Trong không khí tưng bừng chào đón ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3. Các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao... được tổ chức rầm rộ, trong đó các điệu múa là những tiết mục không thể thiếu trong dịp kỷ niệm long trọng này. Hãy cùng Chúng tôi điểm qua 10 điệu múa đơn giản, dễ tập nhưng mang nhiều ý nghĩa trong ngày 26/3 nhé:
Flash Mob là vũ điệu của cả cộng đồng, không những giúp giải tỏa căng thẳng mà còn kết nối mọi người với nhau. Mặc dù không phân biệt lứa tuổi, tuy nhiên do hoạt động vui nhộn và sôi động, Flash mob dễ dàng thu hút các bạn trẻ tuổi teen trên toàn thế giới tham gia. Đây là điệu nhảy sôi động, dễ học mà các đoàn viên thanh niên hoàn toàn có thể biểu diễn trong dịp kỷ niệm ngày thành lập Đoàn.
Múa theo nhạc bài hát có lẽ là thể loại múa đơn giản hơn cả. Từ nội dung, giai điệu của mỗi bài hát để chọn những điệu múa thích hợp. Trong dịp kỷ niệm ngày thành lập đoàn, có thể chọn những bài hát ca ngợi Đoàn, ca ngợi Bác hay những bài hát về chiến thắng của quân và dân ta trong kháng chiến. Độc giả có thể tham khảo Clip múa dưới đây để tập luyện cho ngày 26/3 sắp tới:
Bài múa dân vũ Té nước của Thái Lan là những động tác đơn giản nhưng cuốn hút được mọi người. Nếu thời gian cho luyện tập các bài múa không nhiều thì múa dân vũ té nước là một sự lựa chọn hoàn hảo.
Múa sạp là điệu múa dân gian đặc sắc của dân tộc Mường trong những dịp vui, trong lễ hội xuân, ngày nay phát triển rộng ra nhiều dân tộc khác. Đạo cụ cần thiết cho múa sạp phải có hai cây tre to, thẳng và dài làm sạp cái và nhiều cặp sạp con bằng tre nhỏ hay nứa (đường kính 3 đến 4cm, dài 3 đến 4m). Khi múa, người ta đặt hai sạp cái để cách nhau vừa đủ để gác hai đầu các cây sạp con, từng cây sạp con đặt song song, cách đều nhau chừng hai gang tay tạo thành dàn sạp. Người múa chia ra một tốp đập sạp và một tốp múa, mỗi tốp có thể từ vài cặp trai gái đến nhiều cặp, càng nhiều, đội hình càng phong phú sinh động. Múa sạp thể hiện được sự trẻ trung, nhanh nhẹn, tinh thần hào hứng cuồng nhiệt của tuổi trẻ. Đây là điệu múa khá thú vị và dễ học để biểu diễn trong ngày 26/3 sắp tới.
Biểu diễn múa trống là một trong những chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống của Việt Nam thường được biểu điễn trong các sự kiện đặc biệt. Nhóm biểu diễn thường có ít nhất là 5 người biểu điễn những động tác đánh trống kết hợp với những động tác múa đẹp mắt. Những tiếng trống vang dội, khí thế sôi sục thể hiện sự sinh sôi phát triển không ngừng tượng trưng cho sự thịnh vượng, may mắn.
Dân vũ là điệu nhảy từ dân gian mà mọi người đều có thể nhảy được, không phân biệt lứa tuổi, nghề nghiệp. Dân vũ ở mỗi nước có một đặc điểm riêng và mang dấu ấn lịch sử, văn hóa của đất nước đó vì mỗi bài là một câu chuyện, một hoạt động, lễ hội hay mô hình nào đó. Nó mang tính cộng đồng, có thể có tác giả hoặc do lưu truyền và hoàn thiện qua các thế hệ.
Dân vũ vào Việt Nam năm 2008, là những bài tập trong chương trình Học kỳ quân đội. Ngoài ra, dân vũ du nhập vào Việt Nam thông qua nhiều hoạt động quốc tế như giao lưu văn hóa của SV, đoàn thể thao… Ở Việt Nam, tiết tấu dân vũ hơi chậm nhưng mang âm hưởng hào hùng của dân tộc và có tính kết nối cao.
Múa nón cũng là một trong những điệu múa dân gian được biểu diễn bởi các nhóm múa được yêu thích và mang tính biểu tượng cao, các nhóm múa tự do hay các nhóm múa được đào tạo. Đây là điệu múa với đội hình từ 8 đến 15 người tùy vào độ lớn của sân khấu cũng như ý đồ của người biên đạo. Trang phục thường được dùng trong các điệu múa nón là áo dài, đạo cụ múa cho bài múa nón là những chiếc nón lá. Điệu múa này thường có nội dung diễn tả sự uyển chuyển và nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Nhảy hiện đại xuất hiện từ đầu thế kỉ 20 như một trào lưu đi ngược lại những hạn chế cứng nhắc của bộ môn múa ba-lê. Lớp học nhảy hiện đại tập trung nhiều vào việc thể hiện cảm xúc bản thân cũng như các chuyển động của cơ thể hơn là tập trung vào kĩ thuật và các qui định nghiêm khắc. Ngoài những yếu tố hấp dẫn các bạn trẻ đến với bộ môn học nhảy hiện đại như động tác dứt khoát, âm nhạc cuốn hút… môi trường của loại hình nhảy hiện đại cũng là một yếu tố quan trọng. Ở đó các bạn có thể cùng nhau kết bạn, cùng nhau trò chuyện vui vẻ sau những giờ học, làm việc căng thẳng.
Nghệ thuật múa của người Ấn Độ không chỉ thể hiện cảm xúc nội tâm mà còn là sự kết nối giữa trí tuệ và tâm hồn, là cách thể hiện một nền văn minh. Các điệu múa ở Ấn Độ được chia làm hai loại là múa cổ điển và múa dân gian. Múa cổ điểm thường mang đậm sắc thái gian dan. Các điệu múa đều chuyển tải nhiều câu chuyện thần thoại của người Ấn Độ.Các điệu múa cổ điển nổi tiếng nhất của Ấn Độ là Bharatnatyam, Kathak, Kathakali, Kuchipudi, Manipuri, Mohiniattam, Odissi. Nhưng tất cả đều tuân theo một nguyên tắc chính là các cử chỉ, điệu bộ của mắt, mũi, mồm, tay (bàn tay, ngón tay), chân (bàn chân, ngón chân), bụng, ngực, mông... đều phải biểu lộ ngôn từ của tình cảm con người.
Múa Ấn Độ tuy khó hơn 9 điệu múa kể trên, nhưng nó là sự lựa chọn hoàn hảo cho độc giả có thời gian và năng khiếu, để tiết mục kỷ niệm ngày thành lập đoàn trở nên hết sức mới mẻ, đặc sắc.
Điệu múa quạt là điệu múa được kết hợp giữa đội hình uyển chuyển gồm nhiều vũ công, thường trong đa số các bài múa quạt được trình diễn bởi các nữa vũ công. Đội hình thường thấy nhất của múa quạt là 10 đến 12 người. Trang phục múa quạt thường là váy dài vải voan với nhiều họa tiết tuy nhiên màu sắc nên đơn giản bởi điểm nhấn của bài múa là chiếc quạt trên tay cùng những động tác kỹ thuật điêu luyện kết hợp với đạo cụ của người vũ công.