất chung cho loại hợp chất đó. Với những chất tiêu biểu, khi học hóa tính ta cần nhớ kĩ loại chất đó có thể cho những loại phản ứng nào, tác dụng được với các loại chất nào như thế mới có thể nhớ và học tốt môn hóa hơn.
- Điều chế: Nắm được phương pháp chung điều chế các loại hợp chất. Với mỗi loại hợp chất cụ thể, ngoài các phương pháp chung, nó còn có những phương pháp riêng nào để điều chế. Phải nhớ được tên nguyên liệu điều chế các chất.
- Ứng dụng: nhớ các ứng dụng của mỗi hợp chất, liên hệ với đời sống.
Làm các đề thi và tự mình chấm điểm
Muốn kiểm tra được khả năng học tập của mình, bạn cần phải đặt mình trong một hoàn cảnh thi cụ thể và tự mình giải quyết đề thi. Có rất nhiều cuộc thi thử diễn ra trên cả nước ở các trường Trung học phổ thông, chính vì vậy mà tìm đề thi không hề khó.
Bạn nên làm các đề thi từ dễ cho đến mức độ khó, làm trong một khoảng thời gian nhất định tương ứng, sau đó tự mình chấm điểm và xem những cái mình làm được và chưa được ở đâu, đạt kết quả thế nào. Sau đó ở những câu mình chưa làm được, thì tập trung suy nghĩ thêm thời gian xem có làm ra không, ở những câu lý thuyết mình làm sai thì xem thử kiến thức của mình ở chỗ đó có chắc chưa, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Muốn học tốt môn hóa và làm bài thi môn hóa đạt điểm cao cần nắm vững được lý thuyết, có một số kỹ năng tính toán (áp dụng được công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải được hệ phương trình, …).
Liệt kê các dữ kiện của đề bài (các số liệu, mối quan hệ giữa các chất phản ứng, điều kiện xảy ra phản ứng, …) yêu cầu của đề bài. Đặt ẩn số (thường là số mol , đặt công thức chung). Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. (nên sắp xếp theo thứ tự, nhớ cân bằng, ghi điều kiện nếu có). Thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đề bài với yêu cầu đề bài, lập hệ phương trình toán, … Sử dụng các thủ thuật tính toán (phương pháp trung bình, ghép ẩn,…) áp dụng các định luật cơ bản của hóa học (định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn điện tích, …) để giải quyết vấn đề.
Học một cách thông minh hơn
Học thành nhiều đợt. Các buổi học dài miên man không có giờ nghỉ sẽ không giúp bạn tiếp thu tốt các kiến thức. Để học sao cho hiệu quả, bạn cần phải có giờ nghỉ giải lao trong thời gian học. Thử học theo từng đợt 30 phút và nghỉ 5-10 phút giữa các đợt. Nếu cảm thấy khả năng tập trung giảm sút, có thể bạn phải ngừng học trong ngày hôm đó hoặc chuyển sang học môn khác. Làm việc gì đó thư giãn trong thời gian nghỉ mà không đòi hỏi phải tập trung nhiều, chẳng hạn như giãn cơ hoặc đi dạo.
Tự trắc nghiệm. Dùng các thẻ học, các câu hỏi trắc nghiệm và bài thi thử để tăng hiệu quả cho việc học. Bạn sẽ nhớ kiến thức tốt hơn khi làm bài thi thử thay vì chỉ đơn thuần đọc lại các thông tin. Hãy thử làm các thẻ học để tự trắc nghiệm. Nhờ người hướng dẫn hay tự mình đặt ra các bài thi thử hoặc các câu hỏi trắc nghiệm. Bạn có thể tạo ra một bài thi thử đơn giản bằng cách sao chép các câu hỏi từ các bài trắc nghiệm trong các kỳ thi trước và trả lời các câu hỏi đó. Cân nhắc làm một bài trắc nghiệm và thi thử trước. Các chủ đề khó nhất là những phần bạn cần tập trung nhất trong khi học.
