Vảy nến là căn bệnh ngoài da dễ mắc nhưng lại khó trị dứt điểm. Theo chia sẻ của nhiều người bệnh, với căn bệnh này, đôi khi việc dùng thuốc Tây lại không hiệu quả bằng những nguyên liệu, thảo dược tự nhiên. Dầu dừa, giấm táo, lô hội, nghệ, bột yến mạch… là những bài thuốc dân gian chữa bệnh vảy nến được nhiều người sử dụng. Vậy những bài thuốc này có hiệu quả không? Cách thực hiện như thế nào? Sau đây Toplist xin giải đáp các thắc mắc đó để các bạn tham khảo.
Lá khế
Lá khế là dược liệu được sử dụng khả biến trong các bài thuốc dân gian để cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc trên da do các bệnh lý da liễu gây ra, đặc biệt là bệnh vảy nến. Đây là dược liệu có vị chua, tính bình và rất lành tính, khi sử dụng để chữa bệnh sẽ không gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Trong lá khế có chứa một số thành phần hoạt chất có khả năng kháng khuẩn rất tốt, giúp người bệnh có thể kiểm soát vùng da bị viêm loét và mưng mủ như salmonella typhusmicrobial, bacillus cereus… Ngoài ra, các thành phần khác trong lá khế như photpho, kẽm, magie, sắt,… còn có khả năng làm dịu vùng tổn thương trên da và cải thiện các triệu chứng của bệnh một cách hiệu quả.
Nguyên liệu: lá khế
Cách làm:
- Cách 1: Chườm nóng lá khế
- Chuẩn bị một nắm lá khế tươi, đem nhặt bỏ phần vàng úa và sâu bệnh rồi rửa sạch với nhiều lần nước.
- Sau đó, cho lá khế vào chậu ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút để tiêu diệt vi khuẩn còn tồn tại trên lá mà ta không thể thấy được.
- Vớt lá khế ra để cho ráo nước, cho vào chảo nóng sao vàng khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
- Đợi cho lá khế bớt nóng thì cho ra miếng vải mỏng sạch và bọc lại, sử dụng để đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh vảy nến cho đến khi dược liệu nguội hẳn.
- Nhiệt lượng nóng sẽ giúp các lỗ chân lông giãn nở và dễ dàng hấp thu các thành phần dưỡng chất có bên trong lá khế và mang lại hiệu quả chữa bệnh
- Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày một lần, sau khoảng 1 tuần các triệu chứng do bệnh vảy nến gây ra sẽ có chuyển biến tích cực.
Lưu ý: Không nên sử dụng lá khế quá nóng để đắp lên da, điều này có thể gây bỏng da và khiến tổn thương trở nên nặng nề hơn.
2. Cách 2: Tắm nước lá khế
- Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá khế, 1 nắm lá trầu không, 1 nắm lá ổi và một nắm lá lược vàng.
- Đem các dược liệu trên đi rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất bám quanh lá, sau đó cho vào nồi đun sôi kỹ cùng với khoảng 3 lít nước.
- Đun trong khoảng 20 phút để tinh dầu trong dược liệu tiết ra và tan trong nước thì tắt bếp.
- Đổ nước ra chậu hòa cùng với một ít nước sạch cho nguội bớt, đảm bảo độ nóng không đủ để gây bỏng da.
- Sử dụng nước này để tắm rửa và vệ sinh cơ thể, đặc biệt là những vùng da có vảy nến phát triển.
- Tận dụng phần bã để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương, chú ý không nên dùng lực quá mạnh khiến da bị trầy xước, xuất hiện vết thương hở.
- Áp dụng cách chữa vảy nến này khoảng 3 – 4 lần/tuần để có thể mang lại hiệu quả.
