Top 5 Bài thuốc dân gian hiệu quả nhất điều trị viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý nguy hiểm gặp ở cả nam giới và nữ giới. Đây là căn bệnh cần phải điều trị ngay bởi chủ quan để lâu bệnh nhân sẽ có nguy cơ gặp phải nhiều hậu quả nguy hiểm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của người bệnh, thậm chí gây lên vô sinh, hiếm muộn. Từ xưa có nhiều bài thuốc dân gian được áp dụng để điều trị căn bệnh này. Trong bài viết hôm nay toplist sẽ giới thiệu đến bạn một số bài thuốc dân gian hiệu quả nhất điều trị viêm đường tiết niệu nhé.

Lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu

Xưa lá trầu không được xem là thảo dược quý trong Đông Y, thông tin về lá trầu không chữa được bệnh viêm đường tiết niệu mở ra cho người bệnh hy vọng điều trị bệnh với cách làm đơn giản, ít tốn kém và có thể thực hiện tại nhà. Lá trầu không còn có tên gọi là trầu cay hoặc gọi chung là trầu, là một loại thực vật dây leo, có chứa nhiều tinh dầu và có mùi đặc trưng. Trong lá có chứa nhiều dưỡng chất và dược tính như tinh dầu thơm, Chavicol, Axit amin, Vitamin, Betel – Phenol, Eugenol, v.v.... Vì vậy nên lá trầu không được ứng dụng rộng rãi trong Đông Y, cả thân lá và quả của trầu không đều được dùng để chế biến thành thuốc.


Nếu bệnh mới khởi phát, mức độ nhẹ, không đau buốt nhiều khi đi tiểu, nước tiểu chưa đổi màu thì có thể dùng lá trầu không để điều trị. Mức độ bệnh nhẹ có thể ghi nhận hiệu quả nhưng cần theo dõi và quan sát thêm, nếu các triệu chứng không giảm bớt thì nên tìm đến biện pháp điều trị chuyên sâu hơn để tránh cho bệnh thời gian diễn tiến phức tạp, khó trị. Có thể lấy vài lá trầu không vò hoặc giã nát đun với nước sôi, để nguội rồi rửa niệu đạo. Không chà xát mạnh để tránh tổn thương vùng kín.

lá trầu không
lá trầu không

Chữa viêm đường tiết niệu bằng tỏi

Tỏi không chỉ là gia vị giúp món ăn thêm hấp dẫn, ngon miệng mà còn là vị thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm hiệu quả. Trong thành phần của tỏi chứa nhiều kháng sinh allicin, tinh dầu tỏi giàu glycogen, fitonxit có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm nhiễm, sát trùng tốt. Bên cạnh đó, tỏi cũng giàu vitamin A, B, C, hydrat cacbon, polisaccarit, inulin và các khoáng chất, nguyên tố vi lượng cần thiết như Iot, Canxi, Magie…


Cách sử dụng:

  1. Ăn 3 – 4 tép tỏi sống trong vài ngày sẽ giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả.
  2. Trước khi sử dụng tỏi, nên thái lát mỏng để ngoài không khí 15 phút để các kháng sinh trong tỏi có thể kết hợp với oxy ngoài không khí tạo thành chất chữa bệnh đặc biệt là chống ung thư.
Chữa viêm đường tiết niệu bằng tỏi
Chữa viêm đường tiết niệu bằng tỏi

Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô

Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô là mẹo điều trị có nguồn gốc từ dân gian. Tuy nhiên thực nghiệm lâm sàng cho thấy, râu ngô thực sự có hiệu quả trong quá trình điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu như sỏi thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo,…


Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ đề cập đến tình trạng viêm cấp và mãn tính ở thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Đây là một trong những bệnh tiết niệu thường gặp ở người trưởng thành. Viêm đường tiết niệu gây ra các triệu chứng khó chịu như tiểu nóng, buốt, tiểu tiện ít, đau rát khi tiểu tiện, nước tiểu có chứa mủ, máu hoặc có màu sắc bất thường. Bệnh lý này không chỉ gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện mà còn ảnh hưởng đến chức năng bài tiết và gây tổn thương cơ quan tiết niệu. Song song với việc sử dụng thuốc điều trị, một số bệnh nhân còn tận dụng thảo dược tự nhiên như râu ngô để giảm viêm ở đường tiết niệu và kiểm soát các triệu chứng khó chịu.