Sử dụng càng nhiều giác quan càng tốt. Một số người có khả năng nhớ thông tin tốt hơn khi huy động nhiều giác quan trong quá trình học. Một cách để kết hợp nhiều giác quan trong khi học là viết lại và đọc to các ghi chép. Phương pháp này sử dụng nhiều giác quan và có thể giúp bạn nhớ được các thông tin hiệu quả hơn.
Chơi các trò chơi luyện trí nhớ. Thử dùng các bài hát, từ viết tắt hoặc các mẹo ghi nhớ để học các thông tin. Ví dụ, nếu cần nhớ các nốt nhạc EGBDF, bạn có thể đặt ra một cụm từ có các chữ cái đầu tiên là EGBDFP, chẳng hạn như, “every good boy does fine.” Các trò chơi luyện trí nhớ không có tác dụng đối với tất cả mọi người. Bạn có thể bỏ qua nếu thấy khó khăn khi áp dụng phương pháp này.
Dùng phương pháp ghi nhớ hiệu quả như sơ đồ Mind map
Làm sao để nhớ cả bảng hệ thống tuần hoàn? Nhớ tất cả các sự kiện lịch sử trong sách? Bạn hãy thực hiện theo cách sau: Ghi thành dàn bài, Nhẩm trong óc, Ghi ra giấy. Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Khi ghi, bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở lại bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không cần mở sách.
Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời gian vô ích mà lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là điều quan trọng nhất. Hãy dùng phương pháp ghi nhớ hiệu quả như sơ đồ Mind map để tổng hợp kiến thức.
Nên cố gắng tập trung vào những kiến thức cơ bản. Khối kiến thức này thường tập trung ở một số mảng, ví dụ: khái niệm, giả thuyết, quy luật, lý luận...Khi học, cần hiểu rõ bản chất của vấn đề, phải xác định các đặc điểm, cách thức vận dụng những khái niệm, quy luật, lý thuyết... trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể. Từ đó, yêu cầu tiếp theo là phải luyện tập để hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề (đề thi cũng là một dạng vấn đề cụ thể cần giải quyết).
Có hai dạng: vận dụng theo mẫu và vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt. Khi ôn, nên chú ý vận dụng theo cả hai tuyến: Theo chiều dọc: trong phạm vi cùng loại vấn đề, cùng chuyên môn, lĩnh vực... Theo chiều ngang: trong phạm vi những chương mục, môn học khác nhau nhưng có liên quan đến nhau... Sau khi đã học xong lý thuyết, nên tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung ôn thi để kiểm tra trình độ của mình. Đó cũng là một cách để nhớ lâu và tạo cơ sở để tăng dung lượng trí nhớ làm việc (working memory).
Học ở bạn bè và thầy cô
Không phải bất kì ai cũng có thể học tập một cách hiệu quả và xuất sắc nhất nếu không có sự giúp đỡ từ chính bạn bè và thầy cô. Chính vì vậy mà bạn nên tranh thủ những giờ học tập trên lớp để hỏi thầy cô về những kiến thức mình chưa chắc chắn. Còn bạn bè, nên cùng nhau trao đổi, thảo luận và dò bài lẫn nhau các câu hỏi lý thuyết. Đó cũng là một cách giúp ghi nhớ bài hiệu quả.
Đừng bao giờ làm việc riêng trong giờ học, đó cũng là một kinh nghiệm học tập môn Hóa. “Giờ nào việc đó”, không chỉ riêng môn Hóa mà bạn nên lưu ý vấn đề này khi học bất kỳ môn học nào. Phải tập trung lắng nghe sự giảng dạy của giáo viên, đồng thời cần phải đặt ra câu hỏi đối với những vấn đề mình chưa hiểu.
Bạn nên rèn luyện thái độ học tập tích cực bằng cách thường xuyên trao đổi, thảo luận để cho tiết học thêm sinh động, bớt nhàm chán. Nhờ đó, tinh thần của bạn cũng thấy thoải mái, bớt căng thẳng hơn và học tập hiệu quả hơn.