Nghệ
Nghệ vàng là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong chế biến món ăn, làm đẹp và còn có công dụng chữa bệnh rất tốt. Dùng nghệ vàng chữa bệnh vảy nến là một trong những mẹo dân gian được rất nhiều người áp dụng và phản hồi tích cực về hiệu quả mang lại. Y học hiện đại đã chỉ ra, trong nghệ vàng có chứa thành phần hoạt chất Curcumin rất dồi dào, có khả năng hỗ trợ cải thiện bệnh vảy nến với các công dụng sau đây:
- Curcumin là một chất chống oxy hóa mạnh giúp hạn chế tổn thương đến da, đồng thời ức chế sản xuất ra cytokine – đây là tác nhân gây ra phản ứng viêm, từ đó các triệu chứng viêm sưng do bệnh vảy nến gây ra sẽ được đẩy lùi một cách hiệu quả.
- Thành phần dưỡng chất curcumin trong nghệ còn có tác dụng nâng cao sức đề kháng da, củng cố lại hàng rào bảo vệ bằng cách tăng sinh ffilaggrin, giúp da luôn đủ độ ẩm và tránh khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại bên ngoài.
Nguyên liệu: nghệ vàng
Cách làm: Cách sử dụng nghệ vàng để chữa bệnh vảy nến rất đơn giản, bạn có thể bổ sung dược liệu này vào trong chế biến món ăn hàng ngày, pha tinh bột nghệ với sữa tươi để uống hoặc điều chế thành bài thuốc đắp theo hướng dẫn dưới đây:
- Hòa tan 4 thìa bột nghệ và 4 thìa nước sạch với nhau, cho hỗn hợp vào nồi đun sôi trên lửa nhỏ đồng thời khuấy đều tay.
- Đun đến khi tạo thành hỗn hợp sền sệt thì tắt bếp, cho nghệ sau khi đun vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
- Vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, lấy một lượng hỗn hợp vừa đủ thoa đều lên vùng da bị tổn thương do vảy nến gây ra.
- Để yên nghệ trên da trong khoảng 5 phút sau đó rửa sạch lại với nước mát.
- Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày, sau một thời gian dài các triệu chứng của bệnh sẽ dần cải thiện tích cực.
Lá lốt
Cây lá lốt là dược liệu rất quen thuộc đối với chúng ta, chúng mọc ở những nơi ẩm ướt thường được người dân thu hái dùng làm thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh. Tài liệu y học cổ truyền có ghi chép, lá lốt là dược liệu tính ấm nên hay được dùng trong các bài thuốc với công dụng làm ấm cơ thể, sát khuẩn và kháng viêm. Đối với những người bị bệnh vảy nến nếu tận dụng lá lốt chữa bệnh sẽ có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra như ngứa ngáy, sưng đỏ,…
Ngoài ra, y học hiện đại cũng đã tìm thấy trong lá lốt có chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất có tác dụng tốt đối với những trường hợp bị vảy nến như ancaloit dưới dạng acid amin, benzyl axetat, beta caryophylen,… Các thành phần này sẽ có tác dụng dưỡng ẩm cho da, nâng cao hệ miễn dịch và ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng hơn.
Nguyên liệu: lá lốt
Cách làm:
- Cách 1: Uống nước lá lốt
- Lấy 1 nắm lá lốt tươi không bị sâu bệnh đem đi rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn gây hại và thuốc bảo vệ thực vật.
- Dùng dao thái nhỏ toàn bộ lá lốt, cho vào máy xay nhuyễn cùng với một ít nước lọc, sau đó vắt lấy phần nước và bỏ bã.
- Cho lượng nước cốt thu được vào nồi đun sôi lên, thêm một ít muối vào khuấy đều cho tan hết rồi tắt bếp.
- Đợi cho lượng nước này nguội bớt, sử dụng để uống ngay khi còn ấm để có thể mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
- Kiên trì áp dụng bài thuốc chữa vảy nến bằng lá lốt này trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả.
