Thế giới tự nhiên là một bức tranh muôn hình muôn vẻ của các loài sinh vật sống trên đó, và đây cũng là lí do vì sao xung quanh chúng ta luôn tồn tại những điều thú vị. Đặc biệt, phát quang sinh học là một trong những hiện tượng thiên nhiên tuyệt vời luôn thu hút sự tò mò và khám phá của các nhà khoa học. Nghe có vẻ hơi hoang đường khi không cần điện mà mọi thứ lại có thể tự phát sáng. Bạn không tin ư? Vậy hãy tìm hiểu ngay danh sách những loài sinh vật phát quang ngay dưới đây cùng Toplist để có được câu trả lời.
Sao biển
Ophiochiton ternispinus là loài vật có mối quan hệ thân thiết với sao biển. Giống người anh em của mình, chúng cũng có 5 chân mảnh khảnh và rất linh hoạt. Chúng phát ra ánh sáng màu xanh dương để thu hút con mồi trong bóng tối.
Sao biển là tên gọi chung cho các động vật da gai thuộc lớp Asteroidea. Nguồn gốc tên gọi "sao biển" chủ yếu dựa vào các thành viên của lớp Asteroidea. Tuy nhiên, thông thường việc sử dụng từ "sao biển" cũng áp dụng cho ophiuroid, thường được biết đến với tên gọi chính xác hơn là "brittle star" hoặc "basket star". Khoảng 1.800 loài sao biển còn sống hiện diện trong tất cả các đại dương của thế giới, bao gồm cả Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Cực và các vùng đại dương phía Nam. Sao biển có mặt ở trên một phạm vi sâu rộng từ các bãi triều đến độ sâu thẳm (6.000 m).
Sao biển nằm trong số quen thuộc nhất của động vật biển và có một số đặc điểm được biết đến rộng rãi, chẳng hạn như tái sinh và thức ăn con trai. Chúng có một loạt kiểu thân và phương pháp ăn đa dạng. Mức độ mà sao biển có thể tái sinh thay đổi với các loài cá thể. Nói chung, những con sao biển là loài kiếm ăn cơ hội, với một số loài có hành vi ăn chuyên ngành, bao gồm cả ăn treo và ăn thịt con mồi cụ thể.
Sao biển chiếm vai trò quan trọng trong suốt sinh thái học và sinh học. Sao biển, chẳng hạn như sao biển Pisaster ochraceus đã trở thành phổ biến rộng rãi như các ví dụ về loài chủ chốt trong hệ sinh thái. Sao biển Acanthaster planci là một kẻ săn mồi phàm ăn của san hô trên khắp khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Con sao biển khác, chẳng hạn như các thành viên của Asterinidae, thường được sử dụng trong sinh học phát triển.
Cá anglerfish
Gai vây lưng của con cái anglerfish nhô ra ở ngay phía trên miệng, trông giống như một cái cần câu. Chúng có khả năng phát sáng và thu hút con mồi. Khi con mồi của chúng đến đủ gần, ngay lập tức chúng sẽ tấn công con mồi bằng chiếc hàm lớn và bộ răng sắc nhọn.
Loài cá Anglerfish sống dưới đáy biển sâu được xem là sinh vật lập dị, xấu xí nhất trên trái đất. Nó có cái đầu to bự, chiếc “cần” phát ra ánh sáng giống như ánh đèn pha trên đầu, cái miệng lớn hình lưỡi liềm lấp đầy những chiếc răng. Hành vi giao phối của cá Anglerfish được miêu tả khá kỳ quái, phù hợp với hình ảnh trong những bộ phim kinh dị. Những con cá đực thường kí sinh bám sát phần vây bụng của con cái để chia sẻ thức ăn và giao phối.
Nghiên cứu phát sinh chủng loài bộ gen ti thể gợi ý rằng cá vây chân đã đa dạng trong một khoảng thời gian ngắn từ đầu tới giữa kỷ Creta, vào khoảng 130-100 Ma.
