Top 13 Kỹ năng đặt câu hỏi trong dạy học giáo viên phải biết

Trong một buổi dạy học giáo viên nên đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau cho học sinh. Đặt câu hỏi là một kỹ năng rất cần thiết nhưng không phải giáo viên nào cũng có thể diễn đạt một cách rõ ràng, ngắn gọn để học sinh dễ hiểu, và biết cách lựa chọn các câu hỏi phù hợp, đúng đối tượng, đem lại hiệu quả tối đa cho sự phát triển toàn diện của học sinh. Dưới đây là các kỹ năng quan trọng nhất khi đặt câu hỏi trong quá trình giảng dạy mà giáo viên cần lưu ý.

Câu hỏi giả định

Loại câu hỏi này giúp thăm dò các khả năng và kiểm chứng các giả thuyết. Loại câu hỏi “điều gì sẽ xảy ra nếu...” cho phép học sinh phát huy trí tưởng tượng của mình dựa trên cơ sở những gì mình vừa học được.


Ví dụ:

Điều gì sẽ xảy ra nếu

  • Trái đất không có mặt trời?
  • Các tảng băng ở cực tan ra?
  • Charlotte trong truyện Charlotte’s Web còn sống?
  • Các lý lẽ tán thành và phản đối là gì?
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Phân phối câu hỏi cho cả lớp

Việc phân phối câu hỏi cho cả lớp giúp tăng cường sự tham gia cua học sinh trong quá trình học tập. Đồng thời giảm thời gian nói cho giáo viên, tránh theo khuôn mẫu chỉ có giáo viên hỏi - học sinh trả lời. Ngoài ra, làm cho học sinh chú ý, phản ứng nhiều hơn các câu hỏi trả lời của nhau và tham gia tích cực vào việc tìm câu trả lời cho câu hỏi của giáo viên.


Giáo viên cần chuẩn bị câu trả lời trước, câu hỏi mở, những lời giải thích khác nhau và các câu hỏi phải rõ ràng, súc tích. Khi hỏi học sinh những câu hỏi khó giáo viên nên nói to, rõ ràng để cả lớp cùng nghe thấy, tránh trường học sinh nghe sai câu hỏi. Giáo viên cũng cần cố gắng hỏi nhiều học sinh và chú ý các em nhút nhát rụt rè và những em ngồi cuối lớp.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Câu hỏi đào sâu

Loại câu hỏi này giúp khai thác kỹ và mở rộng tầm quan trọng của ý nghĩa. Học sinh có thể làm rõ thêm các chi tiết từ những câu hỏi bằng cách liên hệ cá nhân.



Ví dụ:

  • Các ý nghĩa ám chỉ hoặc gợi ý ở đây là gì?
  • Điều này có ý nghĩa gì với em?
  • Em có thể mở rộng ý này như thế nào?
  • Bước tiếp theo có thể là gì?
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Tránh nhắc lại câu trả lời của học sinh

Một kỹ năng quan trọng nữa là giáo viên tránh nhắc lại câu trả lời của học sinh mà nên gọi học sinh khác nhắc lại. Để đánh giá câu trả lời ủa học sinh đúng hay sai giáo viên nên chỉ định các em học sinh khác nhận xét và cho ý kiến về câu trả lờ của bạn. Sau đó giáo viên là người tổng hợp khắc sâu kiến thức cho các em. Điều này giúp phát triển kỹ năng thảo luận và nhận xét câu trả lời của nhau, thúc đẩy học sinh tự tìm ra câu trả lời hoàn chỉnh.
Học sinh cho ý kiến về câu trả ời của bạn.
Học sinh cho ý kiến về câu trả ời của bạn.

Phản ứng với câu trả lời của học sinh

Sự phản ứng với câu trả lời của học sinh nhằm nâng cao chất lượng tiếp thu kiến thức của học sinh. Đồng thời tạo ra sự tương tác cởi mở và khuyến khích sự trao đổi giữa giáo viên - học sinh. Khi giáo viên phản ứng với câu trả lời của học sinh có thể xảy ra với hai tình huống. Đối với câu trả lời đúng của học sinh giáo viên nên khen các em để tạo thêm động lực cho các em.


Nhưng với những câu trả lời sai của học sinh, giáo viên cũng không nên quát mắng, chê bai hay chỉ trích học sinh ngay mà có thể nhờ tới sự hỗ trợ từ các bạn trong lớp hoặc cách gợi mở của giáo viên. Nhằm khích lệ động viên tránh tư duy gây ức chế cho học sinh.

Giáo viên vui mừng trước câu trả lời của học sinh.
Giáo viên vui mừng trước câu trả lời của học sinh.

Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng và độ chính xác cao

Câu hỏi giáo viên đưa ra phải là hệ thống các câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng và có độ chính xác cao. Đồng thời các câu hỏi phải dễ hiểu và phù hợp với trình độ của học sinh và với nội dung kiến thức bài học.


Đối với các câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời về những kiến thức mới thì những kiến thức đó phải có mối liên hệ với những kiến thức cũ mà học sinh đã được học hoặc được tiếp thu từ thực tế cuộc sống.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tích cực hóa tất cả học sinh

Trong quá trình dạy học giáo viên không nên đưa ra hàng loạt câu hỏi quá khó cũng như quá dễ cho học sinh của mình. Nếu như câu hỏi quá dễ thì học sinh sẽ có thái độ chủ quan, không hứng thú với tiết học, hay chỉ có những học sinh trung bình yếu trả lời còn những em khá giỏi cho rằng nó không cần thiết.


