Hẳn số ai trong số chúng ta cũng đã một lần đọc những tác phẩm của nhà văn Nam Cao. Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực lớn trước Cách mạng Tháng 8 và sau này trở thành nhà văn tiêu biểu nhất thế kỉ 20. Những tác phẩm của Nam Cao đã đề cập đến những gì đang xảy ra trước mắt chúng ta, những câu chuyện đời, và đặc biệt là số phận người nông dân Việt Nam cơ cực, bần hàn. Những tác phẩm tiêu biểu của ông sẽ được nhắc đến trong bài viết này.
Truyện ngắn Đời thừa
Tác phẩm được nhà văn sáng tác năm 1943. Truyện kể về một nhà văn nghèo tên Hộ. Qua việc kể về cuộc đời nhân vật Hộ, nhà văn đã thể hiện tấn bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư sản, nguyên nhân của tấn bi kịch ấy là gánh nặng cơm áo.
Hộ đồng thời rơi vào hai tấn bi kịch đó là bi kịch của người nghệ sĩ phải đang tâm chà đạp lên nguyên tắc sáng tạo của nghệ thuật chân chính, bi kịch của người cha người chồng phải chà đạp lên nguyên tắc tình thương do chính mình đề ra. Qua bi kịch của nhân vật Hộ, Nam Cao thể hiện một tư tưởng nhân văn đẹp đẽ: tố cáo hiện thực, lên án sự tha hoá, cảm thông với những con người bất hạnh và khẳng định những những quan điểm nghệ thuật chân chính.
Truyện ngắn Lão Hạc
Truyện ngắn được sáng tác vào năm 1943, được đánh giá là một trong những truyện ngắn khá tiêu biểu của dòng văn học hiện thực. Lão Hạc trong truyện là một người nông dân nghèo nhưng hiền lành và lương thiện. Qua tác phẩm, người đọc hiểu được tình cảnh nghèo khổ, bế tắc của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
Truyện ngắn đã thể hiện một cách đầy đủ, chân thực và cảm động số phận đau thương của người nông dân và phẩm chất cao quý, tiềm tàng của họ. Đồng thời truyện còn thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng về người nông dân và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật điêu luyện của Nam Cao.
Truyện ngắn Đôi mắt
Truyện ngắn Đôi mắt là truyện ngắn thành công nhất của Nam Cao sau Cách mạng Tháng 8. Nội dung của truyện xoay quanh hai nhân vật chính là Hoàng và Độ với hai lối sống, hai cách nhìn nhận người nông dân, về kháng chiến hoàn toàn trái ngược nhau.
Qua việc xây dựng hình tượng hai nhân vật này, nhà văn đã đưa ra một nhận định về những nhà văn đi theo kháng chiến. Qua đó, nhà văn phải có con mắt nhìn nhận hiện thực toàn diện, phải đi sâu vào trong cuộc kháng chiến để nhận rõ bản chất tốt đẹp của người nông dân trong sự nghiệp Cách mạng.
Tiểu thuyết Sống mòn
Tiểu thuyết Sống mòn được sáng tác năm 1944, đây là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nam Cao, đề cập đến một vấn đề nhức nhối của người tri thức trong xã hội cũ. Những văn nghệ sĩ giàu khao khát, giàu lí tưởng nhưng cuộc sống vẫn cứ lụi dần, tàn dần vì cuộc sống túng bấn của mình
Bởi vốn dĩ họ cũng là những người nông dân hiền lành, chất phác đi theo con đường nghệ thuật chân chính nhưng do xã hội áp đặt nên họ mới rơi vào hoàn cảnh này. Đó cũng là sự day dứt của những con người hết lòng vì nghệ thuật, không chấp nhận cuộc đời nhỏ bé, phải sống đúng với giá trị của chính mình.
Truyện ngắn Chí Phèo
Đây là truyện ngắn nổi tiếng của Nam Cao sáng tác năm 1941, là tác phẩm xuất sắc nhất viết về người nông dân trước Cách mạng. Nhân vật chính của truyện ngắn là Chí Phèo. Toàn bộ truyện đã vẽ lên một bức tranh xã hội u ám, với những xung đột giai cấp quyết liệt, gay gắt. Hình tượng nhân vật Chí Phèo là hình tượng tiêu biểu của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng.
Đồng thời cho thấy những người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường bần cùng, lưu manh hóa, bị hủy hoại cả thể xác lẫn tâm hồn, bị cự tuyệt quyền làm người. Qua đó thấy được ngòi bút đầy chất nhân văn và nhân đạo của Nam Cao.