Top 18 Bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ "siêu" hiệu quả

Thời tiết miền Bắc mùa này thật không dễ chịu cho sức khỏe mọi người đặc biệt là người già và trẻ em. Hệ miễn dịch của trẻ em vốn rất yếu, cộng thêm thời tiết lạnh hanh khô và sương muối mùa đông là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về đường hô hấp ở trẻ. Trẻ ho hoài không khỏi, trẻ sốt cao, viêm phổi luôn là nỗi lo thường trực của các bậc làm cha mẹ. Uống thuốc Tây nhiều sẽ hại dạ dày của bé và gây hiện tượng kháng thuốc. Vậy nên ngoài việc chữa ho cho trẻ bằng thuốc Tây, các mẹ có thể trị ho cho con bằng phương pháp dân gian. Chúng tôi xin mách nhỏ các mẹ một vài bài thuốc dân gian như sau:

Rau diếp cá và nước vo gạo

Nguyên liệu: 5 – 10 lá diếp cá, tươi, nhiều nước, 1 bát nước vo gạo (nước gạo sau khi vo xong các mẹ để lắng xuống hết phần nước đục, chỉ lấy phần nước trong bên trên).

Cách làm: Rau diếp cá rửa sạch, xay nhuyễn. Sau đó trộn đều phần lá diếp cá vừa xay với nước gạo rồi đun sôi chừng 20 phút. Lọc lấy nước để nguội cho bé uống. Để phát huy tác dụng, mẹ nên cho bé uống sau khi ăn khoảng 1 giờ. Ngày uống 3 lần. Khi trị ho cho bé bằng hỗn hợp trên, mẹ nên kiêng cho bé ăn đồ tanh như thịt gà, cua, tôm,...

trị ho bằng nước vo gạo và lá diếp cá
trị ho bằng nước vo gạo và lá diếp cá
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Dùng hành tây chữa đờm cho bé

Đối với các bé thuộc cơ địa lạnh nên dùng cách này vì hành tây theo Đông y có tính nóng.


Cách 1: Các mẹ chọn củ hành tây còn rễ (để đảm bảo hành tươi, còn nhiều nước, sẽ cho hiệu quả tốt hơn), hành bóc vỏ rửa sạch, thái hạt lựu vừa đủ nửa bát cơm. Trộn hành thái lát với 20 g đường phèn đập nhỏ, sau đó đem hấp cách thủy 30 phút. Để tiện lợi hơn và không tốn nhiều thời gian các mẹ có thể đem hấp vào nồi cơm, lúc cơm chuẩn bị cạn nước. Các mẹ chắt lấy nước cho bé uống, có thể để trong vòng 24h, trước khi cho con uống các mẹ hâm nóng lại, để bảo vệ cổ họng cho bé và thuốc phát huy hết công dụng. Bài thuốc này áp dụng cho các bé dưới 1 tuổi. Bài thuốc sẽ phát huy tác dụng ngay sau một lần uống nhưng các mẹ phải kiên trì cho con uống 2 – 3 lần mới sạch hẳn đờm.


Cách 2: Hành tây cũng sơ chế tương tự như trên, nhưng các mẹ thay đường phèn bằng mật ong. Cứ khoảng ¼ củ hành tây hấp cùng với 3 thìa cafe mật ong. Các mẹ cho bé uống khi thuốc còn ấm ấm, ăn được cả bã là tốt nhất. Bé sẽ tiêu đờm bằng cách nôn trớ, hoặc nuốt xuống dạ dày. Bài thuốc này áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi.


Cách 3: Các mẹ nấu một nồi cháo trắng, hành tây xay nhuyễn cùng với một nắm lá tía tô. Tỉ lệ hành và tía tô các mẹ cho vừa khẩu vị của bé, cho nhiều hành quá sẽ dẫn tới vị cay trẻ không ăn được. Khi cháo chín thì cho hỗn hợp hành tây và tía tô vào và khuấy trong 5 phút cho hành chín và hết hăng. Cháo còn ấm ấm thì cho trẻ ăn. Bài thuốc này chỉ áp dụng được cho bé trên 5 tháng. Các mẹ lưu ý không cho quá nhiều hành, tía tô vì hành và tía tô có tính nóng, ăn thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa của trẻ.

trị ho bằng hành tây và đường phèn
trị ho bằng hành tây và đường phèn
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Hỗn hợp thủy lê, đường phèn, xuyên bối

Nguyên liệu: 1 trái lê to, đường phèn giã nhỏ, 3 hạt xuyên bối ( có thể mua ở các hiệu thuốc Đông y).

