Top 7 Nữ anh hùng kiệt xuất của lịch sử Việt Nam

Lịch sử luôn khắc ghi những đóng góp vô cùng to lớn của những người phụ nữ không chỉ "đảm việc nhà" mà còn "giỏi việc nước". Hình ảnh người phụ nữ không còn "sau cánh cửa nhà" cam chịu mà vượt lên tầm cao chính là có ý chí để vươn lên, có chí khí để đấu tranh giành hạnh phúc cho chính mình và cho nhân dân. Kỉ niệm ngày Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, chúng ta cùng nhìn lại những Con người ấy - những con người đã làm nên lịch sử và đi vào lịch sử muôn đời.

Võ Thị Sáu - Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang trẻ nhất

Võ Thị Sáu (1037 – 1953), quê ở Bà Rịa, chị được gọi là “ Người con gái đất đỏ”. Khi giặc Pháp tràn vào quê hương, Võ Thị Sáu mới 12 tuổi, đã ném lựu đạn giết chết ba tên chỉ huy Pháp. Chị nổi tiếng về tình báo, biệt động và giao liên đặc biệt. Ám sát hụt tên việt gian Đốc phủ Tòng, Võ Thị Sáu bị Pháp bắt năm 15 tuổi. Ở trong tù, chị vẫn tiếp tục hoạt động cách mạng. Tháng 12 năm 1952, Pháp đem chị ra Côn Đảo giam ở nhà lao “Đá trắng”. Vốn thích múa hát từ nhỏ, khám tử hình không làm chị thôi hát. Khi giặc xử bắn chị, đưa một cố đạo đến rửa tội, chị mắng: “Tao là người yêu nước, tao không có tội, chỉ chúng mày là quân cướp nước tao, giết dân tao mới là kẻ có tội.”


Trước khi chết, chị hô vang: “Việt Nam muôn năm! Bác Hồ muôn năm!”. Võ Thị Sáu hi sinh khi chưa đầy 17 tuổi. Năm 1993, Nhà nước đã truy tặng chị danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang và Huân chương chiến công hạng Nhất.

Võ Thị Sáu - Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang trẻ nhất
Võ Thị Sáu - Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang trẻ nhất
Võ Thị Sáu - Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang trẻ nhất
Võ Thị Sáu - Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang trẻ nhất

Hai Bà Trưng – Nữ vương đầu tiên trong lịch sử

Một vinh dự lớn lao cho phụ nữ nước ta có Hai Bà Trưng mở đầu những trang sử vẻ vang chống ngoại xâm, giành độc lập cho Tổ quốc. Hai Bà là Trưng Trắc và Trưng Nhị, con gái Lạc tướng Mê Linh thời vua Hùng, rất chú trọng dạy hai con chí khí yêu nước.


Trưng Trắc có chồng là Thi Sách đã bị Thái thú Tô Định, nhà Đông Hán giết hại. Để chống lại ách chiếm đóng của nhà Hán và trả thù cho chồng, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa, tập hợp nông dân khắp nơi trong cả nước đánh đuổi Tô Định, dựng lại cơ nghiệp xưa của vua Hùng. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà diễn ra vào năm 40 đầu thế kỉ I, Trưng Trắc lên làm vua (xưng là Trưng Vương), nền độc lập kéo dài trong 3 năm: Đô Kỳ đóng cõi Mê Linh Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta. Năm 42, tướng nhà Hán lại sang đánh nước ta. Hai Bà Trưng và các nữ tướng như Lê Chân, Thánh Thiên, Thiều Hoa…giao tranh oanh liệt, đánh thắng nhiều trận. Song không chống lại được trước thủ đoạn, mưu mẹo xảo quyệt của nhà Hán nên cuối cùng, Hai Bà đã gieo mình xuống dòng sông Hát tự vẫn. Trong Đại Việt sử kí (1272), Lê Văn Hưu viết: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và 60 thành ở lĩnh ngoại đều hưởng ứng. Việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay…!”

Hai Bà Trưng – Nữ vương đầu tiên trong lịch sử
Hai Bà Trưng – Nữ vương đầu tiên trong lịch sử
Hai Bà Trưng – Nữ vương đầu tiên trong lịch sử
Hai Bà Trưng – Nữ vương đầu tiên trong lịch sử

Võ Thị Thắng – Người sinh viên yêu nước can đảm

Hình ảnh chị Võ Thị Thắng ung dung mỉm cười đứng giữa hai hàng lính dẫn giải chính là hình ảnh của một sinh viên yêu nước, một chiến sĩ biệt động với “Nụ cười chiến thắng” mà một phóng viên người Nhật đã kịp ghi lại được trong phiên tòa của Mỹ ngụy năm 1968. Năm 11 tuổi, chị đã làm liên lạc cho cách mạng và sau đó, năm 17 tuổi, chị tham gia phong trào đấu tranh của sinh viên, thanh niên và học sinh Sài Gòn nhằm xây dựng căn cứ chính trị chuẩn bị cho đợt tiến công năm Mậu Thân (1968), chị còn tham gia vào Phong trào Công nhân và lực lượng vũ trang trong lòng thành phố.


