Top 15 Quốc gia chi tiêu quân sự nhiều nhất thế giới hiện nay

Chi tiêu quân sự toàn cầu tiếp tục tăng, đạt mức kỷ lục 2,1 nghìn tỷ USD năm 2021, khi Nga và Trung Quốc củng cố năng lực quân sự của mình. Theo báo cáo được Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố hôm nay, các quốc gia trên thế giới đã tăng cường kho vũ khí quân sự của mình, bất chấp suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19, khiến chi tiêu quân sự toàn cầu năm ngoái tăng 0,7% so với năm 2020. "Năm 2021, chi tiêu quân sự toàn cầu tăng lần thứ bảy liên tiếp, đạt 2,1 nghìn tỷ USD. Đó là con số cao nhất từng ghi nhận", Diego Lopes da Silva, nhà nghiên cứu cấp cao tại SIPRI, cho hay. Dưới đây là top 15 quốc gia chi tiêu quân sự nhiều nhất thế giới hiện nay!

Ý

Chuyên gia đánh giá thách thức đối ngoại lớn đầu tiên của chính phủ mới sẽ là chi tiêu quân sự của Italy, tăng từ mức 1,5% lên 2% GDP của nước này (3,300 tỷ USD vào năm 2021) trong 6 năm. Trang mạng của Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế (IAI) mới đây đăng bài phân tích của nhà nghiên cứu Gabriele Abbondanza về những thách thức đối ngoại đối với chính phủ mới của Italy. Chuyên gia Gabriele Abbondanza đánh giá thách thức đối ngoại lớn đầu tiên của chính phủ mới sẽ là chi tiêu quân sự của Italy, tăng từ mức 1,5% lên 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này (3,300 tỷ USD vào năm 2021) trong 6 năm.

Rome sẽ phải quyết định một phần việc phân bổ số tiền lớn bổ sung này trong khi tránh các chi phí không hiệu quả. Trong Liên minh châu Âu (EU), lãnh đạo đảng Anh em Italy (FdI) Giorgia Meloni - người dự kiến sẽ trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Italy - và các đồng minh của bà sẽ phải chứng minh rằng họ có thể lãnh đạo hiệu quả nền kinh tế lớn thứ ba và nhà sản xuất lớn thứ hai trong Liên minh châu Âu (EU), đồng thời tiếp tục củng cố tài chính công. Phần lớn kế hoạch phục hồi sau đại dịch COVID-19 khổng lồ của Italy phụ thuộc vào cơ sở này.


Chi tiêu quân sự: $27.80 tỷ

Quân đội Italia ở Afghanistan
Quân đội Italia ở Afghanistan
Quân đội Italia từng có sức mạnh đứng hàng đầu thế giới nhưng trong những năm gần đây đã bị tuột khỏi top 10, chỉ còn là quốc gia có sức mạnh quân sự đứng thứ 12 trên thế giới
Quân đội Italia từng có sức mạnh đứng hàng đầu thế giới nhưng trong những năm gần đây đã bị tuột khỏi top 10, chỉ còn là quốc gia có sức mạnh quân sự đứng thứ 12 trên thế giới

Mỹ

Mỹ là quốc gia đứng đầu về chi tiêu quân sự, với tổng 731 tỷ đô la. Mỹ cũng là quốc gia chi tiêu quân sự hàng đầu kể từ khi SIPRI bắt đầu thống kê theo dõi vào năm 1949, chiếm hơn 30%. chi tiêu quân sự của thế giới trong hai thập kỷ qua. Tổng thống Mỹ Joe Biden đề xuất ngân sách 5.790 tỉ USD cho tài khóa 2023 với khoản chỉ tiêu quân sự lớn nhằm tăng cường an ninh, cạnh tranh với Nga, Trung Quốc. Hãng Reuters ngày 29.3 đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden đề xuất ngân sách 5.790 tỉ USD với khoản chi tiêu quân sự kỷ lục vào thời bình, viện trợ thêm cho Ukraine và cạnh tranh với Nga, Trung Quốc.

