Top 15 Trò chơi giải lao giữa giờ, ổn định lớp dành cho học sinh tiểu học hay và thú vị nhất

Đôi khi học tập vất vả, học sinh rất cần đến những lúc giải lao. Và khi ấy những trò chơi luôn tạo nên sự thu hút và khiến không khí căng thẳng không còn nữa. Hôm nay, trong bài viết này, các bạn hãy cùng toplist tìm hiểu về những trò chơi giải lao giữa giờ, ổn định lớp dành cho học tinh tiểu học hay và thú vị nhất nhé!

Trò chơi Con thỏ ăn cỏ

Mục đích: Rèn luyện trí nhớ, phản xạ nhanh, vận động tay.

Số lượng: Toàn bộ học sinh trong lớp

Địa điểm: Đứng tại chỗ trong phòng.

Thời gian: 2 -> 4 phút

Cách chơi:

  • Quản trò: Đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”
  • Người chơi : Lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ” và cũng chụm tay theo- Quản trò : Đưa tay này qua tay kia hô “Ăn cỏ”
  • Người chơi : Làm theo và nói “ăn cỏ”
  • Quản trò : Đưa tay lên miệng hô “Uống nước”
  • Người chơi : Làm theo và nói “Uống nước”
  • Quản trò : Đưa tay lên lỗ tai hô “chui vào hang”
  • Người chơi : Làm theo và nói “chui vào hang”.

Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò chú ý phải làm dần dần nhanh, khẩu lệnh không theo thứ tự “Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, chui vào hang” nữa. (có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác nhau)

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Trò chơi Cao – Thấp – Dài – Ngắn

Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm

Địa điểm: trong phòng

Thời gian: 5 phút

Cách chơi: quản trò (hành động tay của mình) hô: Cao – Thấp – Dài – Ngắn. Người chơi làm theo lời quản trò, quản trò phải dần dần làm nhanh để người chơi dễ bị sai

Chú ý: quản trò phải cho người chơi làm nháp 1 lần rồi mới bắt đầu

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Trò chơi lời chào

Quản trò cho tập thể chơi học các động tác sau:

  • Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội.
  • Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực.
  • Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống.
  • Chào em: tay đưa ra phía trước như động tác mời.

Cách chơi:

  • Quản trò hô các lời chào và làm các động tác. Người chơi hô to và làm theo.
  • Quản trò có thể hô một kiểu và làm một kiểu.

Luật chơi:

  • Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai.
  • Làm không rõ động tác là sai.

Chú ý:

  • Tốc độ hô nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
  • Có thể thêm một, hai động tác chào nữa để tăng thêm mức độ khó của trò chơi.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Trò chơi chức năng

Nội dung:

Nói và chỉ đúng chức năng của các bộ phận.

Quản trò cho tập thể chơi và chỉ đúng các bộ phận sau:

      • Mắt: Nhìn
      • Tai: Nghe
      • Mũi: Ngửi
      • Miệng: Ăn

      Cách chơi:

      • Quản trò hô tác dụng của các bộ phận, người chơi chỉ đúng và nói tên các bộ phận.
      • Quản trò có thể hô tác dụng và chỉ sai, người chơi phải hô và chỉ đúng.

      Ví dụ: Quản trò hô nhìn và chỉ vào tai, người chơi hô nhìn và chỉ vào mắt...

      Phạm luật:

      • Chỉ sai với chức năng.
      • Làm chậm so với quy định, làm không dứt khoát.
      • Không nhìn quản trò.

      Chú ý:

      • Có thể quy định tăng các bộ phận như: chân: đi; Tay: làm... để tăng mức độ khó của trò chơi.
      • Tốc độ nói nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

      Trời chơi Trời, Đất, Nước

      Cách chơi:


      • Quản trò nói: “Trời” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Chim” .
      • Quản trò nói “Nước” và chỉ vào ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cá”.
      • Quản trò nói “Đất” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cây”.
      • Ngược lại quản trò nói “Chim” thì người được chỉ phải nói là “Trời”... Cứ như thế, nhanh dần tốc độ của trò chơi sẽ có em nhầm, nhưng em đó sẽ phải làm các động tác bay, bơi cho tập thể xem.

