Top 7 Những điều cần biết về thóp của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh luôn luôn non nớt, nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Đặc biệt, các bậc cha mẹ luôn luôn chú ý đến một bộ phận quan trọng trong giai đoạn phát triển của trẻ, đó là "thóp". Hãy cùng toplist tìm hiểu về những thông điệp về thóp của trẻ để được an tâm và lưu ý hơn nhé.

Đoán bệnh qua "thóp" của trẻ nhỏ

Trong quá trình phát triển của trẻ, thóp cũng theo đó mà có những sự thay đổi phù hợp. Bởi vậy, thông qua quá trình theo dõi thóp bạn cũng có thể phần nào biết được tình trạng sức khỏe của bé.


Dưới đây là một vài dấu hiệu bất thường mà bạn không nên bỏ qua:


  • Thóp trẻ sơ sinh bị phồng: hiện tượng thóp của trẻ bị phồng lên, kèm theo đó là sốt cao, nôn mửa, nặng hơn nữa là co giật thì phải nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện bởi đây là dấu hiệu não bị áp lực, có thể là viêm màng não, viêm não.
  • Thóp trẻ sơ sinh bị lõm: nếu thóp của trẻ bị lõm, cùng với đó là bé bị tiêu chảy hay sốt cao thì rất có thể bé đang trong tình trạng mất nước, cần phải bổ sung kịp thời. Hiện tượng này cũng xảy ra đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng, thiêu canxi.
  • Thóp trẻ sơ sinh quá lớn: đối với những trẻ mới sinh nhưng bị còi xương thì phần thóp sẽ lớn. Các mẹ cần bổ sung dinh dưỡng và tăng cân cho bé để tránh các ảnh hưởng xấu tới não.
  • Thóp trẻ sơ sinh quá nhỏ: khi thóp quá nhỏ, đầu của trẻ có thể bị dị tật do hẹp, về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới não bộ của bé.
  • Thóp trẻ sơ sinh đóng sớm: thóp của trẻ sơ sinh đóng quá sớm so với bình thường có thể là dấu hiệu của xương đầu cốt hóa sớm, về lâu dài sẽ cản trở sự phát triển của não.
  • Thóp trẻ sơ sinh đóng muộn: ngược lại, hiện tượng này xảy ra thì xương đầu cốt hóa chậm, ngoài ra đây cũng là biểu hiện của chứng còi xương, thiếu canxi và suy dinh dưỡng.
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Cách chăm sóc thóp cho trẻ sơ sinh tốt nhất

Dưới đây là cách chăm sóc và bảo vệ thóp cho bé khoa học nhất:


  • Thường xuyên quan sát và thi thoảng sờ vào thóp trẻ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của con. Tuy nhiên, mẹ cần nhẹ nhàng, không nên quá mạnh tay sẽ khiến trẻ sợ và đau. Số lần sờ thóp tùy thuộc vào thái độ và sức khỏe của trẻ lúc đó.
  • Có thể dùng mũ che thóp để bảo vệ đầu cũng như giữ ấm thân nhiệt cho bé. Đặc biệt là sau khi tắm, mẹ cần lau khô da đầu cho bé ngay và giữ ấm bằng mũ để trẻ không bị mất nhiệt. Từ đó giúp tránh cảm lạnh hoặc mắc phải các bệnh nguy hiểm khác.
  • Không nên đội mũ liên tục cho bé, điều này có thể gây nồm và nóng bức cho trẻ vào mùa hè. Mẹ chỉ cần đội mũ cho trẻ sau khi tắm, khi trời trở lạnh hoặc đang ở những nơi có gió.
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Kích thước của thóp

Thóp trước của trẻ sơ sinh: Kích thước phần thóp phía trước thường có xu hướng thay đổi rất nhanh và rất nhiều. Khi vừa sinh ra, thóp trước của trẻ sơ sinh có kích thước khoảng 2,1cm, có thể thay đổi từ 0,6 – 3,6cm tùy vào từng bé.