“Thế giới đã thay đổi. Bên cạnh việc đối phó với các tổ chức khủng bố, trong quý 2 của thế kỷ 21, chúng ta lại đối diện sự cạnh tranh gia tăng từ các nước khác như Trung Quốc và Nga nên cần đầu tư nhiều lĩnh vực như không gian, không gian mạng và các năng lực hiện đại khác như bội siêu thanh”, theo thông cáo của Nhà Trắng dẫn lời ông phát biểu. Theo ông, đây sẽ là một trong những khoản chi lớn nhất lịch sử cho an ninh quốc gia. “Một số người không thích tăng, nhưng chúng ta đang ở trong một thế giới khác vào ngày nay”, ông nói thêm.


Chi tiêu quân sự: $731 tỷ

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố đề xuất ngân sách tài khóa 2023
Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố đề xuất ngân sách tài khóa 2023
Quân đội Mỹ là một trong các quân đội lớn nhất tính theo quân số
Quân đội Mỹ là một trong các quân đội lớn nhất tính theo quân số

Nga

Hãng tin Bloomberg dẫn số liệu kế hoạch tài khóa 3 năm tới của Nga cho biết Moscow dự kiến sẽ chi 4.982 tỉ rúp (86 tỉ USD) cho quốc phòng trong năm 2023. Con số này tăng 43% so với kế hoạch ban đầu là 3.473 tỉ rúp. Số tiền nói trên chiếm 3,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga và là khoản chi lớn thứ hai trong tổng ngân sách (chiếm 17,1%), chỉ sau chi tiêu cho các chính sách xã hội (25,3%). Ngoài ra, chi tiêu cho an ninh quốc gia và lực lượng hành pháp cũng tăng đến 40%, chiếm 14,3% tổng ngân sách.


Trái lại, các khoản ngân sách dành cho giáo dục và văn hóa trong năm 2023 dự kiến chỉ tăng rất ít. Ngân sách cho môi trường sẽ giảm 1/4 so với mức dự kiến ban đầu là 0,2% GDP. Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) tại Thụy Điển, Nga xếp thứ 5 trên thế giới về chi tiêu quốc phòng trong năm 2021. Theo đó, Moscow ước tính đã chi tiêu quân sự 65,9 tỉ USD trong năm 2021, tăng 2,9% so với năm 2020 và là năm thứ ba liên tiếp tăng trưởng sau giai đoạn giảm bớt từ 2016-2019. Nước dẫn đầu về ngân sách quốc phòng trong năm 2021 là Mỹ, với mức chi nhiều gấp Nga hơn 12 lần (801 tỉ USD). Xếp thứ 2 là Trung Quốc (khoảng 293 tỉ USD), sau đó là Ấn Độ (76,6 tỉ USD) và Anh (68,4 tỉ USD).

Việc gia tăng ngân sách chi tiêu quốc phòng dự kiến trong năm tới thể hiện quyết tâm lớn hơn của Nga cho cuộc xung đột tại Ukraine. Những thất bại gần đây trên chiến trường được cho là nguyên nhân buộc Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh động viên 300.000 binh sĩ và xúc tiến trưng cầu dân ý để sáp nhập các vùng kiểm soát được tại Ukraine.


Chi tiêu quân sự: $48 tỷ

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-57 của Nga
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-57 của Nga
Xe tăng Nga tại chiến trường Ukraine
Xe tăng Nga tại chiến trường Ukraine

Anh

Theo Bộ trưởng Ben Wallac ngân sách quốc phòng hàng năm của Anh sẽ lên tới 100 tỷ bảng Anh vào năm 2030. Anh có lực lượng quân sự mạnh nhất châu Âu và nhận được sự tin tưởng của những đối tượng cần được bảo vệ. Mặc dù cho đến nay, Mỹ vẫn là cường quốc quân sự ngoài châu lục quan trọng nhất ở châu Âu nhưng Anh lại nổi lên là bên liên quan chiến lược nổi bật của lục địa này. Anh vẫn luôn là cường quốc hạt nhân ưu việt trong khu vực, với khả năng răn đe chiến lược dựa vào hạm đội tàu ngầm của mình. Mặc dù đã bị thu hẹp thời gian qua, khả năng răn đe chiến lược của Anh vẫn có đầy đủ các năng lực thông thường trên bộ, trên không và trên biển, ngoài ra còn được trang bị các năng lực trí thông minh nhân tạo và điện tử với phạm vi hoạt động toàn cầu.