Có màu sắc trong khoảng từ xám sẫm tới nâu sẫm, những loài cá ăn thịt này có đầu to để lộ cái miệng to hình trăng lưỡi liềm chứa đầy những chiếc răng dài gióng như răng nanh và cong ngược vào trong, có lẽ là cơ chế thích nghi để giữ chặt con mồi. Chúng có chiều dài từ 8,9 cm (3,5 in) tới trên 1 m (3 ft), với trọng lượng lên tới 45 kg (100 lb).
Mực lửa bay
Mực lửa bay sống ở mực nước rất sâu dưới lòng đại dương và là loài mực ống không gây nguy hiểm với con người. Toàn bộ cơ thể chúng được bao phủ bởi các cơ quan đặc biệt có thể sản sinh ra ánh sáng khi chúng bơi. Chúng sử dụng khả năng đặc biệt này để ngụy trang khi cần thiết và cũng là để thu hút bạn tình trong mùa giao phối.
Nhiều loài mực tự phát sáng để phù hợp với màu sắc và cường độ ánh sáng ở phía trên nó. Điều này giúp chúng tránh những kẻ săn mồi, những loài vật sẽ tấn công ngay khi chúng thấy bóng của những con mực.
Ở nhiều loài động vật dưới vùng biển sâu, bao gồm một số loài mực, phát quang sinh học do vi khuẩn được sử dụng để ngụy trang bằng cách đối quang, trong đó động vật phù hợp với ánh sáng môi trường trên cao khi được nhìn từ dưới lên. Ở những động vật này, các cơ quan thụ cảm ánh sáng điều khiển sự phát sáng để phù hợp với độ sáng của nền. Các cơ quan ánh sáng này thường tách biệt với mô chứa vi khuẩn phát quang. Tuy nhiên, trong một loài, như mực Euprymna scolopes chẳng hạn, vi khuẩn lại là một thành phần không thể tách rời của cơ quan ánh sáng.
Thể thực khuẩn phát quang
Hầu hết các sinh vật phát quang sinh học được tìm thấy trong tự nhiên thực chất là do những vi khuẩn phát ra ánh sáng. Hiện nay, các nhà khoa học đã có thể thu thập được những loại vi khuẩn này và sử dụng chúng như một dạng ánh sáng tự nhiên trên khắp thế giới.
Thể thực khuẩn được định nghĩa là tập hợp các loài virus có khả năng ký sinh ở vi khuẩn. Chúng còn được biết đến với tên gọi bacteriphage, được định nghĩa là vật thể ăn vi khuẩn. Ở Việt Nam, chúng được gọi là thể thực khuẩn hay thực khuẩn thể. Một số tài liệu gọi tắt là “phage”.
Thể thực khuẩn là một trong những sinh vật sống phổ biến và đa dạng trong hệ sinh thái. Thể thực khuẩn có tính phổ biến rộng rãi, chúng có thể được tìm thấy ở bất cứ nơi đâu có sự tồn tại của vi khuẩn. Người ta ước tính hiện nay có hơn 1031 thể thực khuẩn đang tồn tại trên hành tinh, nhiều hơn bất kỳ sinh vật nào khác trên trái đất, kể cả vi khuẩn.
Các thể thực khuẩn được tìm nhiều tại các vùng tập trung nhiều vi khuẩn ký chủ như trong đất hoặc nội tạng như ruột của động vật. Một trong những nguồn chứa tự nhiên lớn nhất của các loại virus là nước biển, ở đây chứa rất nhiều vi khuẩn và có thể có tới 70% vi khuẩn biển có thể bị nhiễm virus. Trong một vài trường hợp chúng có thể được sử dụng như một loại kháng sinh giúp chữa bệnh. Thực khuẩn thể được xem như một liệu pháp hiệu quả đối với một số chủng vi khuẩn kháng thuốc.
