Top 9 Lưu ý quan trọng nhất về bệnh đậu mùa

Bệnh đậu mùa là một chứng bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp có thể xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi và thường gặp ở trẻ em. Vậy căn bệnh này có nguyên nhân và triệu chứng như thế nào, cách điều trị và phòng tránh ra sao? Sau đây, các bạn hãy cùng Toplist tìm hiểu nhé!

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh đậu mùa

Ngoài việc dùng thuốc uống và thuốc bôi khi mắc bệnh đậu mùa ra thì người bệnh cần có chế độ ăn hợp lý cũng góp phần quan trọng trong việc hồi phục bệnh.


Người bị đậu mùa nên ăn các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm lỏng dễ tiêu hóa, hấp thụ. Với những người bị bệnh đậu mùa nên ăn các thức ăn thanh đạm, dạng lỏng dễ tiêu hóa và hấp thụ như các loại cháo nấu cùng các nguyên liệu khác như: cháo đậu xanh, cháo gạo lứt, cháo củ năng… hoặc các loại súp dễ ăn nấu với thịt, rau củ,…
  • Trái cây và rau xanh. Người bệnh lúc này cần bổ sung thêm nhiều rau củ quả giàu các chất vitamin và khoáng chất trong các bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt, các loại rau củ quả có chứa vitamin A, vitamin C như cà rốt, dưa chuột, bông cải… là loại rau củ rất tốt cho việc điều trị bệnh của những người bị bệnh đậu mùa.
  • Uống đủ nước. Không chỉ cần bổ sung các dưỡng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể người bị bệnh đậu mùa mà lúc này người bệnh cũng cần được uống đủ nước mỗi ngày. Bạn có thể thay bằng các loại nước ép trái cây có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể người bệnh.
  • Ngoài ra, người bị bệnh đậu mùa cũng nên uống nước điện giải ion kiềm để giúp người bệnh giải độc, thanh nhiệt và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cũng như góp phần kích thích hệ miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh nhanh chóng hơn.
  • Chất béo từ cá. Chất béo có trong cá, đặc biệt là các loại cá biển có tác dụng làm giảm viêm nhiễm. Các loại cá giàu omega – 3 tốt cho sức khỏe của người bị bệnh đậu mùa đó là: cá thu, cá hồi, cá nục và cá ngừ…Ngoài ra, trong cá còn có chứa rất nhiều vitamin bổ dưỡng như vitamin A, vitamin D, phốt pho,…
  • Protein và ngũ cốc nguyên cám. Thực phẩm giàu protein và ngũ cốc nguyên cám cũng là những loại thực phẩm giúp điều trị bệnh đậu mùa hiệu quả. Ngũ cốc nguyên hạt như mầm lúa mì, các loại hạt, yến mạch,….Bạn có thể nấu uống ngũ cốc hoặc nấu cùng cháo vừa dễ ăn, vừa bổ dưỡng.
  • Các vitamin và dưỡng chất. Người bệnh đậu mùa nên dùng các thực phẩm chứa nhiều vitamin và dưỡng chất như vitamin C có trong các loại quả như chanh, cam, bơ, cà chua…và cả Vitamin C. Các loại vitamin này rất tốt cho cơ thể người bệnh, giúp tăng cường sức đề kháng, chống khả năng nhiễm trùng và ngừa gây ra sẹo trên cơ thể người bệnh sau khi phục hồi.

Người mắc đậu mùa nên kiêng gì ?

