Top 10 Bài tập luyện cận thị cho mắt hữu ích nhất

Những bạn bị cận thị có rất nhiều nỗi khổ mà những người không bị cận thị ít ai có thể hiểu được. Đặc biệt là đối với các bạn bị cận nặng, lúc nào cũng phải kè kè cặp kính cận dày cộp trên mắt. Điều này không chỉ làm cho khuôn mặt của chúng ta thêm nặng nề, "kém xinh", mà còn gây cho chúng ta bao nhiêu nỗi phiền toái mỗi khi đi dưới trời mưa hay chỗ có đèn lóa và còn vô vàn những nỗi khổ không tên khác. Bởi vậy, chúng ta phải biết cách chăm sóc cho "cửa sổ tâm hồn" của mình để không bị tăng độ cận hoặc thậm chí là giảm độ. Ngoài các việc cần thiết phải làm tốt cho mắt như có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các chất tốt cho mắt, ngủ đủ giấc, các bạn cũng nên tập luyện cho đôi mắt bằng các bài tập "luyện mắt". Bài viết dưới đây Toplist sẽ cung cấp cho các bạn những bài tập luyện mắt rất đơn giản mà mang lại hiệu quả rất tốt.

Tập nhìn đồng hồ số

Đây là một phương pháp rất đơn giản mà hiệu quả thì rất tốt. Các bạn có thể tập luyện bất cứ lúc nào rảnh rỗi chỉ cần ở nhà bạn hoặc bất cứ đâu có đồng hồ số treo tường.

Cách thực hiện:
  • Sử dụng một đồng hồ số treo tường có kích thước phù hợp, nhìn vào các số trên đồng hồ lần lượt từ số 1 cho đến số 12, thực hiện như vậy khoảng 3 vòng cho mỗi lần tập.
  • Đến khi mắt đã quen với việc nhìn số như vậy thì bạn nhìn vào một khoảng tường và tưởng tượng đồng hồ số trên đó rồi tập với đồng hồ tưởng tượng của mình.
Tập với đồng hồ số
Tập với đồng hồ số

Tập với bảng Snellen

Đây là một bài tập cơ bản rất hiệu quả cho mắt cận thị. Những người có thị lực bình thường cũng nên thực hiện bài tập này càng nhiều càng tốt để duy trì thị lực bằng hoặc thậm chí hơn 20/20 .

Cách thực hiện:
  • Đặt một bảng Snellen ở khoảng cách sao cho bạn nhìn thấy rõ khoảng một nửa bảng, phần còn lại có thể bị nhòe hoặc không nhìn thấy
  • Đọc từng chữ cái một trong mỗi hàng nhìn thấy rõ. Cố gắng nhìn đường nét của chúng và nhìn thấy chúng rõ ràng và màu đen. Trong bài tập này, hãy chớp mắt thường xuyên, nhắm mắt sau mỗi lần và hình dung chữ cái mà bạn vừa đọc. Tưởng tượng nó thậm chí còn đen hơn và sắc nét hơn.
  • Khi đọc bảng, bạn cũng có thể giơ bàn tay ở bên phải và bên trái cơ thể tới ngang tầm mắt và di chuyển các ngón tay và lòng bàn tay. Điều này sẽ kích hoạt cảm nhận ngoại vi và giảm căng thẳng do thị lực trung tâm.
  • Khi đến hàng mà bạn không nhận ra các chữ cái, đừng cố căng mắt. Đừng cố nhìn rõ hay đọc các chữ cái. Cho phép mắt tự do lướt qua các chữ cái mà không cố nhìn chúng thật rõ. Quan sát các khoảng trống giữa các chữ cái, màu đen và hình dạng của chúng. Hãy hít thở sâu và chậm, chớp mắt và vẫy các ngón tay. Thỉnh thoảng, nhắm mắt lại và hình dung các chữ cái lặp đi lặp lại trong đầu rằng bảng là màu trắng và chữ là màu đen.
  • Nhìn dần xuống phía dưới bảng và đến khi hết, hãy úp tay lên mặt một lát. Sau đó, lặp lại các bước trên nhưng lần này bắt đầu từ phía dưới cùng của bảng. Xem những đường nét nhìn thấy được trước đó của các chữ cái bây giờ có rõ hơn không. Chấp nhận những gì bị mờ và tận hưởng mọi chi tiết mà bạn có thể nhìn thấy rõ mà không bị stress.
Bảng Snellen
Bảng Snellen

