Như chúng ta đã biết, thảm họa thiên nhiên đã cướp đi sinh mạng của hàng vạn người, làm thiệt hại hàng trăm nghìn USD hàng năm. Chúng là những thảm họa vô cùng thảm khốc và gây thiệt hại rất lớn về người và của. Hôm nay, hãy cùng Toplist điểm qua 10 thảm họa thiên nhiên thảm khốc nhất thế kỉ 21.
Có phải bạn ghi nhầm đoạn này không ? Tiêu đề và nội dùn không nói về cùng 1 trận động đất ???
Động đất Ấn Độ Dương năm 2004 được biết đến như là Cơn địa chấn Sumatra-Andaman, là trận động đất xảy ra ở đáy biển lúc (07:58:53 giờ địa phương) ngày 26 tháng 12 năm 2004. Trận động đất tạo ra một chuỗi các đợt sóng thần chết người tỏa ra khắp Ấn Độ Dương, những con sóng cao 30 m (100 ft) phá tan các cộng đồng dân cư sinh sống ven biển ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan và ở những nơi khác, cướp sinh mạng 225.000 người ở 11 quốc gia.
Đến nay, thiên tai này là một trong những thảm họa gây nhiều tử vong nhất trong lịch sử hiện đại. Phương tiện truyền thông quốc tế và người dân châu Á gọi đó là Sóng thần Á châu, trong khi tại Úc, New Zealand, Canada và Anh lại gọi nó là Sóng thần ngày lễ Từ thiện (Boxing Day) bởi nó xảy ra ngay vào ngày lễ này. Trận động đất đẩy ra năng lượng tương đương với 23.000 quả bom nguyên tử bắn vào thành phố Hiroshima.
Bão Katrina - cơn bão thứ 11 được đặt tên là bão cuồng phong thứ 5 của mùa bão Đại Tây Dương 2005. Katrina là cơn bão gây thiệt hại vật chất lớn nhất, thiệt hại nhân mạng nhiều thứ 5 trong lịch sử nước Mỹ. Bên cạnh đó, Katrina còn là xoáy thuận nhiệt đới lớn thứ ba từng đổ bộ vào quốc gia này. Cơn bão đã làm ít nhất 1.833 người thiệt mạng, tổng thiệt hại vật chất ước tính lên tới 108 tỉ USD (2005 USD), gần gấp 4 lần cơn bão Andrew năm 1992.
Bão Katrina có nguồn gốc từ sự tương tác giữa một sóng đông trên vùng Bahamas vào ngày 23 tháng 8. . Hệ thống di chuyển về phía Tây hướng đến Florida, mạnh lên thành một cơn cuồng phong chỉ hai giờ trước khi nó đổ bộ vào thành phố Hallandale Beach và Aventura trong ngày 25. Ngày 26 Katrina tiến vào vịnh Mexico và bắt đầu tăng cường mạnh mẽ. Cơn bão mạnh lên đạt đến cấp 5 trong thang bão Saffir-Simpson trên vùng ngoài vịnh Mexico, nhưng suy yếu xuống thành bão cấp 3 khi nó đổ bộ lần hai lên vùng Đông Nam Louisiana ngày 29 tháng 8.
Một trận động đất lớn đã xảy ra ở vùng Tứ Xuyên của Trung Quốc vào 14:28 giờ địa phương ngày 12 tháng 5 năm 2008, mạnh khoảng 8,0 độ. Nó đã giết chết khoảng 69.197 người, khiến khoảng 374.176 người bị thương, 18.222 người mất tích, cộng với khoảng 4,8 triệu người trở thành vô gia cư. Trên thực tế, con số này thậm chí có thể lên đến 11 triệu. Nó được cho là trận động đất chết người, có sức tàn phá khủng khiếp nhất trên thế giới ở Trung Quốc sau trận động đất Tanghan vào năm 1976 khiến hơn 240.000 người chết.
Vào ngày 12 tháng 1 năm 2010, một trận động đất xảy ra tại Haiti, có cường độ lớn tới 7,0 Mw xảy ra vào lúc 16:53 theo giờ địa phương. Tâm chấn của trận động đất gần Leogane. Dù số người chết đã thấp hơn so với hầu hết các thảm họa khác song thiệt hại xảy ra đối với tài sản là rất lớn. Đây là thảm họa kinh hoàng nhất trong thế kỷ 21.
Khoảng 3.000.000 người đã bị ảnh hưởng bởi trận động đất này. Ước tính số người chết khoảng từ 100.000 đến 160.000 người. Chính phủ Haiti tính rằng khoảng 250.000 ngôi nhà và 30.000 trung tâm thương mại đã sụp đổ hay bị hư hại nghiêm trọng. Trận động đất này được coi là một trong những thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới.