Từ rất lâu trước khi ông Johnson lên cầm quyền, Anh đã là trụ cột của Lực lượng viễn chinh chung, một nhóm gồm 9 quốc gia ban đầu được thành lập để hợp tác quân sự ở Afghanistan nhưng hiện là tổ chức an ninh quy mô nhỏ hàng đầu của châu Âu. Lực lượng này bao gồm 5 nước Bắc Âu là Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy và Thụy Điển, 3 nước vùng Baltic là Estonia, Latvia và Lithuania và thêm Hà Lan. Trọng tâm của lực lượng này là phản ứng cực nhanh trước bất kỳ hành động khiêu khích nào trong khu vực; lực lượng này có thể hành động nhanh hơn nhiều so với bất cứ hành động chậm chạp nào của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Không giống như nhiều nỗ lực nhằm xây dựng khả năng phòng thủ dưới sự bảo trợ của Liên minh châu Âu (EU), Lực lượng viễn chinh chung là tổ chức nghiêm chỉnh và có năng lực thực sự chứ không phải mang tính tham vọng và tượng trưng.


Chi tiêu quân sự: $55.10 tỷ

Binh lính Anh tại Aleppo, Syria
Binh lính Anh tại Aleppo, Syria
Nữ vương Anh Elizabeth II và lực lượng sĩ quan ưu tú trong quân đội Anh ở một lễ duyệt binh
Nữ vương Anh Elizabeth II và lực lượng sĩ quan ưu tú trong quân đội Anh ở một lễ duyệt binh

Ấn Độ

Theo một báo cáo từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), tổng chi tiêu quân sự toàn cầu trong năm 2020 đã tăng lên 1.981 tỉ USD, tương đương mức tăng 2,6% so với năm 2019, bất chấp GDP toàn cầu giảm 4,4% do tác động kinh tế của đại dịch COVID-19.


Chi tiêu quân sự hàng năm ở Ấn Độ chiếm phần lớn từ khoản tiền lương hưu chi trả cho 3,3 triệu cựu chiến binh và công nhân quốc phòng. Ấn Độ cũng duy trì một lực lượng vũ trang hùng hậu 1,5 triệu quân để đảm bảo an ninh biên giới trong các cuộc tranh chấp kéo dài với Pakistan và Trung Quốc. Vì lẽ đó, các khoản chi kinh phí duy trì hoạt động hàng ngày và tiền lương trong ngân sách quốc phòng đã vượt xa số vốn ngân sách chi cho hiện đại hóa quân đội, dấn đến tình trạng thiếu hụt trên các mặt trận khác nhau, từ máy bay chiến đấu đến tàu ngầm. Chỉ có một ngoại lệ là cuộc đụng độ liên tiếp với Trung Quốc ở biên giới Ladakh phía đông nổ ra vào đầu tháng 5 năm ngoài đã khiến Ấn Độ buộc phải tiến hành mua vũ khí khẩn cấp từ nước ngoài.

Theo nhận định của chuyên gia từ SIPRI, chi tiêu quốc phòng của Ấn Độ phần lớn có thể do căng thẳng đang diễn ra với Pakistan về vấn đề Kashmir và căng thẳng biên giới mới với Trung Quốc. Với nền tảng công nghiệp-quốc phòng trong nước yếu kém, Ấn Độ có vẻ sẽ tiếp tục đứng ở vị trí dễ bị động về mặt chiến lược khi là nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Saudi Arabia. Ấn Độ chiếm 9,5% tổng số lượng vũ khí nhập khẩu toàn cầu trong giai đoạn 2016 - 2020.

Chi tiêu quân sự: $61 tỷ
Ấn Độ duyệt binh
Ấn Độ duyệt binh
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni V của Ấn Độ tham gia duyệt binh năm 2013
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni V của Ấn Độ tham gia duyệt binh năm 2013

Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE)

Bên cạnh sự giàu có nhờ những mỏ dầu khổng lồ, các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) còn là cường quốc quân sự hùng mạnh bậc nhất khu vực. Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), đất nước chưa tới 10 triệu dân, tham gia tích cực các hoạt động quân sự trong khu vực và chi tiêu mạnh tay để mua vũ khí. Trong diễn biến mới nhất, UAE đã tham gia liên minh không kích lực lượng tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) đang lộng hành ở Iraq và Syria. Năm 2011, quốc gia này cũng đưa hàng chục máy bay chiến đấu gia nhập lực lượng thiết lập vùng cấm bay ở Libya.


