Top 10 Kinh nghiệm kinh doanh quán ăn chay hiệu quả nhất

Nhà hàng cơm chay hay quán cơm chay là một trong số những loại hình nhà hàng đang phổ biến hiện nay. Hiện nay, ăn chay không còn là một việc chỉ áp dụng với các nhà tu hành mà đã ngày càng trở nên phổ biến hơn, ngay cả với các bạn trẻ. Nhịp sống xô bồ của thành thị làm con người ta ham muốn một chốn bình yên, ham muốn những món ăn nhẹ nhàng, thanh tao hơn. Do vậy có thể nói, ăn chay là một lĩnh vực có cơ hội phát triển tốt nếu chúng ta đi đúng hướng. Và dưới đây là top những kinh nghiệm kinh doanh quán ăn chay hiệu quả nhất mà Toplist muốn gửi đến bạn.

Xác định nhu cầu thị trường

Sau khi đã nắm chắc các kiến thức về ẩm thực chay, việc tiếp theo bạn cần làm đó là bạn cần tìm hiểu và xác định rõ nhu cầu và sở thích ăn chay hiện nay. Nhu cầu có lớn không? Đối tượng chủ yếu là ai? Mục tiêu kinh doanh tiệm cơm chay muốn nhắm đến đối tượng nào? Món chay nào được yêu thích và phổ biến nhất? Thời điểm nào mọi người ăn chay nhiều? Để trả lời những câu hỏi này, ngoài việc am hiểu bạn phải tìm kiếm địa điểm, mặt bằng để kinh doanh tiệm cơm chay, để từ đó giúp bạn định hình được những hướng đi cho mình.


Một điều rất cần thiết với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào là xác định nhu cầu thị trường cũng như xác định tập khách hàng tiềm năng, không ngoại trừ với lĩnh vực mở quán ăn chay. Để có một quán ăn chay thành công, bạn cũng cần phân tích kỹ nhu cầu thị trường cũng như focus tới tập khách hàng tiềm năng của mình. Ví dụ, bạn sẽ đi theo mô hình buffet chay với đối tượng khách hàng đa dạng, nhiều độ tuổi hơn, hay mô hình eat -clean với các suất ăn chay đóng hộp, phục vụ dân công sở, văn phòng? Tất cả đều phải được tính toán kỹ càng để đưa ra các chiến lược phù hợp nhất.

Xác định nhu cầu thị trường
Xác định nhu cầu thị trường
Xác định nhu cầu thị trường
Xác định nhu cầu thị trường

Tìm hiểu về kiến thức ẩm thực chay, cách chế biến các món ăn chay

Đối với một lĩnh vực mang nhiều giá trị tín ngưỡng như ăn chay, việc tìm hiểu kiến thức về đồ chay là rất cần thiết để bạn có thể tạo nên một không gian ẩm thực đặc sắc. Khách hàng của quán ăn có thể là những nhà tu hành, những người theo đạo Phật, những nhà tín ngưỡng,… và có thể nói đây cũng là một lượng lớn khách hàng tiềm năng mà quán cần lưu ý. Do vậy, việc có kiến thức về các dòng ăn chay, các xu hướng ăn chay hiện nay là vô cùng cần thiết để tránh những sai sót trong quá trình phục vụ khách hàng. Mỗi xu hướng ăn chay đi kèm đó lại là các yêu cầu rất cụ thể về dinh dưỡng, cách kết hợp thực đơn khác nhau.


Ví dụ, có những người ăn chay trường, những người theo trường phái ăn chay tuyệt đối, nhiều người lại theo trường phái ăn chay có trứng sữa (Ovolactovegetarian), hay là trường phái ăn chay có sữa (Lactovegetarian),… Việc nắm được các xu hướng và trường phái ăn chay để xây dựng thực đơn hợp lý đồng thời giải thích cho khách hàng là điều hết sức quan trọng.


Bên cạnh đó, do thực đơn ăn chay thường cắt giảm nhiều khẩu phần dinh dưỡng, do đó việc tìm hiểu và có kiến thức về đồ ăn chay để xây dựng nên một thực đơn thay đổi ngon miệng nhưng vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng cho khách hàng sẽ là một điểm cộng không nhỏ trong mắt thực khách của nhà hàng. Bạn cần có hiểu biết khi kết hợp các nguyên liệu chay với nhau tạo thành một thực đơn hợp lý, có đủ các nhóm dưỡng chất được thay thế bằng thực vật.


