Loài người đã xuất hiện trên Trái Đất từ khoảng 200.000 năm trước và đã trải qua nhiều giai đoạn: bộ tộc, công xã nguyên thủy, thành bang... cho tới khi hình thành các quốc gia cách đây khoảng 5.000 năm. Trong lịch sử, có rất nhiều quốc gia cổ đại lớn mạnh, là cái nôi của nền văn minh như Ai Cập, Ấn Độ, Hy Lạp, Trung Hoa, La Mã... Hãy cùng Toplist đến với Top 15 quốc gia cổ đại xuất hiện sớm nhất lịch sử loài người nhé.
Cổ Triều Tiên


Vương quốc Aksumite


Đảo Crete


Đế chế La Mã
Dưới thời cộng hòa, nguyên lý tam quyền phân lập trong thể chế cộng hòa bắt đầu xuất hiện, Viện Nguyên Lão nắm quyền lực quyết định mọi thứ và người đứng đầu là hai chấp chính có quyền lực ngang nhau. Đây là một thể chế chính trị tiên tiến nhằm hạn chế quyền lực độc tài, là một trong những nền tảng cho chính trị hiện đại đương thời.
Dưới thời cộng hòa, Đế chế La Mã mở rộng lãnh thổ, đánh bại Carthage, Macedonia, Hy Lạp và các tộc người man ở phía Bắc thuộc khu vực các nước Anh, Pháp, Đức hiện tại. Một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng nhất Đế chế La Mã là Julius Caesar, khi đó là một trong hai quan chấp chính, cùng với Pompey Magnus. Cùng với một thế lực khác là Marcus Crassus, ba người đó tạo nên Liên minh Tam hùng Lần thứ 1.
Cái chết của Crassus đã làm sụp đổ Tam hùng, Julius Caesar đánh bại Pompey Magnus để trở thành người nắm quyền lực tối cao của Đế chế La Mã. Sau đó, Julius Caesar đã tự phong mình là "Nhà độc tài suốt đời", là nền tảng khiến chế độ cộng hòa sụp đổ.
Ít lâu sau đó, Julius Caesar bị ám sát ngay tại Viện Nguyên Lão. Thế lực của Đế chế La Mã chia rẽ và ba nhân vật mới nổi lên: Caesar Augustus - con trai nuôi và là người thừa kế chỉ định của Julius Caesar, Marcus Antonius - vị tướng tối cao, cánh tay phải của Julius Caesar và Marcus Aemilius Lepidus - một đại quý tộc La Mã. Ba người này đã tạo thành Liên minh Tam Hùng lần thứ 2.
Sau khi Aemillus Lepidus bị đánh bại, Julius Caesar đã làm chủ Rome, buộc Marcus Antonius xuống Ai Cập. Marcus Antonius cưới nữ hoàng Cleopatra và chống đỡ lại các đợt tấn công từ Rome nhưng cuối cùng đã thất bại. Đế chế La Mã thôn tính cả Ai Cập và Caesar Augustus trở thành vị hoàng đế đầu tiên của Đế chế La Mã, nền cộng hòa sụp đổ từ đó.
Những sự thay đổi hiến pháp cơ bản của Caesar Augustus đã khiến Đế chế La Mã trở thành một nước đế quốc, tuy nhiên đa phần thuộc địa đã được Đế chế La Mã xâm chiếm từ thời cộng hòa. Trong thời kỳ đế quốc, Đế chế La Mã kiểm soát một diện tích bao trùm khắp Châu Âu: từ khu vực Tây Âu với các nước phía Bắc như Anh, Pháp, Đức; Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha; khu vực Địa Trung Hải bao gồm các nước Ý, Hy Lạp; cho tới tận khu vực Bắc Phi bao gồm Ai Cập và khu vực Tiểu Á kéo dài đến cả Jerusalem, là Israel và Palestine hiện tại.
Đế chế La Mã là một nền văn minh lớn, với nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như Đấu trường thành Rome. Đế chế La Mã cũng đóng góp cho loài người một nền chính trị, luật pháp tiên tiến, là nền tảng của chính trị phương Tây, cũng như nhiều đóng góp quan trọng cho khoa học quân sự. Nền văn học và thần thoại của Đế chế La Mã được kế thừa từ Hy Lạp nhưng sử dụng chữ Latin, và những chữ cái Latin chính là nền tảng của ngôn ngữ hiện đại, được rất nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng, trong đó có cả Việt Nam. Về tôn giáo, dưới thời Đế chế La Mã, một nhân vật ra đời ở Jerusalem đã đi truyền đạo khắp nơi, đó chính là Jesus Christ, và từ đó Thiên Chúa Giáo ra đời. Ngày nay, Thiên Chúa Giáo cùng với Hồi Giáo và Phật Giáo là một trong ba tôn giáo lớn nhất thế giới.
Đế chế La Mã sụp đổ do không kiểm soát được các thuộc địa, để mất lòng những người dân, đặc biệt là sự nổi dậy của người Barbarian và sự tấn công của người Viking ở khu vực phía Bắc, nhưng sự ra đời của Thiên Chúa Giáo cũng chính là một phần khiến Đế chế La Mã sụp đổ. Đế chế La Mã bị chia đôi thành Đế quốc Đông La Mã và Tây La Mã vào năm 285, trước khi các thuộc địa của họ bị phân chia thành nhiều nước như Anh, Pháp, Phổ... và cuộc Thánh chiến với những Vương quốc Hồi giáo ở Trung Đông nổ ra, mở đầu cho kỷ nguyên Trung cổ tăm tối ở Châu Âu.
Có thể nói Đế chế La Mã là đế chế hùng mạnh nhất trong Top 15 quốc gia cổ đại xuất hiện sớm nhất lịch sử loài người.


