Hiện nay, tình hình covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều nơi ở Việt Nam, vậy nên để bảo vệ sức khỏe cho mình và cộng đồng hầu hết mọi người đều học tập và làm việc tại nhà. Theo thói quen, hầu hết mọi người sẽ với lấy máy tính xách tay và làm việc ngay trên giường ngủ. Khảo sát mới đây cho thấy có đến 60% những người được hỏi cho biết họ nằm dài trên giường ôm máy tính, khi phải làm việc tại nhà. Nhưng thực sự đây là thói quen không tốt, nó sẽ mang lại những ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình. Cùng Toplist tìm hiểu những tác hại đó là gì nhé!
Ảnh hưởng năng suất làm việc
Một cuộc khảo sát ghi nhận rằng 72% người được hỏi thừa nhận đã làm việc trên giường và những người này có nhiều khả năng gặp vấn đề về giấc ngủ do lo lắng và căng thẳng.
Cũng chính vì chất lượng giấc ngủ không tốt mà đã khiến năng lượng cơ thể thấp hơn cũng như năng suất làm việc bị suy giảm. Và có thể bạn bị cám dỗ bởi chiếc giường êm ái, bạn sẽ trì trệ công việc và đôi khi còn không hoàn thành việc mà sếp giao. Đặc biệt, nếu phòng ngủ của bạn có không gian tối, bạn cũng dễ cảm thấy mệt mỏi. Điều này cho thấy, khi làm việc trên giường bạn sẽ không thể tập trung làm việc được, nó sẽ khiến bạn phân tâm quá nhiều thứ.
Rối loạn não bộ và cách ngủ của bạn
Bạn biết không, bộ não của chúng ta có dây để kết nối giường với khái niệm nghỉ ngơi và thư giãn. Chuyên gia giấc ngủ Rachel Salas nói rằng khi bạn làm việc ở nơi bạn ngủ, tâm trí của bạn bắt đầu liên hệ không gian đó với các hoạt động thay vì nghỉ ngơi. Sự nhầm lẫn có thể đẩy bạn ra khỏi thói quen ngủ bình thường và gây ra chứng mất ngủ hoặc rối loạn nhịp sinh học.
Ngoài ra, việc dùng thiết bị điện tử trên giường cũng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban đêm sẽ ngăn chặn việc tiết melatonin, còn được gọi là hormone giấc ngủ ảnh hưởng đến đồng hồ cơ thể tự nhiên của chúng ta.
Chiếc giường là nơi ẩn náu của vi khuẩn
Làm việc trên giường sẽ khiến bạn bày bừa các vật dụng lung tung, đôi lúc còn tranh thủ ăn uống ngay trên giường. Điều này sẽ vô tình khiến cho chiếc giường của bạn trở nên mất vệ sinh. Theo một nghiên cứu của các chuyên gia giấc ngủ, nệm hoặc giường sau 4 tuần không giặt sẽ có lượng vi khuẩn nhiều gấp 39 lần so với tô đựng thức ăn cho thú cưng.
Theo cuộc nghiên cứu về các mẫu vi khuẩn từ giường ngủ, kết quả cho thấy chúng còn bẩn hơn cả phòng tắm. Một chiếc áo gối 1 tuần tuổi có số lượng đơn vị hình thành khuẩn lạc trên một inch vuông nhiều hơn gấp 17.000 lần so với bệ ngồi toilet. Một chiếc ga trải giường 1 tuần tuổi có lượng vi khuẩn nhiều hơn 24.000 lần so với nắm cửa phòng tắm. Vì thế, nếu bạn làm việc trên giường sẽ là điều kiện tốt để vi khuẩn có thể xâm nhập.
Ảnh hưởng mối quan hệ với bạn đời
Trong cuộc nghiên cứu về sự phân tâm từ điện thoại di động khi ở cùng bạn đời, kết quả cho thấy chúng có khả năng ảnh hưởng gián tiếp đến việc hài lòng và phiền muộn trong mối quan hệ. Tương tự, điều này cũng xảy ra cho các thiết bị điện tử khác như laptop được dùng cho công việc.
Nghĩa là hầu hết não bộ của con người đều nghĩ giường ngủ là nơi để nghỉ ngơi, tâm sự, chia sẻ mọi điều với bạn đời của mình. Làm việc trên giường trong khi người yêu của bạn ở đó với bạn có thể khiến đối tác của bạn cảm thấy bị phớt lờ và không được tôn trọng. Một trong số nguyên nhân dẫn đến việc chia tay của nhiều cặp đôi đó chính là không quan tâm đến nhau, người kia quá mải vào công việc mà quên mất có một người nằm bên cạnh.
Ảnh hưởng xấu đến tư thế lưng
Với việc sở hữu chiếc giường có nệm êm ái và mềm mại, đa phần chúng ta sẽ lựa chọn việc nằm sấp, nằm dài ra để làm việc. Lâu dài, thói quen này có thể khiến bạn bị đau toàn thân, nhất là vùng cổ, lưng và hông.
Theo Susan Hallbeck – Tiến sĩ kiêm Giám đốc kỹ thuật hệ thống chăm sóc sức khỏe Mayo Clinic, nhấn mạnh rằng chỉ vì bạn không cảm thấy căng thẳng bây giờ không có nghĩa là những tác động tiêu cực không xảy ra. Đến khi cơn đau tìm đến thì có lẽ đã quá trễ để ngăn chặn vấn đề, trong đó trường hợp nguy hiểm nhất là cứng lưng vĩnh viễn, viêm khớp.