Top 15 Quốc gia dự trữ dầu mỏ nhiều nhất thế giới hiện nay

Dầu mỏ là một trong những loại hàng hóa quan trọng nhất thế giới. Đối với nhiều nước, doanh thu từ mặt hàng này đóng vai trò quyết định trong nền kinh tế quốc gia; và các nước này hưởng lợi lớn khi giá dầu tăng. Hãy cùng tìm hiểu top 15 quốc gia dự trữ dầu mỏ nhiều nhất thế giới hiện nay nhé!

Ả Rập Saudi

Arab Saudi là nước có dự trữ dầu mỏ lớn thứ hai sau Venezuela với 250,5 tỷ thùng. Hiện quốc gia Trung Đông này cũng với các thành viên của OPEC đang thực hiện chiến dịch giảm sản lượng dầu để kích thích giá dầu đi lên, bất chấp khả năng thị phần bị sụt giảm.


Arab Saudi được cho là nước có lợi thế lớn nhất vì có dự trữ dầu mỏ lớn và chi phí rẻ. Chi phí để sản xuất 1 thùng dầu của quốc gia Trung Đông này rẻ thứ 3 thế giới, là 3 USD/thùng, chỉ đứng sau Iraq và Iran. Nếu cộng với các chi phí khác, như chi phí vốn, thuế và chi phí quản lý/vận chuyển, ngành dầu mỏ Arab Saudi có tổng chi phí rẻ nhất thế giới với 8,98 USD/thùng. Mức chi phí rẻ như vậy cho phép Arab Saudi vẫn có lời gần như ở bất kỳ mức giá nào.


Trồi sụt nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc là một tác nhân gây ra biến thiên của giá dầu trong năm nay. Nhưng dịch chuyển mới nhất về nguồn cung “vàng đen” sẽ tạo ra những tác động về địa chính trị, tài chính vượt khỏi khuôn khổ thị trường dầu mỏ. Đáng chú ý, Saudi Arabia đã quay trở lại vai trò nhà sản xuất quan trọng hàng đầu, có ảnh hưởng lớn đối với giá dầu. Tháng trước, tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco công bố mức lợi nhuận kỷ lục 39,5 tỷ USD trong quý một, tăng 82% so với mức 21,7 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Ở tình cảnh “thừa tiền”, Saudi Arabia và nhiều nước sản xuất dầu mỏ khác trong khu vực đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới, liên tục đưa ra các kế hoạch chi tiêu, phát triển hạ tầng nội địa đầy tham vọng.


Số lượng dự trữ: 250,5 tỷ thùng

Sản xuất dầu mỏ tại Ả Rập Saudi
Sản xuất dầu mỏ tại Ả Rập Saudi
Sản xuất dầu mỏ tại Ả Rập Saudi
Sản xuất dầu mỏ tại Ả Rập Saudi

Kazakhstan

Kazakhstan là đất nước Hồi giáo Trung Á, có diện tích chỉ lớn hơn bốn lần bang Texas (Mỹ), nằm sát biên giới Nga và Trung Quốc. Kazakhstan giành được độc lập sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991. Dân số khoảng 16,5 triệu người, phân bố đồng đều do địa hình chủ yếu là thảo nguyên. Rất giàu khoáng sản, chủ yếu là khí đốt, than đá, quặng kim loại.


Sau khi Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đề xuất chưa tăng sản lượng khai thác dầu thô tại Nga, Bộ trưởng Năng lượng Kazakhstan Serikzhan Ermentaev ngày 18 tháng 3 tuyên bố Kazakhstan dự định tuân thủ kế hoạch sản xuất dầu đã đề ra sau khi Thỏa thuận OPEC+ hết hiệu lực từ ngày 01/4. Sản lượng khai thác dầu thô trung bình của Kazakhstan trong tháng 3 đạt 1,886 triệu thùng/ngày và nước này chưa có kế hoạch tăng sản lượng. Theo kế hoạch, khai thác dầu thô năm 2020 của Kazakhstan dự kiến đạt 90 triệu tấn, thấp hơn 0,5 triệu tấn so với năm 2019.