Dù thế giới không để tâm nhiều tới tiềm lực quân sự của UAE nhưng quốc gia này nằm trong top 15 đất nước đổ tiền cho quân sự nhiều nhất hành tinh năm 2013. Theo Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, chi tiêu quốc phòng của UAE đã tăng gần gấp đôi trong 10 năm qua với hơn 14 tỷ USD. Các nhà nghiên cứu dự đoán, UAE sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn thứ 3 thế giới trong năm 2015. Ở thời điểm hiện tại, UAE đang là đồng minh tích cực của Mỹ trong cuộc chiến chống IS. Lực lượng tình báo UAE đang làm việc tích cực để chống lại các tay súng Hồi giáo cực đoan đang lộng hành ở Iraq và Syria. Ngoài ra, Lầu Năm Góc cũng đưa nhiều máy bay quân sự tới đóng tại căn cứ không quân Al Dhafra, bên ngoài Abu Dhabi.


Chi tiêu quân sự: $22.75 tỷ

Các thành viên của lực lượng vũ trang UAE tham gia lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế (IDEX)
Các thành viên của lực lượng vũ trang UAE tham gia lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế (IDEX)
Máy bay chiến đấu F-16 của Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) thả tên lửa trong cuộc tập trận quân sự chung với quân đội Pháp ở sa mạc Abu Dhabi ngày 2/5/2012
Máy bay chiến đấu F-16 của Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) thả tên lửa trong cuộc tập trận quân sự chung với quân đội Pháp ở sa mạc Abu Dhabi ngày 2/5/2012

Úc

Vào cuối tháng 10 năm 2022, Úc đã cam kết tăng mức chi tiêu cho quốc phòng và những nỗ lực để thắt chặt quan hệ ngoại giao với các quốc gia Đông Nam Á và Thái Bình Dương khi nước này tìm cách chống lại tầm ảnh hưởng kinh tế và chiến lược của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) trong khu vực.


Ngân sách đầu tiên của Thủ tướng Úc Anthony Albanese kể từ khi chính phủ đảng Lao động của ông được bầu vào tháng 5 năm 2022 đã nâng kinh phí cho quốc phòng thêm 8% trong năm tài chính kết thúc vào tháng 6 năm 2023 và thêm hơn 2% tổng sản phẩm quốc nội cho đến giữa năm 2026. Ngoài ra, chính phủ này bao gồm 22 nghìn 100 tỷ đồng (892 triệu đô la Mỹ) tiền hỗ trợ cho các nước khác đã được công bố trước đó, trong đó có 14 nghìn 700 tỷ đồng (593 triệu đô la Mỹ) cho các quốc đảo Thái Bình Dương (Pacific Island Countries – PIC) và 7 nghìn 500 tỷ đồng (299 triệu đô la Mỹ) cho Đông Nam Á. Trong bối cảnh quan hệ với Bắc Kinh ngày càng xấu đi, Úc và Hoa Kỳ đã hợp tác trong hai khối đa phương: Đối thoại An ninh Bộ tứ (Quadrilateral Security Dialogue), hay còn gọi là Bộ tứ (Quad), cũng bao gồm Nhật Bản và Ấn Độ và AUKUS, bao gồm cả Vương quốc Anh.


Chi tiêu quân sự: $26.30 tỷ

Binh sĩ Australia làm nhiệm vụ tại miền Nam Afghanistan
Binh sĩ Australia làm nhiệm vụ tại miền Nam Afghanistan
Sáu binh sĩ cuối cùng của Quân đội Australia chụp hình kỷ niệm trước rời khỏi Afghanistan
Sáu binh sĩ cuối cùng của Quân đội Australia chụp hình kỷ niệm trước rời khỏi Afghanistan

Brazil

Lực lượng vũ trang của Brazil hiện nay đứng thứ 11 trên thế giới, với khoảng 400 nghìn binh lính trong tổng số dân khoảng 212 triệu người. Hiện nay, số lượng xe tăng chiến đấu chủ lực đang đứng thứ 34, có khoảng 676 chiếc máy bay, đứng hàng thứ 34 trên thế giới về sức mạnh không quân. Trong bối cảnh các mối thách thức an ninh ngày càng trở nên phức tạp trên lãnh thổ rộng lớn, các phong trào ly khai, khủng bố, buôn lậu ma túy trong vùng rừng sông nước Amazon ngày càng táo tợn và được vũ trang tốt.


