Polyp túi mật là một bệnh lý tình cờ phát hiện trên siêu âm, hay khi người bệnh đi khám vì lý do đầy bụng, khó tiêu. Chẩn đoán này đối với đa số mọi người đều lạ lẫm, khiến chúng ta lo lắng, không biết lành tính hay ác tính, điều trị ra sao? Hãy cùng Toplist tìm hiểu những lưu ý quan trọng nhất về bệnh này nhé!
Polyp túi mật điều trị như thế nào?
Túi mật là một cấu thành của hệ thống đường dẫn mật, có vai trò tham gia điều hòa bài tiết mật và tiêu hóa thức ăn, do vậy không thể tùy tiện tiến hành cắt bỏ khi chưa có chỉ định.
Theo các nghiên cứu trong và ngoài nước thì polyp túi mật nếu xác định trên siêu âm có kích thước nhỏ hơn 10mm hầu hết lành tính. Ngoài ra những hình ảnh gợi ý tính chất ác tính khi thấy polyp có chân lan rộng, hình không đều đặn, phát triển nhanh. Khi đó phải chỉ định can thiệp phẫu thuật ngoại khoa để cắt bỏ túi mật. Do không thể có một thăm dò nào chẩn đoán chính xác bản chất của polyp túi mật nếu chưa có can thiệp phẫu thuật.
Vì vậy các bác sĩ thống nhất một phác đồ xử trí đối với polyp túi mật như sau:
- Nếu nghi ngờ polyp túi mật phát hiện qua siêu âm mà bệnh nhân không có triệu chứng như đau sốt... thì nên kiểm tra lại sau 6 tháng hay 1 năm để khẳng định.
- Nếu sau thời gian đó mà không còn hình ảnh của polyp thì không cần phải xử trí gì. Trường hợp hình ảnh polyp rõ, cần theo dõi định kỳ bằng siêu âm 6 tháng nếu khối u lớn trên 10mm, hoặc có phát hiện các biểu hiện ác tính qua xét nghiệm máu, các thăm dò khác hoặc polyp đã có biểu hiện lâm sàng như đau sốt tái phát nên chỉ định phẫu thuật sớm. Ngày nay, với sự phát triển của phẫu thuật nội soi, cắt túi mật nội soi là phẫu thuật ít xâm hại, ít đau và bệnh nhân hồi phục nhanh, ít biến chứng.
Trong hướng dẫn mới nhất của Hiệp hội châu Âu về điều trị polyp túi mật, siêu âm theo dõi sẽ được áp dụng trong các trường hợp:
- Polyp túi mật < 5mm, không có các yếu tố nguy cơ ác tính (trên 50 tuổi, tiền sử viêm xơ đường mật, polyp không cuống, thành túi mật dày 4mm): Siêu âm định kỳ 1 năm/1 lần.
- Polyp túi mật < 5mm và có yếu tố nguy cơ ác tính hoặc polyp kích thước 6-9mm, không có các yếu tố nguy cơ: Siêu âm định kỳ 6 tháng đến 1 năm.
- Polyp túi mật kích thước 6-9mm, chưa có triệu chứng nhưng có các yếu tố nguy cơ: Siêu âm theo dõi chặt chẽ từ 3-6 tháng một lần.
Bị polyp túi mật có nguy hiểm không?
Khoảng 92% polyp túi mật là lành tính, không gây nguy hiểm hay làm xuất hiện bất kỳ triệu chứng khó chịu nào. Số ít còn lại có thể gây ra những biến chứng cấp tính như viêm túi mật, ứ trệ dịch mật… đặc biệt là tiến triển thành ung thư.Vì thế, thay vì lo lắng polyp túi mật có ảnh hưởng gì không thì việc áp dụng sớm các biện pháp phòng ngừa nguy cơ ung thư là điều mà tất cả người bệnh cần thực hiện.
Polyp túi mật không thể tự biến mất hoặc tự hết. Để giải quyết tình trạng thành túi mật có polyp, cách thường dùng hiện nay là cắt túi mật. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng khi polyp có nguy cơ ung thư cao. Đa số trường hợp còn lại, mục tiêu ưu tiên vẫn là phòng ngừa polyp túi mật tăng kích thước gây ung thư.