Bão Nargis (tên do JTWC đặt: 01B, cũng gọi là Xoáy thuận nhiệt đới Nargis) - một xoáy thuận nhiệt đới mạnh đổ bộ vào Myanmar vào ngày 2 tháng 5 năm 2008, và cũng là cơn bão chết người nhất trong lịch sử Myanmar. Cơn bão gây ra sạt lở đất vào ngày 2 tháng 5 năm 2008, tàn phá thảm khốc làm chết 90.000 người và hơn 56.000 người mất tích. Tuy vậy, thị trấn Labutta báo cáo có 80.000 người chết, với hơn 10.000 chết ở Bogale. Số người chết được Myanmar công bố đã được giảm đi rất nhiều so với thực tế vì họ tránh các phản ứng chính trị. Người ta cho rằng là vì thiếu sự cứu trợ, một triệu người đã chết vì thảm họa này. Thiệt hại ước tính khoảng 10 tỷ Đô la Mỹ (USD). Đây là cơn bão gây thiệt hại về nhân mạng lớn nhất khu vực Bắc Ấn Độ Dương, là cơn bão có tên gây chết chóc đứng thứ hai sau bão Nina. Tính cả cơn bão không được đặt tên, Nargis là cơn bão gây chết chóc nhiều thứ tám trong lịch sử thế giới. Nargis là cơn bão nhiệt đới đầu tiên gây hại quốc gia này kể từ bão Mala đổ bộ vào trong 2006.
Trận động đất Tohoku đạt 9,0 độ richter vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 tại Nhật Bản lúc 14: 46 giờ địa phương. Vị trí tâm chấn nằm cách ngoài khơi bờ biển phía Đông Oshika, Tōhoku 72 kilômét (45 mi) với độ sâu 32 kilômét (20 dặm). Cơ quan Khí tượng Nhật Bản ghi nhận cường độ mạnh nhất của thảm họa ở mức 7 tại miền Bắc tỉnh Miyagi. Nó đã gây ra sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và 20 quốc gia, bao gồm bờ biển phía Tây của Bắc và Nam Mỹ. Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản đã chính thức xác nhận 15.893 người thiệt mạng, 6.152 người bị thương và 2.572 người mất tích và hơn 125.000 công trình nhà ở bị hư hại hay phá hủy hoàn toàn, khoảng 4,4 triệu hộ gia đình rơi vào tình trạng mất điện và 1,5 triệu hộ bị mất nước. Ngày 18 tháng 3, ông Yukiya Amano, người đứng đầu Cơ quan Nguyên tử Quốc tế cho biết cuộc khủng hoảng này “cực kì nghiêm trọng”.
Động đất Kashmir 2005 xảy ra lúc 08:50:39 giờ tiêu chuẩn Pakistan ngày 8 tháng 10 năm 2005. Tâm chấn ở khu vực Kashmir Pakistan, gần thành phố Muzaffarabad, và cũng tác động đến Khyber Pakhtunkhwa - Pakistan. Cường độ của trận động đất theo thang đo mômen là 7,6; đạt cường độ Mercalli ở mức tối đa VIII (khốc liệt). Động đất cũng tác động lên các quốc gia xung quanh, có thể cảm nhận được tại Tajikistan và miền tây của Trung Quốc. Theo chính quyền của Pakistan, 100000 người đã chết và 70, 000 người bị thương và 4 triệu người trở thành vô gia cư. Đây được coi là thiên tai tồi tệ nhất từng xảy ra trong khu vực.
2003 là năm tồi tệ nhất trong lịch sử của Iran. Một trận động đất khủng khiếp đã xảy ra ở nước này khiến khoảng 40.500 người thiệt mạng. Trận động đất xảy ra lúc 05:46 giờ địa phương ngày 26 tháng 12 năm 2003, tại Bam và bao quanh Kerman phía đông nam Iran. Trận động đất đạt 6,6 độ theo khảo sát địa chất Mỹ, gây ra 26.271 người chết cộng và khoảng 30.000 người bị thương.
Trận động đất Sumatra tháng 9 năm 2009 xảy ra ở Sumatra, Indonesia, lúc 17:16:10 giờ địa phương ngày 30 tháng 9 năm 2009. Trận động đất có độ lớn tới 7,6. Chấn động nằm ngoài biển cách Padang, Sumatra, Indonesia 50 km, cách Pekanbaru, Sumatra, Indonesia 225 km, cách Kuala Lumpur, Malaysia 475 km và Jakarta, Java, Indonesia 960 km. Ít nhất 770 người bị thiệt mạng và hàng ngàn người bị mắc kẹt trong các đống đổ nát. Rất nhiều địa điểm lịch sử và các điểm du lịch đã bị phá hủy. Toàn bộ thiệt hại tài sản khoảng 5,5 tỷ $ USD. Trận động đất này ảnh hưởng một số vùng của Bangladesh, khoảng 20.500 người đã thiệt mạng trong thảm họa sau đó.
Hạn hán nghiêm trọng ảnh hưởng khu vực Đông Phi từ tháng 7/2011 đến tháng 6/2012 được báo cáo là nghiêm trọng nhất trong 60 năm, gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng trên Somalia, Djibouti, Kenya và Ethiopia, đe dọa đời sống của 9,5 triệu người. Người tị nạn từ Somalia trốn sang nước láng giềng Ethiopia và Kenya rất nhiều. Điều kiện sống mất vệ sinh cùng với sự suy dinh dưỡng nghiêm trọng khiến rất nhiều người chết.
Các quốc gia khác trong vùng Đông Phi, như Sudan, Nam Sudan cũng đã mắc phải một cuộc khủng hoảng lương thực. Vào ngày 20 tháng 7, Liên Hợp Quốc tuyên bố nạn đói ở khu vực phần phía nam của đất nước (IPC Giai đoạn 5), lần đầu tiên trong lịch sử các nạn đói đã được công bố tại khu vực do Liên Hiệp Quốc tới gần 30 năm.