Trước thực trang trên, Chính phủ Brazil đã phải chi ra một khoản kinh phí khổng lồ để mua sắm quốc phòng nhằm bảo vệ các công dân của mình. Hàng năm, chi phí mua sắm đến hàng chục tỷ USD cứ thế chạy vào túi các tập đoàn vũ khí đến từ Mỹ. Brazil đã không thể đứng nhìn tiền của mình cứ chạy vào túi kẻ khác vì nhu cầu sống còn của bản thân. Brazil cũng rất biết thế mạnh của mình, tính nội địa cao của vũ khí khiến họ có khả năng xuất khẩu sản phẩm đi khắp nơi mà không phụ thuộc vào bên thứ ba. Do đó, các quốc gia nghèo có thể thoải mái trang bị các khí tài tương đối hiện đại mà không gặp phải ràng buộc những vấn đề “gai góc” như “nhân quyền, dân chủ” khi mua sắm với một số nước khác.


Chi tiêu quân sự: $27.80 tỷ

Brazil và Mexico đã từng có dự án hợp tác sản xuất xe bọc thép
Brazil và Mexico đã từng có dự án hợp tác sản xuất xe bọc thép
Astros - Một thành công của CNQP Brazil
Astros - Một thành công của CNQP Brazil

Hàn Quốc

Ngày 30/8, chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch tăng 4,6% ngân sách quốc phòng cho tài khóa 2023. Theo đề xuất của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, ngân sách cho tài khóa 2023 là 57.100 tỷ won (42,3 tỷ USD), tăng so với mức 54.600 tỷ won năm nay. Kế hoạch này sẽ được trình lên Quốc hội vào ngày 2/9 tới để thông qua. Cụ thể, bộ trên đề xuất chi 17.200 tỷ won mua vũ khí và các dự án quốc phòng khác - tăng 2% so với năm 2022, trong khi dành 40.100 tỷ won cho hoạt động của các lực lượng quân sự, tăng 5,8%.


Bên cạnh đó, bộ đề xuất chi 5.250 tỷ won để thúc đẩy hệ thống phòng thủ "3 trục" của Hàn Quốc bao gồm nền tảng tấn công phủ đầu “Kill Chain”; chương trình trừng phạt, trả đũa hàng loạt (KMPR); hệ thống Phòng không và tên lửa (KAMD). Trong dự toán ngân sách có chi 124,9 tỷ won cho dự án trang bị máy bay không người lái giám sát tầm trung, 129,2 tỷ won để mua thêm hệ thống đánh chặn tên lửa Patriot Advanced Capability-3 (PAC-3) và 41,7 tỷ won để bảo đảm nhiều bệ phóng tên lửa 230 mm.


Ngân sách quốc phòng tổng thể cũng bao gồm chương trình tăng lương tháng cho quân nhân. Theo đó, mức lương cho một trung sĩ, hiện là 676.100 won, sẽ tăng lên 1 triệu won. Tuy nhiên, đề xuất ngân sách không bao gồm bất kỳ khoản chi nào cho dự án phát triển một tàu sân bay hạng nhẹ. Các quan chức cho biết Cơ quan Quản lý chương trình mua sắm quốc phòng do nhà nước điều hành (DAPA) sẽ đưa ra quyết định mua sắm tàu sân bay sau khi tiến hành các nghiên cứu khả thi.


Chi tiêu quân sự: $44 tỷ

Xe tăng chiến đấu chủ lực K1 của Lục quân Hàn Quốc
Xe tăng chiến đấu chủ lực K1 của Lục quân Hàn Quốc
Quân phục Hàn Quốc
Quân phục Hàn Quốc

Đức

Bên cạnh dành hơn 50 tỷ USD vào chi tiêu quân sự trong năm 2022, chính phủ Đức công bố kế hoạch thành lập “quỹ đặc biệt” trị giá 100 tỷ euro để hiện đại hóa lực lượng vũ trang từ năm nay. Đức sẽ tăng chi tiêu quân sự với mức trên 2% GDP, đánh dấu bước thay đổi đáng kể trong chính sách quốc phòng của nước này.