Khi thực hiện nhiệm vụ trừ gian ở Phú Lâm, chị bị giặc bắt. Chúng tuyên án khổ sai 20 năm với chị và đáp trả lời chúng là nụ cười với lời thách thức: “Liệu chính quyền các ông có tồn lại đến 20 năm để cầm tù tôi không?”. Câu nói nổi tiếng ấy chính là lời khích lệ toàn dân đánh giặc. 6 năm ròng bị đày đọa, tra tấn, Đồng chí cũng như nhiều đồng chí khác đã không bị khuất phục trước cường quyền bạo lực của kẻ thù. Tại nhà tù, trong hoàn cảnh khó khăn, đồng chí đã lấy đó làm môi trường để rèn luyện, thử thách phẩm giá, ý chí và lòng trung kiên với dân tộc, với Tổ quốc.


Bản lĩnh của người sinh viên yêu nước can đảm đã là tấm gương cho biết bao chiến sĩ cộng sản noi theo. Đến tháng 3 năm 1973, theo Hiệp định Pa-ri, kẻ thù đã phải trao trả các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm. Đến lúc ra tù, đồng chí vẫn ngẩn cao đầu với tư thế của người chiến thắng. Sau hòa bình, đồng chí vẫn luôn tâm niệm lời dạy của Hồ Chủ Tịch, vẫn luôn chấp hành chủ trương của Đảng, Nhà nước, lắng nghe tiếng nói của dân khi được bầu làm đại biểu Quốc hội. Sau này, đồng chí nhận nhiệm vụ đứng đầu ngành Du lịch và đưa ngành trở thành một mũi nhọn trong nền kinh tế nước nhà.

Võ Thị Thắng – Người sinh viên yêu nước can đảm
Võ Thị Thắng – Người sinh viên yêu nước can đảm
Võ Thị Thắng – Người sinh viên yêu nước can đảm
Võ Thị Thắng – Người sinh viên yêu nước can đảm

Đinh Thị Vân – Nữ đại tá tình báo giỏi nhất

Đồng chí Đinh Thị Vân nguyên là Huyện ủy viên huyện Xuân Trường cũ và ở trong Ban chấp hành Tỉnh hội Phụ nữ tỉnh Nam Định. Bà không qua một lớp đào tạo nghiệp vụ nào về tình báo nhưng lại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một sĩ quan tình báo. Đồng chí đã đi sâu tổ chức tình báo hồi Pháp chiếm đóng Hà Nội và thời kì Mỹ ngụy chiếm đóng Sài Gòn, khai thác những tài liệu quân sự có giá trị, có ý nghĩa chiến lược để phục vụ sự nghiệp chống xâm lược giải phóng đất nước.


Mọi thành quả vô cùng lớn lao của tình báo Đinh Thị Vân đạt được có một tầm quan trọng chiến lược giúp cho Trung ương chỉ đạo kịp thời cuộc chiến đấu với Mỹ ngụy. Những tài liệu hết sức cơ mật đó không phải chị mua được mà là kết quả của sự cảm hóa, thuyết phục, vận động kiên trì quần chúng, trên ý thức “lấy dân làm gốc”. Sĩ quan tình báo Đinh Thị Vân đã vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng chí được Bộ quốc phòng phong hàm Đại tá.

Đinh Thị Vân – Nữ đại tá tình báo giỏi nhất
Đinh Thị Vân – Nữ đại tá tình báo giỏi nhất
Đinh Thị Vân – Nữ đại tá tình báo giỏi nhất
Đinh Thị Vân – Nữ đại tá tình báo giỏi nhất

Nguyễn Thị Minh Khai – Nữ chiến sĩ cộng sản Việt Nam đầu tiên

Nguyễn Thị Minh Khai (1910 – 1941), tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh ở xã Vĩnh Yên thuộc thị xã Vinh (Nghệ An), học đến tiểu học, tham gia phong trào học sinh, được kết nạp vào Đảng năm 1930. Say mê học lý luận, chị là một trong những cán bộ phụ nữ được Hồ Chủ Tịch trực tiếp dìu dắt, sau đó Minh Khai được đào tạo về chủ nghĩa Mác Lê-nin ở Liên Xô. Dưới cái tên Phan Lan, chị là đại biểu trẻ nhất Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 7 tại Mát – xcơ – va, đã đọc bài phát biểu nổi tiếng trong phiên họp thứ 40: “Chúng tôi, những người phụ nữ nông dân, công nhân ở các miền phương Đông, các miền thuộc địa, bán thuộc địa, những người khổ cực gấp bội hơn các đồng chí Tây Âu, chúng tôi đã bước vào con đường đấu tranh cách mạng".


