Nghề giáo có thật sự nhàn hạ như bạn nghĩ? Nhưng quả thật là có theo nghề mới hiểu khó khăn của nghề. Thực tế cho thấy rằng có hơn một nữa giáo viên hối hận vì nghề đã chọn. Vậy nguyên do là đâu, hãy cùng Toplist tìm hiểu về những nỗi sợ lớn nhất của giáo viên ngày nay nhé.
Sợ dự giờ vì sợ phải...diễn
Thế nhưng dù sao đi nữa thì mỗi khi có người đến dự giờ, các giáo viên đều có tinh thần chuẩn bị bài kĩ hơn, đôi khi còn có sự trao đổi về bài dạy trước khi lên lớp, đây cũng là một việc làm có tác dụng và ý nghĩa thiết thực, giúp cho thầy, cô giáo chủ động, tích cực hơn trong bài giảng của mình. Chính vì thế, đừng quá lo sợ về góp ý của đồng nghiệp mỗi khi có tiết dự giờ, hãy làm thật tốt những gì có thể bởi trọng tâm suy cho cùng cũng là vì học sinh.

Sợ làm giáo viên chủ nhiệm
Là một giáo viên chủ nhiệm, bạn có hàng trăm công việc không tên bắt buộc phải thực hiện, nào là hồ sơ sổ sách cứ chất đầy; kèm học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi; giải quyết những vụ đánh nhau, những thắc mắc hay sự bất đồng giữa các thành viên trong lớp cũng đủ bở cả hơi tai; học sinh yếu, kém mời phụ huynh để phối hợp cùng giáo dục, thế nhưng đâu không phải lúc nào cha mẹ các em cũng hợp tác; rồi thì các hoạt động giáo dục khác như: chữ đẹp, vẽ tranh, hội thi kể chuyện, hoạt động ngoại khóa,... cũng áp lực không kém và còn rất rất nhiều vấn đề kéo theo khiến giáo viên chủ nhiệm phải đau đầu và luôn trong tình trạng sẵn sàng giải quyết.
Nếu may mắn chủ nhiệm được lớp không có học sinh cá biệt thì đỡ, còn khi gặp phải lớp có học sinh ngồi nhằm lớp (tỉ lệ này khá cao) thì xem như thầy cô chẳng có giờ phút để nghỉ ngơi. Vậy mà tất cả những chuyện ấy lại chưa thấm tháp gì so với chuyện giáo viên chủ nhiệm phải kiêm luôn vai trò người vận động, xin xỏ quyên góp và người “đòi nợ”, cứ đầu năm lại phải “trình làng” một bảng những khoản phải chi trong năm học để vận động phụ huynh quyên góp.
Chính bởi quá nhiều các nhiệm vụ phải thực hiện mà người ta vẫn hay ví giáo viên chủ nhiệm như linh hồn của lớp. Học trò ngoan, học chăm chỉ phần lớn đều nhờ thầy cô giáo chủ nhiệm có tâm. Chính vì thế, nếu bạn thật sự yêu nghề, yêu học sinh thì những vất vả trong công tác chủ nhiệm đều có thể vượt qua dễ dàng chỉ cần biết cách sắp xếp và phân bổ công việc sao cho hợp lý.

Sợ phụ huynh, sợ cả học sinh
Đây thực sự là một hiện trạng đang diễn ra và làm không ít các thầy cô phải ái ngại, lo sợ. Chẳng hạn như trường hợp: ở lứa tuổi tiểu học, các bé chơi với nhau rồi xô xát nhau là chuyện bình thường thế nhưng phụ huynh lại không nghĩ vậy, vì bênh con họ sẵn sàng xông vào lớp đánh học sinh trước mặt giáo viên rồi yêu cầu giáo viên phải mời phụ huynh cả hai bên để giải quyết. Và còn rất nhiều chuyện khác tưởng như rất nhỏ, có thể hóa giải được bằng sự trao đổi thẳng thắn, chân tình thế nhưng lại biến thành “sự kiện nóng”. Nhất là khi hiện nay, một số vụ việc tiêu cực trong nghề giáo đã như “con sâu làm rầu nồi canh” khiến nhiều bậc phụ huynh dường như mất đi niềm tin, thiếu sự chia sẻ và cảm thông với giáo viên hơn trước. Và liệu rằng sự cảm thông và chia sẻ của phụ huynh đối với các thầy cô giáo đang hằng ngày vất vả dạy dỗ con em chúng ta có dần trở nên ít đi?
Đó là đối với phụ huynh còn về phía học sinh, giáo viên cũng phải sợ. Vì không ít các trường hợp, phụ huynh chỉ nhận thông tin một chiều từ học sinh mà không có sự trao đổi đầy đủ, thế là quy mọi trách nhiệm về phía giáo viên. Một thực tế rằng, việc phụ huynh bao bọc quá đà khiến học sinh kém tôn trọng giáo viên vì thủ sẵn đòn “trả đũa” là “mách mẹ”. Bên cạnh đó, vì có tính độc lập và phản biện cao, thế nên học sinh ngày nay phản ứng lại ý kiến thầy cô, “cãi tay đôi” ngay trong lớp học với giáo viên không còn là chuyện hiếm. Bởi thế mà học sinh bây giờ sợ giáo viên thì ít, mà khiến giáo viên... sợ ngược thì rất nhiều.

Sợ thi... giáo viên giỏi

Sợ lương không đủ sống