Đom đóm
Đom đóm là loài vật có khả năng tự phát ra ánh sáng bởi nhiều lý do khác nhau. Một vài loài đom đóm phát sáng để cảnh báo những kẻ săn mồi rằng chúng có chất độc nhẹ, một vài loài khác phát sáng để thu hút con mồi. Địa danh nổi tiếng nhất tìm thấy những loài đom đóm rực rỡ này là hang động Waitomo, New Zealand.
Đom đóm hay bọ phát sáng là những loài côn trùng cánh cứng nhỏ được gọi chung là họ Đom đóm (Lampyridae) có khả năng phát quang. Đom đóm là động vật tiêu biểu cho vùng ôn đới mặc dù phần lớn các loài sống ở vùng nhiệt và cận nhiệt đới.Chúng là loài động vật ăn thịt nên ăn sâu bọ hoặc các loại ốc.
Chúng là những sinh vật có tập tính hoạt động về ban đêm, con đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ. Nhiều loài, con cái không có cánh. Con đực, con cái và ấu trùng phát ra ánh sáng lạnh và thường có màu đỏ cam hay vàng xanh; một số loài thậm chí trứng cũng phát quang. Người ta cho rằng, ánh sáng giữ vai trò quan trọng trong tập tính sinh sản của chúng với mục đích hấp dẫn con khác giới. Tuy nhiên, ở ấu trùng thì sự phát sáng nhằm mục đích cảnh báo các động vật ăn thịt là chủ yếu, do ấu trùng đom đóm chứa các hóa chất có mùi vị khó chịu và có thể là độc hại đối với các động vật ăn thịt khác.
Nấm Sò đắng (hay Nấm sinh học)
Loài nấm đặc biệt này còn có tên là Panellus Stipticus. Nấm Sò đắng tỏa ánh sáng rực rỡ đến mức thậm chí chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy chúng dù trong điều kiện ánh sáng rất yếu. Hơn nữa, bạn thực sự có thể mua loại nấm đặc biệt này và trồng nó trong ngôi nhà của bạn.
Nấm Panellus Stipticus được tìm thấy ở châu Á, châu Úc, châu Âu và Bắc Mỹ. Chúng phát triển thành nhóm hoặc cụm chồng chéo dày đặc trên gốc và thân của những cây rụng lá, đặc biệt là cây sồi, gỗ sồi và bạch dương. Đây là một trong hàng chục loài nấm có khả năng phát quang sinh học. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học tin rằng, nấm phát sáng để thu hút các loài vật về đêm nhằm giúp phân tán các bào tử nấm, tương tự như hạt giống và tăng khả năng phát triển thành một sinh vật mới.
Panellus stipticus là một loài nấm thường mọc thành đám trên các khúc gỗ và loài nấm này có khả năng phát quang sinh học vào ban đêm. Loài nấm này thuộc họ Mycenaceae, là loài điển hình của chi Panellus. Loài này phân bố rộng rãi và phổ biến, được tìm thấy ở châu Á, Australasia, châu Âu và Bắc Mỹ, nơi nó mọc thành nhóm trên các loài cây như sồi, fagus và bạch dương.
Ốc sên Clusterwink
Loài ốc sên Clusterwink có màu xanh vàng được tìm thấy ở Australia. Loài ốc sên này có khả năng đặc biệt đó là tự phát ra một loại ánh sáng xanh khi bị quấy rầy bởi các tác động bên ngoài. Đến nay, khả năng phát sáng của ốc sên Clusterwink vẫn còn là một bí ẩn với các nhà khoa học. Họ giả định rằng đây có thể là công cụ giúp chúng báo động, liên lạc với đồng loại hay gây sợ hãi cho kẻ thù.