"Chúng ta phải tự hỏi: Nước Nga của Tổng thống Putin có những năng lực nào? Và chúng ta cần có những năng lực nào để chống lại các mối đe dọa từ ông ấy?", Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói trong phiên họp bất thường hôm nay của quốc hội. "Rõ ràng, chúng ta cần đầu tư nhiều hơn nữa vào an ninh để bảo vệ tự do và nền dân chủ của chúng ta". Suốt nhiều thập kỷ, Đức đã hạn chế đầu tư vào quốc phòng mà thay vào đó tăng chi tiêu cho phúc lợi xã hội, điều mà một số quan chức quân sự cấp cao gần đây gọi là "rút ruột" lực lượng vũ trang.


Đức cũng không thúc đẩy đa dạng hóa các nguồn năng lượng, ngày càng phụ thuộc vào nguồn khí đốt dồi dào từ Nga, được cung cấp một phần thông qua đường ống dưới biển gây tranh cãi Nord Stream kết nối giữa hai nước. Một nửa lượng khí đốt ở Đức đến từ Nga. Thủ tướng Scholz cho hay chính phủ sẽ đầu tư ngay 113 tỷ USD vào lĩnh vực vũ khí. Bắt đầu từ bây giờ, chi tiêu quân sự của Đức sẽ vượt qua mức mục tiêu 2% GDP do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đặt ra. Đây là một mục tiêu mà không người tiền nhiệm nào của ông có thể thực hiện được kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.


Chi tiêu quân sự: $50 tỷ

Thủ tướng Đức Olaf Scholz
Thủ tướng Đức Olaf Scholz
Đức sẽ đầu tư mạnh để có đội quân mạnh nhất NATO ở châu Âu
Đức sẽ đầu tư mạnh để có đội quân mạnh nhất NATO ở châu Âu

Canada

Chính phủ Canada đã công bố khoản chi tiêu quân sự bổ sung trị giá 8 tỷ đô la Canada (tương đương 6,4 tỷ đô la Mỹ) trong 5 năm trong ngân sách mới của mình, để phản ứng trước cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Tuy nhiên chi tiêu quân sự của Canada vẫn chưa đáp ứng mục tiêu chi tiêu quân sự của NATO là 2% GDP.


Sau nhiều năm lựa chọn, Chính phủ Canada mới đây đã tuyên bố Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ là nhà thầu ưu tiên trong cuộc tìm kiếm dòng máy bay chiến đấu mới trị giá 19 tỷ CAD (tương đương 15,1 tỷ USD). Như vậy, theo Defense News, Canada một lần nữa theo đuổi thỏa thuận mua tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm F-35 của Lockheed Martin và sẽ bắt đầu đàm phán duy nhất với nhà sản xuất quốc phòng Mỹ trong vòng 7 tháng tới. Trước đó, nhiều tập đoàn quốc phòng nước ngoài đã chạy đua giành hợp đồng, bao gồm Lockheed Martin và Boeing của Mỹ, Saab của Thụy Điển, Airbus của châu Âu và Dassault của Pháp.

“F-35 đã chứng tỏ năng lực, tính hoàn thiện và khả năng hiệp đồng tác chiến. Đó là lý do chúng tôi bước sang giai đoạn hoàn tất hợp đồng mua sắm. Canada có một trong những không phận lớn nhất thế giới và chúng tôi cần bảo đảm phi đội máy bay chiến đấu tiếp theo có thể đối phó với nhiều mối đe dọa khác nhau”, Bộ trưởng Quốc phòng Canada Anita Anand nhấn mạnh.


