Trí tuệ là món quà mà bọn trẻ được thừa hưởng từ cha mẹ hay được hình thành và phát triển từ một môi trường thích hợp? Câu trả lời là cả hai. Trong khi thông minh rõ ràng là do nhân tố di truyền, thì nghiên cứu khoa học cũng bắt đầu chỉ ra rằng bằng những cách tiếp cận nhất định, chúng ta cũng góp phần thúc đẩy nhận thức và phát triển trí não của trẻ. Dưới đây là những nghiên cứu đã được khẳng định nhằm giúp con trẻ hình thành và phát triển trí tuệ của mình.
Đừng đọc cho trẻ nghe mà hãy đọc cùng với chúng
Học tập là một quá trình chủ động
Những bài học về âm nhạc
Chơi thể thao
Những đứa trẻ hạnh phúc - Những đứa trẻ thành công
Tin tưởng trẻ
Nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ rất tốt cho trí não của trẻ. Các nghiên cứu gần đây liên tục chỉ ra rằng sữa mẹ đem lại nhiều lợi ích cho trẻ mới lớn. Sữa mẹ giúp ngăn ngừa các nhân tố nguy hiểm và cung cấp những chất dinh dưỡng thiết yếu nhất. Các nhà khoa học Đan Mạch vừa khám phá ra rằng nuôi trẻ bằng sữa mẹ có thể giúp chúng phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Nghiên cứu này cũng cho thấy trẻ sơ sinh được bú sữa trong 9 tháng đầu đời thông minh hơn số trẻ chỉ được nuôi bằng sữa mẹ trong vòng 1 tháng hoặc ít hơn. Cho nên nuôi con bằng sữa mẹ là cách tốt nhất để phát triển trí tuệ của trẻ.
Coi trọng bữa ăn sáng của trẻ
Một nghiên cứu về thân thể khỏe mạnh trong thập kỷ 70 chỉ ra rằng ăn sáng đều đặn sẽ cải thiện trí nhớ, sự tập trung và sự nhận thức. Những đứa trẻ không hay ăn sáng dễ có xu hướng mệt mỏi hơn và dễ cáu kỉnh cũng như mọi hoạt động sẽ không thể nhanh như những đứa trẻ bắt đầu một ngày mới bằng một bữa sáng đầy đủ.
Với thời buổi hối hả như hiện nay, để bình tĩnh ngồi ăn một bữa sáng tại nhà không phải lúc nào cũng làm được nhưng dù ít dù nhiều vẫn không được để chúng nhịn đói. Có thể chỉ một miếng bánh kèm theo một cốc sữa là giúp chúng hoàn thành nhiệm vụ trong một buổi học.
Xem những video game dành riêng cho trẻ nhỏ
Game video thường được hiểu với nghĩa tiêu cực. Tuy nhiên vẫn có những loại game video có thể giúp phát triển tư duy và kỹ năng tổ chức cũng như kích thích óc sáng tạo của trẻ. Nhiều công ty đã và đang lập trình thể loại game video cho trẻ nhỏ, thậm chí cả trẻ mới chập chững biết đi để thúc đẩy kĩ năng vận động cũng như trí nhớ của chúng.
Bạn bè cùng trang lứa có ảnh hưởng quan trọng
Chơi các trò chơi mang tính trí tuệ
Các trò chơi như cờ, ô chữ, ô số, câu đố - tất cả đều mang tính chất rèn luyện trí não Các trò chơi như cờ, ô chữ, ô số, câu đố - tất cả đều mang tính chất rèn luyện trí não. Game như Sudoku vừa hấp dẫn lại vừa hình thành lối tư duy, và cách thức đưa ra những quyết định quan trọng trong giải quyết vấn đề.
Bạn hãy đặt ra những vấn đề mang tính hóc búa và hãy yêu cầu bọn trẻ giúp bạn giải quyết những vấn đề hóc búa đó. Vừa đưa ra vừa gợi mở, sự kết hợp đó sẽ dần dần khiến cho bọn trẻ hình thành lối tư duy nhận thức và hiển nhiên là chúng sẽ ngày càng thông mình hơn.
Không nên cho trẻ ăn quà vặt
Gạt bỏ những thức ăn béo, nhiều đường và những quà vặt khác khỏi chế độ ăn của bọn trẻ và thay thế bằng những thức ăn dinh dưỡng cao. Điều này sẽ giúp bọn trẻ phát triển thể lực và trí lực tích cực - đặc biệt khi chúng mới 1 - 2 tuổi. Ví dụ, trẻ cần chất sắt để phát triển tế bào não khỏe mạnh, vì nếu thiếu sắt, hoạt động thần kinh sẽ chậm hơn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy một đứa trẻ thiếu chất thì sức đề kháng sẽ yếu, dẫn đến bệnh tật và không thể tham gia vào các hoạt động cũng như việc học hành một cách đầy đủ. Nên quan tâm đến chế độ ăn và cách ăn uống của chúng để điều chỉnh sao cho phù hợp.
Chỉ số IQ không còn giá trị nếu trẻ không có tính kỷ luật tự giác
Dùng tính kỷ luật tự giác để dự đoán ai sẽ là người thành công trong cuộc sống tốt hơn dùng chỉ số IQ.
Cuốn sách nổi tiếng Sức mạnh của thói quen của Charles Duhigg có viết: “Tại sao chúng ta lại làm những gì mà chúng ta đang làm trong cuộc sống và công việc?”. Hàng chục nghiên cứu cho thấy sức mạnh ý chí là thói quen chủ chốt quan trọng nhất quyết định thành công của một cá nhân.
Những học sinh thể hiện thái độ học tập nghiêm túc và tự giác thường có nhiều khả năng đạt điểm cao hơn so với những học sinh khác cũng như thường được nhận vào các trường uy tín hơn. Những học sinh này ít bỏ tiết và dành ít thời gian xem truyền hình, thay vào đó là để làm bài tập về nhà. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra: “Những thanh thiếu niên có tính kỷ luật tự giác cao thường vượt trội hơn những đứa cùng trang lứa có tính hấp tấp trên tất cả các thành tích học tập của mọi lĩnh vực. Tính kỷ luật tự giác đã dự đoán thành tích học tập chính xác một cách bất ngờ hơn là chỉ số IQ. Tính kỷ luật tự giác cũng dự đoán được học sinh nào nên cải thiện điểm số của mình trong quá trình học tập, trong khi chỉ số IQ thì không… Tính kỷ luật tự giác có ảnh hưởng lớn đến thành tích học tập hơn là tài năng trí tuệ“.
Kích thích sự tò mò của trẻ
Các chuyên gia nói rằng những cha mẹ nào hay đặt ra cho con cái mình những câu hỏi và kích thích sự tò mò của chúng để khám phá những ý tưởng mới thì sẽ dần dạy cho chúng những bài học đáng giá. Học hỏi là điều quan trọng. Hãy ủng hộ những sở thích và niềm đam mê của chúng, bằng cách đặt câu hỏi và dạy chúng những kỹ năng mới. Đồng thời, hãy cho chúng đi du ngoạn để giải đáp những thắc mắc về trí tò mò cũng như sự ham hiểu biết của chúng.