Ốc sên Clusterwink xuất hiện nhiều ở những vùng đất ẩm, sống trên cạn. Loại Ốc Sên này thường hay cắn phá cây xanh, rau màu vào ban đêm, ban ngày thường hay lẩn kín trong các bụi rậm, bóng mát, hốc đá hoặc chui xuống lòng đất. Tuổi thọ của ốc sên phụ thuộc vào từng loài và môi trường mà chúng sinh sống. Một số loài chỉ sống được 5 năm nhưng có loài có thể sống lâu tới 25 năm, hầu hết chúng sống trên cạn thì không có độc.
Chất nhớt giúp ốc sên di chuyển nhanh hơn nhờ việc giảm ma sát, thường di chuyển theo đường đi có chất nhớt mà con khác tiết ra. Ốc sên hầu như bị mù và chúng không có khả năng nghe nhưng khứu giác của chúng rất phát triển, chúng có thể đánh hơi thấy mùi thức ăn ở cách xa vài mét.
Về mặt y học, loài ốc này đã được các nhà thuốc đông y sử dụng với tính vị mặn hàn, có nhiều lợi ích trong việc bồi bổ, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và chống co thắt.
San hô
Hầu hết các loài san hô đều có khả năng hấp thụ ánh sáng ở bên ngoài và phát ra một màu ánh sáng khác với màu mà nó đã hấp thụ. Ví dụ, nhiều loài san hô hấp thụ ánh sáng màu xanh hoặc tím, nhưng sau khi hấp thụ nó, chúng phát ra màu đỏ tươi, cam, hoặc màu xanh lá cây.
San hô là các động vật biển thuộc lớp San hô (Anthozoa) tồn tại dưới dạng các thể polip nhỏ giống hải quỳ, thường sống thành các quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt nhau. Các cá thể này tiết ra cacbonat calci để tạo bộ xương cứng, xây nên các rạn san hô tại các vùng biển nhiệt đới.
Một "đầu" san hô thực tế được tạo từ hàng ngàn cá thể polip có cấu tạo gen giống hệt nhau, mỗi polip chỉ có đường kính vài milimet. Sau hàng ngàn thế hệ, các polip này để lại một khung xương là đặc trưng về loài của chúng. Mỗi đầu san hô phát triển nhờ sự sinh sản vô tính của các polip. San hô còn sinh sản hữu tính bằng các giao tử, được giải phóng đồng thời trong một thời kì từ một đến vài đêm liên tiếp trong kì trăng tròn.
Các loài san hô phụ thuộc vào tảo vàng đơn bào và tạo rạn (san hô đá) thường được tìm thấy tại các rạn san hô - các cấu trúc lớn bằng cacbonat calci tại các vùng biển nhiệt đới nông. Các rạn san hô được tạo dựng từ các bộ xương san hô và được gắn với nhau bởi các lớp cacbonat calci do tảo coralline (họ Corallinaceae) tiết ra. Rạn san hô là các hệ sinh thái biển cực kỳ đa dạng, là nơi sinh sống của hơn 4.000 loài cá, vô số loài thích ti (Cnidaria), thân mềm, giáp xác và nhiều động vật khác.
Hải quỳ
Loài hải quỳ này dành nhiều thời gian để nổi xung quanh cho đến khi chúng tìm thấy nơi tốt để neo đậu. Xúc tu của chúng đâm vào những kẻ săn mồi với “cây lao móc” sắc nhọn.
Hải quỳ là một nhóm động vật săn mồi sống dưới nước thuộc bộ Actiniaria. Chúng được xếp vào ngành Cnidaria, lớp Anthozoa, phân lớp Hexacorallia. Anthozoa thường có các polyp lớn cho phép tiêu hóa con mồi lớn hơn và cũng thiếu giai đoạn medusa. Là động vật thích ty bào, hải quỳ có quan hệ gần gũi với san hô, sứa và Ceriantharia và thủy tức.