Đặc biệt trong thời gian theo dõi, polyp có dấu hiệu ác tính như kích thước polyp phát triển nhanh (có thể tăng gấp đôi so với lần siêu âm trước), chân lan rộng, hình không đều đặn, gây ra nhiều triệu chứng lâm sàng như đau sốt tái phát nhiều lần… thì cần phẫu thuật cắt túi mật ngay.
Polyp túi mật có lây không?
Cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào cho thấy tình trạng túi mật bị polyp có thể lây từ người này sang người khác hay di truyền giữa các thế hệ trong gia đình. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề này.
Cách phòng ngừa bệnh polyp túi mật
Để phòng ngừa polyp túi mật, bệnh nhân cần đi khám sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện các bệnh về gan mật như gan nhiễm mỡ, rối loạn men gan mật, sỏi, viêm gan, các bệnh lý rối loạn đường máu, rối loạn mỡ máu...
Ngoài ra, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhất dành cho người bị các bệnh liên quan đến túi mật như sỏi mật và polyp thì cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết hằng ngày như: đạm, chất béo, vitamin…. không ăn nhiều các loại nội tạng động vật như tim, gan, lách, thận, lòng...
Ngoài chế độ ăn, một quá trình tập luyện thường xuyên, lâu dài cũng mang lại rất nhiều lợi ích để giúp bạn hạn chế sự phát triển của polyp túi mật. Người có polyp túi mật nên duy trì tập thể dục 30 phút mỗi ngày để giúp gan mật hoạt động tốt hơn.
Vấn đề đầu tiên đó là uống thật nhiều nước lọc hàng ngày. Khi có dấu hiệu đau thì người bệnh nên uống một cốc nước để có thể đào thải nhanh các độc tố làm dịu cơn đau ngay tức thì. Bệnh nhân cũng nên vận động cơ thể mỗi ngày, chơi các môn thể thao để ngăn ngừa việc tăng cân và giúp khí huyết được lưu thông.
Triệu chứng của polyp túi mật
Đa phần các trường hợp polyp túi mật thường không có triệu chứng biểu hiện, chỉ được tình cờ phát hiện khi bệnh nhân đi khám sức khỏe. Khi được thăm khám bụng, bệnh nhân có thể cảm thấy đau tức nhẹ khi ấn vào vùng hạ sườn phải, đau xuất hiện sau khi ăn.
Chỉ có khoảng 6 - 7% bệnh nhân polyp túi mật có biểu hiện triệu chứng, tuy nhiên người phải bệnh không có dấu hiệu hay triệu chứng điển hình, rõ ràng trên cơ thể. Mặc dù bệnh chỉ tiến triển thầm lặng nhưng bạn có thể lưu ý một số biểu hiện bất thường như sau:
- Đau bụng: hầu hết các bệnh nhân mắc polyp túi mật sẽ xuất hiện những cơ đau tại vùng hạ sườn phải và/hoặc vùng phía trên rốn. Cơn đau có diễn ra âm ỉ hay dữ dội tùy theo tiến triển của bệnh.
- Rối loạn tiêu hóa: có thể có biểu hiện buồn nôn, khó tiêu, đầy bụng, nôn mửa và co cứng nhẹ vùng dưới sườn phải, nhất là khi ăn thức ăn chiên xào, nhiều chất béo.
- Không có sốt: căn bệnh này không bao gồm triệu chứng sốt như những bệnh lý liên quan khác tại túi mật.
Nguyên nhân có polyp túi mật
Có rất nhiều các yếu tố được cho là có liên quan việc hình thành polyp túi mật như: chức năng gan mật kém, nồng độ đường máu, mỡ máu cao, béo phì, thói quen ăn uống không điều độ, nhiễm virut viêm gan… Nhưng trên thực tế chưa có nghiên cứu nào khẳng định được chính xác nguyên nhân hình thành polyp túi mật.
Thực phẩm có liên quan tới sự hình thành polyp túi mật. Polyp túi mật là bệnh đa phần lành tính, nhưng ngày càng có xu hướng gia tăng do thói quen sinh hoạt và ăn uống không phù hợp.