Chi tiêu quân sự: $22.50 tỷ

Canada là một trong những nước tham gia chương trình phát triển F-35
Canada là một trong những nước tham gia chương trình phát triển F-35
Các cố vấn huấn luyện quân sự Canada và quân nhân Ukraine trong một cuộc tập trận quân sự tại Trung tâm An ninh và gìn giữ hòa bình quốc tế tại Ukraine năm 2016
Các cố vấn huấn luyện quân sự Canada và quân nhân Ukraine trong một cuộc tập trận quân sự tại Trung tâm An ninh và gìn giữ hòa bình quốc tế tại Ukraine năm 2016

Ả Rập Xê-út

Ả Rập Xê-út đang đầu tư mạnh vào các ngành công nghiệp quốc phòng của mình để giảm sự phụ thuộc vào khí tài quân sự nhập khẩu cũng như tăng thêm việc làm có giá trị cao hơn tại nước này. Trong vài thập kỷ qua, Trung Đông đã trở thành một điểm nóng toàn cầu cho các cuộc xung đột, với các cuộc nội chiến hoành hành ở Syria, Iraq, Yemen và Libya. Hơn nữa, quốc tế hóa các cuộc nội chiến đã dẫn đến liên minh giữa các quốc gia, điều này đã làm xáo trộn thêm bầu không khí địa chính trị trong khu vực.


Ngoài ra, xung đột ủy nhiệm Iran - Ả Rập Xê-út, một cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng đang diễn ra ở Trung Đông và các khu vực xung quanh giữa Iran và Ả Rập Xê-út, đã khiến các nước cung cấp các mức độ hỗ trợ khác nhau cho các bên đối lập trong các cuộc xung đột gần đó. Với một số quốc gia tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang trong khu vực, ngày càng có nhiều sự thúc đẩy giữa các quốc gia để có được các khí tài quân sự có vai trò và khả năng tương đương với đối thủ. Hơn nữa, sự say mê của các siêu cường toàn cầu với khả năng quân sự tiên tiến.


Có một số cuộc xung đột hàng hải đang diễn ra trong khu vực. Ví dụ, tranh chấp lãnh thổ tồn tại giữa các quốc gia trong và xung quanh Vịnh Ba Tư. Những quốc gia này bao gồm Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Saudi, Bahrain, Qatar, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Oman. Hiện đang diễn ra tình trạng căng thẳng quân sự gia tăng giữa Cộng hòa Hồi giáo Iran với các đồng minh và Hoa Kỳ cùng các đồng minh trong khu vực Vịnh Ba Tư. Những cuộc xung đột như vậy đang buộc các nước liên quan phải tăng cường khả năng chiến đấu của mình.


Chi tiêu quân sự: $67.60 tỷ

Tổng thống Mỹ và Thái tử Ả Rập Xê-út
Tổng thống Mỹ và Thái tử Ả Rập Xê-út
Xe tăng Ả Rập Xê Út trong một cuộc tập trận
Xe tăng Ả Rập Xê Út trong một cuộc tập trận

Pháp

Theo dự luật ngân sách năm 2023, ngân sách quốc phòng của Pháp dự kiến sẽ được nâng lên mức cao kỷ lục từ trước đến này với 43,9 tỷ euro để nâng cao năng lực chiến đấu và hiện đại hóa quân đội trước nguy cơ xung đột tại Ukraine có thể lan rộng. Ưu tiên đầu tiên trong ngân sách quốc phòng năm 2023 là khoản chi lên đến 2 tỷ euro để mua thêm vũ khí và đạn dược trong bối cảnh kho vũ khí của quân đội Pháp được cho là đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua và sẽ nhanh chóng cạn kiệt nếu xảy ra một cuộc xung đột quy mô lớn.


Theo đó, quân đội Pháp dự kiến sẽ đặt mua các loại vũ khí đáng chú ý như 200 tên lửa chống tăng tầm trung MMP hoặc Akeron MP, 100 tên lửa đất đối không tầm trung thế hệ mới là SAMP-T hoặc Aster 30, khoảng 100 tên lửa không đối không MICA để trang bị cho các chiến đấu cơ Rafale và Mirage 2000, hơn 700 quả bom không đối đất gồm nhiều kích cỡ từ 250kg, 500kg đến 1000 kg. Ngoài ra, phải kể đến khoảng 10.000 quả lựa pháo 155mm sử dụng cho các cỗ pháo tự hành Caesar. Năm 2023, quân đội Pháp dự kiến sẽ được nhận được nhiều vũ khí hiện đại được đặt hàng trong những năm gần đây như 13 tiêm kích Rafale, 3 máy bay tiếp dầu đa năng (MRTT), một tàu ngầm tấn công hạt nhân, và hơn 260 xe bọc thép thế hệ mới gồm 123 chiếc Griffons, 119 chiếc Serval và 22 chiếc Jaguar.