  • Thức ăn nhanh, đồ chiên, rán. Với các thức ăn nhanh, đồ chiên rán qua dầu nên rất nóng và không tốt cho sức khỏe của người bệnh. Người bị đậu mùa ăn nếu ăn những thức ăn này vào thì sẽ khiến cơ thể nóng lên, các nốt mụn sẽ càng ngứa làm người bệnh khó chịu và gãi khiến chảy máu dẫn đến khả năng nhiễm trùng và tình trạng bệnh lâu khỏi hơn.
  • Thực phẩm mặn và cay. Tuy việc mắc bệnh đậu mùa cũng làm cơ thể người bệnh bị mất nước nhưng khi ăn thêm các thực phẩm mặn và cay sẽ càng khiến cho cơ thể bị mất nước trầm trọng hơn, gây ra ngứa ngáy khó chịu ở các vùng nổi mụn và làm tăng khả năng bị viêm nhiễm càng cao.
  • Cà phê, socola. Ngoài việc người bị đậu mùa phải kiêng các thức ăn mặn, nóng và cay ra thì người bệnh cũng nên kiêng không được ăn những đồ ăn, thức uống ngọt và có nhiều chất kích thích như cà phê, socola,….Việc người bệnh uống các loại đồ uống này sẽ khiến cho các nốt mụn càng lan rộng, ngứa ngáy và lâu khỏi.
  • Thực phẩm từ sữa. Người bị đậu mùa cũng nên tránh các loại thực phẩm làm từ sữa như: Phô mai, kem, sữa,…Việc người bệnh ăn phải những loại thực phẩm này sẽ làm cho da tiết ra nhiều dầu hơn từ đó có thể làm người bệnh bị nhiễm trùng do các virus phát triển rộng hơn.
Nên ăn các loại thực phẩm lỏng, dễ tiêu hóa
Nên ăn các loại thực phẩm lỏng, dễ tiêu hóa
Tránh ăn đồ chiên rán, sản phẩm từ sữa
Tránh ăn đồ chiên rán, sản phẩm từ sữa

Bệnh đậu mùa là gì?

Bệnh đậu mùa do một loại siêu vi mang tên Variola virus gây ra (gồm hai biến thể: Variola major và Variola minor). Đậu mùa có tên gọi tiếng Latinh là variola hay variola vera, trong đó từ varius có nguồn gốc nghĩa là "có nốt", hoặc varus, nghĩa là "mụn nhọt".


Đậu mùa gây bệnh trong các mạch máu nhỏ ở da, miệng và cổ họng. Ở vùng da, bệnh gây ra những vết ban nổi sần đỏ đặc trưng, sau đó da bị phồng rộp những vết sần chứa nước.


Đây là một căn bệnh truyền nhiễm, gây mất thẩm mỹ và có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nhờ vào sự phát triển y tế toàn cầu, căn bệnh chết người này đã bị xóa sổ. Tuy nhiên, các kế hoạch luôn được dự trù để đối phó với virus đậu mùa.


Virus Variola major độc hại hơn, gây ra sự phát ban rộng hơn và sốt cao hơn, tỉ lệ tử vong cao tới 30-35%. Loại Variola minor ít gặp, gây dạng bệnh nhẹ hơn, giết khoảng 1% bệnh nhân. Thêm vào đó, còn có một dạng gọi lại variola sine eruptione (đậu mùa gây phát ban) thường được bắt gặp ở những người đã được tiêm chủng. Dạng này gây ra sốt sau thời kỳ ủ bệnh và chỉ có thể được xác nhận bằng nghiên cứu kháng thể, hay ít gặp hơn, bằng cách cách ly virus.

Bệnh đậu mùa
Bệnh đậu mùa
Lịch sử bệnh đậu mùa

Bệnh đậu mùa có nguy hiểm không?

Khi nhiễm virus đậu mùa, người bệnh sẽ có hội chứng nhiễm khuẩn - nhiễm độc toàn thân nặng, bệnh sẽ phát ban từ dát sẩn đến phỏng nước, hóa mủ và sau đó sẽ để lại sẹo vĩnh viễn. Bệnh đậu mùa rất dễ gây thành dịch lớn và có tỷ lệ tử vong cao nên được xếp vào nhóm “bệnh tối nguy hiểm”. Có 2 thể dịch tễ học lâm sàng của bệnh đậu mùa là bệnh đậu mùa nhẹ (alastrim) và bệnh đậu mùa nặng (smallpox).


Theo các nghiên cứu, trung bình tỷ lệ người chết do cả 2 loại virus đậu mùa gây ra rơi vào khoảng 15 - 20%. Đối với thể bệnh nặng có tỷ lệ chết/mắc ở người mắc bệnh đậu mùa khoảng 15 - 40%. Tử vong có thể xảy ra sớm vào ngày thứ 2, thứ 3, nhưng thường là trong tuần thứ 2.