EIA cho biết dầu thô xuất khẩu từ Kazakhstan chủ yếu thông qua hệ thống Liên hiệp đường ống Caspi (CPC) đi qua Nga, vận chuyển dầu thô được sản xuất tại Kazakhstan đến cảng Novorossiysk của Nga ở Biển Đen. Một số dầu thô sản xuất tại Nga được vận chuyển theo đường ống này, nhưng chỉ chiếm khoảng 10% lượng dầu thô xuất khẩu qua hệ thống CPC.


Số lượng dự trữ: 29 tỷ thùng

Dầu mỏ Kazakhstan
Dầu mỏ Kazakhstan
Sản lượng khai thác dầu thô trung bình của Kazakhstan trong tháng 3 đạt 1,886 triệu thùng/ngày và nước này chưa có kế hoạch tăng sản lượng
Sản lượng khai thác dầu thô trung bình của Kazakhstan trong tháng 3 đạt 1,886 triệu thùng/ngày và nước này chưa có kế hoạch tăng sản lượng

Nigeria

Ngày 13/9, Nigeria thông báo sản lượng dầu thô của nước này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ trước đến nay, đồng thời với việc quốc gia Tây Phi để mất vị trí nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu châu Phi. Theo số liệu mới nhất của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vừa được công bố, Nigeria và Libya hiện là hai nước thành viên của OPEC có sản lượng dầu thô sụt giảm mạnh nhất trong OPEC.

Theo các nhà phân tích, một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến sản lượng dầu mỏ của Nigeria giảm sút nghiêm trọng trong thời gian gần đây là do các nhóm phiến quân tại nước này gia tăng các cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở thăm dò, khai thác dầu khí ở khu vực châu thổ Delta giàu dầu mỏ. Đặc biệt, một số khu vực khai thác dầu khí của nước ngoài tại đây đã buộc phải tạm ngừng sản xuất hoặc cắt giảm sản lượng do tình hình an ninh bất ổn và mối đe dọa khủng bố. Nigeria phải đối mặt với những thách thức kỹ thuật và an ninh, đe dọa sự tăng trưởng của ngành dầu mỏ. Sản lượng bị đình trệ dưới 1,55 triệu thùng/ngày (bpd) trong khi công suất là khoảng 2,2 triệu thùng/ngày. Cơ sở hạ tầng dầu mỏ của nước này đang gặp khó khăn. Ngoài việc thiếu đầu tư, các cơ sở dầu khí lại liên tiếp là mục tiêu của các cuộc đối đầu giữa các phe phái.


Số lượng dự trữ: 36,89 tỷ thùng

Dầu mỏ Nigeria
Dầu mỏ Nigeria
Nigeria và Libya hiện là hai nước thành viên của OPEC có sản lượng dầu thô sụt giảm mạnh nhất trong OPEC
Nigeria và Libya hiện là hai nước thành viên của OPEC có sản lượng dầu thô sụt giảm mạnh nhất trong OPEC

Venezuela

Venezuela là nước có dự trữ dầu mỏ lớn nhất thế giới với 303,81 tỷ thùng dầu. Tuy nhiên, sự giàu có về tài nguyên này lại không đủ để cứu Venezuela thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế và con người trong thời gian vừa qua. Ngành dầu mỏ của quốc gia này thậm chí đang gặp rắc rối lớn từ sau khi Mỹ công bố biện pháp cấm vận nhằm vào tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela, bao gồm đóng băng 7 tỷ USD tài sản của tập đoàn ở Mỹ và giới hạn các giao dịch của tập đoàn này.

Venezuela
có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, và trước đây phần lớn dầu thô ở nước này được bán cho các công ty lọc hoá dầu ở Mỹ. Ông Maduro khẳng định Venezuela muốn tăng sản lượng dầu mỏ, trong bối cảnh xuất khẩu dầu của Nga sụt giảm vì lệnh cấm của Mỹ. “Chúng tôi sẵn sàng khôi phục sản xuất. Một, hai, hoặc ba triệu thùng, mọi thứ! Mọi thứ nhân danh hoà bình”, ông Maduro nói. Sản lượng khai thác dầu của Venezuela đang ở mức thấp chưa từng thấy, sau nhiều năm quản lý không đúng cách và các nhà máy lọc dầu bị bỏ mặc. Theo các chuyên gia, có thể phải mất vài năm và hàng tỷ USD đầu tư nữa mới có thể khôi phục ngành xuất khẩu dầu mỏ của Venezuela như trước đây.