Ấn Độ cổ đại
Lịch sử Ấn Độ cổ đại trải qua rất nhiều biến cố, giai đoạn chồng chéo lẫn nhau, trong đó phải kể đến dấu mốc lịch sử quan trọng khi người Aryan từ phía Bắc tràn xuống, đã xây dựng thời kỳ Vệ Đà tại Ấn Độ cổ đại. Đỉnh cao của văn hóa này là Kinh Vệ Đà - văn bản chữ viết cổ nhất còn tồn tại, được viết từ năm 1.500 TCN. Khoảng năm 625 TCN, một người Ấn Độ vĩ đại đã sinh ra, đó chính là Siddhartha Gautama, hay còn được gọi là Buddha, chính là Phật tổ Thích Ca Mâu Ni - người đã sáng lập ra Phật giáo. Có thể nói Ấn Độ cổ đại có một nền văn hóa tôn giáo vô cùng phong phú và mạnh mẽ, còn có ảnh hưởng sâu rộng tới tận bây giờ, đặc biệt là Phật giáo chính là tôn giáo phổ biến nhất từ Nam Á đến Á Đông.


Hy Lạp cổ đại
Từ khoảng năm 1.200 TCN đã xuất hiện những thành bang nhưng trải qua thời kỳ đen tối, đến tận khoảng năm 800, Hy Lạp cổ đại mới phát triển rực rỡ. Thành Athens nắm vị trí chủ chốt và được coi như là kinh đô của Hy Lạp cổ đại. Một thành bang khác nổi tiếng không kém gì Athens, đó là thành Sparta - thành bang của những chiến binh.
Nền văn minh Hy Lạp cổ đại đã phát triển rực rỡ với nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc; là quê hương của thế vận hội Olympic mà ngày nay đã trở thành thế vận hội lớn nhất thế giới. Nhắc đến Hy Lạp cổ đại, ta không thể không nhắc tới Thần thoại Hy Lạp, bao gồm những câu chuyện dân gian về các vị thần, vị vua, anh hùng Hy Lạp cổ đại, được truyền lại bởi dân gian và người hát rong Homer. Hai tác phẩm tiêu biểu nhất của Homer, đó chính là Iliad và Odyssey, kể về hành trình tấn công thành Troy của liên quân Hy Lạp cổ đại do vua Agamemnon cầm đầu và hành trình trở về quê hương của người anh hùng Ulysses sau nhiều năm chinh chiến tại thành Troy. Hai tác phẩm này đã trở thành kinh điển, là một trong những tác phẩm tiên phong của văn học thế giới.
Hy Lạp cổ đại cũng nổi tiếng như là cái nôi của triết học và toán học Phương Tây, với nhiều nhà triết học, toán học như Euclid, Archimedes, Thales, Socrates, Plato, Aristoteles... Họ đều là những nhà toán học hoặc triết gia cổ đại nổi tiếng, được xem như là thủy tổ trong lĩnh vực toán học và triết học.
Hy Lạp cổ đại là một quốc gia hùng mạnh bậc nhất khu vực Địa Trung Hải lúc bấy giờ. Thuộc địa của Hy Lạp cổ đại kéo dài từ phía Nam Biển Đen, bao trùm khắp Trung Âu, lên tới tận Đông Âu và giáp ranh với khu vực Tiểu Á. Tuy nhiên, Hy Lạp cổ đại cũng từng phải đối đầu với những thế lực hùng mạnh khác lúc bấy giờ, điển hình là cuộc xâm lược của Đế quốc Ba Tư do hoàng đế Xerxes dẫn đầu. Dưới sự chống đỡ của thành Sparta do Leonidas I chỉ huy, Athen đã kịp rút lui trước khi bị Đế quốc Ba Tư tấn công vào, và sau đó Hy Lạp cổ đại đã có cuộc phản công ngoạn mục, đánh bại Đế quốc Ba Tư cả trên đảo và đất liền để giành lại những vùng đất đã mất.
Hy Lạp cổ đại sụp đổ dưới tay của Alexandros Đại đế - người đứng đầu Đế chế Macedonia. Alexandros Đại đế là một trong những nhà quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử, người đã đưa Đế chế Macedonia trở thành một thế lực đáng sợ khi thâu tóm cả Hy Lạp cổ đại lẫn Đế quốc Ba Tư và Ai Cập. Sau này, Hy Lạp cổ đại trở thành một phần của Đế chế La Mã khi Đế chế La Mã trở thành thế lực số một tại Châu Âu.