Mô tả: Là động vật thân mềm, là sinh vật “nửa cây, nửa con” cấu tạo bởi nhiều xúc tu, săn mồi, ăn cá, giun, cua và các sinh vật. Hải quỳ thường có dáng những bông hoa màu sắc khác nhau, thường nâu xám hoặc vàng nhạt, sống bám vào đá, ở các rạn san hô vùng nước nông. Hải quỳ có khả năng tái sinh khi bị cắt.
Hải quỳ, bộ Actiniaria, được phân loại trong ngành Cnidaria, lớp Anthozoa (San hô), lớp phụ Hexacorallia. Rodriguez và cộng sự đã đề xuất một phân loại mới cho Actiniaria dựa trên kết quả DNA mở rộng.
Sứa lược
Trong khi các loài sinh vật khác phát ra ánh sáng màu xanh dương hay xanh lá cây trong bóng tối, thì loài sứa lược này lại phát ra ánh sáng khi chúng di chuyển, tạo ra hiệu ứng cầu vồng. Sứa lược là một ngành nhỏ (danh pháp khoa học: Ctenophora) cùng với ngành Ngành Thích ty bào (Cnidaria) hợp thành nhóm động vật ruột khoang (Coelenterata) trong động vật đối xứng tâm (Radiata).
Hình dạng chung của sứa lược là hình con quay, đối xứng tỏa tròn qua trục miệng - đối miệng. Trên cực đối miệng là cơ quan đỉnh giữ vai trò làm cơ quan thăng bằng. Dọc theo thân, bắt đầu từ cực đối miệng là 8 dãy tấm lược xếp hướng về phía cực miệng, trên tấm lược là nhiều lông bơi nhỏ. Đối xứng qua cơ thể là 2 tua bắt mồi giống như 2 quai bình, gốc của tua nằm sâu bên trong cơ thể. Tua bắt mồi thường rất dài, gấp nhiều lần chiều dài cơ thể của sinh vật. Tuy nhiên, cũng có một số loài có tua bắt mồi ngắn, thậm chí tiêu biến.
Trên tua bắt mồi của sứa lược có tế bào dính đặc trưng là collobblaste bắm chặt vào con mồi khi tấn công. Tế bào dính có hình đinh ghim, mũ hình bán cầu có các thùy dính. Có một sợi xoắn, một sợi thẳng nối tế bào dính với mô bì của tua. Khi tua chạm vào con mồi, sợi xoắn duỗi ra, bắn tế bào dính vào cơ thể con mồi. Sau khi phóng, tế bào dính không bị hủy mà được thu hồi lại như cũ.
Bọ cạp phát quang sinh học
Bọ cạp thực chất không phải là một loài động vật phát quang sinh học nhưng chúng lại có thể phát ra ánh sáng trong những điều kiện môi trường cụ thể. Chúng sở hữu một loại chất hóa học được bao phủ trên lớp ngoài của cơ thể, loại chất này có thể phát quang trong môi trường ánh sáng cực tím và hoạt động khá giống như một cơ chế phòng vệ. Về mặt hóa học, không một ai có thể chắc chắn tuyệt đối điều gì khiến bọ cạp phát sáng, nhưng chúng ta đều hiểu đó là khả năng rất đặc biệt – khi một con bọ cạp bị ngâm trong rượu, rượu sẽ phát ra huỳnh quang. Không thể tin nổi, hóa thạch bọ cạp thậm chí đã được cảm ứng để phát sáng dưới tia cực tím sau hàng trăm triệu năm.
