Người xưa vẫn từng nói: "một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ" vậy tại sao chúng ta không cười thật nhiều phải không nào? Sau những giờ học, giờ làm việc, lao động mệt nhọc thì những mẩu truyện cười dân gian luôn làm cho bạn cảm thấy hưng phấn hơn, yêu đời hơn. Đừng bỏ qua những câu truyện cười dân gian Việt Nam có ý nghĩa dưới đây mà Toplist định giới thiệu với bạn nhé. Chắc chắn nó sẽ mang lại cho bạn không chỉ tiếng cười sảng khoái mà cả những bài học cuộc sống nữa đó nha!
Đôi câu đối chọi
Tất cả học trò đang ngơ ngác chưa biết đối thế nào. Thì anh học trò nọ đã gãi đầu gãi tai:
- Thưa thầy, chữ "thần" con xin đối với chữ "thánh" có chọi không ạ?
Thầy nói:
- Ðược lắm!
Anh ta lại hỏi:
- Chữ "nông", con đối với "sâu", có chọi không ạ?
Thầy nói:
- Ðược lắm!
Anh ta lại hỏi tiếp:
- Chữ "giáo" đối với "gươm", "dân" đối với "vua" có chọi không ạ?
Thầy gật đầu:
- Ðược lắm, được lắm!
Anh ta lẩm nhẩm: "Nghệ" đối với "gừng", "ngũ" đối với "tam", "cốc" đối với "cò".
Cuối cùng anh ta xin đọc:
- Bây giờ con xin đối ạ! "Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc" con xin đối là: "Thánh sâu gươm vua gừng tam cò".
Mất trộm bò
Một người vừa mới tậu được con bò. Tối đi ngủ, anh ta chốt chuồng bò cẩn thận rồi lại đặt cái chỏng ngay lối ra vào mà nằm ngủ. Ấy thế mà ban đêm, kẻ trộm vẫn dắt mất bò của anh ta.
Xót ruột, anh ta trình quan:
- Bẩm quan, chắc là chúng nó dắt bò chui qua chõng con nằm mà đi ra.
Quan nghe nói vô lý quá bật cười:
- Con bò chứ có phải con chó, con mèo đâu mà chui qua gầm chõng!
- Dạ, bẩm quan, thế thì chúng nó dắt bò của con chui qua lối nào ạ? Sáng dậy cái chõng con nằm vẫn để y nguyên ở chỗ cũ chắn lối ra vào kia mà!
- Đồ ngốc! Mày ngủ say, chúng nó khiêng chõng mày nằm ra một bên, dắt bò ra rồi lại khiêng về chỗ cũ...
Người kia vỡ lẽ nói:
- À, thế ra quan thông đồng với bọn trộm, nên mới tỏ tường được như thế chứ!
Hỏi đường lên trời
Một thầy đồ ngồi dạy học ở nhà bà nọ. Bà ta chỉ có một trai và một gái, đêm đến, phải nhường cho thầy và con trai ngủ trên nhà, còn bà và cô gái thì ngủ dưới bếp. Thầy đồ bụng muốn tòm tem, một hôm, nhân lúc cả nhà đã đi ngủ, thầy lò dò xuống bếp. Bất đồ, bà chủ tỉnh giấc hỏi:
- Ai đó?
- Tôi.
- Tôi là ai?
- Thầy đồ đây mà!
- Ðêm hôm thầy xuống bếp làm gì?
- Tôi… xuống lấy vài cái rế để đựng sách.
Cách mấy hôm sau, thầy lại mò mẫm, trèo lên mái nhà bếp. Ðang dỡ tranh để tụt xuống, bỗng lại nghe tiếng bà chủ hỏi:
- Ai trên kia?
- Tôi đây mà!
- Tôi là ai?- Thầy đồ đây mà!
- Thầy đồ leo lên trên ấy làm gì thế?
- Tôi hỏi thế này khí không phải… Có phải đường này là đường lên trời không?…
Quan đấy!
Hồi này, Xiển Bột hãy còn nhỏ, xong thấy cái oai rởm của quan thì ghét lắm. Xiển mang một con chó con đi chợ, nhưng không bán, cứ ôm ở trước bụng, lúc thì chen đi trước quan, lúc thì lùi lại đi sau quan. Thấy Xiển mang chó, ai cũng tưởng Xiển mới mua, liên hỏi:
- Chó bao nhiêu?
Xiển trả lời:
– Quan đấy!
Quan phủ biết thằng bé ôm chó chửi xỏ mình, cho lính bắt lại hỏi:
- Ai xui mày ăn nói như thế?
Xiển đáp:
- Bẩm quan, nhà con muốn nuôi một con chó con để dọn cứt cho em, nên bố mẹ con bảo con đi mua.
Quan hỏi:
– Mày là con cái nhà ai?
Xiển trả lời:
– Bẩm con là chắt cụ Trạng Quỳnh ạ!
Quan nghe nói Xiển là chắt cụ Trạng Quỳnh thì có ý gờm, nhưng chưa tin lắm.
- Ðã là chắt cụ Trạng tất phải hay chữ. Thế mày có đi học không?
Xiển đáp:
– Bẩm quan, con là học trò giỏi nhất vùng này ạ, quan lớn không đi học nên không biết đó thôi.
Thấy Xiển vẫn tìm cách xỏ mình, quan nổi giận:
- Mày vô lễ! Nhưng đã nhận là học trò giỏi thì phải đối câu này. Hay tao tha tội. Dở tao đánh đòn.
Quan đọc: “Roi thất phân đánh đít mẹ học trò”.