Số lượng dự trữ: 303,81 tỷ thùng

Venezuela là nước có dự trữ dầu mỏ lớn nhất thế giới
Venezuela là nước có dự trữ dầu mỏ lớn nhất thế giới
Venezuela là nước có dự trữ dầu mỏ lớn nhất thế giới
Venezuela là nước có dự trữ dầu mỏ lớn nhất thế giới

Canada

Canada là một trong số ít các quốc gia phát triển có xuất khẩu ròng (xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu) năng lượng, trong đó dầu mỏ là mặt hàng chiến lược. Nước này cũng là nước tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người cao nhất thế giới, nhất là về mùa đông. Nước này do nằm ở vĩ độ cao nên mùa đông rất lạnh, dân phải dùng nhiều khí đốt để sưởi ấm nhà. Canada là nước có ngành công nghiệp nhôm rất phát triển ở bang Quebec, Alberta do có nguồn nhiên liệu dồi dào. Về dài hạn, Canada không thể đánh mất các cơ hội tại thị trường dầu mỏ và khí đốt của châu Á.


Trong khi các dự án dầu và xuất khẩu khí đốt ở ven Đại Tây Dương của Canada có tiềm năng đưa nước này tham gia vào thị trường dầu thế giới thông qua việc tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có và sự gần gũi về địa lý với thị trường châu Âu và Ấn Độ. Chính quyền cấp tỉnh và liên bang của Canada nên tạo điều kiện cho các dự án này, trong khi tiếp tục tìm kiếm các cơ hội xuất khẩu khí đến châu Á và các thị trường quốc tế khác. Trong lần đánh giá đầu tiên về các chính sách năng lượng của Canada kể từ năm 2015, IEA cho biết vai trò của nước này như là nhà sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu năng lượng lớn đã thể hiện "cả thách thức và cơ hội" để đạt được mục tiêu khử carbon.

Số lượng dự trữ: 170,3 tỷ thùng

Dầu mỏ Canada
Dầu mỏ Canada
Canada có thể trở thành nhà cung cấp dầu mỏ toàn cầu chủ chốt
Canada có thể trở thành nhà cung cấp dầu mỏ toàn cầu chủ chốt

Brazil

Ngành dầu khí Brazil đạt được những chỉ số tích cực trên nhờ hoạt động khai thác dầu mỏ và khí đốt tại các giếng ngoài khơi vùng nước sâu Presal trên biển Đại Tây Dương. Các dữ liệu được ANP thu thập từ 32 công ty khai thác nguồn năng lượng trên ở hơn 7.100 mỏ tại Brazil, trong đó 642 giếng nằm ngoài khơi và số còn lại trên đất liền. Petrobras hiện là tập đoàn dầu khí lớn nhất của nền kinh tế số 1 Mỹ Latinh, đóng góp tới 93,2% tổng sản lượng dầu nước này.

Sản lượng dầu mỏ và khí đốt ở Brazil đạt mức 4 triệu thùng/ngày trong tháng 9. Theo dữ liệu từ Cơ quan Quốc gia về Dầu mỏ, Khí đốt Tự nhiên và Nhiên liệu Sinh học (ANP), Brazil sản xuất trung bình 4,048 triệu thùng/ngày trong tháng 9, tăng 2,04% so với 3,966 triệu thùng/ngày trong tháng 8, con số này đã đánh dấu mức kỷ lục mới trong hoạt động sản xuất dầu mỏ của nước này. Sản lượng dầu tăng 1,99% lên 3,148 triệu thùng/ngày, trong khi sản lượng khí đốt tự nhiên tăng 2,22% lên 143,1 triệu m3/ngày. Mức trung bình hằng tháng cao nhất trước đó mà Brazil đã từng đạt được là vào tháng 1/2020 với mức sản lượng đạt 4,041 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu nằm trong lớp tiền muối cũng đã đạt 3 triệu thùng/ngày - hơn 74% tổng sản lượng, các mỏ dầu Tupi và Buzios cũng dẫn đầu với lần lượt là 1,16 triệu thùng/ngày và 676.600 thùng/ngày.