Cuộc sống hiện đại, nhu cầu ăn uống đa dạng nhưng kèm theo đó là sử dụng nhiều thực phẩm không rõ nguồn gốc, sử dụng nhiều chất bảo quản gây độc hại cho con người. Học làm món chay là phương pháp giảm bớt nguy cơ mắc bệnh từ thực phẩm trong những bữa ăn hằng ngày. Đặc biệt đối với những ngươi ăn kiêng, giảm cân mắc bệnh… Chế biến món chay ngon và có được thực đơn phong phú không phải dễ dàng. Vì vậy bạn nên tìm đến Khóa học làm món chay đã được nghiên cứu dựa trên thói quen ăn uống, nhu cầu dinh dưỡng và tư vấn của những người có kinh nghiệm ăn trường chay, xây dựng menu khóa học với những món ăn chay cơ bản, chế biến khoa học giúp người ăn chay không bị ngán và đảm bảo đầy đủ năng lượng hoạt động mỗi ngày.

Tìm hiểu về kiến thức ẩm thực chay, cách chế biến các món ăn chay
Tìm hiểu về kiến thức ẩm thực chay, cách chế biến các món ăn chay
Tìm hiểu về kiến thức ẩm thực chay, cách chế biến các món ăn chay
Tìm hiểu về kiến thức ẩm thực chay, cách chế biến các món ăn chay

Thử áp dụng một mô hình kinh doanh mới

Ngoài các quán cơm, tiệm chay theo kiểu truyền thống, bạn có thể tham khảo một số các mô hình kinh doanh quán chay sau đây:

  • Kinh doanh buffet chay: Có thể mô hình kinh doanh buffet chay không hề mới mẻ nhưng đây là mô hình kinh doanh có thể thu lại lợi nhuận cao tuy nhiên chi phí đầu tư ban đầu không hề rẻ.
  • Kinh doanh lẩu chay: Cơm chay đã quá quen thuộc và không có nhiều sự khác biệt so với các quán khác. Bạn thử áp dụng mô hình kinh doanh lẩu chay. Món lẩu được nhiều người yêu thích và cũng rất dễ ăn trong các dịp như hợp mặt bạn bè, gia đình, gặp gỡ đối tác. Vừa đầy đủ dinh dưỡng vừa thanh đạm và ngon miệng.
  • Kinh doanh đồ chay cho Tây: Là món chay nhưng phục vụ theo phong cách Tây cũng là một mô hình độc đáo. Rất nhiều người nước ngoài yêu thích các món ăn chay như Ấn Độ, Philipin,... Bạn có thể thiết kế không gian trang trí, cách trình bày món ăn theo phong cách phương Tây. Mỗi năm nước ta đón hàng triệu du khách người nước ngoài đến Việt Nam. Nếu bạn có ý định mở mặt bằng kinh doanh tại các vị trí có đông người nước ngoài lui tới thì kinh doanh đồ chay quả là một ý tưởng không tồi. Hiện nay, xu thế ăn chay (Vegaterian hoặc Vegan) đang được kinh doanh đang khá thịnh ở các nước phương Tây.
Thử áp dụng một mô hình kinh doanh mới
Thử áp dụng một mô hình kinh doanh mới
Thử áp dụng một mô hình kinh doanh mới
Thử áp dụng một mô hình kinh doanh mới

Lựa chọn nguyên liệu và xác định thực đơn các món chay

Đối với cửa hàng ăn chay yêu cầu về nguyên liệu rất quan trọng, nguồn nhập thực phẩm phải tươi ngon, cách bảo quản đảm bảo về chất lượng và chế biến thẩm mỹ.


Yêu cầu về nguyên liệu luôn rất quan trọng đối với các quán ăn, nhà hàng. Theo kinh nghiệm mở quán ăn chay của các chủ cửa hàng, chất lượng nguyên liệu chế biến rất quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của thực khách vì vậy bạn cần phải đặc biệt chú ý đến vấn đề này.


Nguồn nguyên liệu đảm bảo tươi ngon, an toàn luôn được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, thực đơn cần được cân nhắc kỹ lưỡng tuỳ theo từng mô hình quán ăn. Đối với mô hình buffet chay, thực đơn thay đổi theo ngày thường là các món ăn chay áp dụng được với tất cả các xu hướng, trường pháp ăn chay, vì đối tượng khách hàng của mô hình này đông hơn. Đối với các quán chay gọi món cao cấp hơn, thực đơn thường được xây dựng theo từng trường phái ăn chay và có lưu ý với khách hàng, tránh để khách hàng sử dụng mà không có thông tin đi kèm.


