Từ lâu, trong phong tục tập quán lâu đời của người Việt, cứ mỗi độ 23 tháng chạp hằng năm thì lễ cúng ông Công ông Táo lại được các gia đình bận rộn chuẩn bị. Dù vậy, không phải gia đình nào cũng thực hiện được nghi thức đưa ông Táo về trời một cách đầy đủ và chính xác. Vì thế, qua bài viết này, Toplist sẽ chia sẻ cho mọi người những điều cần lưu ý để có được một nghi lễ cúng ông Công ông Táo một cách hay và chuẩn nhất.
Nguồn gốc ông Công ông Táo
Những lễ vật phụ trong mâm cỗ cúng ông Táo
Tại sao ông Táo lại cưỡi cá chép về trời?
Cúng ông Công ông Táo ở đâu?
Bài khấn ông Công ông Táo chuẩn nhất
Kính lạy Thượng Đế
Kính lạy Ngũ Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế, Trung ương Hoàng Đế.
Kính lạy thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng Trung đàm thần tướng thiên thiên binh Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã Kính lạy sơn thần, long thần, thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám
Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm... Bính Thân. Là ngày thần Táo Quân về trời tấu sớ
Tín chủ con tên là... sinh ngày... tháng... năm... nguyên quán... địa chỉ thường trú...
Với tấm lòng thành kính con xin có chút lễ vật, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Thần Tướng, Thiên Tướng, Thiên Binh, Thiên Mã, cùng chư vị thần tiên trên trời dưới đất, chứng giám cho con được làm lễ tiễn thần Thổ Công Táo Quân về trời.
Kính lạy Thổ thần thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám. Trong năm qua nhờ ân phúc của các ngài chúng con được mạnh khỏe, hạnh phúc, mọi điều may mắn.Nay con làm lễ với tấm lòng thành kính tiễn ngài về trời tấu xin Thượng Đế, Ngũ Đế, cùng chư vị thần tiên phù hộ độ trì cho đất nước con, quê hương con, gia tộc và gia đình con được mạnh khỏe hạnh phúc, an khang thịnh vượng.
Con cầu xin Thượng Đế, Ngũ Đế các vị thần tiên cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của con.
Kính chúc Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị thần tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế!(Con xin đa tạ, Con xin đa tạ, con xin đa tạ)
Sau khi cúng xong thì lại kính 9 lần. Sau đó, lùi bước rồi mới quay lưng đi.
Mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo
Mâm cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
- 3 chiếc mũ Táo Quân: 2 chiếc có cánh chuồn dành cho hai ông, 1 chiếc không có cánh chuồn dành cho Táo bà. Màu sắc của những chiếc nón có thể thay đổi theo mệnh ngũ hành của gia chủ, được trang trí vô cùng sặc sỡ và bắt mắt.
- Những đồ vàng mã (mũ, áo, hia, một số vàng thoi bằng giấy) cùng với bài vị cũ, với mong muốn có thể bỏ qua những chuyện cũ, bắt đầu những chuyện mới tốt đẹp. Sau đó, các gia đình sẽ tiến hành làm các bài vị mới để thỉnh ông Táo về lại với gia đình.
- Đối với những gia đình có trẻ em, thường cúng thêm gà luộc, với mong muốn cầu cho con mình được nhanh ăn chóng lớn, oai vệ và khỏe mạnh như những con gà.
- Đặc biệt, 3 con cá chép sống được xem là vật cúng quan trọng nhất cho ông Táo về trời. Theo tục xưa, "cá chép hóa rồng" sẽ là phương tiện giúp ông bà Táo về trời một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất, vì thế bên cạnh những vật trên, thường có sự xuất hiện của 3 con cá chép sống. Sau khi cúng xong, chúng sẽ được mang ra ao, hồ để phóng sinh.