Đối với thể bệnh nhẹ có liên quan đến tỷ lệ tử vong thường dưới 1%, nhưng các triệu chứng phát ban vẫn xảy ra tương tự như ở thể bệnh nặng, nhưng những phản ứng toàn thân của thể này thường sẽ xảy ra ít nghiêm trọng hơn. Nhưng thật may mắn là từ năm 1978 đến nay, bệnh đậu mùa đã không còn xuất hiện và tỷ lệ quay trở lại rất thấp.


Vậy khi bị bệnh đậu mùa bị rồi có bị lại không?

Trong một số trường hợp, người đã mắc bệnh đậu mùa trước đây, nếu bị nhiễm lại có thể sẽ không bị bệnh hoặc có biểu hiện triệu chứng toàn thân nhẹ, phát ban không điển hình và thường không có các giai đoạn tiến triển của ban.


Các biến chứng:

  • Biến chứng lâu dài của việc nhiễm Variola major là các sẹo rỗ đặc trưng trên da, thường là ở mặt, ở 65-85% số nạn nhân.
  • Người bệnh cũng có thể bị mù vì giác mạc bị sẹo.
  • Phái nam còn có thể bị hiếm muộn.
  • Biến dạng ở các chi do chứng viêm khớp và viêm khớp xương mãn tính là biến chứng ít gặp hơn, xuất hiện ở khoảng 2 - 5% các trường hợp nhiễm bệnh.
  • Bệnh đậu mùa ở trẻ em có thể xuất hiện các biến chứng liên quan đến phổi.
Đậu mùa gây sẹo rỗ sau khi chữa khỏi
Đậu mùa gây sẹo rỗ sau khi chữa khỏi
Đại dịch đậu mùa trong lịch sử

Cách phòng ngừa bệnh đậu mùa

Biện pháp hiệu quả để phòng bệnh là tiêm vacxin, hiệu quả đã được minh chứng khi nó đã quét sạch bệnh đậu mùa trên toàn thế giới. Vacxin đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa. Vacxin được sản xuất từ một loại virus sống có cấu trúc rất tương tự với virus đậu mùa. Vacxin này không gây ra bệnh đậu mùa nhưng nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng một số người (đặc biệt là những người có hệ miễn dịch bị suy yếu).


Đối với phần lớn mọi người, sự cần thiết phải tiêm chủng phòng đậu mùa phụ thuộc vào việc có đang xảy ra một đợt bùng phát bệnh hay không. Trong phần lớn trường hợp, vacxin gây ra các tác dụng phụ nhẹ như đau quanh vùng tiêm, sốt hay nhức mỏi người. Một số ít người được tiêm chủng có các tác dụng phụ nghiêm trọng và có thể tử vong. Do đó, vaccine chỉ cần thiết khi có đợt bùng phát dịch đậu mùa, hoặc cần thiết cho một nhóm người bị phơi nhiễm với virus.


Các nhóm người sau đây có nguy cơ bị các tác dụng phụ nghiêm trọng cao nhất và chỉ nên được tiêm chủng khi thực sự phơi nhiễm với virus:

  • Những người có tiền sử bệnh chàm hoặc những bệnh lý da mãn tính.
  • Những người có hệ miễn dịch bị suy yếu một cách tự nhiên do bệnh hoặc do điều trị. Nhóm này bao gồm bệnh nhân bị ung thư, HIV/AIDS, những người vừa được ghép tạng gần đây hoặc đang sử dụng thuốc như Steroid.
  • Những người dị ứng với bất cứ thành phần nào trong vacxin đậu mùa.
  • Những người có thai hoặc cho con bú. Trẻ em nhỏ hơn 12 tháng tuổi.
  • Những người có bệnh tim mạch như bị đau ngực, tiền sử bị nhồi máu cơ tim hay đột quỵ, suy tim sung huyết hoặc viêm cơ tim (bệnh cơ tim).
  • Những người có từ 3 yếu tố nguy cơ trở lên trong số những yếu tố được liệt kê sau đây: Rối loạn lipid máu, cao huyết áp, đái tháo đường hay đường máu cao.
  • Họ hàng cách nhau 1 thế hệ (cha, mẹ, anh, chị em) có vấn đề về tim mạch trước 50 tuổi.
  • Hiện đang hút thuốc lá.
  • Những người ở chung nhà với người bị bệnh da liễu hoặc có vấn đề về hệ miễn dịch.