      Luật chơi: Không nói theo đúng quy định hoặc đến lượt mà trả lời chậm thì bị phạt. Chú ý: Trước khi thực hiện trò chơi với từng người, quản trò cho tập thể thuộc các từ đó đáp như trên.

      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

      Trò chơi Đối đáp

      Hướng dẫn:

      • Quản trò cho tập thể đọc theo nhịp câu sau: “Con cò con cù con cò cái, con cò cái cù con cò con, cò cù cò, cái cù cái”
      • Quản trò chia tập thể chơi thành 2 đội, các đội phải tìm từ để ghép.

      Ví dụ: Quản trò cho đội 1 từ “ cõng”, đội 2 từ “ cười”.

      Đội 1 nói: “Con cò con cõng con cò cai, con cò cái cõng con cò con, cò cõng cò, cái cõng cái”

      Đội 2 nói: “Con cò con cười con cò cái, con cò cái cười con cò con, cò cười cò, cái cười cái”

      Luật chơi:

      • Không được nói lại từ mà đội bạn đã nói.
      • Đội nào chưa nói được quản trò đếm đến 5 (hoặc 10 tuỳ theo đối tượng chơi); nếu đội đó vẫn không nói được là thua cuộc.
      • Đội thắng ngoài việc nói theo lượt phải nói thêm được một lần nữa.
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

      Trò chơi: Chim bay, cò bay

      Có thể chơi: Chuyển tiết, giữa tiết

      Mục đích: Rèn luyện trí nhớ, phản xạ tốt, khéo léo, là hình thức tập thể dục nhẹ nhàng, vận động cánh ta, cổ tay đỡ mỏi.

      Số lượng: Toàn bộ học sinh trong lớp

      Địa điểm: Đứng tại chỗ trong phòng học


      Cách chơi: Học sinh đứng tại chỗ trong lớp học, quản trò đứng phía trên bục giảng. Người điều khiển hô “chim bay” đồng thời giang hai cánh tay như chim đang bay. Cùng lúc đó mọi người phải làm động tác và hô theo người điều khiển. Nếu người điều khiển hô những vật không bay được như“nhà bay” hay “bàn bay” mà người nào làm động tác bay theo người điều khiển hay những vật bay được mà lại không làm động tác bay thì sẽ bị phạtĐể lôi cuốn hơn, có thể biến tấu thêm phần “cá lặn” hay “tàu lặn,vịt lặn”…để xem kẽ với trò “Chim bay, cò bay”.


      Nguồn: Internet

      Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: internet)

      Trò chơi Thụt – Thò

      Thời gian: 2 -> 3 phút

      Cách chơi:

      • Quản trò hô: “Thụt” (đồng thời khuỷ tay thụt ra sau) – “Thò” (đồng thời đẩy tay lên trước). Người chơi vừa làm vừa hô theo quản trò. Quản trò phải nhanh nhẹn và hô nhiều lần, nếu người chơi làm sai sẽ bị bắt ra phạt
      • Tương tự có thể chuyển thành nắm, mở và ngược lại động tác
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

      Trò chơi: Đứng, ngồi, nằm, ngủ

      Yêu cầu:

      • Đứng: Hai bàn tay nắm, giơ thẳng lên đầu
      • Ngồi: Hai bàn tay nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt
      • Nằm: Hai bàn tay nắm, duỗi tay thẳng phía trước
      • Ngủ: Hai bàn tay nắm, áp vào má và hô: Khò

      Cách chơi:

      • Giáo viên hô những tư thế, động tác theo quy định trên.
      • Giáo viên có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai
      • Học sinh phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định


      Nguồn: Internet

      Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: internet)

      Trò chơi: Chi chi chành chành.