Có nhiều yếu tố thuận lợi đối với việc hình thành polyp túi mật như chức năng gan mật kém, nồng độ đường máu, nồng độ mỡ máu cao, béo phì, nhiễm virus viêm gan, thói quen ăn uống nhiều mỡ, chất béo, làm tăng thêm lượng cholesterol trong cơ thể. Đối với người bị polyp túi mật thì chế độ ăn uống phải thanh đạm gần giống với người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tức là phải giảm cholesterol xấu trong máu.
Cụ thể nguyên nhân của từng loại polyp túi mật cụ thể là:
- Polyp thể cholesterol
Đa phần polyp túi mật đều thuộc dạng polyp thể cholesterol, có đường kính dưới 10 mm và đa polyps. Sự lắng đọng cholesterol trên thành túi mật là nguyên nhân hình thành polyp, siêu âm rất dễ phát hiện thể polyp dạng này. - Polyp thể viêm
Polyp thể viêm có bản chất là dạng mô sơ sẹo bởi các tổn thương viêm mạn tính trên thành túi mật gây nên. Đường kính polyp thường nhỏ hơn 10 mm, chân rộng và không gây ung thư nên người bệnh hoàn toàn yên tâm. - Polyp thể u tuyến
Polyp thể u tuyến là 1 dạng tổn thương tiền ung thư, có kích thước từ 5-20mm, có cuống hoặc không cuống, xuất hiện đơn lẻ và liên quan đến bệnh lý sỏi túi mật hoặc tình trạng viêm túi mật mạn tính.
Polyp này hiếm gặp và chỉ được phát hiện tình cờ qua chẩn đoán hình ảnh hoặc hình thành sau khi cắt túi mật. - Polyp thể phì đại cơ tuyến
Đối tượng có nguy cơ mắc phải polyp thể phì đại cơ tuyến là người trưởng thành, tỷ lệ tăng dần theo tuổi. Polyp này thường xuất hiện đơn lẻ và nằm ở đáy túi mật, có khả năng phát triển thành ung thư.
Đối tượng nguy cơ bệnh Polyp túi mật
Polyp túi mật xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng sẽ chủ yếu gặp ở mọi lứa tuổi, phụ nữ dễ mắc hơn nam giới, nhất là trong độ tuổi 30-50. Polyp túi mật sẽ có nguy cơ ác tính cao hơn ở những bệnh nhân trên 50 tuổi.
Đối tượng có nguy cơ mắc phải polyp thể phì đại cơ tuyến là người trưởng thành, tỷ lệ tăng dần theo tuổi. Polyp này thường xuất hiện đơn lẻ và nằm ở đáy túi mật, có khả năng phát triển thành ung thư.
Cũng như nguyên nhân hình thành, yếu tố nguy cơ dẫn đến polyp túi mật cũng chưa được tìm ra rõ ràng và cụ thể. Các yếu tố nguy cơ của bệnh có thể là:
- Độ tuổi trên 60
- Bệnh nhân có chức năng gan mật kém
- Bệnh nhân có nồng độ đường máu, nồng độ mỡ máu cao.
- Bệnh nhân béo phì.
- Bệnh nhân nhiễm virus viêm gan
- Bệnh nhân có thói quen ăn uống nhiều chất béo, làm tăng thêm lượng cholesterol trong cơ thể.
- Bệnh nhân đã bị sỏi mật
- Bệnh nhân mắc phải viêm đường mật nguyên phát
- Các yếu tố nguy cơ polyp: kích thích lớn hơn 6mm, duy nhất và không có cuống.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị polyp túi mật
Để phòng tránh polyp túi mật tăng kích thước, bạn cần thực hiện một chế độ ăn đảm bảo khoa học nhưng vẫn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Người bị polyp túi mật nên kiêng ăn gì?