2. Cách 2: Đắp hỗn hợp lá lốt và muối biển
- Chuẩn bị khoảng 50 gram lá lốt dạng tươi, bạn có tùy chỉnh ít hay nhiều tùy thuộc vào diện tích vùng da bị tổn thương.
- Lá lốt sau khi rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn thì cho vào cối giã nát cùng một ít muối biển.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị vảy nến bằng nước ấm giúp làm sạch bụi bẩn và mồ hôi trên da, điều này giúp lỗ chânlông trở nên thông thoáng hơn.
- Sử dụng phần bã lá lốt sau khi giã nát đắp trực tiếp lên vùng da bị vảy nến, dùng gạc y tế băng cố định trên da.
- Để yên như vậy, nằm nghỉ ngơi để da có thời gian hấp thụ tinh chất bên trong lá lốt và phát huy công dụng chữa bệnh.
- Sau khoảng 1 giờ thì tháo băng ra, vệ sinh da sạch lại với nước ấm và dùng khăn bông sạch lau khô nước.
- Kiên trì áp dụng bài thuốc đắp đều đặn 2 lần mỗi ngày để có thể nhanh chóng mang lại hiệu quả chữa bệnh.
Muối hột
Muối hột (muối biển chết) không chỉ là loại gia vị quen thuộc mà còn được xem là “vị thuốc quý” nhờ khả năng kháng viêm mạnh mẽ, giúp trị các bệnh ngoài da rất tốt. Muối hột là nguyên liệu có chứa rất nhiều thành phần khoáng chất tác dụng rất tốt đối với làn da đang bị tổn thương do bệnh lý gây ra. Các yếu tố vi lượng kẽm và bromua trong muối hột có khả năng kháng viêm rất mạnh, khi sử dụng để điều trị vảy nến sẽ có tác dụng giảm viêm, đẩy lùi các cơn ngứa ngáy, đau nhức trên da.
Một số thành phần khác trong muối hột như canxi, natri, magnesium,… còn có khả năng thúc đẩy quá trình hydrat hóa da, giúp đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy, đỏ rát và cấp ẩm cho da. Đồng thời, nguyên liệu này còn có khả năng thúc đẩy quá trình lưu thông máu bên trong cơ thể, giúp da trở nên săn chắc và khỏe mạnh hơn.
Nguyên liệu: Muối hột
Cách làm:
- Khi đi tắm, pha 1 thùng nước ấm rồi cho vào đó 2 muỗng muối hột (nên chọn loại muối biển để có công dụng kháng viêm, diệt khuẩn tốt hơn).
- Khuấy cho muối tan ra rồi tắm như với nước nóng bình thường. Muối hột tẩy mạnh nên chỉ dùng pha nước tắm 2-3 lần/1 tuần.
Hành hoa
Loại cây này thường được biết đến với vai trò là một loại gia vị. Ít ai biết rằng đây cũng là một vị thuốc chữa bệnh về da trong đó có bệnh vẩy nến. Từ lâu dân gian đã dùng hành hoa như một bài thuốc điều trị vảy nến, á sừng. Ngày nay các nhà khoa học tìm thấy trong hành hoa có các chất như protein, chất xơ, chất béo, canxi, phot pho,… và nổi bật là chất kháng viêm có tác dụng chữa bệnh thật sự.
Hành hoa có vị cay và tính nóng. Các ghi chép của Đông y cho biết đây là loại cây có tác dụng thông khí. Đồng thời các hoạt chất trong loại cây này còn tham gia vào điều hòa hoạt động của tạng phủ và kinh mạch. Khi dùng ngoài da, hành hoa có tác dụng kháng viêm và sát khuẩn tốt.