Cách làm: Lê rửa sạch gọt vỏ và khoét bỏ phần lõi, và bỏ bớt 1 phần thịt lê đi, sau đó cho đường phèn và hạt xuyên bối vào trong quả lê. Mang quả lê hấp cách thủy chừng 30 phút. Các mẹ cho bé uống phần nước còn lại trong quả lê, hoặc cho bé ăn cả bã là tốt nhất. Với hỗn hợp trên mẹ nên cho bé uống mỗi lần 1 thìa, ngày uống 2 lần, liên tục trong 3 ngày.

trị ho bằng lê, đường phèn và xuyên bối
trị ho bằng lê, đường phèn và xuyên bối
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Củ nghệ tươi

Củ nghệ tươi đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn cho vào chưng cách thủy 10 phút. Sau đó để nguội cho bé uống ngày 3 lần, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé, cho bé uống đến khi hết ho.

Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Hoa mướp chữa ho

Sử dụng hoa mướp chữa ho bằng cách hấp cách thủy đem đến những cải thiện nhất định, tuy nhiên bài thuốc không sử dụng với trẻ em dưới 1 tuổi.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 12 gram hoa mướp đem rửa sạch, đem hoa mướp cho vào ấm hãm cùng với nước sôi.
  • Dùng như trà uống mỗi ngày, có thể thêm một chút mật ong và uống 2 lần mỗi ngày.
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Củ cải trắng & gừng

Củ cải trắng và gừng xay nhuyễn bỏ vào bát sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong, đem hấp cách thủy khoảng 10-15 phút rồi để nguội cho bé uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần/ một ngày.

Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Hạt chanh & đường phèn

Lấy 5-6 hạt chanh, 1 thìa cà phê đường phèn cho vào cùng, giã nhuyễn. Sau đó hòa thêm một thìa nước lọc, cho vào một chiếc bát sạch. Khi cơm cạn nước, mẹ cho bát vào hấp tới khi cơm chín. Sau đó lấy bát ra, để nguội, gạn nước trong và cho bé uống mỗi ngày 4-6 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê, bé sẽ hết ho và tiêu đờm. Mẹ lưu ý chỉ dùng cho bé từ 1 tuổi trở lên.

Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Cam thảo

Cam thảo có tính mát, vị ngọt thanh, vừa có tính kháng khuẩn vừa làm dịu cổ họng nên các mẹ có thể cho bé uống nước cam thảo đun sôi khi bé lên cơn ho. Cam thảo các mẹ nên tìm mua ở các hiệu thuốc bắc để đảm bảo an toàn.

trị ho bằng cam thảo
trị ho bằng cam thảo
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Hỗn hợp đường nâu, tỏi và gừng

Nguyên liệu: 5 g đường nâu, 2 – 3 tép tỏi, vài lát gừng, 1 chút nước lọc.

Cách làm: Đun sôi hỗn hợp đường, tỏi, gừng và nước khoảng 10 phút, lọc nước cho bé uống. Hỗn hợp trên uống khi ấm ấm là tốt nhất. Một chú ý nho nhỏ là hành và tỏi có mùi khó chịu nên các mẹ cho con uống trước bữa ăn.

trị ho bằng tỏi và gừng
trị ho bằng tỏi và gừng
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Chữa ho bằng hoa đu đủ đực, hoa khế

