Top 10 Mô hình sáng chế của Việt Nam được yêu thích nhất năm 2016
Óc sáng tạo của con người là không giới hạn và chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi những sáng chế sau đây do chính người Việt Nam làm ra.
Phanh điện từ là một sáng chế của em Nguyễn Việt Trinh (lớp 11A3, trường THPT Krông Nô, Đắk Nông) nhằm hạn chế tình trạng mất phanh mỗi khi đi đèo. Với mô hình này, Việt Trinh đã đạt Giải ba cuộc thi sáng chế cấp tỉnh, Giải ba cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiêu niên nhi đồng toàn quốc năm 2016.
Máy cắt chuối đa năng là một sáng chế của anh Phan Tấn Phong (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau). Ngoài việc cắt chuối ra máy còn có thể cắt các loại rau khác giúp cho nông dân chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm. Với mô hình sáng chế thiết thực này, anh được nhiều người biết đến với cái tên trìu mến "kỹ sư nông dân" của tỉnh Cà Mau.
Trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra gay gắt ở ĐBSCL, em Nguyễn Tấn Lợi (lớp 11, trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre) và thầy giáo Trương Hữu Dũng đã chế tạo thành công máy lọc nước ngọt. Chiếc máy này hoàn toàn có thể lọc nước mặn thành nước ngọt ở những vùng ngập mặn, đặc biệt sử dụng được ở những vùng hải đảo xa xôi như Trường Sa, Hoàng Sa.
Mô hình thu gom nước mưa tại ĐBSCL được thực hiện bởi nhóm 7 sinh viên Khoa Địa chất, trường đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. HCM.
Khi mưa xuống, nước từ mái nhà sẽ chảy xuống máng xối, tập trung vào một hoặc nhiều chỗ rồi qua một tấm lọc cặn bã. Sau đó, nước này sẽ qua một hệ thống lọc cơ học để đảm bảo hạn chế tối đa các chất rắn lơ lửng nhằm bù đắp nhân tạo nước đất cho ĐBSCL.
Mô hình trồng rau sạch của nhóm sinh viên Hà Nội đã gây được khá nhiều sự chú ý khi giới thiệu tại Ngày hội sáng chế 2016 diễn ra vào tháng 11 năm 2016. Mô hình này là chiếc máy có khả năng trồng rau sạch một cách hiệu quả, rau sẽ sinh trưởng một cách bình thường mà vẫn đảm bảo không bị nhiễm chất độc hại.
Đây là chiếc máy bay trực thăng tự chế mang tên "Giấc mơ" của người thương bình Nguyễn Bùi Hiển (58 tuổi, Bình Dương) có chiều cao 2,4 m, chiều dài 8,6 m, sải cánh quạt dài 7,1 m và tổng trọng lượng đến 390 kg. Xuất phát từ đam mê máy bay mô hình, sau hơn 4 năm nghiên cứu, người thương binh - kỹ sư cơ khí tại tỉnh Bình Dương đã lắp ráp và sản xuất thành công chiếc máy bay trực thăng có thể bay với vận tốc 200 km/h với chi phí gần nửa tỉ đồng.
Chiếc xe đẩy hỗ trợ cho công nhân vệ sinh là sáng chế của em Trương Thị Uyển My (học sinh trường THPT Tân Hồng, Đồng Tháp). Mô hình không sử dụng động cơ nổ, do đó không tốn nhiên liệu cũng như không gây ra tiếng ồn, có thể vừa quét vừa hốt, gom rác một cách hiệu quả. Đây thực sự là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công nhân vệ sinh
Mô hình sáng chế tàu sân bay mang tên Võ Nguyên Giáp làm bằng bìa carton của em Nguyễn Chí Thanh (lớp 12A2, Trung tâm GDTX huyện Củ Chi) trong Hội trại Truyền thống do Sở GD&ĐT TP. HCM tổ chức là một trong những mô hình độc đáo, có 1 không 2. Dưới bàn tay của cậu học trò 17 tuổi, em đã đề cao được tình yêu dành cho biển đảo quê hương, ý thực chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Tạ Hoàng Bảo - học sinh trường THPT Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên chính là tác giả của máy điều hòa với tên gọi "Hệ thống làm mát bằng tháp bay hơi". Sáng chế này đã được hoàn thành trong gần 1 năm nghiên cứu và đã giúp cậu học trò cấp ba giành được Giải nhất trong lĩnh vực cơ khí tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia năm 2016.
Thêm một mô hình sáng chế nữa được giới thiệu trong Ngày hội sáng chế 2016. Mô hình này hoàn toàn có thể ứng dụng được trong lĩnh vực y học, hỗ trợ nhất định cho công tác nghiệp vụ của các bác sĩ và nhân viên y tế.