Ngoài công dụng chữa bệnh về da, hành hoa còn tốt cho hoạt động của một số cơ quan và bộ phận khác trong cơ thể như:
- Giúp mắt khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh nhờ lượng vitamin A và carotenoid;
- Góp phần giúp xương chắc khỏe: Cung cấp vitamin C và K;
- Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa: Nhờ lượng chất xơ, hạn chế táo bón;
- Tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa cảm lạnh;
- Góp phần phòng chống bệnh ung thư: Nhờ thành phần flavonoid và allyl sulfide;
- Hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Giảm lượng đường trong máu nhờ sự có mặt của lưu huỳnh.
Nguyên liệu: Hành hoa
Cách làm:
- Hành hoa có thể điều chế theo 2 cách: dùng để uống hoặc để ngâm nước rửa. Theo cách ăn uống vào dạ dày thì mỗi ngày phải đủ 1 lạng hành hoa.
- Bạn có thể trần sơ qua nước sôi rồi ăn trực tiếp hoặc ăn cùng đồ ăn. Ăn kiên trì 2, 3 tuần sẽ chia tay với vảy nến.
- Theo cách ngâm rửa thì cũng trần sơ qua nước sôi, thêm ít muối, đợi nguội đủ thì ngâm rửa vết vảy nến.
Dầu dừa
Với những tinh chất dưỡng ẩm và phục hồi da, dầu dừa từ lâu đã trở thành một bí quyết không thể thiếu trong làm đẹp và chữa bệnh các ngoài da, trong đó có vảy nến. Với người bị vảy nến, dầu dừa mang lại nhiều công dụng tuyệt vời, vừa cải thiện tình trạng sưng đỏ, bong tróc da, vừa dưỡng ẩm và hồi phục các tổn thương do bệnh vảy nến, giúp da nhanh chóng hồi mềm mại và sáng mịn. Có được những công dụng tuyệt vời này là nhờ những dưỡng chất đặc trưng có trong dầu dừa như:
- Axit béo: Bao gồm axit oleic, axit palmitic, axit linoleic, axit lauric,… với hàm lượng cao. Đây là thành phần quan trọng giúp duy trì và bổ sung độ ẩm cần thiết cho da. Những loại axit này còn có tác dụng kháng viêm, giảm đau và kháng khuẩn hiệu quả. Nhờ đó, da được bảo vệ khỏi sự tấn công của vi khuẩn và vi nấm, ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Vitamin E: Hàm lượng vitamin E cao trong dầu dừa có khả năng chống oxy hóa, làm mềm lớp sừng dày, giúp chúng dễ dàng được loại bỏ. Đồng thời, vitamin E còn giúp làm tăng tính đàn hồi và sự liên kết của các mô da, nhờ vậy, da người bị vảy nến nhanh chóng mềm mại và hạn chế bóng tróc hơn.
- Vitamin C: Ngoài vitamin E, vitamin C cũng là một thành phần có nhiều trong dầu dừa, mang lại khả năng bảo vệ là phục hồi da rất tốt. Loại vitamin này có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, kích thích sản xuất collagen làm tăng độ đàn hồi của da. Với người bị vảy nến, vitamin C còn giúp bảo vệ vùng da bị tổn thương khỏi các tác hại của tia UV và các gốc tự do.
- Enzyme: Đây là thành phần quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong quá trình sản xuất và nuôi dưỡng các tế bào da tổn thương do bệnh vảy nến gây ra.
Nhờ những thành phần có lợi cho cả da lành và da bị tổn thương, dầu dừa được ví von như “thần dược” trong chữa bệnh vảy nến.
Nguyên liệu: Dầu dừa
Cách làm: Mỗi tuần 2-3 lần, khi đi tắm xối cho ướt cơ thể, sau đó nhỏ 3-4 giọt dầu dừa ra tay và thoa lên khắp cơ thể. Massage cơ thể trong vòng 2-3 phút và để yên 10 phút rồi hãy tắm lại cho sạch. Đây là cách tốt để làm da mềm hơn, các mảng vảy cũng không còn bong tróc nhiều.