Bên cạnh đó, cần thực hiện những điều sau để phòng tránh bệnh hiệu quả:

  • Hạn chế tiếp xúc nhiều người: Bệnh đậu mùa là bệnh truyền nhiễm, do vậy, người bệnh cần hạn chế tiếp nhiều người để tránh lây bệnh. Nên cách ly trong phòng riêng từ 7 đến 10 ngày có thoáng khí và ánh nắng mặt trời.
  • Không dùng chung đồ dùng các nhân: Người bị bệnh đậu mùa nên dùng riêng tất cả đồ dùng cá nhân như ly, chén, muỗng, đũa, quần áo,... để tránh truyền bệnh.
  • Giữ vệ sinh cá nhân: Thay quần áo thường xuyên và tắm bằng nước ấm mỗi ngày. Mặc quần áo rộng, nhẹ và mỏng.
  • Chế độ ăn: Cần bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
Tiêm vacxin phòng bệnh
Tiêm vacxin phòng bệnh
Cách phòng bệnh đậu mùa

Các triệu chứng của bệnh đậu mùa

Bệnh sẽ không có rõ ràng ở giai đoạn đầu vì virus sẽ phát triển âm thầm trong cơ thể ở giai đoạn này. Sau đó người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như: sốt, khó chịu trong người, đau đầu, người mệt mỏi, đau lưng dữ dội, có thể có tình trạng buồn nôn.

Người mắc bệnh đậu mùa sẽ trải qua 4 giai đoạn như sau:

Thời gian ủ bệnh

Giai đoạn này kéo dài từ 12 đến 13 ngày (ngắn nhất là 5 ngày, lâu nhất là 15 ngày) với các triệu chứng nhẹ.


Thời kỳ khởi phát

  • Bệnh sẽ khởi phát bằng cách sốt cao và rét run một cách tự nhiên, nhiệt độ sẽ lên đến 40 - 41 độ C. Bệnh nhân sẽ cảm thấy người mệt mỏi đau đầu, chóng mặt ù tai hoa mắt đau bụng đau dọc sống lưng thắt lưng và cơ khớp khiến bệnh nhân phải nằm liệt giường kèm theo bí đái sau vài giờ khởi phát.
  • Người bệnh sẽ nôn liên tục, đau thượng vị xung huyết da mặt và kết mạc mắt chảy nước mắt; có hiện tượng ho, đau rát họng và khó thở.

Thời kỳ toàn phát

  • Ở ngày thứ 4 của bệnh, người bệnh sẽ giảm sốt và cảm thấy dễ chịu hơn nhưng đồng thời sẽ xuất hiện các nốt màu hồng nhạt từ trên xuống.
  • Đầu tiên sẽ ở trán, thái dương sau đó sẽ lan xuống cổ, gáy, tay, trước ngực và cuối cùng là chân. Ban mọc toàn thân càng xuống chân ban mọc càng thưa sau 48 giờ.
  • Niêm mạc miệng, mắt, mũi sẽ có ban xuất hiện như các nốt phỏng để lại, sẽ gây cho bệnh nhân đau, ho và mất tiếng.
  • Ở ngày thứ 7 - 8 của bệnh: Nốt phỏng sẽ trở thành đục mủ, phù nề xung quanh, đỏ sẫm hơn và trung tâm mụn lõm xuống. Quá trình mụn đậu hóa mủ sẽ có thứ tự từ trên xuống dưới. Toàn thân người bệnh sẽ nặng trở lại ban ngày sẽ sốt vừa và ban đêm sẽ sốt lên 40 độ C, nhắc đầu, nói mê, mạch nhanh, huyết áp thấp,...
  • Ở ngày 12 - 13 mụn mủ sẽ khô đi và đóng vảy màu vàng nâu và quá trình đóng vảy cũng sẽ theo thứ tự từ trên xuống dưới.

Thời kỳ lui bệnh

Khi các mụn đậu mọc được 20 ngày nó sẽ bong dần để lại sẹo lõm màu nâu và sau vài tháng sẽ chuyển màu trắng bóng, sâu nhất sẽ ở mặt, mũi, trán và sẹo này sẽ tồn tại suốt đời.