Theo khoa học nguyên nhân khiến một con bọ cạp trở nên rực sáng nằm ở lớp vỏ bên ngoài, hay còn gọi là lớp biểu bì của bộ xương ngoài – các nhà khoa học gọi nó là lớp vỏ trong suốt. Bởi vì bọ cạp thường xuyên lột xác để phát triển, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy, cho đến tận khi lớp vỏ mềm bên ngoài hoàn toàn cứng lại, lớp trong suốt của chúng không còn phát ra huỳnh quang dưới tia UV nữa.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra hàng loạt ý tưởng khác nhau: Ánh sáng xanh từ bọ cạp có thể giúp chúng tìm được nhau trong bóng tối, bảo vệ chúng khỏi ánh sáng mặt trời, hay thậm chí là đánh lừa con mồi của chúng. Nhưng một nghiên cứu vào năm 2011 đã đề xuất rằng bọ cạp sử dụng lớp vỏ ngoài của chúng là để phát hiện ra tia UV – lí do là bởi vì chúng muốn tránh khỏi nó (xét cho cùng thì chúng chính là những thợ săn bóng đêm, một con bọ cạp sẽ luôn tìm nơi tối nhất để ra ngoài vào ban ngày, thậm chí cho dù là dưới ánh trăng).
Một nghiên cứu xa hơn đã chỉ ra rằng bọ cạp sử dụng toàn bộ cơ thể của chúng như một con mắt khổng lồ để phát hiện tia UV – nếu chúng cảm nhận được cơ thể đang dần phát sáng lên thì đó chính là lúc chúng cần phải tìm một nơi khác tối tăm hơn.
Cuốn chiếu
8 trong số 12.000 loài cuốn chiếu có khả năng phát ra ánh sáng màu xanh vào ban đêm, bình thường chúng có màu nâu. Mặc dù cuốn chiếu là loài động vật ăn vụn hữu cơ và không có nhu cầu thu hút con mồi, thế nhưng thực tế ánh sáng của chúng là để cảnh báo những kẻ săn mồi rằng chúng có thể tiết ra chất cyanua chết người từ lỗ chân lông của chúng.
Cuốn chiếu được cho là những loài động vật đầu tiên sinh sống trên đất liền trong kỷ Silur. Thức ăn của các loài cuốn chiếu sơ khai này có lẽ là rêu và các loài thực vật có mạch nguyên thủy. Loài cuốn chiếu cổ xưa nhất từng được biết đến, Pneumodesmus newmani, sống cách đây 428 triệu năm và có chiều dài 1 xentimét (0,39 in). Trong kỷ Than đá sớm, (340 - 280 triệu năm về trước), Arthropleura trở thành loài động vật không xương sống lớn nhất từng tồn tại trên trái đất, với chiều dài lên tới 2,6 mét (8 ft 6 in).
Đặc điểm nổi bật nhất của cuốn chiếu là số lượng chân cực kì lớn. Trên thực tế cuốn chiếu là nhóm động vật nhiều chân nhất thế giới, với loài Illacme plenipes đứng đầu bảng với 750 cái. Số lượng chân lớn khiến các loài cuốn chiếu di chuyển chậm nhưng có sức đào bới rất khỏe. Với các chân và cả cơ thể di chuyển theo dạng sóng, cuốn chiếu có thể dễ dàng chui đầu xuống dưới đất sâu. Chúng cũng có khả năng "xây dựng" khá tốt, thể hiện trong việc củng cố các hang đào bằng các vật liệu sẵn có chung quanh. Cơ thể cuốn chiếu phân làm nhiều đốt và vì vậy chúng di chuyển theo dạng sóng, về phía trước và có thể cả về phía sau.
Springhare Nam Phi
Theo báo cáo đã được đăng tải trên tạp chí Scientific Reports, các nhà khoa học đã chỉ ra cách springhare phát sáng được mô tả là sự phát quang sinh học sống động khi bị tác động bởi tia cực tím. Khả năng này là nhờ bộ lông của chúng, có thể hấp thụ tia cực tím và phát ra lại thành màu có thể nhìn thấy được, có nhiều màu hồng, đỏ và cam.
Bộ lông rạng rỡ đã được phát hiện trong các mẫu vật sống của hai loài Pedete khác nhau: Springhare Nam Phi (Pedetes capensis) sống ở miền nam châu Phi và P. surdaster sống ở các vùng của Kenya, Tanzania. Cả hai loài đều là những sinh vật nhỏ giống như kangaroo thường sống về đêm. Chúng không có quan hệ họ hàng gần với thỏ rừng mà lại có liên hệ chặt chẽ hơn với chuột, chuột cống và các loài gặm nhấm khác.