Từ lâu râu ngô đã được dân gian sử dụng để làm thuốc chữa bệnh vì có vị ngọt, tính mát, tác dụng lợi tiểu và thanh nhiệt. Với những tác dụng trên, dược liệu này thường được nhân dân dùng để trị viêm túi mật, viêm bàng quang, viêm niệu quản, sỏi thận, tiểu đường,…


Cách chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô đơn giản

Để trị viêm đường tiết niệu bằng râu ngô, bạn có thể áp dụng 1 trong 2 bài thuốc sau:

  • Dùng nước sắc từ râu ngô: Để đảm bảo dược tính của râu ngô và tác dụng điều trị viêm đường tiết niệu, cần lựa chọn râu ngô có màu vàng nâu, óng mượt và tươi. Râu ngô phơi khô, màu đen sạm và ít bóng thường có phẩm chất kém.
  1. Chuẩn bị: Râu ngô tươi 100 g
  2. Thực hiện: Rửa sạch râu ngô rồi cho vào nồi. Thêm vào 200ml nước và đun sôi trong 10 – 15 phút với lửa nhỏ; Sau đó tắt bếp và chắt lấy nước dùng. Mỗi ngày dùng 2 lần (sáng – tối), mỗi lần dùng từ 50 – 60ml nước. Nên sử dụng nước sắc râu ngô vào những lúc bụng đói để dược liệu phát huy tác dụng tối ưu nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể sắc râu ngô với nhiều nước và dùng uống trong ngày thay cho nước lọc thông thường. Ngoài khả năng điều trị viêm đường tiết niệu, râu ngô còn có tác dụng thanh nhiệt và giải độc – đặc biệt là trong những ngày nắng nóng.
  • Bài thuốc từ râu ngô và dược liệu mã đề: Mã đề là vị thuốc quý còn được biết với tên gọi Xa tiền thảo và Mã đề thảo. Theo dân gian, dược liệu này có tác dụng thẩm thấp và lợi niệu, thích hợp với những trường hợp tiểu tiện không thông, viêm niệu đạo, viêm bàng quang,…Bên cạnh đó, nghiên cứu dược lý hiện đại cũng đã chứng minh được dược liệu mã đề có tác dụng lợi tiểu và kháng sinh. Vì vậy phối hợp mã đề và râu ngô có thể cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện và hỗ trợ làm giảm hiện tượng viêm ở đường tiết niệu.
  1. Chuẩn bị: Râu ngô 30g; Bông mã đề 30g
  2. Thực hiện: Rửa sạch dược liệu sau đó đun sôi 200ml nước; Đun sôi với lửa nhỏ trong vòng 5 phút rồi tắt bếp. Thêm 1 thìa đường vào, khuấy đều rồi chia nước thành 2 lần uống.
  • Bài thuốc từ râu ngô và các thảo dược khác: Với những trường hợp bị viêm ở bàng quang và thận, bạn có thể phối hợp râu ngô với các dược liệu có tác dụng lợi tiểu và thanh nhiệt như mã đề, ý dĩ, rau má,… để cải thiện bệnh lý.
  1. Chuẩn bị: Rau má 50g; Sài đất 40g; Râu ngô 100g; Mã đề 50g; Ý dĩ 50g\
  2. Thực hiện: Đem sắc với 600ml nước với lửa nhỏ đến khi còn 250ml; Chia nước sắc thành 3 lần uống; Mỗi lần cách nhau từ 3 – 4 giờ đồng hồ
Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô
Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô
Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô
Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô

Chữa viêm đường tiết niệu bằng rau diếp cá

Vì có tính mát, kháng khuẩn, kháng viêm mạnh nên rau diếp cá được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh, trong đó có bệnh viêm đường tiết niệu. Theo Đông y, rau diếp cá có tính lạnh giúp giải nhiệt, kháng khuẩn và chống viêm nhiễm rất tốt nên luôn nằm trong top thảo dược chữa bệnh viêm đường tiết niệu.


