Top 10 Người đẹp nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc

Chắc hẳn là các bạn đã từng nghe đến “tứ đại mỹ nhân” của Trung Quốc. Thật vậy, trong lịch sử Trung Quốc không chỉ có “tứ đại mỹ nhân” mà còn rất nhiều các mỹ nhân khác với nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, thậm chí nhan sắc của họ còn khiến cho các bậc thiên tử thời ấy si mê đến độ bỏ bê triều chính. Cùng Chúng tôi tìm hiểu xem họ là ai nhé

Bao Tự

Bao Tự là vương hậu thứ hai của Chu U Vương - vị thiên tử cuối cùng của giai đoạn Tây Chu trong lịch sử Trung Quốc. Bao Tự thường được liệt kê vào danh sách các mỹ nhân nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Ngoài sở hữu một vẻ đẹp tuyệt mỹ, thu hút thì nàng cũng được người đời gắn với danh hiệu “hồng nhan họa thủy” (tức mỹ nhân gây đại họa liên lụy đến các quân vương, thường là nguyên nhân làm sụp đổ triều đại).

Nàng là người được Chu U Vương mê đắm, bởi chưa bao giờ thấy Bao Tự cười nên Chu U Vương đã ra lệnh ai làm cho nàng cười sẽ được thưởng nghìn lạng vàng. Có lẽ cũng chúng vì điều này nên Bảo Tự được người đời đặt cho danh hiệu như trên.


Bao Tự
Bao Tự

Chân Lạc

Chân Cơ (Chân Lạc) hay còn được biết đến là Văn Chiêu Chân hoàng hậu sống từ năm 183 đến năm 221, là mẹ của Ngụy Minh Đế Tào Duệ người kế vị của triều đại Tào Ngụy. Chân Cơ nổi tiếng với nhiều truyền thuyết. Nàng được lưu truyền trong dân gian với sắc đẹp lộng lẫy, làm động lòng nhiều nhân vật có tiếng tăm, tiêu biểu như Tào Tháo.Khi còn sống, nàng chưa được phong làm Hoàng hậu mà chỉ được gọi là Chân phu nhân. Thụy hiệu Hoàng hậu là do Tào Duệ truy tôn khi lên làm Hoàng đế. Nàng có đôi mắt to sáng, hai lúm đồng tiền, môi hồng răng trắng, vai nhỏ eo thon.Nguồn: Lost Bird

Chân Lạc
Chân Lạc

Vương Chiêu Quân

Ắt hẳn khi nhắc đến lịch sử Trung Hoa, người ta không thể không bàn tới tứ đại mỹ nhân. Sắc đẹp “nghiêng thành đổ nước”của họ không chỉ khiến nhiều vị hoàng đế mê mệt mà còn làm thay đổi vận mệnh cả một triều đại. Một trong những người như vậy chính là Vương Chiêu Quân. Vương Chiêu Quân được mệnh danh là một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Hoa thời bấy giờ. Sắc đẹp của nàng được ví như "lạc nhạn", tức sắc đẹp khiến chim trời đang bay cũng phải thẩn thơ đến mức ngừng vẫy cánh mà rơi xuống đất.


Truyền thuyết nói rằng, khi Chiêu Quân đi ngang một hoang mạc lớn, lòng nàng chan chứa nỗi buồn vận mệnh cũng như lìa xa quê hương. Nhân lúc ngồi lưng ngựa buồn u uất, liền đàn "Xuất tái khúc". Có một con ngỗng trời bay ngang, nghe nỗi u oán cảm thương trong khúc điệu liền ruột gan đứt đoạn và sa xuống đất. Từ "Lạc nhạn" trong câu "Trầm ngư lạc nhạn" (chim sa cá lặn) do đó mà có.