Babylon cổ đại


Đế quốc Ba Tư
Vào thời đại thịnh trị của mình, Đế quốc Ba Tư là đế quốc hùng mạnh nhất, thậm chí còn có diện tích lớn hơn cả Hy Lạp cổ đại. Đế quốc Ba Tư là đế quốc đầu tiên thống nhất và làm chủ được toàn bộ khu vực Trung Đông, Tây Á, và thống nhất toàn bộ khu vực này thành một nhà nước có tổ chức. Đế quốc Ba Tư đã xây dựng nhiều thành phố nguy nga, tráng lệ, với một nền văn hóa sùng đạo đậm chất Trung Đông. Nền văn hóa của Đế quốc Ba Tư đã ảnh hưởng rộng tới toàn bộ khu vực Trung Đông, Tây Á, Bắc Phi, Ấn Độ và cả Trung Hoa.
Đế quốc Ba Tư sụp đổ vào năm 330 TCN dưới thời Darius III khi bị Alexandros Đại đế đánh bại. Từ đó, Đế quốc Ba Tư trở thành một phần của Đế quốc Macedonia, trước khi giành độc lập và lập nên nước Parthia khi Đế chế La Mã đánh bại Macedonia. Từ đó, Parthia và cả Đế quốc Sassanid (còn gọi là Đế quốc Tân Ba Tư) sau này trở thành một thế lực ở Trung Đông, đối đầu với Đế chế La Mã. Thậm chí dưới thời Đế quốc Tân Ba Tư, Đế chế La Mã còn phải coi như vị thế ngang với mình và Hoàng đế La Mã gọi Hoàng đế Tân Ba Tư là "Người anh em". Đế quốc Tân Ba Tư sụp đổ vào năm 651, khi bị đội quân Hồi Giáo tấn công và lật đổ. Quốc gia kế cận Đế quốc Ba Tư hiện tại là Iran.


Ai Cập cổ đại
Lãnh thổ của Ai Cập cổ đại bao gồm một vùng rộng lớn Đông Bắc Châu Phi theo lưu vực sông Nile tới Địa Trung Hải. Chính những đồng bằng màu mỡ của sông Nile đã tạo điều kiện thuận lợi để con người tập trung phát triển nông nghiệp, qua đó đã tạo bước tiến mới trong quá trình phát triển của xã hội loài người.
Lịch sử Ai Cập cổ đại bao gồm các giai đoạn lớn: Sơ Triều Đại (3100-2686 TCN), Cổ Vương Quốc (2686-2181 TCN), Chuyển tiếp thứ nhất (2181-2055 TCN), Trung Vương Quốc (2055-1650 TCN), Chuyển tiếp thứ hai (1650-1550 TCN), Tân Vương Quốc (1550-1069 TCN), Chuyển tiếp thứ ba (1069-664 TCN) và Hậu nguyên (664-332 TCN). Trong đó, Ai Cập cổ đại đạt đến đỉnh cao của quyền lực, sức mạnh, văn hóa vào giai đoạn Tân Vương Quốc, trong thời kỳ Ramsside (tiếng Anh: Ramsey) (1186-1077 TCN).
Ai Cập cổ đại có nhiều thành tựu văn minh lớn mà đến nay còn được lưu lại. Đó là những công trình kiến trúc như Kim tự tháp, Tượng Nhân sư, các đền thờ; hệ thống toán học sơ khai, hệ thống y học sơ khai, kỹ thuật ướp xác, kỹ thuật làm giấy và chế tác thủy tinh đầu tiên trên thế giới. Trong đó, nổi tiếng nhất chính là Kim tự tháp Giza của Pharaoh Khufu - được UNESCO công nhận là 7 kỳ quan thế giới cổ đại.


