Hệ miễn dịch của trẻ 2 tháng tuổi còn non yếu. Vì vậy, cơ thể bé dễ bị tình trạng thay đổi thời tiết và những vi khuẩn bên ngoài tác động dẫn đến ho và ngạt mũi. Nếu cha mẹ lơ là, không có cách điều trị triệt để, bé dễ bị mãn tính. Hãy tham khảo Top những mẹo vặt trị ho và ngạt mũi cho trẻ 2 tháng tuổi mà Chúng tôi chia sẻ dưới đây, chắc chắn bạn sẽ tìm ra cách chăm sóc con yêu tốt nhất.
Vệ sinh trẻ đúng cách
Khi bị ho và ngạt mũi, con bạn rất khó chịu, bé có thể quấy khóc và "khó ở" hơn bình thường. Bởi mũi của bé đang bị các cặn bẩn hoặc dịch bám gây tắc và khó thở. Không chỉ vậy, những cơn ho còn khiến họng bé khô và rát hơn bao giờ hết. Có một cách cha mẹ có thể làm để bé thoát khỏi tình trạng này đó là vệ sinh cho con đúng cách.
Bạn hãy sử dụng dung dịch nước muối sinh lí rửa mũi cho bé. Với em bé 2 tháng tuổi, bạn cần thực hiện thao tác này một cách nhẹ nhàng và thận trọng, tránh làm cho bé bị sặc. Bạn hãy đặt con trên giường, hơi nghiêng người, sau đó dùng dung dịch nước muối nhỏ 1-2 giọt vào một bên lỗ mũi, vỗ nhẹ cho bé khóc. Lúc này các cặn bẩn có thể văng ra hoặc bạn dùng một chiếc khăn mềm lau nhẹ mũi bé.
Làm tương tự với lỗ mũi còn lại. Một ngày bạn nên thực hiện rửa mũi cho bé từ 1-3 lần để bé dễ chịu hơn. Khi mũi không bị tắc, các chất đờm trong họng bé cũng long ra và giúp thông thoáng đường thở. Từ đó, tình trạng ho và ngạt mũi ở trẻ sẽ giảm dần.
Làm sạch không khí xung quanh trẻ
Theo các bác sĩ, tình trạng trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nhập viện do ho và ngạt mũi gia tăng khi thời tiết chuyển mùa. Bởi lúc này, độ ẩm trong không khí thay đổi đột ngột, cơ thể trẻ 2 tháng tuổi chưa thể thích nghi kịp thời. Bé có thể mắc các chứng như ho, viêm tiểu phế quản, ngạt mũi, khó thở, khò khè.
Vậy nên, các bác sĩ thường đưa ra lời khuyên với các mẹ rằng: Nên làm sạch không khí xung quanh bé bằng cách vệ sinh phòng ốc thường xuyên, sử dụng máy làm ẩm không khí khi thời tiết khô hanh. Cách làm này của các mẹ có thể làm giảm tình trạng ho và ngạt mũi cho con yêu, đặc biệt là vào ban đêm.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý tránh cho con yêu tiếp xúc nơi đông người hoặc các vật nuôi trong nhà để đảm bảo cho không khí của bé luôn sạch sẽ. Có như vậy, bé yêu mới hạn chế bị các vi khuẩn xâm nhập.
Xoa tinh dầu tràm vào cổ, ngực và gan bàn chân
Một nghiên cứu có nhan đề “Dầu tràm: Đánh giá về chất kháng khuẩn và các đặc tính dược liệu khác” được thực hiện vào năm 2006 cho thấy, dầu tràm có tính chất sát trùng, kháng khuẩn và chống viêm. Do viêm mô xoang và vi khuẩn thường là thủ phạm gây nghẹt mũi nên dùng tinh dầu tràm có thể sẽ hữu ích.
Để giảm nghẹt mũi, khó thở, các mẹ nên dùng tinh dầu tràm thoa trực tiếp lên ngực hoặc phía dưới cổ, gan bàn chân, mỗi ngày thực hiện 5-6 lần. Tinh dầu tràm cũng có thể được dùng để tắm bằng cách nhỏ 1- 2 giọt vào chậu nước ấm rồi tắm cho trẻ.
Tinh dầu tràm là một loại tinh dầu dùng được cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, da của bé rất mỏng nên các mẹ lưu ý khi xoa tinh dầu tràm không đổ trực tiếp lên da của bé. Hãy đổ ra tay của mình sau đó xoa hai lòng bàn tay vào nhau rồi sau đó mới xoa vào cơ thể bé.
Xông tinh dầu trong phòng ngủ
Sử dụng đèn xông tinh dầu sẽ giúp khuếch tán tinh dầu vào không khí tốt hơn, mùi thơm được lan tỏa tới từng ngóc ngách của căn phòng, phát huy triệt để hiệu quả của tinh dầu. Một bầu không khí với mùi thơm dịu nhẹ lan tỏa vừa giúp bé cảm thấy dễ chịu ngủ ngon vừa giúp mũi của trẻ không bị khô, giảm được tình trạng nghẹt mũi và ho.
Một số tinh dầu dùng được cho trẻ sơ sinh được khuyến cáo dùng như: Tinh dầu tràm, tinh dầu oải hương, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu xả chanh, tinh dầu đinh hương.