Vương Chiêu Quân
Vương Chiêu Quân

Triệu Phi Yến

Triệu Phi Yến được xem là là đệ nhất mỹ nhân thời Hán bên cạnh người đẹp Vương Chiêu Quân, một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa. Bà nổi tiếng với dung mạo tuyệt thế, thân thể nhẹ nhàng tựa như chim yến, nên gọi Phi Yến (có nghĩa là chim yến đang bay). Nàng được biết đến là “một trong ba công nữ xuất sắc nhất Trung Quốc cổ đại”.Vẻ đẹp của Triệu Phi Yến có thể nói là “Đệ nhất thiên hạ”, không ai sánh bằng, nhưng sự hiểm độc của đại mỹ nhân này thì cũng không ai so được.

Triệu Phi Yến
Triệu Phi Yến

Tây Thi

Tây Thi có tên thật là Thi Di Quang, con gái của một người kiếm củi họ Thi ở núi Trữ La, Gia Lãm, thời Xuân Thu. Giai thoại về nàng là một trong những điển tích được nhắc tới nhiều nhất trong lịch sử Trung Hoa. Theo sử sách ghi chép: “Tây Thi đẹp tới mức ‘chim sa cá lặn’, chỉ cần hiện diện ở đâu là cây cối nghiêng ngả còn vạn vật thì dường như đắm chìm bởi dung nhan quá đỗi hoàn hảo từ nàng - người đứng đầu trong hàng Tứ đại Mỹ nhân thời bấy giờ”.


Đến nay, nàng Tây Thi - một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa là người thực hay chỉ là hư cấu vẫn còn là đề tài tranh cãi. Mặc dù bí ẩn nàng Tây Thi đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" trong lịch sử Trung Hoa chưa được xác thực rõ ràng, nhưng huyền thoại về nhan sắc của Tây Thi vẫn nổi tiếng tới ngày nay.

Tây Thi
Tây Thi

Điêu Thuyền

Điêu Thuyền là một người đẹp trong Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa và là một nhân vật nổi tiếng trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa. Sắc đẹp của Điêu Thuyền được ví là “bế nguyệt”, khiến trăng phải xấu hổ mà giấu mình đi. Có lần, Điêu Thuyền bái nguyệt ở hậu hoa viên của phủ Tư Đồ - đại thần của Hán Hiến Đế thời Tam Quốc. Đột nhiên có con gió nhẹ thổi đến, một vầng mây nhẹ trôi đã che khuất mặt trăng. Đúng lúc đó, Vương Doãn trông thấy, để khen con gái nuôi của mình xinh đẹp thế nào, ông thường nói với mọi người rằng con gái nuôi của ông xinh đẹp đến nỗi trăng sáng nhìn tấy cũng phải trốn vào nấp sau áng mây. Vì vậy, Điêu Thuyền được mọi người xưng tụng là “bế nguyệt”.

Điêu Thuyền
Điêu Thuyền

Dương Quý Phi

Dương Quý Phi là 1 trong tứ đại mỹ nhân trong Trung Quốc. Nếu Tây Thi có nét đẹp Trầm Ngư (cá lặn), Vương Chiêu Quân khiến chim sa (Lạc Nhạn), Điêu Thuyền đẹp đến nỗi trăng cũng phải núp vào mây (Bế Nguyệt), thì Dương Quý Phi mỗi khi ngắm hoa, hoa đều rũ héo vì hổ thẹn (Tu Hoa).


Tương truyền, một hôm Quý phi đến hoa viên thưởng hoa giải buồn, nhìn thấy hoa Mẫu Đơn, Nguyệt Quý nở rộ, nghĩ rằng mình bị nhốt trong cung, uổng phí thanh xuân, lòng không kiềm được, buông lời than thở: "Hoa à, hoa à! Ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy?. Lời chưa dứt lệ đã tuông rơi, nàng vừa sờ vào hoa, hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn lại. Nào ngờ, nàng sờ phải là loại hoa trinh nữ (cây xấu hổ). Lúc này, có một cung nữ nhìn thấy, người cung nữ đó đi đâu cũng nói cho người khác nghe việc ấy. Từ đó, mọi người gọi Dương Thái Chân là "Tu hoa".