Bài thuốc từ lá Muồng Trâu
Muồng trâu là dược liệu thường được dùng trong các bài thuốc Nam để cải thiện nhiều bệnh lý ngoài da khác nhau, trong đó có bệnh vảy nến. Với vị cay và tính ấm, dược liệu này khi được sử dụng vào cơ thể sẽ có tác dụng làm tiêu viêm, sát trùng và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng trên da do vi khuẩn gây ra.
Y học hiện đại cũng đã tìm thấy, trong lá muồng trâu còn chứa rất nhiều thành phần hóa học có khả năng kháng khuẩn kháng viêm mạnh, có thể kể đến như flavonoid, anthraquinone, acid chrysophanic,… Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C và chất ethanol dồi dào trong dược liệu này còn có khả năng tăng cường sức đề kháng của da, ngăn ngừa sự xâm nhập và tấn công của nhiều loại vi khuẩn gây hại.
Cây muồng trâu có tác dụng giải nhiệt, tiêu viêm, nhuận tràng nên rất thích hợp để điều trị các bệnh ngoài da như lác đồng tiền và bệnh vảy nến hiệu quả. Mặc dù đây là bài thuốc đơn giản và dễ làm nhưng lại hiệu quả giúp giảm được các triệu chứng bong tróc, ngứa ngáy hiệu quả...
Nguyên liệu: chuẩn bị lá và đọt của cây muồng trâu, dung dịch kem thuốc điều trị bệnh lác nhãn hiệu Kentax
Cách làm:
- Dùng lá tươi của cây Muồng Trâu rửa sạch rồi đâm nhuyễn lấy nước
- Sau đó pha với dung dịch kem thuốc điều trị bệnh lác nhãn hiệu Kentax (loại thuốc được bán rất phổ biến tại các tiệm thuốc Tây dùng để điều trị các bệnh nấm trên da) theo tỷ lệ 2/3 nước lá Muồng Trâu tươi và 1/3 dung dịch kem thuốc lác.
- Sau đó chấm bông gòn thoa hỗn hợp thuốc này vào vị trí những nơi bị vảy nến.
Lưu ý: Khi sử dụng bài thuốc này thì mọi người nên hạn chế dùng các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên xào.
Kinh giới, rau má
Rau má là loại thực phẩm khá quen thuộc, chúng thường được sử dụng để nấu canh ăn hoặc xay lấy nước uống hàng ngày tác dụng làm mát cơ thể, cung cấp các thành phần dưỡng chất cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Ngoài ra, rau má còn được sử dụng như một loại dược liệu để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh vảy nến với những công dụng sau đây:
- Đây là dược liệu có tính mát với khả năng chống viêm và lợi tiểu khá tốt, khi sử dụng sẽ có tác dụng thúc đẩy đào thải độc tố ra ngoài cơ thể và ngăn ngừa tổn thương lan rộng.
- Các loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa trong rau má sẽ có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho da, cung cấp độ ẩm giúp da săn chắc và khỏe mạnh hơn.
- Thành phần triterpenoids trong rau má còn có khả năng kích thích quá trình tổng hợp collagen để hình thành tế bào da mới, giúp phục hồi các vết thương do bệnh vảy nến gây ra.
Còn lá kinh giới không chỉ được biết đến là loại rau ăn kèm mà còn là vị thuốc dân gian, được người xưa sử dụng khá nhiều để làm thuốc chữa bệnh. Loại lá này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: Khương giới, Giả tô,…
Trong Y học cổ truyền, lá kinh giới có vị cay, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, giải độc và lợi tiểu. Với tác dụng dược lý đa dạng, loại lá cây này thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da như mề đay, mẩn ngứa, da dị ứng, chàm, vảy nến… và các bệnh lý ở đường tiêu hóa như: đầy bụng, khó tiêu, ngộ độc thực phẩm,…
Một sự ghi nhận khác của giới y học hiện đại cho tiết, trong lá kinh giới có chứa nhiều tinh dầu, thành phần hoạt chất có tác dụng gây tê, tiêu viêm, làm mát và se vết thương. Điển hình là hai hoạt chất Menthol racemic và D – menthol.