Lưu ý: Bạn nên chọn mua tinh dầu chất lượng từ một nhà cung cấp tinh dầu uy tín vì tinh dầu thiên nhiên luôn tốt cho sức khỏe. Tránh trường hợp mua phải hương liệu, tinh dầu tổng hợp, kém chất lượng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu.
Xông hơi
Cũng tương tự như làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý, xông hơi cũng là cách trị ngạt mũi cho trẻ hiệu quả và đơn giản ngay tại nhà. Xông hơi vừa giúp làm thông mũi, giảm ho và giảm tức ngực, vừa mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh viêm thanh quản ở trẻ nhỏ. Hơn nữa, mũi bé khi được tiếp xúc với hơi nước sẽ giúp làm loãng dich nhờn đã hình thành trong mũi.
Mẹ có thể thực hiện phương pháp xông hơi tại nhà với những bước đơn giản như sau:
- Bước 1: Bạn sử dụng phòng tắm làm nơi xông hơi cho bé.
- Bước 2: Đóng kín cửa và xả nước nóng vào bồn tắm để hơi nóng bốc lên.
- Bước 3: Tiến hành xông hơi cho trẻ trong khoảng từ 10 đến 15 phút.
- Bước 4: Khi tình trạng ngạt mũi của trẻ có dấu hiệu giảm bớt, mẹ có thể dùng tay vỗ nhẹ ngực. Hành động này sẽ rất có ích cho việc hô hấp của con yêu.
Lưu ý: Vì sức chịu đựng của trẻ sơ sinh còn khá non yếu nên mẹ không nên để hơi nước quá nóng hay sử dụng thêm các dược thảo đậm mùi sẽ làm con yêu khó thở. Chỉ nên nhỏ 1 - 2 giọt tinh dầu tràm vào bồn tắm. Áp dụng hương pháp này vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Đảm bảo giấc ngủ cho trẻ
Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng cho con bằng số lượt bú hàng ngày, các mẹ cũng nên chăm sóc giấc ngủ cho con "cẩn thận" hơn khi bé đang bị ho và ngạt mũi. Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi vẫn có xu hướng ngủ nhiều hơn các tháng khác nhưng khi bé bị bệnh, cơ thể khó chịu, giấc ngủ của bé cũng bị gián đoạn theo.
Các mẹ nên chăm sóc giấc ngủ cho bé bằng cách sau khi cho bé bú no, mẹ nên để ánh sáng trong phòng nhẹ nhàng, vỗ nhẹ lưng bé, đảm bảo không gian yên tĩnh cho bé dễ chìm vào giấc ngủ. Một giấc ngủ ngon và sâu sẽ giúp trẻ sảng khoái và tăng sức đề kháng cho bé nhanh khỏi bệnh hơn.
Tăng số lượt bú mẹ
Việc bú mẹ thường xuyên có tác dụng rất hiệu quả trong việc trị ho và ngạt mũi cho trẻ 2 tháng tuổi. Bởi trong thành phần của sữa mẹ có chứa các kháng thể giúp cơ thể bé chống chọi lại vi khuẩn gây bệnh. Trong 1 năm đầu đời, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ.
Vậy nên, khi con bị ho và ngạt mũi, các mẹ nên tăng cường cho bé bú. Khoảng cách giữa các cữ bú thu hẹp lại giúp cơ thể bé bù nước nhanh hơn và bé sẽ khỏe hơn. Các mẹ cũng nên chú ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng (đảm bảo đủ các nhóm protein, đạm, chất béo, vitamin...) để đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất cho con.
Ngâm chân nước gừng có tác dụng giảm ho cho trẻ
Theo y học cổ truyền gừng có tính nóng, phòng chống phòng hàn, tê thấp rất tốt. Ngoài công dụng là gia vị chế biến món ăn, gừng được biết đến với nhiều tác dụng trong trị bệnh, trong đó có tác dụng giảm ho, khò khè ở trẻ.
* Cách làm:
-Gừng 1 củ nhỏ rửa sạch, dập nát bỏ vào vào nồi, thêm 2 lít nước và chút muối trắng, đun sôi tầm 5 phút. Để nước gừng còn hơi ấm ấm, dùng lâu rửa người cho trẻ, ngâm chân trẻ trong nước cho đến khi nguội.
-Bạn nên thực hiện mỗi ngày vào mùa đông sẽ hạn chế tối đa việc trẻ bị ho, khò khè bạn nhé.
Thực hiện vỗ long đờm cho trẻ
Với những trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho có đờm, các mẹ nên thực hiện cách vỗ long đờm để bé nhanh khỏi hơn. Theo lời khuyên của các bác sĩ, các mẹ có thể thực hiện cách này như sau:
Đặt bé nằm sấp trên đùi, dùng tay khum nhẹ vỗ dứt khoát vào lưng bé, khi đó bé có thể khóc hoặc ho và nôn ra đờm. Các mẹ nên thực hiện vỗ long đờm vào sáng sớm khi bé chưa ăn gì để cho hiệu quả tốt nhất. Khi thấy đờm bé khạc ra, mẹ nên lấy khăn mềm nhúng nước ấm lau nhẹ nhàng khoang miệng của con để đảm bảo vệ sinh.