Các nốt đậu thời kì lui bệnh
Các nốt đậu thời kì lui bệnh
Nốt đậu mùa
Nốt đậu mùa

Cách chẩn đoán bệnh đậu mùa

Theo định nghĩa y học, đậu mùa là loại bệnh đi kèm với sốt cấp tính trên 38,3 độ C, cùng với các vết ban có đặc điểm cứng, mụn nước hoặc mụn mủ ăn sâu xuất hiện vào cùng thời kỳ phát triển mà không có nguyên nhân rõ ràng. Nếu có trường hợp bệnh được nhận thấy, bệnh sẽ được xác nhận thông qua các kiểm tra phòng thí nghiệm.


Xét từ quan sát kính hiển vi, virus đậu mùa sản sinh các thể vùi mang tế bào chất điển hình, trong đó quan trọng nhất là thể Guarnieri, và là vị trí để virus sinh sản. Thể Guarnieri trông giống đốm màu hồng, có thể dễ dàng nhận diện qua làm sinh thiết da cùng hermatoxylin và eosin. Thể này được tìm thấy ở tất cả các bệnh nhiễm virus đậu mùa nhưng sự vắng mặt thể Guarnieri không thể được xem là loại trừ bệnh đậu mùa.


Chẩn đoán nhiễm virus orthopoxvirus cũng có thể được thực hiện nhanh chóng bằng xét nghiệm qua kính hiển vi điện tử đối với dịch mủ hoặc vảy. Tất cả orthopoxvirus đều có hình viên gạch đặc trưng khi nhìn qua kính hiển vi điện tử.

Xác định bệnh bằng thí nghiệm đối với virus variola bao gồm việc nuôi cấy virus trong màng chorioallantoic (một phần của phôi gà) và kiểm tra các mụn bọc thương tổn dưới những điều kiện nhiệt độ xác định.


Chủng virus có thể được đặc trưng bởi phân tích phản ứng chuỗi polymerase (PCR) và hạn chế mảnh chiều dài đa hình (RFLP). Kiểm tra huyết thanh và xét nghiệm miễn dịch liên kết enzym (ELISA), để đo miễn dịch glubulin virus đậu mùa cụ thể và kháng nguyên cũng đã được phát triển để hỗ trợ trong việc chẩn đoán nhiễm bệnh.

Quan sát virus đậu mùa qua kính hiển vi
Quan sát virus đậu mùa qua kính hiển vi
Xét nghiệm ELISA
Xét nghiệm ELISA

Phân biệt bệnh đậu mùa với thủy đậu

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa bệnh đậu mùa và thủy đậu và cho rằng hai bệnh này là một. Thực tế, đây là hai vấn đề sức khỏe hoàn toàn khác nhau với các nguyên nhân gây bệnh riêng biệt.


Điểm giống nhau giữa 2 loại bệnh:

  • Bệnh đậu mùa và bệnh thủy đậu đều có thời gian ủ bệnh, sau đó gây ra các triệu chứng thương tổn trên da, sốt, mệt mỏi, chán ăn cho người bệnh. Sau dần vỡ ra, khô lại và bóc vảy, có thể để lại sẹo thâm trên da.
  • Bệnh có khả năng lây nhiễm nhanh chóng và tạo thành dịch cao.
  • Phòng ngừa bệnh đậu mùa và bệnh thủy đậu chỉ được thực hiện khi sử dụng vacxin ngừa bệnh từ trước đó.
  • Có nguy cơ gây ra các biến chứng do các loại virus ngoại lai tác động khi điều trị bệnh.
  • Lây lan bằng cách tiếp xúc với phần dịch ở da bệnh nhân, áo quần, khăn, chăn chiếu chung cũng như các đồ dùng cá nhân khác.

Điểm khác nhau:

  • 2 loại bệnh do 2 loại virus khác nhau gây ra. Thủy đậu là do virus Varicella Zoster, đậu mùa là do Variola virus gây nên.
  • Về các nốt mụn trên da: So sánh về các nốt mụn thì thủy đậu có nốt lớn hơn, lượng dịch trong các nốt mụn nhiều hơn so với đậu mùa. Các nốt thủy đậu trên da thường phồng lên như bong bóng nước, to và dễ vỡ hơn so với đậu mùa. Nếu các nốt vỡ ra, bạn không cẩn thận giữ vệ sinh có thể gây nhiễm trùng. Các nốt phát ban của thủy đậu thường xuất hiện ở các vị trí như mặt, lưng, bụng và mọc thành từng cụm. Còn bệnh đậu mùa khác với thủy đậu, xuất hiện nhiều ở tay, chân.
  • Dấu hiệu ban đầu của bệnh thủy đậu là mặt, ngực rồi sau đó lan đến các vị trí khác như chân, tay, mắt, miệng, vùng sinh dục. Còn những dấu hiệu ban đầu của bệnh là những chấm nhỏ ở lưỡi, khoang miệng. Sau đó có thể lan ra cổ họng và các vùng khác trên cơ thể.
  • Về độ nguy hiểm: Xét về độ nguy hiểm của 2 bệnh này thì thủy đậu ít nguy hiểm hơn, dù các nốt trên da to hơn đậu mùa.
  • Về thời gian ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh của bệnh đậu mùa ngắn hơn so với thủy đậu. Bệnh đậu mùa có thời gian ủ bệnh chỉ từ 7 - 14 ngày, còn thủy đậu dài hơn là khoảng 10-20 ngày.
  • Về loại vacxin phòng bệnh: Vacxin tiêm phòng thủy đậu mà đậu mùa hoàn toàn khác nhau. Thời điểm tiêm phòng và cách thức tiêm cũng không giống nhau.
  • Về cách thức chẩn đoán bệnh: So với thủy đậu thì bệnh đậu mùa chẩn đoán phức tạp hơn nhiều.
  • Nếu bệnh thủy đậu có thể chẩn đoán bằng lâm sàng thông qua triệu chứng xuất hiện trên cơ thể và xét nghiệm mụn nước thì đậu mùa phức tạp hơn. Để chẩn đoán bệnh đậu mùa, bác sĩ phải xét nghiệm dịch của mụn nước và nuôi cấy mô để kiểm tra sự gia tăng số lượng tế bào.

  • Thủy đậu gần như không tái phát, tái phát của thủy đậu là bệnh zona thần kinh. Còn bệnh đậu mùa cho đến nay đã được xóa bỏ hoàn toàn.
Phân biệt bệnh đậu mùa và thủy đậu
Phân biệt bệnh đậu mùa và thủy đậu
Phân biệt bệnh đậu mùa và thủy đậu
Phân biệt bệnh đậu mùa và thủy đậu

Cách điều trị bệnh đậu mùa

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh đậu mùa. Do đó, các phương pháp điều trị hiện tại chủ yếu tập trung vào việc làm thuyên giảm các dấu hiệu bệnh đậu mùa, đồng thời hạn chế rủi ro mất nước.

Cần giữ gìn vệ sinh da, mắt, mũi, họng, miệng. Không để mụn đậu vỡ hoặc dập nát.


Nếu tình trạng nhiễm trùng phát triển nghiêm trọng, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám để tìm ra phương pháp điều trị.

  • Bác sĩ sẽ giúp bạn chống nhiễm khuẩn bằng thuốc và kháng sinh, với những người bị nhiễm trùng nặng thì lúc này cần phải dùng thuốc chống dị ứng và thuốc kháng virus để có thể giảm những biến chứng nguy hiểm từ bệnh đậu mùa. Các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu thêm các loại thuốc kháng virus mới có thể chữa trị căn bệnh này. Trong đó, thuốc Cidofovir hiện đang được đánh giá cao về hiệu quả trong các nghiên cứu gần đây.
  • Giảm nhẹ triệu chứng bằng cách hạ sốt và giảm đau. Các thuốc giảm sốt mà người lớn có thể dùng như aspirin. Còn để giảm sốt khi bị đậu mùa ở trẻ nhỏ thì bạn có thể dùng loại thuốc không chứa aspirin như acetaminophen.
  • Với phương pháp dùng thuốc bôi để điều trị bệnh đậu mùa bằng thảo dược chứa các thành phần chính là nano bạc và được kết hợp thêm một số loại dược liệu tự nhiên khác như: Neem, Chitosan… Loại thuốc bôi này không những có tác dụng làm sạch da mà còn giúp kháng khuẩn các nốt mụn dịch và giúp tái tạo da bị tổn thương, làm mờ những vết sẹo do bệnh gây ra.