Chi tiêu quân sự: $41.50 tỷ

Binh sĩ Pháp làm nhiệm vụ tại thành phố Gao, Mali
Binh sĩ Pháp làm nhiệm vụ tại thành phố Gao, Mali
Lực lượng quân đội Pháp tham gia chiến dịch Barkhane
Lực lượng quân đội Pháp tham gia chiến dịch Barkhane

Nhật Bản

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đang từ bỏ hình ảnh một quốc gia đi theo chủ nghĩa hòa bình bằng cách tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng và thiết lập các thỏa thuận chiến lược mới. Trải qua gần 8 tháng cầm quyền, sự xoay trục chính sách của ông Kishida đối với các vấn đề an ninh là không phải bàn cãi.


Trong tuần tháng 6 vừa qua, nội các của ông Kishida đã thông qua một kế hoạch tài khóa, trong đó tăng mạnh chi tiêu quốc phòng. Mặc dù kế hoạch sử dụng một loạt từ ngữ chuyên ngành điển hình khiến nó tương đối khó hiểu nhưng mục đích nâng chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản lên ngang với các nước NATO - ở mức 2% GDP - gấp đôi mức hiện tại là tương đối rõ ràng. Ngoài ra, nhà lãnh đạo đất nước mặt trời mọc đã khởi động các cuộc đàm phán về một thỏa thuận quốc phòng với Vương quốc Anh, ký một thỏa thuận quốc phòng với Australia và ký một thỏa thuận mua bán vũ khí lần đầu tiên trong lịch sử với Thái Lan. Theo đó, thỏa thuận hợp tác quân sự này cho phép Nhật Bản có thể bán thiết bị quân sự và đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp - quân sự của Thái Lan.


Một chuyên gia nhận định, trong bối cảnh Nhật Bản phụ thuộc lớn vào việc nhập khẩu năng lượng qua đường biển thì sự trỗi dậy của Trung Quốc với vị thế là một cường quốc hải quân ở Biển Hoa Đông và Biển Đông và mối đe dọa từ Nga (quần đảo Kuril - vấn đề lãnh thổ phương Bắc) đều là những vấn đề nổi cộm. Chuyên gia Gatling nói, khi đối mặt với các vấn đề này, Nhật Bản xử lý hài hòa hơn nhiều so với Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, về ý thức an ninh hiện nay, cuộc chiến Nga - Ukraine đã cho thấy Nhật Bản không thể tiếp tục phớt lờ các mối đe dọa an ninh được nữa.


Chi tiêu quân sự: $49 tỷ

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản

Trung Quốc

Theo Hãng tin AFP, mức tăng ngân sách quốc phòng vừa công bố trên của Trung Quốc cao hơn một chút so với mức tăng 6,8% của năm 2021, và phù hợp với tốc độ tăng trưởng chung trong những năm gần đây. Trong bài phát biểu khai mạc phiên họp thường kỳ của quốc hội nước này ngày 5-3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết Bắc Kinh sẽ "tăng cường huấn luyện quân sự và khả năng sẵn sàng chiến đấu, kiên định và linh hoạt trong đấu tranh quân sự, và bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của Trung Quốc".


Ngoài ra, ông Lý cho biết năm nay Chính phủ Trung Quốc sẽ đẩy nhanh hiện đại hóa các hệ thống quản lý tài sản và hậu cần của quân đội, xây dựng hệ thống quản lý trang thiết bị và vũ khí hiện đại. "Chúng tôi sẽ tiếp tục cải cách quốc phòng và quân đội, đẩy mạnh đổi mới trong khoa học và công nghệ quốc phòng", Thủ tướng Lý nói thêm. Mức tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm nay cao hơn chỉ tiêu tăng trưởng 5,5% GDP trong năm 2022. Theo Hãng tin Reuters, Trung Quốc đặt chỉ tiêu tăng trưởng GDP thấp trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang gặp khó khăn trong trước, bao gồm suy thoái trong lĩnh vực bất động sản, và sự phục hồi không chắc chắn trên toàn cầu do COVID-19.


Chi tiêu quân sự: $237 tỷ

Phiên họp thường kỳ của quốc hội nước Trung Quốc
Phiên họp thường kỳ của quốc hội nước Trung Quốc
Quân đội nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Quân đội nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?