Giá cả các món ăn cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng. Trước khi có ý định mở nhà hàng chay bạn có thể tham khảo giá thị trường, đánh giá điểm nổi bật các món chay của quán để đưa ra mức giá hợp lý, ổn định.

Lựa chọn nguyên liệu và xác định thực đơn các món chay
Lựa chọn nguyên liệu và xác định thực đơn các món chay
Lựa chọn nguyên liệu và xác định thực đơn các món chay
Lựa chọn nguyên liệu và xác định thực đơn các món chay

Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn

1 yếu tố tưởng như nhỏ bé nhưng lại góp phần quan trọng vào thành công trong kinh doanh nhà hàng đó là phần mềm quản lý nhà hàng. 1 phần mềm quản lý nhà hàng tốt sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn sắp bàn cho khách trong một nốt nhạc, phục vụ nhanh và chuyên nghiệp, hạn chế tối đa nhầm lẫn order và người quản lý có thể dễ dàng bao quát nhà hàng.


Mới đây có rất nhiều phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn giúp bạn tự động hóa quy trình phục vụ, chế biến, thu ngân cho nhà hàng.

  • Lên order cho khách nhanh: Nhân viên phục vụ có thể xem sơ đồ bàn trực quan theo phòng, tầng để xếp bàn cho khách, lấy yêu cầu gọi món của khách ngay trên thiết bị cầm tay như điện thoại, tablet
  • Không sai sót, nhầm lẫn order: Phiếu gọi món từ nhân viên order sẽ chuyển thẳng đến quầy bar/ bếp và chế biến
  • Thanh toán chính xác, nhanh chóng: Khi nhân viên phục vụ gửi yêu cầu thanh toán, hóa đơn sẽ được tự động chuyển sang danh sách chờ thanh toán giúp thu ngân dễ dàng biết bàn nào đang cần thanh toán để tính tiền cho khách.
  • Xem báo cáo kinh doanh mọi lúc mọi nơi: Quản lý nhà hàng có thể xem báo cáo về tình hình kinh doanh, bao quát hoạt động của nhà hàng qua ứng dụng bất cứ lúc nào.

Bạn có thể đăng ký dùng thử phần mềm quản lý quán ăn chay ngay tại đây để trải nghiệm những tính năng quản lý bán hàng ưu việt mà phần mềm đem lại.

Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn
Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn
Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn
Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn

Chọn địa điểm và trang trí quán ăn chay

Trong kinh doanh việc lựa chọn địa điểm mở cửa hàng đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự thu hút khách hàng của cửa hàng, vì vậy bạn cần làm thật cẩn thận. Đối với quán ăn chay, nhiều người thường nghĩ rằng địa điểm gần chùa, đền đài, các địa điểm thanh tịnh,… sẽ thu hút khách hơn. Điều này đúng nhưng không có nghĩa rằng bạn bắt buộc cần mở quán ăn chay tại các địa điểm như vậy.


Hơn nữa các địa điểm này thường có giới hạn và khó khăn trong việc mở quán. Thay vào đó, Toplist khuyên bạn nên tập trung và tập khách hàng tiềm năng của mình. Nếu bạn tập trung vào mô hình quán eat -clean dạng ăn chay với các suất cơm chay phục vụ dân văn phòng được ship đi thì một địa điểm gần công sở đều rất lý tưởng. Hoặc nếu bạn xây dựng quán ăn chay là nơi cung cấp các món cỗ chay, đồ ăn chay dành cho gia đình dịp lễ, Tết thì một địa điểm gần các khu dân cư, các khu chợ cũng được đánh giá cao.


Do đặc thù của hình thức ẩm thực này khác với món mặn nên việc trang trí cửa hàng cũng phải làm sao để tạo không khí phù hợp. Theo khảo sát thì các quán ăn chay thường bài trí theo một số phong cách như thuần Việt, hơi hướng phương Tây hay kết hợp với một số loại hình nghệ thuật dân tộc.


Dù thế nào thì tiêu chí hàng đầu vẫn là phải hài hòa, yên tĩnh, tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng giống như sự thanh tịnh nơi đình chùa. Thực khách thường thích các cửa hàng được xây dựng mộc mạc, thôn quê với gác ngói, mái rơm, kèo gỗ với các vật trang trí hoài cổ.

Chọn địa điểm và trang trí quán ăn chay
Chọn địa điểm và trang trí quán ăn chay
Chọn địa điểm và trang trí quán ăn chay
Chọn địa điểm và trang trí quán ăn chay

Điều kiện kinh doanh nhà hàng chay

Đây là bước cuối cùng để có thể kinh doanh nhà hàng chay của bạn.