Nguyên liệu: Ngoài kinh giới, rau má thì bạn cần chuẩn bị thêm những vị thuốc cần thiết khác như bồ công anh, cây trinh nữ, ké đầu ngựa, bạc sau, xích đồng, thổ phục linh, vỏ gạo, hạ khô thảo, kim ngân, khổ sâm, xác ve sầu, đơn đỏ mỗi vị thuốc khoảng 10-12g.
Cách làm:
- Khi đã có tất cả vị thuốc trên thì bạn đem đi sắc thành thuốc như bình thường.
- Với một thang thuốc thế này thì bạn sắc và uống trong 1-2 ngày.
- Bên cạnh đó, sau khi sử dụng thuốc uống xong thì bạn hãy dùng bã thuốc đem đun với một ít nước để tắm hoặc ngâm chân tay bị bệnh vảy nến vào để lớp da bong chết đi, tái tạo lại một lớp da mới hoàn toàn
Lòng đỏ trứng gà
Trứng gà có chứa 1 lượng lớn Vitamin A, B1, B6, B12, D, E, các khoáng chất (magie, sắt, kẽm) canxi. Các chất dinh dưỡng nói trên vô cùng tốt cho sức khỏe con người, lượng protein dồi dào cùng 9 loại amino axit, sunfur là những chất không thể thiếu của hệ miễn dịch giúp đẹp da, mượt tóc, bảo vệ móng. Chính vì vậy khi da hoặc móng bị thương tổn, khô ráp, bong tróc lượng protein cùng Vitamin D có trong chứng gà sẽ giúp làm mềm mịn lớp da sần sùi, tái tạo da mới. Vì thế, lòng đỏ trứng gà cũng là một bài thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị vảy nến.
Nguyên liệu: lòng đỏ trứng gà
Cách làm:
- Tách trứng gà so và chỉ lấy lòng đỏ, cho lòng đỏ trứng vào nồi đun lửa nhỏ, đun khuấy đến khi thu được hỗn hợp sền sệt.
- Để cho hỗn hợp nguội bớt rồi dùng thoa lên vùng da bị vảy nến, để như vậy khoảng 10 đến 15 phút sau đó rửa sạch nhẹ nhàng bằng nước ấm.
- Phải thực hiện phương pháp này liên tục trong 10 ngày, mỗi ngày 2 lần thì bệnh mới nhanh chóng khỏi.
Lưu ý: Theo các chuyên gia dinh dưỡng và lương y cho biết Trứng gà vượt trội hơn trứng vịt về thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là trứng gà so.
Cây lược vàng
Dân gian thường sử dụng cây lược vàng như vị thuốc quý giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, viêm họng,… Bên cạnh đó, bài thuốc chữa bệnh vẩy nến bằng cây lược vàng từ lâu cũng đã được nhiều bệnh nhân biết đến với công dụng giảm ngứa và cải thiện tình trạng khô rát trên da.
Cây lược vàng là 1 vị thuốc quý có nhiều công dụng chữa bệnh rất hay mà không phải ai cũng đều biết. Cây lược vàng thường được sử dụng với mục đích điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh vẩy nến nhờ các tác dụng như:
- Kháng khuẩn: Các hoạt chất có trong cây lược vàng có tác dụng ức chế và ngăn chặn sự phát triển của nhóm chủng khuẩn gây bệnh đường hô hấp
- Chống viêm: Nhờ chứa phần lớn hoạt chất chống oxy hóa, vị thuốc tự nhiên này có tác dụng làm giảm và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trên da do bệnh vẩy nến gây nên. Đồng thời làm giảm đau và ngứa rát trên da, giúp làm lành các vết tổn thương trên da do bệnh gây ra
- Tăng cường hệ miễn dịch cơ thể: Thuốc có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, phòng ngừa bệnh vẩy nến tái phát
Nguyên liệu: Cây lược vàng
Cách làm :
- Chỉ cần chèn ép nước từ lá cây lược vàng để chà xát lên vùng da bị vảy nến.