Thóp sau của trẻ sơ sinh: Khi trẻ vừa mới sinh ra, thóp sau của trẻ có kích thước trung bình khoảng 0,5cm và thường đóng lại khi bé được đầy 2 tháng tuổi.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Kích cỡ của thóp

Thóp có hình bình hành, ngày đầu sau sinh kích thước thay đổi từ 0,6 – 3,6cm, trung bình là 2,1cm. Thóp trẻ sinh non gần đủ tháng và đủ tháng tương tự nhau. Kích cỡ thóp khác nhau giữa bé này với bé khác, có thóp nhỏ hơn nhưng cũng có thóp lớn hơn.


Sự đa dạng kích thước của thóp cũng là điều bình thường nên cha mẹ bé không cần quá lo lắng. Khi bé thở hay khóc to, thóp cũng có thể phập phồng theo các mức độ khác nhau.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Sờ vào thóp trẻ có ảnh hưởng gì không?

Khoa học cũng khẳng định điều đó: não của bé, tạm thời chưa được lấp kín bằng xương, được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc: lớp mềm (mô liên kết, trải khắp các rãnh não), mạng nhện (tạo cơ sở cho vị trí của các mạch máu) và lớp cứng (bao vỏ não cứng và đàn hồi).


Ngoài ra, khoảng không gian giữa các lớp bọc đầy chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động. Da - lớp bảo vệ cuối cùng trước những chấn động ngoại biên. Vì vậy, cha mẹ không cần phải lo lắng khi vô tình chạm phải thóp của bé và cảm nhận được nhịp đập của thóp trẻ. Tạo hóa đã ban cho các bé điều kỳ diệu này để bảo vệ não bộ và nó sẽ hoàn thiện cùng với quá trình hoàn thiện của não bé.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Thóp trước đóng sau, thóp sau đóng trước

Thông thường, bạn khó có thể xác định được thóp sau của bé vì nó nhỏ hơn thóp trước và sẽ đóng lại trong khoảng 2 tháng sau khi sinh.


Thóp trước thường tồn tại lâu hơn, 12 đến 18 tháng sau khi sinh. Khi thóp không đóng có thể là dấu hiệu của sụt giảm chức năng tuyến giáp. Nếu khoảng một tuổi, thóp của bé chưa liền, cha mẹ cần đưa bé đi khám. Thóp sẽ liền lại cùng sự phát triển của xương sọ.


Ngoài ra, thóp trũng có thể là triệu chứng khi mất nước. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu nặng khi mất nước. Bạn có thể kiểm tra dấu hiệu nhẹ của mất nước ở bé là khô miệng, giảm tần suất đi tiểu. Khi đó mẹ nên bổ sung đủ sữa cho bé ngay để bù đắp lượng nước đã mất.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Thóp là gì?

Thóp là một phần mềm trên đầu của trẻ sơ sinh, có thể nhìn thấy được từ lúc bé mới chào đời cho đến khi được vài tháng tuổi. Nếu nhìn kỹ, mẹ sẽ thấy thóp ở dạng vòng tròn hơi lõm xuống hoặc không được bao phủ bởi hộp sọ như những phần khác trên đầu.


Thông thường mẹ chỉ nhìn thấy thóp trước của trẻ. Nhưng thực tế, bé sơ sinh có thóp trước và thóp sau. Thóp trước (hay còn gọi là mỏ ác trẻ sơ sinh) nằm ở phía trên đỉnh đầu, giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Thóp sau của trẻ sơ sinh nằm giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm. Nhiều mẹ nhận thấy đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau hoặc trẻ sơ sinh bị lõm sau đầu thường rất lo lắng. Thực chất, điểm lõm đó chính là thóp sau của bé.


Khi chạm vào thóp bé, mẹ sẽ thấy những vùng này mềm mại, không cứng như các xương sọ ở xung quanh. Mỗi khi bé thở hay khóc lớn, mẹ cũng có thể quan sát thấy thóp bé phập phồng theo các mức độ khác nhau.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?