Nói đến hoa chúng ta thường nghĩ ngay đến hương thơm và sắc đẹp của nó. Tuy nhiên, các ấy có biết đến những loài hoa mang trên mình mùi hương “đặc biệt” mà ai được thưởng thức cũng khó lòng quên. Chúng đều có mùi hương rất đặc trưng - mùi thối rữa. Hãy cùng khám phá nhé.
Là một cây cảnh có nguồn gốc phía Tây Bắc khu vực Địa Trung Hải. Nó có vỏ vằn giống con ngựa và mùi hôi của thịt thối rữa, luôn tỏa hương để thu hút các con côn trùng lạ đến thụ phấn.Vào một ngày nắng ấm, hoa sẽ cuộn lại và giải phóng mùi hôi của nó. Những chú ruồi sẽ bị thu hút, lôi kéo vào sâu bên trong rồi bị mắc kẹt lại trong đó.
Kí sinh thực vật Hydnora Africana có nguồn gốc từ các sa mạc khô cằn ở miền Nam châu Phi, phát triển hoàn toàn dưới lòng đất. Những kí sinh trùng này sống nhờ vào gốc rễ của cây Euphorbia. Hoa có màu đỏ thịt, nhú lên từ cát, những con bọ cánh cứng màu đen luôn bị thu hút bởi mùi đặc biệt này.
Có nguồn gốc từ các đầm lầy của vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, loài hoa này có hương thơm mà ruồi và bọ cánh cứng không thể cưỡng lại được. So với loài hoa xác chết thì bắp cải chồn hôi có kích thước nhỏ hơn nhiều, tuy nhiên, mùi hương đặc trưng của nó thì không kém gì những loài hoa trên. Ít ai biết rằng, loài hoa này có tác dụng như một loại thuốc nhuận tràng.
Cũng tương tự như các loại bắp cải chồn hôi ở phía Tây Thái Bình Dương, tại phía Đông cũng có một loại cây giống thế. Nó sống trong các vùng đầm lầy để bảo vệ mình như một loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Vào mùa xuân, hoa này có xu hướng phát triển mạnh, dài 10 cm và cao 15 cm, màu sắc cũng sẽ chuyển sang màu sẫm hơn như tím, nâu. Các lá hoa cũng có màu xanh hơn khi hoa đã nở. Lúc này, chúng sẽ tỏa ra hương thơm đặc trưng của mình – mùi chồn hôi.
Đây là một loài hoa khác có “hương thơm” của xác chết. Nó có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới ở Sumatra và Borneo (Indonesia). Mọi người nơi đây đã thưởng thức mùi hương và cho rằng nó rất giống mùi thịt thối rữa. Rafflesia là một bông hoa kí sinh ở trên thân cây nho Tetrastigma. Nó không có lá, thân, rễ hay chất diệp lục.
Bất kì nước hay chất dinh dưỡng, Rafflesia đều lấy từ cây nho, điều này làm cho mọi người khó lòng có thể tìm thấy trong tự nhiên. Khi sẵn sàng để sinh sản, nó sẽ hình thành một khối giống như chiếc bắp cải nở. Một năm sau đó, mỗi cánh sẽ mở ra nhưng chỉ duy trì trong vài ngày. Sau đó, nó sẽ phát triển như một trái cây tròn.
Nó còn có tên gọi khác như hoa con cóc, hoa Zulu khổng lồ, sao biển hoa… Stapelia gigantea có nguồn gốc ở Nam Phi, được trồng như cây trong chậu ở những nơi khác. Hoa của nó khá to, có thể đạt đường kính lên tới 30 cm. Thân của loài hoa này giống như cây xương rồng.
Hoa trông giống như ngôi sao 5 cánh và thường nở vào tháng 9 hàng năm. Những bông hoa này có mùi thối đặc trưng của thực vật thối rữa, các màu sắc cũng khác nhau, hoa màu da được bao phủ bởi các sợi lông nhỏ màu trắng có tác dụng thu hút ruồi và thụ phấn.
Không chỉ là một trong những loài hoa lớn nhất thế giới, nó còn được mệnh danh là "hoa xác chết” bởi mùi hương rất đặc trưng - mùi thối rữa. Có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới ở Trung tâm Sumatra (phía Tây Indonesia), loài hoa này có tên khoa học là Amorphophallus titanium, nó được gìn giữ và bảo quản tại Vườn Bách thảo Hoàng Gia Kew, Anh.
Amorphophallus titanium thực sự không phải là một bông hoa duy nhất mà có hàng ngàn bông hoa nhỏ xíu ở phía dưới đài hoa, các nhà thực vật học gọi là một cụm hoa. Nó được coi là cụm hoa lớn nhất thế giới, với độ cao 3 m. Mặc dù những bông hoa này rất hiếm nhưng nó có mùi vô cùng đặc biệt. Khi ngửi hay hít phải “hương thơm” của nó, chắc hẳn bạn sẽ khó lòng có thể quên. Tuy nhiên, mùi hương này cũng có tác dụng thu hút côn trùng thụ phấn như bọ cánh cứng thối và ruồi thịt.