- Một phương án làm khác bạn có thể cắt nhỏ lá lược vàng nghiền nát chúng trong cối, rồi trộn chúng với kem vaselin theo tỉ lệ 2 phần lá, 3 phần kem. quét chúng lên tổn thương mỗi ngày có công dụng rất tốt cho bệnh vảy nến, giúp mau làm lành vết thương, loại bỏ những lớp da vảy nến hiệu quả..
Lá trầu không
Trong dân gian lá trầu không được xem như vị thuốc chữa bệnh rất hay. Lá trầu không được biết đến là dược liệu có khả năng tiêu viêm và sát trùng khá mạnh, chính vì vậy chúng được sử dụng phổ biến trong rất nhiều bài thuốc Nam để điều trị rất nhiều bệnh lý ngoài da thường gặp để như vảy nến, á sừng, viêm da cơ địa,… Y học hiện đại cũng tìm thấy, trong tinh dầu lá trầu có chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho da như vitamin, kẽm, alkaloid, tanin, eugenol,…
Cũng theo Đông y lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn nên có tác dụng chữa được các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, dị ứng, mề đay, ngứa da, đặc biệt là bệnh vẩy nến rất tốt... Chỉ cần kết hợp thêm những nguyên liệu thiên nhiên khác sẽ có khả năng chữa bệnh vẩy nến nhanh hơn và hiệu quả.
Khi sử dụng dược liệu này để điều trị bệnh vảy nến sẽ có tác dụng cải thiện các triệu chứng sưng đỏ, nứt da và phòng ngừa chảy máu, viêm nhiễm. Thành phần khoáng chất trong lá trầu sẽ có giúp tăng cường sức đề kháng của da, hỗ trợ làm lành vết thương và ngăn ngừa tổn thương lan rộng sang các vùng da lành khác.
Nguyên liệu: lá trầu không, rau răm, muối hột và bèo hoa dâu.
Cách làm:
- Cách 1: Uống nước lá trầu không
- Lấy khoảng 8 lá trầu không tươi đem rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ hoàn toàn tạp chất và bụi bẩn gây hại bám xung quanh lá.
- Tiếp đó cho lá trầu vào nồi cùng với khoảng 500ml nước, bắc nồi lên bếp đun sôi kỹ để thành phần hoạt chất trong dược liệu tan vào nước.
- Đun khoảng 15 phút thì chắt lấy phần nước sử dụng để uống, phần bã tận dụng để chà nhẹ nhàng hoặc đắp lên vùng da bị bệnh.
- Lượng nước thu được để cho nguội bớt, chia thành 3 phần bằng nhau sử dụng để uống trong ngày sau mỗi bữa ăn.
- Áp dụng bài thuốc này đều đặn mỗi ngày, kiên trì thực hiện trong một thời gian sẽ thấy triệu chứng của bệnh dần được cải thiện.
2. Cách 2: Tắm nước lá trầu không kết hợp với dược liệu khác
- Chuẩn bị khoảng vài lá trầu tươi, 1 nắm lá bạc hà và 1 nắm lá diếp cá để nấu nước tắm.
- Đem toàn bộ phần dược liệu đã chuẩn bị đi rửa sạch với nước, nên nhặt bỏ bỏ bớt phần lá héo úa và sâu bệnh.
- Dược liệu sau khi đã được làm sạch thì cho vào nồi đun sôi với khoảng 3 lít nước.
- Nên chú ý đun sôi thật kỹ để thành phần hoạt chất trong dược liệu tiết ra và hòa tan vào nước tắm.