Thực tế là đặc điểm này phổ biến một cách đáng ngạc nhiên ở động vật có vú cho thấy nó có thể giữ một số lợi thế tiến hóa, mặc dù các nhà khoa học khá bối rối về điều này có tác dụng gì. Một số nhà nghiên cứu đã lưu ý rằng nó có thể giúp một số động vật đơn độc nhận ra nhau trong mùa giao phối, trong khi những người khác suy đoán nó có thể được sử dụng để tránh bị phát hiện bởi những kẻ săn mồi nhìn thấy tia UV bằng cách hấp thụ các bước sóng nếu không sẽ bị phản xạ sáng.
Bạch tuộc
Bạch tuộc có thể phát sáng liên tục hay nhấp nháy rồi tắt ngay ở những lỗ nhỏ bên dưới cơ thể của chúng. Bạch tuộc là một loại động vật không xương sống với thân ngắn, mềm, hình ôvan (oval), thuộc bộ Octopoda sống dưới đáy biển. Có khoảng 299 đến 300 loài bạch tuộc trên Trái Đất, chiếm hơn 1/3 tổng số động vật thân mềm.
Không như đa số những động vật thân mềm khác, phần lớn loài bạch tuộc trong phân bộ Incirrina có những thân thể trọn vẹn mềm mà không có bộ xương trong. Chúng không có vỏ ở ngoài bảo vệ như ốc hay bất kỳ vết tích nào của vỏ hoặc xương bên trong, như mực biển hay mực ống. Một vật giống như mỏ vẹt là bộ phận cứng cáp duy nhất của bạch tuộc. Nó giúp loài bạch tuộc len qua những kẽ đá ngầm khi chạy trốn kẻ thù. Những con bạch tuộc trong phân bộ Cirrina có hai vây cá và một vỏ bên trong làm bớt đi khả năng chui vào những không gian nhỏ.
Bạch tuộc có vòng đời tương đối ngắn, có loài chỉ sống được 6 tháng. Loài bạch tuộc khổng lồ ở Bắc Thái Bình Dương có thể sống tới 5 năm trong điều kiện lý tưởng. Tuy nhiên, sinh sản là một trong những nguyên nhân gây ra sự ngắn ngủi của vòng đời: những con bạch tuộc đực có thể chỉ sống được vài tháng sau khi kết bạn, và những con bạch tuộc cái chết không lâu sau khi ổ trứng nở.
Bạch tuộc có đến 3 trái tim. Hai trái tim bơm máu xuyên qua hai mang trong khi trái tim thứ ba bơm máu đi khắp thân thể. Máu bạch tuộc chứa đựng protein giàu hemocyanin chuyên chở oxy. Ít hiệu quả hơn huyết cầu giàu sắt của nhóm động vật có xương sống, haemocyanin được hoà tan trong huyết tương thay vì trong những hồng cầu và tạo ra màu xanh cho máu. Bạch tuộc đưa nước vào các khoang rồi xuyên qua mang. Như những động vật thân mềm khác, bạch tuộc có những mang được chia ra và có những mạch máu quấn bên trong.
Sứa biển Halitrephes Maasi
Sứa biển Halitrephes Maasi có thể được tìm thấy ở Bắc Mỹ và Châu Á, chúng cũng là một trong những sinh vật đầu tiên trên Trái đất có thể tự phát ra ánh sáng. Chúng rất nhỏ và thậm chí còn vô hình khi không phát ra ánh sáng. Chúng không hề có độc vì vậy bạn có thể dễ dàng tương tác với chúng nếu vô tình bắt gặp trong tự nhiên.