Tập nhìn những con số

Bài tập này rất đơn giản, không cần công cụ gì cầu kỳ, chỉ cần một tờ giấy và một chiếc bút.

Cách thực hiện:
  • Bạn viết trên mặt giấy 3 con số. Ví dụ 124 rồi bạn bỏ kính và đứng ra xa một khoảng đủ để bạn nhìn rõ 3 con số trên, bạn nhìn khoảng 1 giây rồi bạn bước ra sau 1 bước và lại nhìn, cứ thực hiện như thế đến lúc nào không còn nhìn rõ 3 con số bạn viết nữa.
  • Bạn viết tiếp thêm 3 con số khác vào sau, ví dụ: 124.531 và tiếp tục tập nhìn như thế nhưng khoảng thời gian bạn nhìn vào dãy số sẽ chỉ là 0,5 giây, rồi lại bước lùi ra sau, rồi lại nhìn đến khi bạn không nhìn được dãy số vừa viết.
  • Bạn lại viết thêm 3 con số nữa và thực hiện phương pháp như trên nhưng thời gian nhìn vào dãy số chỉ nên thoáng qua thôi nhé.
Phương pháp này thật sự rất hiệu quả trong việc điều chỉnh đôi mắt bị cận thị của bạn bởi nó buộc đôi mắt phải chú ý và tập trung khiến gân mắt phải cử động không ngừng nên có tác dụng tốt trong việc làm giảm bệnh cận thị của bạn.
Tập nhìn những con số
Tập nhìn những con số

Tập với lịch treo tường

Bài tập này giúp thực hành việc thay đổi điều tiết của mắt và nhờ đó cải thiện thị lực.

Cách thực hiện:
  • Bài tập cần một bảng lịch treo tường đặc biệt có 3 bộ chữ số kích thước khác nhau.Cố định bảng lịch lên tường và bạn sẽ đứng cách nó một khoảng sao cho có thể nhìn thấy rõ những số lớn nhất, có phần khó nhận ra những số kích thước trung bình và không thể đọc được những số nhỏ nhất.
  • Bắt đầu bài tập bằng cách nhìn vào số lớn nhất (ví dụ số 1 trong hình), nhắm mắt, quay đầu sang phải và mở mắt. Nhắm mắt và quay đầu lại, lúc này dừng ở số tiếp theo (trong trường hợp này là số 2). Lại nhắm mắt và quay đầu sang trái, mở mắt. Nhắm mắt và quay đầu lại và nhìn số kế tiếp (số 3), cho đến khi hết hàng đầu tiên (1-10). Úp tay lên mặt một lát.
  • Chuyển sang số đầu tiên ở hàng thứ 2 (nghĩa là số 11) và giữ mắt mở, nhìn xuống bên trái tới số 11 kích thước trung bình. Nhắm mắt 1 giây (tưởng tượng số 11 và rằng bạn đang di chuyển từ số lớn tới số trung bình). Mở mắt lại và di chuyển mắt xuống dưới bên phải từ số 11 lớn tới số 11 trung bình. Lại nhắm mắt.
  • Lặp lại tuần tự các bước như vậy cho những số tiếp theo của hàng thứ 2 (11 – 20). Úp tay lên mặt một lát. Sau đó, tiếp tục nhìn các con số từ hàng thứ 3 (21 – 30) sao cho vừa mở mắt vừa nhìn lần lượt: số 21 lớn, số 21 trung bình ở bên phải và cuối cùng là số 21 cỡ nhỏ. Việc bạn không nhìn thấy rõ số 21 hoặc không hề nhìn thấy số 21 không quan trọng. Nhắm mắt và hình dung chuyển động này trong đầu. Tưởng tượng là bạn đang nhìn từng số rất rõ.
  • Bây giờ, làm lại bước 5 với các số tiếp theo từ hàng thứ 3 (21 – 30).Nếu cảm thấy nhức mắt trong khi tập, hãy ngừng tập. Khi kết thúc, hãy đưa hai lòng bàn tay đã xoa vào nhau cho nóng lên mắt để giúp thư giãn và làm dịu mắt vì bài tập này khiến mắt bị stress nhiều.
Tập với lịch treo tường
Tập với lịch treo tường