Dương Quý Phi
Dương Quý Phi

Ngu Cơ

Ngu Cơ sinh vào thời đại cuối nhà Tần ở huyện Thuật Dương, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), không chỉ sở hữu sắc đẹp tuyệt mỹ mà nàng còn giỏi ca múa nên mọi người thường gọi với cái tên là Ngu mỹ nhân. Ngu Cơ là vợ của Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ - một vị tướng quân nổi tiếng thời Hán Sở.


Ngu mỹ nhân được mọi người biết đến nhờ tình yêu thủy chung, son sắt một lòng với chồng mình là Hạng Vũ. Nàng đã chấp nhận hy sinh mạng sống để có thể vực dậy tinh thần cho trượng phu. Cái chết của nàng tại Cai Hạ trở thành một câu chuyện nổi tiếng được truyền tụng nhiều đời trong lịch sử Trung Quốc.


Ngu Cơ
Ngu Cơ

Tô Đát Kỷ

Tô Đát Kỷ là một mỹ nữ xinh đẹp như tiên lại sở hữu trái tim tà ác nổi danh thiên cổ. Nhan sắc của Tô Đát Kỷ còn khiến có thể khiến người ta mê muội, vô thức làm theo những điều mà mình không tưởng tượng nổi. Trong tứ đại độc phụ nổi tiếng ở Trung Quốc cổ đại, nổi tiếng nhất, có nhiều truyền thuyết nhất, chính là Tô Đát Kỷ, một đại mỹ nữ đẹp như thiên tiên nhưng tính cách âm hiểm chẳng khác nào rắn độc.

Theo ghi chép, Tô Đát Kỷ là một mỹ nhân tuyệt sắc thời nhà Thương. Nàng cùng với Muội Hỉ nhà Hạ, Bao Tự nhà Chu và Ly Cơ nhà Tấn là những ví dụ điển hình của "hồng nhan họa thủy", tức mỹ nhân xinh đẹp tuyệt trần nhưng lại gây đại họa liên lụy đến các quân vương, là nguyên nhân làm sụp đổ triều đại.


Về sắc đẹp của Tô Đát Kỷ, có rất nhiều bản thoại ghi lại, tất cả đều nói nàng có vẻ đẹp diễm lệ, rực rỡ, gặp một lần là không thể quên. Mắt nàng long lanh như sương mai, da mịn màng tựa như lụa, nước da hồng hào, mũi cao thẳng, miệng hoa nhỏ, môi đỏ thắm, dáng đi uyển chuyển, giọng nói trong trẻo, đàn ca nhảy múa hết mực giỏi giang. Thậm chí, nhan sắc của Tô Đát Kỷ còn khiến có thể khiến người ta mê muội, vô thức làm theo những điều mà mình không tưởng tượng nổi.

Tô Đát Kỷ
Tô Đát Kỷ

Trương Lệ Hoa

Trương Lệ Hoa sinh vào năm 559 đến năm 589 tại Nam Triều thuộc thời nhà Trần. Nàng còn có tên gọi khác là Trần Triều Trương Quý Phi, cũng được mệnh danh là tuyệt thế mỹ nhân của Trung Hoa xưa. Trương Lệ Hoa vốn xuất thân là con nhà binh, giỏi cầm kỳ thi họa, nàng nhập cung năm 10 tuổi về sau làm Quý phi của Nam Triều Trần Hậu Chủ Thúc Bảo. Năm 589, nhà Trần bị diệt vong nên Trương Lệ Hoa cũng bị xử tội chết. Nàng có mái tóc đen, dài, khuôn mặt thanh tú và đặc biệt là hàng lông mày đẹp đến nỗi được mọi người ví như tranh vẽ.


Trương Lệ Hoa
Trương Lệ Hoa

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?