Rất nhiều người bệnh đều thắc mắc bị polyp túi mật kiêng ăn gì để tránh polyp không tiến triển thành ung thư. Trên thực tế, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như mỡ động vật, thức ăn chiên xào, rán, đồ chiên đi chiên lại nhiều lần, thức ăn nhanh,…
- Thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật, pho mai…
- Thực phẩm chứa nhiều đường hóa học, tinh bột tinh chế như các loại bánh quy, bánh ngọt…
Tuy không tồn tại món ăn chữa polyp túi mật nhưng bạn vẫn nên lựa chọn những thực phẩm tốt cho chức năng gan mật bao gồm:
- Hoa quả giàu vitamin (B, C, D, E), chất khoáng như các loại quả họ cam, táo, lê… giúp tăng cường sức khỏe gan mật, hạn chế nguy cơ hình thành và phát triển polyp.
- Rau xanh, củ quả giàu chất xơ như su hào, cải bắp, cà rốt… sẽ giúp vận động ở đường tiêu hóa tốt hơn, hạn chế các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu do polyp.
- Các loại chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu oliu, hạnh nhân, hướng dương… rất tốt cho sức khỏe, có thể giúp ngăn ngừa polyp.
- Lựa chọn các loại sữa ít chất béo và đường.
Ngoài chế độ ăn, một quá trình tập luyện thường xuyên, lâu dài cũng mang lại rất nhiều lợi ích để giúp bạn hạn chế sự phát triển của polyp túi mật. Người có polyp túi mật nên duy trì tập thể dục 30 phút mỗi ngày để giúp gan mật hoạt động tốt hơn.
Khi nào polyp túi mật cần điều trị?
Triệu chứng lâm sàng
Cơ năng: (Lâm sàng thường mơ hồ, ít khi rầm rộ); chỉ có biểu hiện lâm sàng khi polyp gây rối loạn bài tiết, bài xuất dịch mật tại lòng túi mật hay có sỏi tủi mật hoặc viêm túi mật kèm theo. Đau tức nhẹ vùng hạ sườn phải hoặc thượng vị (gần 80%), đau thường xuất hiện sau khi ăn; có thể đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn.Toàn thân: Bệnh nhân thường không có sốt và không có dấu hiệu tắc mật.Thực thể: (Kín đáo) Thăm khám bụng có thể thấy: đau tức nhẹ khi ấn vùng hạ sườn phải, đa số không phát hiện các dấu hiệu bất thường. Khám các cơ quan khác để phát hiện các bệnh lý kèm theo.
Cận lâm sàng
Siêu âm ổ bụng: (Rẻ tiền, hữu ích cho tầm soát các bệnh lý túi mật: Sỏi túi mật, polyp túi mật). Hình ảnh polyp túi mật trên siêu âm là hình tăng âm (chiếm gần 95%), không có bóng cản (khác với sỏi túi mật là hình tăng âm có bóng cản, hình ảnh tăng âm này không di động khi thay đổi tư thế và nằm bám trên bề mặt của niêm mạc túi mật. Siêu âm cho phép xác định được polyp, vị trí, kích thước và hình dạng polyp (có cuống hay không có cuống), ngoài ra còn giúp theo dõi sự tiến triển để có xử trí thích hợp. Tỷ lệ chẩn đoán chính xác của siêu âm đối với polyp túi mật là trên 90%. Siêu âm cần đánh giá các thương tổn khác ở gan và các cơ quan trong ổ bụng,...
92% polyp túi mật có bản chất lành tính, hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với polyp túi mật nên phần lớn người bệnh không cần đến can thiệp gì. Mặt khác, túi mật là một cấu trúc của hệ thống đường dẫn mật, có vai trò tham gia điều hòa bài tiết mật và tiêu hóa thức ăn, do đó, hoàn toàn không thể tùy ý thực hiện cắt bỏ khi chưa có chỉ định đúng đắn.
- Ngoài ra, đa số kích thước polyp được mô tả là dưới 10 mm và theo các báo cáo, nếu polyp túi mật có kích thước nhỏ hơn kích thước này trên siêu âm thì hầu hết đều lành tính. Tuy nhiên, ở các bệnh nhân có từ 2-3 polyp trở lên, kích thước polyp lớn hơn 10 mm hoặc các polyp lớn nhanh hay tăng số lượng trong các lần siêu âm kiểm tra sau 3 -6 tháng thì nên được chỉ định phẫu thuật cắt túi mật nội soi, vì theo nhiều nghiên cứu các bệnh nhân này có nguy cơ cao ung thư túi mật- một bệnh lý có tiên lượng rất xấu.