  • Ăn sống: Bạn nên thêm rau diếp cá vào thực đơn hàng ngày. Một số người không thích ăn rau diếp cá vì nó có vị tanh tanh trong khi nhiều người bị "nghiện" loại rau này. Ăn càng nhiều rau diếp cá càng tốt, chỉ cần rửa sạch sau đó ăn sống như các loại rau thơm khác.
  • Xay sinh tố hoặc ép lấy nước: Ngoài ăn sống, bạn có thể xay sinh tố diếp cá hoặc ép lấy nước uống. Các triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu như tiểu nhiều, bí tiểu, tiểu buốt sẽ giảm dần giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, với cách này, bạn sẽ ít tận dụng được nguồn chất xơ.
  • Phơi khô sắc lấy nước: Một cách chữa viêm đường tiết niệu bằng rau diếp cá nữa là bạn có thể phơi khô rau diếp cá rồi mang sắc với để uống. Cách này sẽ giúp bạn giảm khó chịu vì mùi tanh của rau diếp cá song nó cũng có chút nhược điểm là làm giảm công hiệu và chất lượng của loại rau này.
  • Bài thuốc đông y: Rau diếp cá 30g, xa tiền thảo 20g, rau má 30g, râu ngô 24g, lá tre 20g. Cho tất cả các nguyên liệu này vào sắc lấy nước uống, ngày 1 thang
Chữa viêm đường tiết niệu bằng rau diếp cá
Chữa viêm đường tiết niệu bằng rau diếp cá

Bài thuốc trị viêm đường tiết niệu đơn giản với mã đề

Cây mã đề có nhiều tên gọi khác nhau như sa tiền thảo, su ma; tên khoa học là Plantago major. Giống cây này mọc nhiều ở những vùng khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao. Từ xưa cây mã đề đã được sử dụng làm thuốc. Chỉ việc thu hái toàn thân cây đem về cắt bỏ rễ, rửa sạch, phơi khô bảo quản; hạt mã đề cần dập nát vỏ rồi phơi khô. Về tính dược, mã đề có tính hàn, vị ngọt và không chứa độc tố; tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm và thanh phế nhiệt.


Viêm đường tiết niệu do ăn nhiều thức ăn có tính nóng, dùng nhiều rượu bia hoặc thời tiết thay đổi khiến cơ thể sinh nhiệt làm nước tiểu nóng lên; thêm yếu tố cơ thể nóng bức khiến đường tiết niệu sưng phù, hẹp lại; khi tiểu tiện, nước tiểu tạo ma sát làm tổn thương đường tiết niệu; nếu không chữa trị sớm dễ dẫn đến viêm nhiễm. Triệu chứng dễ nhận biết của chứng viêm đường tiết niệu: Cảm giác tức bàng quang, khó tiểu tiện hoặc đi tiểu rất ít, nhỏ giọt, lúc tiểu tiện sẽ cảm thấy bị rát buốt rất khó chịu.

Cách thức sử dụng cây mã đề trị bệnh:



  1. Nhổ cây đem rửa sạch, cho thêm kim tiền thảo và chạch lan (mỗi loại khoảng 20g). Sau đó đem tất cả dược liệu bỏ vào nồi đun sôi, làm nước uống hằng ngày.
  2. Người bệnh kiên trì uống thuốc khoảng tuần lễ sẽ bắt đầu phát huy công dụng. Thuốc không gây bất kì tác dụng phụ nào.
  3. Trong trường hợp người bệnh tiểu tiện ra nước lẫn máu, có thể dùng phương thuốc mã đề kết hợp như sau: Mã đề tươi (100g), cỏ mực tươi (cỏ nhọ nồi,100g), đem các thảo dược rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt (khoảng 1 chén) uống vào lúc bụng đói.
  4. Phương thuốc này có tác dụng làm lành vết thương ở đường tiết niệu do cơ thể cố ép nước tiểu ra ngoài gây nên. Uống thuốc trong vòng 10 ngày rồi chuyển sang dùng bài thuốc tam vị gồm mã đề, kim tiền thảo và chạch lan đã trình bày phần trên.

Cần lưu ý, mã đề giàu tính hàn nên những người có bệnh lý sau không được dùng cây mã đề trị bệnh: Người có thận dương hư yếu, đi tiểu quá nhiều, tiểu đêm, hoặc dương khí bị hạ giáng.


Cây mã đề
Cây mã đề

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?