Để bệnh được thuyên giảm và an toàn khi điều trị, người bệnh cần lưu ý:

  • Mặc đồ rộng, vải mềm mịn và dễ thấm hút mồ hôi để tránh làm vỡ các nốt mụn nước, cần tránh ra gió.
  • Không gãi hay chạm vào các nốt mụn nước thủy đậu, tránh để dịch lây lan ra nhiều hơn.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, dùng nước ấm để tắm rửa nhẹ nhàng, không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng.
  • Hãy chủ động cách ly thật tốt tránh gây lây truyền bệnh sang cho người khác.
  • Với các nốt mụn nước trên cơ thể, nên dùng thuốc tím để bôi lên nốt mụn nước nhằm kháng viêm và ngăn ngừa sẹo hình thành.
  • Khi mụn nước vỡ ra, sử dụng dung dịch xanh Methylen bôi lên. Tuyệt đối không dùng thuốc bôi mỡ Tetaxilin và mỡ Penixilin hay thuốc đỏ.
  • Ngoài ra không dùng kem trị ngứa có chứa Phenol ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ mang thai.
  • Xử lý môi trường: Cần thiết phải sát trùng tẩy uế đồng thời và sát trùng tẩy uế lần cuối đối với các chất thải và đồ dùng, nhất là quần áo, chăn gối, của bệnh nhân đậu mùa.
Bôi thuốc tím để kháng viêm
Bôi thuốc tím để kháng viêm
Cách đánh bại virus đậu mùa

Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa

.Bệnh đậu mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus Variola thuộc chi Orthopoxvirus. Hai dạng đậu mùa cơ bản gây bệnh ở người là variola major và variola minor có kích thước tới 300 micromet. Ở môi trường thời tiết khô hanh, virus sống được rất lâu ở nhiệt độ từ 4 - 200 độ C và có thể sống được từ 3 đến 17 tháng. Còn với môi trường thời tiết khô, thiếu ánh sáng mặt trời, thiếu oxy, chúng sống được một năm.

Chu kỳ sống của các virus thuộc họ Poxviridae khá phức tạp vì có nhiều dạng gây truyền nhiễm, với cơ chế xâm nhập tế bào đa dạng. Virus họ này là duy nhất trong số các virus có DNA vì chúng không tái tạo trong nhân tế bào, mà là ở tế bào chất. Để tái tạo, các virus sản sinh ra nhiều loại protein đặc trưng mà các virus DNA khác không tạo ra được, trong đó protein quan trọng nhất là RNA polymer hóa dựa trên DNA của virus.


Đường lây

  • Bệnh lan truyền qua việc hít phải các virus variola trong không khí, thường từ các dịch từ vùng họng, mũi, niêm mạc họng của người nhiễm bệnh. Bệnh được truyền từ người sang người chủ yếu qua việc tiếp xúc mặt đối mặt kéo dài với người nhiễm bệnh, thường trong khoảng cách dưới 1,8m, nhưng cũng có thể bị truyền bệnh qua việc tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể bị nhiễm virus hoặc các đồ vật bị nhiễm bẩn như tấm trải giường hay quần áo.
  • Virus cũng có thể lây truyền qua đường nhau thai, nhưng bệnh đậu mùa bẩm sinh có tỷ lệ tương đối thấp.
  • Đậu mùa không được ghi nhận là có thể lây truyền trong thời kỳ tiền triệu và virus thường phát tán từ lúc xuất hiện các vết ban, hay đi kèm với các thương tổn ở miệng và họng. Virus có thể lây truyền qua trong giai đoạn phát bệnh, thường nhất là khoảng tuần đầu tiên xuất hiện vết ban, khi các thương tổn ở da còn nguyên vẹn.
  • Bệnh bắt đầu ít lây nhiễm trong khoảng 7 đến 10 ngày từ lúc vảy xuất hiện, nhưng người bệnh vẫn có khả năng lây nhiễm cho đến khi miếng vảy cuối cùng rụng đi.

Các đối tượng dễ mắc bệnh đậu mùa

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
  • Người bị rối loạn về da như chàm
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu do tình trạng sức khỏe như bệnh bạch cầu hoặc HIV
  • Người vào điều trị y tế chẳng hạn như ung thư làm cho hệ miễn dịch suy yếu.

Bệnh đậu mùa rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Tuy vậy, bạn vẫn có thể kiểm soát vấn đề này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Virus đậu mùa
Virus đậu mùa
Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?