- Trong trường hợp polyp túi mật lớn dần lên trên 10mm, có các biểu hiện như đau bụng, nôn ói, nóng sốt tái phát hoặc có những hình ảnh gợi ý tính chất ác như khi thấy polyp có chân lan rộng, hình không đều đặn hay gián tiếp thông qua xét nghiệm máu thì nên sắp xếp phẫu thuật sớm trước khi phát triển thành ung thư thực sự, đặc biệt ở những người trên 50 tuổi.
Hiện nay với sự phát triển của phẫu thuật nội soi cắt túi mật trở thành phẫu thuật ít xâm hại, ít đau và bệnh nhân hồi phục nhanh sau mổ, ít biến chứng.
Polyp túi mật là bệnh không quá hiếm gặp trong xã hội và chỉ một số ít tiến triển thành ung thư. Chính vì vậy, hầu hết các trường hợp không phải điều trị gì nhưng nên theo dõi định kỳ và chỉ cần can thiệp ngoại khoa khi có triệu chứng hay nghi ngờ ác tính, vì ung thư túi mật có tiên lượng rất xấu.
Chẩn đoán polyp túi mật
Siêu âm
Tỷ lệ chẩn đoán chính xác của siêu âm đối với polyp túi mật là trên 90%. Siêu âm giúp xác định được polyp túi mật từ vị trí, kích thước, hình dạng và theo dõi tiến triển để có phương pháp điều trị thích hợp.
Chụp CT bụng
CT có bơm thuốc cản quang giúp chẩn đoán chính xác gần 90% trong các trường hợp polyp to có nguy có ác tính
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Chụp cộng hưởng từ được chỉ định khi tổn thương polyp nghi ngờ ác tính. Trên phim MRI polyp là khối tăng tín hiệu ở thì T2.
Bạn có thể khám polyp túi mật ở bất cứ bệnh viện nào. Bởi việc chẩn đoán căn bệnh này tương đối đơn giản. Phương pháp phổ biến nhất là siêu âm bụng. Tuy nhiên, siêu âm thông thường không thể xác định được polyp lành tính hay ác tính.
Ngoài ra, có một số phương pháp khác cũng được dùng để chẩn đoán thành túi mật có polyp hay không gồm: Siêu âm nội soi (EUS), chụp cắt lớp vi tính (CT scan), chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp phát xạ…
Polyd túi mật là gì?
Polyp túi mật còn gọi là u nhú niêm mạc tuyến túi mật, là một tổn thương dạng u hoặc giả u phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật. Đây là một bệnh khá phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi (nhưng chủ yếu gặp ở người trưởng thành, rất hiếm gặp ở trẻ em) phụ nữ dễ mắc hơn nam giới, nhất là trong độ tuổi 30-50.
Polyp túi mật có thể mọc đơn độc (đơn polyp) hoặc nhiều polyp túi mật cùng lúc (đa polyp túi mật). Theo thống kê, khoảng 5% người trưởng thành mắc căn bệnh này. Tùy theo nguyên nhân và tính chất polyp, polyp túi mật có thể chia thành 5 loại sau:
- Polyp cholesterol: Đây là dạng polyp túi mật phổ biến nhất, chiếm khoảng 60-70% và không có khả năng chuyển thành ác tính. Biểu hiện là niêm mạc đỏ tươi với các vùng xen kẽ lipid vàng.
- Adenomyomatosis: Có thể gặp ở 25% trường hợp thành túi mật có polyp. Tuy đây không phải dạng tiền ác tính nhưng có nguy cơ tiến triển thành ung thư cao hơn các dạng polyp khác.
- Polyp viêm: Chiếm 10% trường hợp túi mật bị polyp và thường có kích thước dưới 10mm, xảy ra thứ phát sau khi mắc sỏi mật hoặc viêm túi mật mãn tính, không phải khối u.
- U tuyến túi mật: Có kích thước từ 5-20mm, tuy lành tính nhưng vẫn có nguy cơ tiền ác tính.
- Các dạng polyp hiếm gặp khác: Khối u tế bào hạt, u xơ, u mỡ, các mô dị hình,…