Tập nhìn góc cạnh

Đây cũng là một bài tập giúp mắt được tập thể dục hàng ngày như cơ thể của chúng ta vậy. Bài tập này sẽ giúp chúng ta cải thiện được thị lực một cách nhanh chóng và hiệu quả thực sự.

Cách thực hiện:
  • Bạn đứng trước một cánh cửa lớn hình chữ nhật, hoặc hình vuông và nhìn một góc cạnh trong vài giây đồng hồ (khoảng 4-5 giây). Sau đó, bạn nháy mắt và nhìn cạnh khác, lại nháy mắt và cứ tiếp tục như thế cho đến khi nhìn xong 4 cạnh.
  • Bạn thực hiện liên tiếp 6 lần từ trái sang phải, rồi tiếp tục 6 lần từ phải sang trái. Phương pháp thể dục này có mục đích nhằm làm cho gân mắt thêm phần dẻo dai. Bạn phải tập luyện với những vật có hình vuông hay hình chữ nhật, lúc đầu là những vật lớn rồi nhỏ dần, nhỏ dần. Bắt đầu với cánh cửa lớn, bạn tiếp tục thực hiện với cửa sổ, cái gương, cái bàn, cái ghế, quyển sách, mảnh giấy nhỏ,...
Tập nhìn góc cạnh
Tập nhìn góc cạnh

Nhìn tập trung vào một vật

Đây là phương pháp luyện tập cho mắt vô cùng hữu ích.

Cách thực hiện:
  • Hãy tập trung nhìn vào một vật nhỏ cố định (chẳng hạn ánh nến, một điểm tối) cho đến khi hình ảnh rõ ràng của vật đó được não ghi nhận. Khi nhìn lâu, nước mắt sẽ chảy ra, lúc này bạn nhắm mắt lại nghỉ ngơi một lát. Mục đích của bài tập là thử sức bền của mắt cho đến khi bạn chảy nước mắt.
Tập trung nhìn một vật
Tập trung nhìn một vật

Massage mắt

Massage mắt với những động tác xoay tròn nhẹ nhàng, giúp lưu thông máu quanh mắt, để mắt khỏe, giữ được thị lực tốt.

Cách thực hiện:
  • Dùng ngón giữa và ngón trỏ của hai tay, ấn và miết đồng thời quanh hai hốc mắt. Di chuyển đầu ngón tay qua các điểm từ 1 đến 6 như trong hình vẽ dưới đây.
  • Massage đúng kỹ thuật, bạn sẽ cảm thấy một áp lực nhẹ tác động lên mắt, căng tức tại các điểm được đánh số (đó là các huyệt quanh mắt), nhưng chắc chắn không đau, không làm tổn hại đến mắt. Thực hiện động tác này thường xuyên mỗi ngày cũng giúp cải thiện thị lực.
Massage mắt
Massage mắt

Đảo mắt

Bài tập này nới lỏng các cơ của mắt, giúp cải thiện lưu lượng máu của vùng mắt, tăng nồng độ oxy trong mắt, do đó cải thiện được thị lực.