Số lượng dự trữ: 12,71 tỷ thùng

Dầu mỏ Brazil
Dầu mỏ Brazil
Dầu mỏ Brazil
Dầu mỏ Brazil

Algeria

Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Algeria Mohamed Arkab, hôm 5/5 cho biết sản lượng dầu của quốc gia này sẽ được tăng thêm khoảng 11.000 thùng/ngày vào tháng 6/2022. Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Algeria Mohamed Arkab, hôm 5/5 cho biết sản lượng dầu của quốc gia này sẽ được tăng thêm khoảng 11.000 thùng/ngày vào tháng 6/2022, theo các quyết định được đưa ra tại Hội nghị bộ trưởng lần thứ 28 của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+.

Các báo cáo này nhấn mạnh rằng nguồn cung và các nguyên tắc cơ bản của thị trường là ổn định, mặc dù còn một số chỉ số tăng trưởng kinh tế chưa chắc chắn. Sản lượng dầu của Algeria sẽ tăng từ 1.013.000 thùng/ngày trong tháng 5/2022 lên khoảng 1.024.000 thùng/ngày từ tháng Sáu tới. Những người tham gia cuộc họp này đã quyết định nâng sản lượng chung của toàn khối, bao gồm 23 nước, thêm 432.000 thùng/ngày vào tháng 6/2022.

Giá dầu Sahara Blend của Algeria tiếp tục tăng. Ngày 4/5/2022, giá 1 thùng dầu bán ở mức 110,74 USD/thùng. Sahara Blend đứng vị trí thứ 5 trong số các loại dầu thô đắt nhất thế giới nhờ những thuộc tính hóa học như nhẹ, dễ chuyển đổi giúp cho việc lọc hóa dầu đơn giản và đỡ tốn kém. Năm 2021, Tập đoàn dầu khí quốc gia Algeria (Sonatrach) đã xuất khẩu dầu khí với trị giá lên tới 34,5 tỷ USD, tăng 70% so với năm 2020.


Số lượng dự trữ: 12,2 tỷ thùng

Dầu mỏ Algeria
Dầu mỏ Algeria
Dầu mỏ Algeria
Dầu mỏ Algeria

Trung Quốc

Sản lượng của ngành công nghiệp dầu mỏ và hóa dầu Trung Quốc tăng đều đặn trong năm 2018 cho thấy sự tiến triển tương đối tốt trong việc đạt được những kết quả tích cực nhờ chi phí hoạt động tiếp tục giảm và nhu cầu ổn định của thị trường. Tổng lợi nhuận của ngành công nghiệp dầu mỏ và hóa dầu Trung Quốc đã đạt 839,38 tỷ nhân dân tệ (khoảng 125 tỷ USD), chiếm 12,7% tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp chủ chốt của nước này.


Lượng xăng tồn kho và nhiên liệu máy bay của các nhà máy lọc dầu Trung Quốc đang tăng lên mỗi ngày. Một số nhà máy có thể sớm đạt đến giới hạn lưu trữ. Tại thời điểm đó, họ có thể sẽ phải cắt giảm công suất lọc dầu khoảng 15-20%. Trung Quốc là khách hàng nhập khẩu lớn nhất của các giếng dầu tại Trung Đông, nhưng từ vị trí khách hàng, hiện Bắc Kinh lại đang cho thấy những tiếng nói có thể chi phối trực tiếp những mỏ năng lượng nơi đây. Trung Đông, Nam Á hay châu Phi đều là những địa bàn quan trọng trong chiến lược "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc, nhưng theo một số liệu gần đây, các dự án năng lượng tại Trung Đông đang ngày càng chiếm được một vị trí ưu tiên trong các khoản đầu tư từ chiến lược "Vành Đai và Con đường" của Bắc Kinh.


Số lượng dự trữ: 26,02 tỷ thùng

Dầu mỏ Trung Quốc
Dầu mỏ Trung Quốc
Dầu mỏ Trung Quốc
Dầu mỏ Trung Quốc

UAE

UAE là quốc gia có trữ lượng dầu thô lớn thứ 7 trên thế giới, tăng từ 4,1 tỷ thùng giai đoạn đầu những năm 1980 lên 98 tỷ thùng hiện nay. Trong 7 tiểu vương quốc thuộc UAE, Abu Dhabi có trữ lượng dầu thô lớn nhất với 92 tỷ thùng, tiếp đó là Dubai với 4 tỷ thùng và Sharjah 1,5 tỷ thùng.