Chị cũng là đại biểu thanh niên Việt Nam đầu tiên đi dự Quốc tế Thanh niên năm 1935. Là Bí thư tỉnh ủy Sài Gòn – Chợ Lớn đầu tiên, chị rất chú trọng đào tạo cán bộ công nhân, xây dựng cơ sở cách mạng ở nông thôn, có ý thức quyết vươn lên gánh vác vai trò lãnh đạo cách mạng, Minh Khai tỏ rõ nghị lực vượt mọi đau thương khó khăn riêng, khi sinh con gái, khi chồng chị là đồng chí Lê Hồng Phong bị bắt. Ngày 28 – 8 – 1941, chính quyền thực dân Pháp xử bắn chị cùng các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập… Đứng trên gò đất cao, chị giựt mảnh băng đen bịt mắt vứt đi và nói lớn: “Thưa đồng bào, chúng ta phải tiêu diệt đế quốc phong kiến thì đời sống mới sung sướng được. Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm! Cách mạng Việt Nam muôn năm!

Nguyễn Thị Minh Khai – Nữ chiến sĩ cộng sản Việt Nam đầu tiên
Nguyễn Thị Minh Khai – Nữ chiến sĩ cộng sản Việt Nam đầu tiên
Nguyễn Thị Minh Khai – Nữ chiến sĩ cộng sản Việt Nam đầu tiên
Nguyễn Thị Minh Khai – Nữ chiến sĩ cộng sản Việt Nam đầu tiên

Nguyễn Thị Chiên – Nữ anh hùng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam

Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930 ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Trong phong trào du kích ở vùng tạm chiếm, những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến 1948, chị vừa là bí thư phụ nữ vừa là chỉ huy một trung đội du kích ở xã. Năm 1950, chị giật mìn diệt một tiểu đội địch đi tuần tra trên đường 39. Đó là tiếng mìn đầu tiên cảnh cáo quân địch và thức tỉnh phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân.Khi bị giặc bắt, bị tra tấn dã man, chị chết đi sống lại nhiều lần nhưng kẻ địch không khai thác được gì đành phải thả chị ra. Về quê, chị lại được chi bộ bố trí nhiệm vụ trong đội du kích. Ngoài việc luyện tập canh gác quấy rối và đánh địch, chị còn lãnh đạo chị em khai hoang, cấy lúa, chăn nuôi gà để lấy tiền mua sắm vũ khí.


Năm 1951, tay không, chị đã dùng mưu bắt một tiểu đội địch ngay giữa chợ, thu được 7 khẩu súng. Sau đó chị lại dùng mưu bắt tên sĩ quan Pháp chỉ huy trong một trận càn quét của chúng ở xã. Năm 1952, trong Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất, chị được Hồ Chủ Tịch tặng một khẩu súng ngắn, được thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, huân chương Quân công hạng Ba và chị được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang.

Nguyễn Thị Chiên – Nữ anh hùng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam
Nguyễn Thị Chiên – Nữ anh hùng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam
Nguyễn Thị Chiên – Nữ anh hùng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam
Nguyễn Thị Chiên – Nữ anh hùng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam

Nguyễn Thị Định – Nữ tướng duy nhất của Việt Nam ở thế kỷ XX

Bà Nguyễn Thị Định sinh năm 1920 tại xã Lương Hòa, tỉnh Bến Tre. 16 tuổi đã tham gia cách mạng, 18 tuổi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau khởi nghĩa, bà là một trong những người đầu tiên đưa vũ khí qua đường biển vào miền Nam trong cuộc kháng chiến. Năm 1945, bà được Trung ương Đảng chỉ định tham gia thường vụ tỉnh ủy Bến Tre và được Đảng giao nhiệm vụ ở lại miền Nam tham gia lãnh đạo nhân dân và phụ nữ trong tỉnh đấu tranh đòi thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ. Bà được bầu làm Bí thư tỉnh ủy Bến Tre.


Sau khi tham gia lãnh đạo phong trào Đồng Khởi năm 1960, bà là Ủy viên Đoàn Chủ tịch ngay khi Mặt trận giải phóng miền Nam ra đời. Năm 1961, bà là khu ủy viên khu 8 Nam Bộ. Năm 1965, bà là Phó tư lệnh lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, đồng thời là chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam. Bà là người hiền lành, giàu lòng vị tha, sống gần gũi, chan hòa với mọi người. Bà con và bộ đội vẫn gọi bà bằng cái tên thân thiết: “Chị Ba Định” cùng 8 chữ vàng mà Bác Hồ đã trao tặng cho phụ nữ Việt Nam: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.


Năm 1974, bà được Ủy ban giải thưởng quốc tế Lê-nin trao tặng thưởng “Vì củng cố hòa bình của các dân tộc”. Năm 1976, bà là Phó Chủ tịch thứ nhất và từ năm 1980 là Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Bà được bầu làm Phó Chủ tịch Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế, có uy tín trong phong trào phụ nữ thế giới.

Nguyễn Thị Định – Nữ tướng duy nhất của Việt Nam ở thế kỷ XX
Nguyễn Thị Định – Nữ tướng duy nhất của Việt Nam ở thế kỷ XX
Nguyễn Thị Định – Nữ tướng duy nhất của Việt Nam ở thế kỷ XX
Nguyễn Thị Định – Nữ tướng duy nhất của Việt Nam ở thế kỷ XX

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?