Xiển hỏi:
- Xin phép hỏi: “Roi” đối với “lọng” có được không ạ?
Quan đáp:
– Ðược.Xiển lại hỏi:
- Thế “đít” đối với “đầu”, “mẹ” đối với “cha” có được không ạ?
Quan lại đáp:
– Ðược!
Xiển toan hỏi nữa. Quan Quát:
– Không được hỏi nữa. Ðối đi!
Xiển liền đối: “Lọng bát bông che đầu cha quan lớn!”
Không ngờ Xiển lại dám chửi mình một lần nữa, để chữa thẹn, quan lấy giọng bề trên mắng Xiển qua loa một vài câu, rồi quát bảo lính hầu sửa soạn ra về.
Sao chưa mời tôi ăn
Thầy lang tin lời và bốc thuốc cho anh ta. Sau mấy ngày uống thuốc thì anh này khỏi bệnh và đi đại tiện bình thường được, nhưng tính ki bo nên muốn nuốt lời về bữa cơm, nên khi nào ông thầy lang hỏi thì cứ nói là chưa khỏi.
Ông thầy lang cũng đoán được là anh ta nói dối, bực lắm, bèn quyết định rình bắt quả tang. Một lần thấy anh ta lại đi ra đồng đại tiện, ông thầy lang liền bám theo. Khi anh này vừa đi xong đang kéo quần lên thì ngay lập tức ông thầy lang từ trong bụi cây chạy ra, một tay nắm tay anh ta, một tay chỉ vào đống phân mà quát:
- Anh thật là kẻ tham lam tráo trở. Ðã đi được một đống lù lù thế này, sao còn chưa mời tôi ăn hả?
Có ngày ra nhà xác
Một ông ăn đám giỗ ở nhà sui gái, vì ăn vội nên mắc xương.
Khạc ra thì ngượng, ông bèn giả vờ say rồi la lên cố tìm những từ có âm tương tự như chữ “Khạc” để tống tiễn cái xương bất trị.
Ông cất tiếng:
– Thằng đực nhà tôi với con Út anh sui đây thật là vừa đôi phải lứa, hợp với nhau về tuổi ta…ác…khờ…
Vẫn chưa hề hấn gì, ông lại tiếp tục:
- Thưa bà con chú ba…ác…khờ. Tôi ngày trước ở rừng thường trèo non vượt tha…ác … khờ. Tôi không phải là một đứa độc ác… khờ…
Mấy bà thấy vậy ôm bụng cười, ông ta tức mình la lớn:
- Đồ đàn bà vô duyên, gì mà cười toang to…ác…khờ…
Không có đám này thì tôi đi đám kha…ác…khờ…
Ông sui gia biết chuyện, chỉ vào ông sui mắc xương nói như ra lệnh:
- Nhanh đi ra nhà thương gắp xương ra, ác…ác… vậy hoài có ngày ra nhà xác.
Thừa một con thì có
Về đến nhà, thấy vợ đứng chờ ở cổng. Ngốc ta ngồi trên lưng bò mếu máo nói:
- Chết mất thôi! Tôi đánh mất một con bò rồi!
Vợ hỏi:
- Mua mấy con để mất một con?
Ngốc ta chỉ đàn bò năm con theo sau:
- Sáu con, bây giờ chỉ còn năm.
Chị vợ vừa cười, vừa nói:
- Thừa một con thì có!
Chiếm hết chỗ…
- Bước ngay! Rõ trông như người dưới địa ngục mới lên ấy!
Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:
- Phải, tôi ở dưới địa ngục lên đây!
Người giàu nói:
- Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới ấy còn lên đây làm gì cho bẩn mắt?
- Không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ rồi
Kén rể lười
Người con gái nhà giàu nọ rất đẹp, trong làng bao nhiêu đám hỏi chẳng ai lấy được. Ấy là vì lão bố đưa ra một điều kiện rất dễ, mà cũng rất khó: ai lười nhất thì gả!
Các anh chàng lười gần xa đến thi tài, rối cuộc cũng chẳng anh nào hơn anh nào, thành ra lão chưa kén được ông rể vừa ý. Lão phiền muộn, than thở, cho con gái mình cao số.
Một hôm, lão ngồi trên sập gụ, thấy một chàng trai không biết từ đâu đến, cứ đi giật lùi từ cổng vào. Hỏi thì nói là xin đến thử tài. Thấy cung cách kỳ dị như thế, lão phì cười, hỏi:
- Ngoảnh mặt lại đây xem nào! Ði đứng kiểu gì mà lạ lùng vậy?
Anh chàng vẫn không ngoảnh mặt lại, nói:
- Ông không bằng lòng cho tôi lấy con gái ông thì tôi cứ thế này mà đi ra, khỏi mất công quay người lại.
Bấy giờ lão mới vỡ lẽ: anh chàng này quả thật không ai có thể lười hơn. Bèn gả con gái cho.
Thông thái rởm
- Hai ông nói sai cả, làm gì mà xa đến như vậy? Từ đây lên đến đấy chỉ chừng ba bốn trăm dặm thôi, đi mau thì ba ngày, đi chậm thì bốn ngày là đến nơi. Vừa đi vừa về độ bảy ngày.
Hai ông kia hỏi vặn lại:
- Bằng vào đâu mà ông dám nói chắc như vậy?
Ông này ung dung đáp:
- Cứ theo lệ thường thì ngày 23 tháng chạp đưa ông Táo về trời, 30 Tết lại mời ông Táo xuống. Hai ông tính xem, có phải như thế không nào?