Đế chế Assyria
Đế chế Akkad sụp đổ khiến nhiều thế lực nổi lên cạnh tranh lẫn nhau, trong đó có Đế chế Assyria, Đế chế Hittite và Babylon cổ đại. Từ thế kỷ 19 TCN, Đế chế Assyria đã mở rộng bờ cõi, cạnh tranh với Đế chế Hittite ở phía Bắc và Babylon cổ đại ở phía Nam. Giai đoạn thịnh vượng của Đế chế Assyria là dưới thời vua Shamshi-Adad I (1813-1791 TCN) kết thúc vào năm 1756 TCN khi Đế chế Assyria đã bị Babylon cổ đại xâm chiếm và thống trị, trước khi Đế chế Assyria phục hưng trở lại và quay trở lại xâm chiếm và thống trị Babylon (911-609 TCN). Đây chính là giai đoạn thịnh vượng nhất của Đế chế Assyria khi đế chế này bành trướng khắp khu vực Lưỡng Hà, lan sang cả Tiểu Á và Địa Trung Hải. Tuy nhiên chính lãnh thổ rộng lớn với nhiều thuộc địa đã khiến Đế chế Assyria sụp đổ, khi nước này không thể kiểm soát nổi và bị các thuộc địa, bao gồm Babylon, Scythia, Ba Tư, Nam Tư nổi lên đánh bại.


Carthage cổ đại


Đế chế Hittite


Nhà Hạ - Trung Hoa
Lịch sử quân chủ tại Trung Hoa bắt đầu bởi Nhà Hạ với thời kỳ Tam Hoàng: Hạ, Thương, Chu, sau đó là giai đoạn Xuân Thu-Chiến Quốc, sau đó đến nhà Tần rồi đến nhà Hán. Nhà Hán suy vong thì sinh ra Tam Quốc, sau Tam Quốc là Tấn-Tùy-Đường rồi đến Ngũ Đại Thập Quốc. Nhà Tống sau đó đã thống nhất Trung Hoa nhưng rồi lại bị Mông Cổ thâu tóm tạo ra Nhà Nguyên, nhà Nguyên bị Nhà Minh lật đổ rồi lại bị người Mãn đánh chiếm tạo nên Nhà Thanh. Đó là toàn bộ các giai đoạn lịch sử quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc.


Đế chế Akkad
Đế chế Akkad đã kết thúc thời kỳ thành bang ở khu vực Lưỡng Hà để mở ra thời kỳ quốc gia đầu tiên tại một trong những cái nôi của loài người này. Đế chế Akkad bắt đầu bởi sự chinh phạt của vua Sargon, kết thúc bởi vua Shu-turul. Đế chế Akkad cũng chính là tiền thân của những đế quốc cổ đại nổi tiếng khác là Assyria và Babylon sau này.


Đế quốc Macedonia
Quyền binh của Đế quốc Macedonia để lại cho Alexandros Đại đế. Sau khi chiếm được Hy Lạp cổ đại, Alexandros Đại đế lại tiếp tục đem quân sang tấn công các nước khu vực Tiểu Á, qua đó thôn tính cả Đế quốc Ba Tư, cũng như thôn tính cả khu vực phía Nam là Ai Cập. Hầu hết những quốc gia lớn lúc bấy giờ ở khu vực Châu Âu và Châu Phi đều đã khuất phục Đế quốc Macedonia. Tuy nhiên sau cái chết của Alexandros Đại đế, Đế quốc Macedonia rơi vào tình trạng hỗn loạn, nội chiến kéo dài. Cùng lúc đó, Đế chế La Mã bắt đầu lớn mạnh trở thành thế lực mới và cuối cùng, Đế chế Macedonia đã bị Đế chế La Mã đánh bại vào năm 168 TCN, trước khi chính thức bị biến thành một tỉnh thuộc La Mã vào năm 149 TCN, đánh dấu sự kết thúc của một đế quốc hùng mạnh.

