Trong cuộc sống công việc đầy bộn bề, nhiều khi chúng ta thường hay thắc mắc tại sao ta hay tự bỏ sót công việc và quên trước quên sau, hoặc một số vấn đề và nội dung mà đã đọc qua nhiều lần vẫn không ghi nhớ được. Hãy thực hiện những phương pháp dưới đây để rèn luyện trí nhớ của bạn và giúp cho cuộc sống của bạn được thoải mái, giúp bạn thoát khỏi tình trạng đang bị rối tung lên.
Đây là phương pháp hiệu quả nhất để chúng ta ghi nhớ mọi thứ rõ ràng hơn. Đó là cách mà chúng ta có thể rèn luyện được trí nhớ mà cũng lục lại được những kiến thức đã cũ tuy không cần sử dụng ở thời điểm hiện tại nhưng đến một lúc nào đó chúng ta lại cần đến nó. Việc lặp đi lặp lại khiến cho trí nhớ ghi nhớ rõ ràng và tường tận vấn đề và thông tin một cách chính xác nhất khi hiểu được ý nghĩa bên trong của vấn đề.
Sắp xếp mọi thứ trong cuộc sống cũng giúp bạn cảm thấy ngăn nắp và thoải mái hơn để khi tìm hiểu hay thực hiện một vấn đề gì đó chúng ta xác định được phương hướng rõ ràng hơn, cụ thể hơn trong từng bước. Hãy luôn có giấy ghi nhớ, có kế hoạch làm việc hàng ngày, hàng tuần rõ ràng, cụ thể để thực hiện và đánh giá, tổng kết cuối ngày, cuối tuần không chỉ khiến bạn làm việc khoa học hơn mà còn giúp bạn tránh bỏ sót công việc đã nhận. Và những công việc trong ngày có thể làm được thì nên cần giải quyết không chất đống mọi thứ và để hôm sau.
Tâm trạng đem lại những ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động của cơ thể chúng ta, trong đó có việc ghi nhớ. Hãy rèn luyện khả năng ghi nhớ của bản thân bằng sự tin tưởng và niềm lạc quan thì mọi việc xung quanh nó sẽ không gây áp lực với bạn mà nó còn tạo ra thái độ vui vẻ, xem việc ghi nhớ kiến thức là niềm vui. Vì vậy hãy giữ cho tinh thần thật thoải mái trước khi muốn ghi muốn nhớ một thứ gì đó bởi vì chúng ta sẽ không thể nhớ được một thứ gì nếu cứ trong tâm trạng lo lắng và căng thẳng.
Đi sâu vào mọi bản chất của vấn đề, nhìn nhận nó thật rõ ràng rồi hãy tập trung ghi nhớ. Với cách ghi nhớ này chúng ta sẽ tránh phải trường hợp học vẹt và nhanh chóng bị quên đi. Cách ghi nhớ này nhằm tìm hiểu ý nghĩa bên trong của vấn đề chứ không phải nằm ở bên trên bề mặt "con chữ" nên không cần phải thuộc lòng 100% câu chữ. Bởi việc nắm những nội dung cốt lõi giúp ta luôn định hình trong đầu được vấn đề và có thể nhớ lâu được nó, dễ dàng đem nó ra khỏi đầu khi cần sử dụng đến.
Khi đặt ra câu hỏi có nghĩa là chúng ta đang tư duy về vấn đề và giúp cho trí não luôn hoạt động liên tục. Hơn nữa việc đặt ra những câu hỏi giúp ta tìm hiểu tường tận bản chất của vấn đề, những thông tin nhận lại được sẽ ấn tượng và đặc biệt hơn với bộ nhớ giúp ta lưu giữ thông tin lâu và bền vững hơn. Khi đặt ra những câu hỏi đó là ta đang đi tìm cách giải quyết vấn đề bằng việc liên tưởng những vấn đề có sự tương quan và lục lại những cách thức mà ta đã sử dụng và những kiến thức có liên quan về nó. Đặt câu hỏi cho mọi vấn đề là một phương pháp hay để tư duy và sáng tạo, góp phần cải thiện và linh hoạt hơn về trí nhớ của chúng ta.
Bạn đừng lo rằng những kiến thức mới này khiến ta quên đi những lượng kiến thức đã tiếp nhận vào trong đầu bởi những nguồn thông tin mới này không những khiến bạn có hứng thú tìm tòi và tò mò với mọi thứ hơn mà luôn có sự liên hệ với những nguồn kiến thức cũ. Nó còn củng cố và mở rộng hơn những hiểu biết của ta. Vậy nên với việc ghi nhớ chắc chắn những thông tin về mọi việc bằng cách đi sâu tìm hiểu bản chất thì bạn có thể tự tin học thêm nhiều điều mới mẻ khi nó kích thích bạn tư duy, liên tưởng, mở rộng vấn đề bằng cách nhớ lại. Giúp cho hoạt động bộ não trở nên linh hoạt và chủ động hơn.
Khi có quá nhiều thông tin để tiếp nhận mà não bộ chúng ta lại có hạn thì phải ghi chú thôi. Việc ghi chú cũng khiến cho bộ não của chúng ta tập trung và nhận lại thông tin để ghi nhớ, Hơn nữa ghi chép lại giúp ta kiểm soát được và bao quát công việc tốt nhất. Việc ghi ra giấy cũng cần được viết rõ ràng và sắp xếp từng công việc theo thời gian và ghi lại những chi tiết cụ thể để chúng ta nhớ lại rõ ràng và ấn tượng hơn và dễ dàng giải quyết mọi việc theo một trình tự hợp lý và logic.
Bằng sự liên tưởng, các vấn đề đã được ghi nhớ trong bộ não của chúng ta được liên kết với nhau tạo thành những mối liên hệ tác động đến bộ não và khiến ta ấn tượng về chúng hơn, ghi nhớ lâu hơn và hình thành những óc tư duy sáng tạo. Những thông tin luôn được xâu chuỗi lại và giúp ta không bỏ sót những vấn đề quan trọng và sắp xếp lại các chuỗi sự kiện, sự việc được logic và liền mạch hơn. Mọi sự vật trong cuộc sống này đều có những mối tương liên nhất định với nhau, vậy nên từ sự liên tưởng và mở rộng vấn đề chúng ta có thể phát hiện ra nhiều điều mới mẻ hơn.
Những hoạt động ở thực tế sẽ giúp cho bộ não của chúng ta hoạt động hiệu quả và linh hoạt hơn trong các khâu tiếp nhận, xử lý và ghi nhận những thông tin ấn tượng hơn. Đồng thời hoạt động thực tế nhiều còn giúp chúng ta có thời gian cho đầu óc nghỉ ngơi sau thời gian làm việc căng thẳng và mệt mỏi bởi những lượng lý thuyết đã được tìm hiểu. Việc áp dụng vào thực tế sẽ giúp cho tư duy chúng ta sáng tạo hơn và mở rộng vấn đề tốt hơn.
Việc đọc sách không chỉ giúp ta giải tỏa stress, mệt mỏi và căng thẳng trong công việc và học tập mà nó còn giúp ta rèn luyện khả năng tập trung và ghi nhớ những chi tiết có chọn lọc. Từ đó những khả năng như phân tích và tổng hợp vấn đề cũng được nâng cao và cải thiện, vốn từ thêm phong phú và tất cả những điều đó khiến cho trí nhớ của chúng ta linh hoạt và hoạt động tốt hơn. Vậy nên hãy hình thành thói quen đọc sách.