      Mục đích: rèn luyện phản xạ tốt, khéo léo, là hình thức tập thể dục nhẹ nhàng

      Số lượng: Toàn bộ học sinh trong lớp chia thành nhóm 4 đến 6 em

      Địa điểm: Đứng tại chỗ quay thành nhóm trong phòng học.

      Thời gian: 2 -> 4 phút


      Cách chơi:

      Một người đứng xòe bàn tay ra, các người khác giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó, người đó đọc nhanh :

      “Chi chi chành chành

      Cái đanh thổi lửa

      Con ngựa chết trương

      Ba vương ngũ đế

      Chấp dế đi tìm

      Ù à ù ập.”


      Đến chữ “ập” thì người đó nắm tay lại, còn mọi người thì cố gắng rút tay ra thật nhanh, ai rút không kịp bị nắm trúng coi như bị thua, đọc câu đồng dao cho người khác chơi, chơi 2 đến 3 lần là được.

      Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: internet)

      Trò chơi: cô bảo

      Cách chơi:


      Cô: cô bảo, cô bảo.

      Trò: Bảo gì? Bảo gì?

      Cô: cô bảo cả lớp hãy yên lặng....

      Cô bảo cả lớp khoanh tay lên bàn....

      Cô bảo cả lớp hãy lắng nghe cô giảng bài...

      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

      Trò chơi Có – Không ?

      Địa điểm: trong phòng học

      Vật dụng: nhiều vật dụng có sẵn: giấy viết, bảng, phấn …

      Cách chơi: Người chơi ngồi ở trong phòng thành vòng tròn, một người bị sẽ bước ra khỏi phòng. Những người trong phòng chọn 1 đồ vật ở trong phòng hoặc 1 đồ vật bất kỳ khác để làm vật đố. Người bị sẽ được mời vào phòng và phải tìm cho ra vật đố là vật gì? – Người bị được phép hỏi bất cứ ai nhưng phải lựa câu hỏi sao cho người được hỏi chỉ cần trả lời: có (nếu trúng) và không (nếu sai) mà thôi.


      Ví dụ: có phải vật đó hình chữ nhật không? Có phải vật đó bằng gỗ không? Vật đó có màu xanh? …

      Sau 5 phút người bị chưa tìm ra vật đố thì người điều khiển phải chọn người thay thế. Người chơi không được dùng cử chỉ, lời nói nào khác ngoài 2 từ “Có hoặc không”. Nên chọn đồ vật gần chỗ người bị có thể quan sát được.

      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

      Trò chơi: Bàn tay diệu kì

      Yêu cầu: Học sinh đứng tại chỗ trong lớp

      Cách chơi:


      Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.

      Người điều khiển hô: Bồng con hát ru- tất cả vòng hai cánh tay ra phía trước và đung đưa như đang bế ru con.

      Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.

      Người điều khiển hô: Chăm chút con từng ngày – tất cả úp bàn tay lên má và nghiêng đầu.

      Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.

      Người điều khiển hô: Sưởi ấm con ngày đông- tất cả đặt chéo 2 lên ngực và khẽ lắc lư người.

      Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.

      Người điều khiển hô: Là gió mát đêm hè- tất cả làm động tác như đang quạt.

      Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.

      Người điều khiển hô: Là bàn tay kì diệu – tất cả giơ 2 cánh tay lên cao và hô to “bàn tay kì diệu”

      Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: internet)

      Trò chơi Nói và làm ngược

      Địa điểm: trong phòng học

      Thời gian: 5 phút

      • Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn
      • Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”
      • Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
      • Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
      • Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”

      Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt

      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

      Trò chơi Ngón tay nhúc nhích

      Địa điểm: trong phòng học

      Thời gian: 5 phút

      Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên và hát đếm:


      • “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngón
      • Một ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích … cho đến hết bàn tay
      • Nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

      Bình luận

      Có Thể Bạn Quan Tâm ?