Các nhà nghiên cứu trên tàu thám hiểm Nautilus thuộc tổ chức Ocean Exploration Trust ghi lại cảnh tượng sứa Halitrephes Maasi di chuyển ở độ sâu 1.225m trong vùng biển ngoài khơi đảo Socorro, Mexico, International Business Times hôm qua đưa tin.
Halitrephes Maasi là loài sứa sống ở biển sâu thuộc họ Halicreatidae, thường được phát hiện ở độ sâu 1.200-1.500m. Sinh vật quý hiếm này mới chỉ được nhìn thấy hơn 10 lần. Các kênh chuyển chất dinh dưỡng qua phần thân trên hình vòm của sứa tạo thành hình sao tỏa ra, phản chiếu ánh sáng từ thiết bị thăm dò ROV Hercules với những mảng sáng màu vàng và hồng.
Tảo Dinoflagellates (Song chiên tảo hay Tảo 2 roi)
Tảo Dinoflagellates thực chất là một loài động vật đơn bào gây ra hiện tượng tự nhiên còn được gọi là “thủy triều đỏ”. Nhưng thực chất loài động vật này không phát sáng tự nhiên, chúng phát ra ánh sáng khi bị quấy rầy bởi những người bơi lội hoặc thậm chí là vì sự chuyển động của những đợt sóng biển.
Đầu tiên phải khẳng định rằng, nước biển cũng giống như nước bình thường, hoàn toàn trong suốt, không có màu. Màu nước biển mà ta nhìn thấy ban ngày thực chất ra đó là sự phản chiếu ánh sáng Mặt trời tạo thành mà thôi. Còn vào ban đêm, thay vì phần lớn màu đen, ở một số địa điểm cụ thể trên Trái đất, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu nước biển xanh dạ quang trào lên qua từng đợt sóng xô vào bờ cát. Đây chính là hiện tượng làn sóng phát dạ quang xanh.
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của hiện tượng này chính là loài tảo có khả năng phát quang (bioluminescent algae) gây ra.
Loài tảo biển này ban ngày phát ra ánh sáng màu đỏ và cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy triều đỏ khi chúng nở hoa rầm rộ với số lượng lớn. Ban đêm, chúng lại phát ra ánh sáng neon màu xanh, chuyển động trong nước biển và gây ra hiện tượng nêu trên. Đồng thời, do số lượng cá thể đông, một số bị trôi dạt vào bờ nên tạo thành một bãi cát màu xanh phát sáng tuyệt đẹp trong đêm.
Swima bombaviridis
Swima bombaviridis là loài vật có hệ thống phòng thủ rất độc đáo. Chúng có thể phát ra ánh sáng màu xanh lá cây khiến động vật ăn thịt phân tâm, giúp chúng có đủ thời gian để trốn chạy.
Phát quang sinh học là sự tạo và phát xạ ánh sáng bởi một sinh vật sống. Đây là một dạng ánh sáng hóa học. Phát quang sinh học xảy ra rộng rãi ở động vật có xương sống và động vật không xương sống biển, cũng như trong một số loại nấm, vi sinh vật bao gồm một số vi khuẩn phát quang sinh học và động vật không xương sống trên mặt đất như đom đóm. Ở một số loài động vật, ánh sáng có được là do vi khuẩn, được sinh ra bởi các sinh vật cộng sinh như vi khuẩn Vibrio; ở những loài khác, nó là tự sinh, được sản xuất từ chính động vật đó.
Nói chung, phản ứng hóa học chủ yếu trong phát quang sinh học liên quan đến một số phân tử phát quang và một enzyme, thường được gọi tương ứng là luciferin và luciferase. Vì đây là những tên gọi chung, các luciferin và luciferase thường được phân biệt bằng cách thêm các loài hoặc nhóm, ví dụ như là luciferin Đom đóm. Trong tất cả các trường hợp đặc trưng, enzyme này xúc tác quá trình oxy hóa của luciferin.