Hội đồng dầu khí tối cao (SPC), cơ quan ra quyết định về chính sách năng lượng của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 22/11 thông báo đã phát hiện khoảng 22 tỷ thùng dầu thô phi truyền thống tại thủ đô Abu Dhabi. SPC cho biết phát hiện mới nhất trên có thể giúp trữ lượng dầu truyền thống của UAE tăng thêm 2 tỷ thùng. SPC cũng xác nhận tăng nguồn vốn đầu tư vào Công ty Dầu khí quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) lên tới 448 tỷ dirham (tương đương 122 tỷ USDC) trong giai đoạn từ năm 2021 đến 2025. Động thái này dự kiến sẽ “bơm”160 tỷ dirham vào nền kinh tế địa phương.


UAE là quốc gia có trữ lượng dầu thô lớn thứ 7 trên thế giới, tăng từ 4,1 tỷ thùng giai đoạn đầu những năm 1980 lên 97,8 tỷ thùng hiện nay. Trong 7 tiểu vương quốc thuộc UAE, Abu Dhabi có trữ lượng dầu thô lớn nhất với 92 tỷ thùng, tiếp đó là Dubai với 4 tỷ thùng và Sharjah 1,5 tỷ thùng.


Số lượng dự trữ: 97,8 với tỷ thùng

UAE tìm hướng đi mới sau kỷ nguyên hậu dầu mỏ
UAE tìm hướng đi mới sau kỷ nguyên hậu dầu mỏ
UAE thông báo phát hiện mỏ dầu lớn ở Abu Dhabi
UAE thông báo phát hiện mỏ dầu lớn ở Abu Dhabi

Qatar

Quốc gia nhỏ bé nằm ở mũi phía đông của Bán đảo Ả Rập nhô ra Vịnh Ba Tư, Qatar sở hữu chung với Iran mỏ North Field – mỏ khí đốt dưới nước lớn nhất thế giới. Mỏ này chiếm khoảng 10% trữ lượng khí đốt tự nhiên được biết đến trên thế giới. Dầu khí đã làm cho đất nước này trở nên giàu có và có tầm ảnh hưởng lớn hơn. Trong khoảng vài thập kỷ, khoảng 300.000 công dân Qatar đã rời bỏ cuộc sống mưu sinh vất vả là đánh cá và lặn để mò lấy ngọc trai.


Qatar rút khỏi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) kể từ tháng 1-2019 để phục vụ mục tiêu tăng sản lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ 77 triệu tấn lên 110 triệu tấn/năm. Quốc gia Vùng Vịnh này cũng “thú nhận” không thực sự có nhiều tiềm năng về dầu mỏ mà đang là nhà xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới. Theo Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad Sherida al-Kaabi, việc đưa ra quyết định trên là không dễ dàng, nhưng việc rời OPEC sẽ không ảnh hưởng lớn tới các quyết định về hoạt động sản xuất của tổ chức này cũng như giá dầu thế giới. Hiện Qatar chỉ đứng thứ 11 trong OPEC về xuất khẩu dầu mỏ với trung bình 600.000 thùng/ngày, tức là chiếm chưa tới 2% tổng sản lượng của tổ chức này.


Số lượng dự trữ: 25,24 tỷ thùng

Sức mạnh khí đốt và dầu mỏ của Qatar - nước đăng cai World Cup 2022
Sức mạnh khí đốt và dầu mỏ của Qatar - nước đăng cai World Cup 2022
Dầu mỏ Qatar
Dầu mỏ Qatar

Nga

Nga hay Liên Bang Nga là quốc gia rộng nhất thế giới trải dài từ miền đông châu Âu, qua trên phía bắc châu Á, sang đến bờ Thái Bình Dương. Sau khi Nga tấn công quân sự vào Ukraine, một số quốc gia khác đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Cuộc chiến năng lượng sau đó đã khiến giá dầu đạt mức cao chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Theo Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), giá dầu thô và nhiên liệu tăng giúp doanh thu của các công ty Nga hoạt động trong lĩnh vực này tăng trong tháng 5 dù lượng xuất khẩu giảm do ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt liên quan chiến dịch quân sự đặc biệt của Moskva tại Ukraine.