- Đun trong khoảng 20 phút thì tắt bếp, đổ nước ra chậu pha cùng với ít nước lạnh cho nguội bớt.
- Sử dụng nước này để tắm mỗi ngày, phần bã đem chà nhẹ nhàng lên vùng da bị vảy nến, kết hợp massage nhẹ nhàng để nâng cao hiệu quả mang lại.
- Sau khi tắm dược liệu nên vệ sinh cơ thể lại với nước sạch để loại bỏ phần bã trầu còn bám trên cơ thể, dùng khăn sạch lau khô rồi mới mặc quần áo.
- Kiên trì áp dụng cách này đều đặn trong khoảng thời gian dài sẽ thấy hiệu quả mang lại.
Lá ớt
Sử dụng lá ớt chữa bệnh vảy nến nghe có vẻ lạ lẫm nhưng hiệu quả mà phương pháp này mang lại khá tốt. Một nghiên cứu tại Viện Đại học Pittburrg của Mỹ đã chỉ ra, trong lá ớt có chứa thành phần hoạt chất capsaicin với tác dụng làm chậm quá trình lão hóa da, kích thích hoạt động của não bộ để sản xuất ra hormone nội tiết endorphin, giúp đẩy lùi tình trạng đau nhức do vảy nến gây ra. Ngoài ra, thành phần vitamin C trong lá ớt còn có khả năng ngăn ngừa các tế bào bị xơ cứng hình thành nên lớp vảy trên da, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại sự tấn công của các tác nhân gây hại.
Để quá trình điều trị vảy nến bằng lá ớt mang lại hiệu quả tốt nhất thì bạn cần phải sử dụng kết hợp với các loại dược liệu khác như tinh tre đằng ngà, cây sống đời và thiên niên kiện.
Nguyên liệu: Lá ớt, sống đời, thiên niên kiện và tinh ngà cạo từ cây tre.
Cách làm: Lá ớt kết hợp với một số nguyên liệu khác như lá sống đời, thiên niên kiện và tinh ngà cạo từ cây tre ta. Đem những nguyên liệu này cho vào một chiếc ấm và đổ đầy nước, đun sôi ít nhất 5 - 10 phút sau đó để nước ấm uống thay nước vào mỗi ngày. Cố gắng duy trì uống thường xuyên, những triệu chứng của bệnh vảy nến sẽ được giảm rất nhiều.
Hoa cúc dại
Hoa cúc dại là một loại dược liệu quý trong Đông y, tất cả các bộ phận từ lá, thân, hoa đều có thể tận dụng để điều trị bệnh. Đây là dược liệu có vị đắng và tính mát, khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giảm căng thẳng và ổn định huyết áp. Dùng hoa cúc dại chữa bệnh vảy nến cũng là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả khá tốt do những công dụng sau đây:
- Cúc dại có khả năng chống viêm rất tốt, giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu trên da do bệnh gây ra như viêm sưng, đỏ rát, ngứa ngáy,…
- Thành phần dưỡng chất bên trong dược liệu còn có tác dụng làm đẹp da, thúc đẩy quá trình tái tạo da mới giúp làm lành các tổn thương trên vùng da bị bệnh.
- Bảo vệ da, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong cơ thể gây ra các bệnh viêm nhiễm, nhiễm trùng
Ở cách điều trị bệnh vảy nến này, người bệnh cần phải sử dụng kết hợp cúc dại với nhiều loại dược liệu mới có thể mang lại hiệu quả điều trị như mong muốn.
Nguyên liệu:: mang tiêu 500 gam, cúc dại 250 gam, phèn chua và quả xuyên tiêu mỗi thứ 120 gam.
Cách làm: Đem các vị thuốc trên sắc lấy nước để tắm hoặc ngâm vùng da bị vảy nến. Sử dụng thường xuyên sẽ thấy giảm tình trạng da khô bong tróc và biểu hiện bệnh ra bên ngoài.