Nếu như câu hỏi quá khó thì các em học sinh yếu sẽ không trả lời được và ỷ lại cho các bạn khá hơn. Điều này làm giảm hiệu quả tham gia của học sinh trong quá trình học tập. Vì vậy giáo viên nên lựa chọn các câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích học sinh tham gia tích cực trong giờ học. Giáo viên có thể gọi lần lượt các em đứng dậy trả lời, tránh chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ học sinh.

Học sinh thảo luận nhóm
Học sinh thảo luận nhóm

Tập trung vào trọng tâm

Các câu hỏi giáo viên đưa ra trong suốt tiết học phải là các câu hỏi hướng vào trọng tâm của bài học. Nhằm giúp học sinh hiểu và khắc sâu hơn nội dung trọng tâm của bài học thông qua việc trả lời các câu hỏi. Hơn nữa, tránh được câu trả lời "em không biết" từ phía học sinh. Những câu hỏi trọng tâm luôn khiến học sinh hứng thú suy nghĩ, tìm ra các sai sót, các lỗ hổng kiến thức để có cơ hội tiến bộ và khám phá từng bước một. Với kỹ năng này giáo viên có thể tìm hiểu các câu hỏi trước, chuẩn bị những câu hỏi cụ thể, phù hợp với nội dung trọng tâm bài học.


Đối với các câu hỏi khó giáo viên có thể đưa ra các gợi ý hoặc cho học sinh thảo luận nhóm. Giáo viên cũng có thể dựa vào một phần nào đó câu trả lời của học sinh để đặt tiếp câu hỏi nhưng tránh những câu hỏi vụn vặt, không chất lượng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Câu hỏi Làm rõ

Loại câu hỏi này giúp xác định nghĩa của các từ, các khái niệm và làm rõ ý.


Ví dụ:

  • Em có ý gì khi...?
  • Em có thể nói theo cách khác không?
  • Em cho rằng đâu là vấn đề cốt lõi?
  • Em có thể cho một ví dụ không?
  • Em có thể mở rộng điểm này hơn nữa không?
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Giải thích

Giải thích là một kỹ năng rất quan trọng trong việc đặt câu hỏi cho học sinh nhằm giúp học sinh có những câu trả lời chính xác và hoàn chỉnh nhất. Giáo viên có thể đặt các câu hỏi yêu cầu học sinh đưa thêm thông tin. Với những câu hỏi khó giáo viên phải giải thích rõ ràng cho học sinh dễ hiểu, có thể dùng cách diễn đạt đơn giản,các từ đồng nghĩa để gợi mở cho học sinh.
Giáo viên đang giải thích cho học sinh.
Giáo viên đang giải thích cho học sinh.

Tránh tự trả lời câu hỏi của mình

Giáo viên nên tránh đưa ra câu hỏi rồ tự mình trả lời để tăng cường sự tham gia của học sinh. Để học sinh trả lời giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động như suy nghĩ, thảo luận và phát biểu ý kiến. Điều này sẽ thúc đẩy sự tương tác giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh. Giáo viên nên tạo ra sự tương tác với học sinh để tiết học không bị đơn điệu, nhàm chán. Nếu học sinh chưa hiểu câu hỏi giáo viên nên yêu cầu học sinh khác nhắc lại câu hỏi của mình.
Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên,.
Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên,.

Liên hệ

Nhiều giáo viên thường chỉ chăm chăm vào những câu hỏi máy móc mà bỏ qua các câu hỏi liên hệ. Nhưng những câu hỏi liên hệ luôn giúp học sinh khắc sâu nội dung học hơn, cũng như đi sâu vào thực tế hơn. Ngoài ra nâng cao chất lượng câu trả lời không chỉ đơn thuần trong kiến thức bài học mà còn phát triển khả năng tư duy cho học sinh. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh liên hệ với các kiến thức của môn học khác, hoặc trong thực tiễn hàng ngày.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dừng lại sau khi đặt câu hỏi

Việc dừng lại sau khi đặt câu hỏi cho học sinh là rất cần thiết. Bởi vì khi giáo viên dừng lại sẽ dành một khoảng thời gian cho ọc sinh suy nghĩ để tìm ra câu trả lời cho phù hợp. Giáo viên có thể sử dụng thời gian chờ cho học sinh khoảng 5 - 10 giây sau khi đưa ra câu hỏi dễ, và dành nhiều thời gian hơn khi đưa ra các câu hỏi khó. Hoặc chỉ định một và em học sinh nêu câu trả lời của mình sau thời gian chờ.


Ngoài ra, cũng có thể tổ chức thi đua xem bạn nào có câu trả lời nhanh và chính xác nhất. Kỹ năng này giúp tích cực hóa suy nghĩ của tất cả các học sinh. Đồng thời giáo viên cũng đưa ra câu hỏi tốt và hoàn chỉnh hơn, học sinh cũng có thời gian chuẩn bị cho câu trả lời tốt hơn.

Học sinh suy nghĩ tìm câu trả lời.
Học sinh suy nghĩ tìm câu trả lời.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?