Điều kiện kinh doanh nhà hàng chay:

  • Phải đăng ký giấy phép kinh doanh
  • Điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm. An toàn vệ sinh thực phẩm là điều kiện quan trọng trong kinh doanh nhà hàng chay, quán ăn chay. Chủ cơ sở xây dựng, tu sửa, cải tạo lại cơ sở để làm địa điểm kinh doanh. Yêu cầu phải đáp ứng các điều kiện sau:
    • Điều kiện về nơi chế biến
    • Điều kiện về khu vực chế biến
    • Điều kiện trong chế biến và bảo quản thực phẩm
    • Điều kiện về người trực tiếp chế biến thức ăn
    • Điều kiện đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.
Đăng ký kinh doanh
Đăng ký kinh doanh
Đăng ký kinh doanh
Đăng ký kinh doanh

Nhân viên

Với quán ăn chay, lựa chọn nhân viên cũng rất quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh trong mắt khách hàng. Tuỳ theo quy mô của quán mà bạn cần cân nhắc đội ngũ nhân sự hợp lý. Số lượng nhân viên phụ thuộc vào quy mô và tính chất công việc tại nhà hàng chay của bạn. Nhưng ở giai đoạn đầu thì bạn chỉ cần thuê khoảng 2-3 người phù hợp cho tình hình kinh doanh của quán, sau này bạn có thể thuê với số lượng nhiều hơn tùy theo lượng khách hàng.


Việc tuyển dụng nhân viên cho nhà hàng cơm chay không thể tuyển dụng qua loa, đội ngũ phải được chọn lọc kỹ càng, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu : cách ăn nói, tác phong, cử chỉ có nhẹ nhàng, điềm đạm, duyên dáng, luôn mỉm cười và lễ phép. Ngoài ra, đầu bếp của quán ăn chay đặc biệt là người phải có tâm với nghề, nhiệt huyết, hiểu và biết cách chế biến đa dạng các món ăn chay. Đồng thời, bạn cũng nên chú ý đến đồng phục của nhân viên, trang phục của nhân viên nên đi theo màu chủ đạo của quán, được thiết kế đơn giản và nhẹ nhàng.


Các đầu bếp lành nghề, thông thạo nhiều xu hướng ăn chay sẽ giúp nâng cao trải nghiệm món ăn của khách hàng, đồng thời đội ngũ phục vụ cũng thể hiện rất nhiều phong cách phục vụ của quán.

Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên

Quá trình marketing trong kế hoạch kinh doanh quán cơm chay cần lưu ý

Khi xây dựng chiến lược marketing trong kế hoạch kinh doanh quán cơm chay, chúng ta cần lưu ý đặc biệt tới nhu cầu của tập khách hàng tiềm năng mà quán tập trung phục vụ.


Khi xây dựng kế hoạch kinh doanh quán cơm chay, sau khi nghiên cứu và phân tích thị trường, các kế hoạch marketing thường phải có các kênh truyền thông hiệu quả phục vụ khách hàng mục tiêu một cách tốt nhất. Ví dụ, với mô hình buffet chay, chúng ta cần kết hợp cả 2 hình thức marketing trên mạng xã hội và marketing tại quán để thu hút lượng khách hàng lớn nhất có thể, tăng doanh số bán hàng.

Quá trình marketing trong kế hoạch kinh doanh quán cơm chay cần lưu ý
Quá trình marketing trong kế hoạch kinh doanh quán cơm chay cần lưu ý
Quá trình marketing trong kế hoạch kinh doanh quán cơm chay cần lưu ý
Quá trình marketing trong kế hoạch kinh doanh quán cơm chay cần lưu ý

Chuẩn bị vốn

Vốn là yếu tố không thể không có bởi vì nó dùng để “thực hiện ước mơ” dự định mở quán cơm chay của bạn. Tuỳ theo quy mô quán ăn, quy mô nhà hàng mà bạn có thể vạch ra dự tính ngân sách mà mình có thể đầu tư, bao gồm các loại chi phí mở quán cơm chay như mặt bằng, trang thiết bị nấu ăn, bàn ghế và nội thất quán ăn, chi phí nhân sự, nguyên vật liệu,… thông thường rơi vào khoảng 100 triệu đồng.


Bên cạnh đó các công tác tuyển dụng nhân sự cũng cần được chú trọng với không gian mang nhiều nét văn hoá tín ngưỡng như quán ăn chay.

Chuẩn bị vốn
Chuẩn bị vốn
Chuẩn bị vốn
Chuẩn bị vốn

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?