Cách thực hiện:
  • Giữ cố định đầu và cổ, ngước mắt lên trần hết cỡ, rồi xuống dưới hết cỡ. Cứ lên xuống lên xuống và nhanh dần đều. Đến khi mỏi mắt hết cỡ thì dừng
  • Giữ cố định đầu và cổ, đưa mắt sáng trái hết cỡ, rồi sang phải hết cỡ. Sang trái rồi phải nhanh dần đều. Đến khi mỏi mắt hết cỡ thì dừng
  • Giữ nguyên đầu và cổ và đưa mắt theo chiều kim đồng hồ và xuôi chiều kim đồng hồ với biên độ lớn nhất. Mỗi chiều 10 vòng.
Trên đây là những cách đảo mắt đơn giản và hiệu quả nhất, nếu bạn muốn tập luyện nhiều hơn cho đôi mắt hãy thử 16 cách đảo mắt như hình dưới đây nhé.
16 cách đảo mắt
16 cách đảo mắt

Thư giãn và làm dịu đôi mắt

Đây không phải là một bài tập phức tạp, nó giống như một động tác massage rất đơn giản nhưng sẽ mang lại hiệu quả tức thì

Cách thực hiện:

  • Chập hai tay lại với nhau và cọ xát hai lòng bàn tay vào nhau cho thật nóng
  • Khum khum hai tay hình cái bát rồi úp lên mắt (có một khoảng không nhỏ giữa lòng bàn tay và nhãn cầu).
  • Nhắm mắt trong lòng bàn tay ấm đó 5-7 giây.
Động tác này nhìn thì rất đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả rất tốt cho mắt. Nhiệt độ ấm sẽ giúp mạch máu giãn ra và máu lưu thông lên mắt nhiều hơn, giúp mắt hồi phục nhanh hơn.
Thư giãn và làm dịu mắt
Thư giãn và làm dịu mắt

Tập với dây

Bài tập này giúp đánh giá tầm thị lực tốt (các điểm gần và xa) và mở rộng nó.

Cách thực hiện:
  • Bài tập này cần một sợi dây dài 1m, tốt nhất là dây có độ đàn hồi (dây chun), trên có gắn hạt hoặc vật đánh dấu khác. Nếu có người khác hỗ trợ thì sẽ rất tốt.
  • Thị lực tốt được đánh giá cho từng bên mắt Giữ một đầu sợi dây ở sát xương gò má (ngay dưới mắt cần kiểm tra một chút). Đầu kia sợi dây được cố định vào một vật gì đó ở ngang tầm mắt. Bây giờ chúng ta tìm điểm gần của thị lực rõ nét, sẽ nằm đâu đó trong khoảng 5 - 20cm (tùy thuộc mức độ cận) và bắt đầu di chuyển vật đánh dấu từ đầu sợi dây (ở má). Mục đích là tìm điểm mà bạn sẽ có thể nhìn thấy thật rõ và nét. Hình ảnh không được nhòe hay mờ. Chúng ta sẽ đánh dấu điểm này lại. Sau đó, chúng ta đánh dấu điểm xa của thị lực rõ nét. Bạn bắt đầu di chuyển vật đánh dấu từ đầu kia sợi dây (ví dụ bằng cách vươn tay ra hoặc nhờ người khác giúp) và trong khi di chuyển vật đánh dấu này về phía má bạn sẽ tìm thấy điểm xa của thị lực rõ nét - là vị trí mà bạn có thể nhìn thấy rõ vật đánh dấu. Hãy đánh dấu điểm này lại. Với điểm gần và xa của thị lực rõ nét vừa đánh dấu, bạn có thể bắt đầu mở rộng tầm thị lực tốt bằng cách di chuyển vật đánh dấu 5cm về mỗi điểm ở cả hai phía. Dây đàn hồi có thể kéo dài hoặc thu ngắn bằng tay là lựa chọn hoàn hảo ở đây. Bình tĩnh hít vào khi nhìn vào vật đánh dấu và thở ra khi rời mắt khỏi đó. Bài tập này nên thực hiện trong khoảng 4 phút, nhưng khá nhiều lần trong ngày (thậm chí đến 10 lần một ngày).
Tập với dây
Tập với dây

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?