Hôm thứ Ba (8/3), Mỹ và Anh đã công bố lệnh cấm nhập khẩu xăng dầu của Nga. Năm 2021, Mỹ nhập khẩu trung bình 209.000 thùng/ngày dầu thô và 500.000 thùng/ngày các sản phẩm dầu mỏ khác từ Nga, theo Hiệp hội thương mại các nhà sản xuất nhiên liệu và hóa dầu Mỹ. Con số đó tương đương 3% tổng nhập khẩu dầu thô của Mỹ và 1% tổng lượng dầu thô do các nhà máy lọc dầu của Mỹ chế biến. Đối với Nga, con số này chiếm 3% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này. Theo các nhà phân tích, với mức độ phụ thuộc đó, Mỹ có đủ khả năng thực hiện lệnh cấm này mà không khiến thị trường xăng dầu nội địa quá biến động.


Số lượng dự trữ: 80 tỷ thùng

Dầu mỏ Nga
Dầu mỏ Nga
Nga tuyên bố sẽ không xuất khẩu dầu mỏ nếu mức giá trần thấp
Nga tuyên bố sẽ không xuất khẩu dầu mỏ nếu mức giá trần thấp

Iran

Bộ trưởng Dầu mỏ Iran thông báo trữ lượng dầu thô được kiểm định của nước này đã tăng lên 208,6 tỷ thùng – lớn thứ 3 thế giới, nhờ phát hiện những mỏ dầu mới. Trữ lượng dầu thô của Iran cho đến trước đó ước đạt 138 tỷ thùng. Ông Kazemi nhấn mạnh: "Chúng tôi đang tiếp tục tính toán. Số liệu này được lấy từ một báo cáo sáu tháng dựa vào thông tin liên quan đến sản xuất và phát hiện những mỏ dầu mới."


Iran là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai OPEC và chiếm 10% trữ lượng dầu thế giới, song nước này phải phụ thuộc lớn vào nguồn xăng nhập khẩu, vì các nhà máy lọc dầu hoạt động không đúng công suất thiết kế. Theo hãng tin Bloomberg, xuất khẩu dầu thô của Iran tới các nhà máy lọc dầu độc lập tại Trung Quốc đã đạt mức trung bình 600.000 thùng/ngày trong tháng 11 vừa qua và tăng 40% so với tháng 10, bất chấp tình hình giao thương khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Các lệnh trừng phạt của Mỹ do chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump áp đặt đang ngăn Iran xuất khẩu tất cả dầu của mình. Tuy nhiên, bất chấp các lệnh trừng phạt, Iran được cho là vẫn xuất khẩu một phần dầu thô.


Số lượng dự trữ: 208,6 tỷ thùng

Dầu thô của Iran
Dầu thô của Iran
Dầu thô của Iran
Dầu thô của Iran

Libya

Bộ trưởng Tài chính Libya Khalid Al-Mabrouk nói rằng sản lượng dầu thô của nước này dự kiến sẽ tăng lên 2 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2022, với điều kiện Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya (NOC) được phân bổ khoản ngân sách 1,1 tỷ USD để bảo dưỡng các cơ sở sản xuất dầu mỏ vốn đã xuống cấp nghiêm trọng trong một thập niên chiến tranh.


Phát biểu trước báo giới ngày 5/9 bên lề cuộc họp thường niên của Ngân hàng Phát triển Hồi giáo, ông Al-Mabrouk cho biết xuất khẩu dầu mỏ của Libya đã tăng lên khoảng 1,2 triệu thùng/ngày và con số này có thể đạt 1,3 triệu thùng/ngày trong thời gian tới. Theo ông Al-Mabrouk, sản lượng khai thác dầu thô của Libya có thể sẽ đạt 2 triệu thùng/ngày vào năm 2022.


Theo kế hoạch OPEC+ sẽ tổ chức cuộc họp ủy ban chung vào ngày 17/11 tới nhằm xem xét về đề xuất thay đổi hạn ngạch sản lượng, trước khi các bộ trưởng dầu mỏ nhóm họp vào cuối tháng này. Hiện có thông tin cho biết OPEC+ đang cân nhắc kéo dài mức cắt giảm sản lượng 7,7 triệu thùng/ngày thêm 3-6 tháng, thậm chí có thể hạ sản lượng xuống thấp hơn nữa, trong bối cảnh ngành công nghiệp dầu mỏ của Libya đang phục hồi và nguy cơ nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu yếu hơn do diễn biến phức tạp của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Số lượng dự trữ: 48,36 tỷ thùng

Dầu mỏ Libya
Dầu mỏ Libya
Dầu mỏ Libya
Dầu mỏ Libya

Kuwait

Kuwait là một quốc gia tại Trung Đông.Nằm trên bờ Vịnh Péc-xích(Persia), giáp với Arập-Xêút ở phía nam và với Irắc ở hướng Tây và hướng Bắc. Tên nước được rút ra từ trong tiếng Ả Rập có nghĩa là "Pháo đài được xây dựng gần nước". Dân số gần 3.1 triệu người và diện tích lên đến 17.818 km².


Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait Mohammad Al-Faris cho biết, nước này đã nâng sản lượng dầu thô nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng, phù hợp với thỏa thuận hạn ngạch sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các nhà sản xuất liên minh, còn gọi là OPEC+. Ông Al-Faris nói thêm Kuwait, nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ tư trong OPEC, đã tăng sản lượng dầu thô của mình lên 2,81 triệu thùng/ngày. Động thái mới nhất của Kuwait là nhằm thực hiện cam kết trong thỏa thuận của OPEC+, với mục tiêu đảm bảo nguồn cung ổn dịnh cho các thị trường dầu mỏ quốc tế.


Người đứng đầu Bộ Dầu mỏ Kuwait cũng cảnh báo và nhắc lại tuyên bố của các bộ trưởng năng lượng OPEC+ cũng như ý kiến của giới phân tích năng lượng rằng công suất dự phòng trên toàn thế giới hiện rất hạn chế do tình trạng thiếu đầu tư trong nhiều năm. Tình trạng này đã góp phần dẫn đến những biến động bất thường trên các thị trường dầu mỏ vào thời điểm mà các thị trường đó cần sự ổn định hơn bao giờ hết để cho phép các nhà sản xuất lên kế hoạch tăng năng lực sản xuất trong tương lai. Ông Al-Faris nói thêm Kuwait ủng hộ tất cả các nỗ lực nhằm bảo vệ sự ổn định của thị trường dầu mỏ trước sự những biến động bất lợi gần đây.

Số lượng dự trữ: 101,5 tỷ thùng

Dầu mỏ Kuwait
Dầu mỏ Kuwait
Kuwait nâng sản lượng dầu thô, thực hiện cam kết với OPEC+
Kuwait nâng sản lượng dầu thô, thực hiện cam kết với OPEC+

Iraq

Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Hussein al-Shahristani cho biết trữ lượng dầu mỏ của nước này đã tăng lên mức hơn 145 tỷ thùng. Iraq đã có 66 mỏ dầu, 71% trữ lượng dầu tập trung ở miền Nam nước này, 20% ở miền Bắc và 9% ở khu vực miền Trung. Tại Iraq, 95% thu nhập của chính phủ phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ. Trữ lượng dầu tăng mạnh tạo đà cho Iraq thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như xây dựng lại cơ sở hạ tầng cũ kỹ sau nhiều thập kỷ trì trệ do xung đột và các lệnh trừng phạt của quốc tế. Hiện, sản lượng dầu của Iraq đạt 2,4 triệu thùng/ngày. Với các hợp đồng ký với các công ty nước ngoài năm ngoái nhằm khai thác 10 mỏ dầu, Iraq hy vọng có thể tăng gấp năm lần sản lượng hiện nay.

Bộ Dầu mỏ Iraq cho biết nước này đã đạt mức doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ theo tháng cao nhất trong nửa thế kỷ qua, trong bối cảnh giá dầu thô tăng vọt do lo ngại thiếu hụt nguồn cung liên quan vấn đề Ukraine. Theo bộ trên, Iraq, nước khai thác dầu mỏ lớn thứ 2 trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), đã xuất khẩu 100.563.999 thùng dầu trong tháng 3 vừa qua và thu về 11,07 tỷ USD, mức doanh thu cao nhất kể từ năm 1972.


Số lượng dự trữ: 145,02 tỷ thùng

Dầu mỏ Iraq
Dầu mỏ Iraq
Dầu mỏ Iraq
Dầu mỏ Iraq

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?