Hoa đu đủ đực và hoa khế là những vị thuốc được dùng điều trị nhiều bệnh lý viêm nhiễm khác nhau, trong đó phổ biến nhất là chữa kho và viêm họng. Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh chỉ nên sử dụng 1/2 muỗng cafe vừa đủ để phát huy hiệu quả, cho trẻ uống thầm dần dần từ đầu lưỡi, từ ít đến nhiều.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 10 gram mỗi loại hoa đu đủ đực, hoa khế, lá tía tô cùng với 5 gram đường phèn.
  • Cho các loại thuốc vào trong bát sứ rồi đem chúng hấp cách thủy trong khoảng 15 phút.
  • Đun đến khi sôi, người bệnh rót thuốc ra bát và để nguội cho bớt nóng rồi uống.
  • Mỗi ngày nên uống thuốc 2 lần sau khi ăn, áp dụng liên tục trong khoảng 2 – 3 ngày để giảm ho và viêm họng.
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Chữa ho bằng lá tía tô

Lá tía tô được biết đến với công dụng chính là giải cảm, trừ phong, làm ấm cơ thể khi nhiễm lạnh. Trong Đông Y cũng ghi nhận tía tô là thảo dược có vị cay, tính ấm, mùi thơm nhẹ, tác dụng của tía tô đi vào kinh phế – tâm – tỳ phát huy hiệu quả hạ khí. Tía tô là vị thuốc nam chữa ho an toàn đối với người lớn và trẻ nhỏ.

Cách làm:
Sử dụng 20 gram lá tía tô tán mịn hòa với nước nóng cho uống hoặc nấu chung với cháo để ăn hàng ngày.
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Hoa hồng bạch và đường phèn

Cho 5 - 6 cánh hoa hồng bạch và 1 chút đường phèn hấp cách thủy 30 phút. Vị ngọt của đường phèn và cánh hoa hồng bạch sẽ làm dịu rát cổ họng của bé khi lên cơn ho.

trị ho bằng hồng bạch và đường phèn
trị ho bằng hồng bạch và đường phèn
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Cải cúc và mật ong

Lá cải cúc rửa sạch xắt nhỏ, đem hấp cách thủy cùng với mật ong trong 20 phút. Các mẹ chắt lấy nước cho trẻ uống. Để phát huy tác dụng, mẹ nên cho trẻ uống từ 3 - 5 ngày liên tục. Theo Đông y, cải cúc lành tính, có tác dụng trị ho rất hiệu quả.

trị ho bằng cải cúc và mật ong
trị ho bằng cải cúc và mật ong
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Quất hồng bì ngâm đường phèn

Vào mùa quất hồng bì, mẹ đừng quên chuẩn bị sẵn “bảo bối” quất hồng bì ngâm đường phèn cho con dùng vào mùa đông nhé. Tinh dầu trong vỏ quất hồng bì sẽ giúp kích thích hệ hô hấp, giúp long đờm và tống đờm ra ngoài. Không những vậy, lượng vitamin C dồi dào trong loại trái cây này còn giúp tăng cường sức đề kháng cho con, giúp phòng ngừa cảm cúm. Mẹ nên cho trẻ uống nước quất hồng bì ngâm vào mỗi sáng, mỗi lần một thìa con, giúp tăng sức đề kháng cho con. Bài thuốc này không chỉ hiệu quả với trẻ nhỏ mà còn áp dụng rất tốt với cả người lớn.

Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Cây xương sông và lá hẹ

Nguyên liệu: 1 nắm lá xương sông, 1 nắm lá hẹ, đường phèn (không có đường phèn có thể thay bằng đường hạt ăn hàng ngày). Lá xương sông có công dụng trị tiêu đờm, viêm thanh quản, trị cảm sốt hiệu quả.

Cách làm: Lá xương sông thái nhỏ trộn đều với 1 ít đường đem hấp cách thủy 30 phút. Khi hỗn hợp nguội, chắt lấy nước cho bé uống. Các mẹ có thể cho bé uống nhiều lần trong ngày.

trị ho bằng lá hẹ và xương sông
trị ho bằng lá hẹ và xương sông
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Chanh đào ngâm mật ong

1kg chanh đào rửa sạch, rồi ngâm trong nước đun sôi để nguội cùng với một ít muối trong vòng 30 phút. Sau đó vớt chanh ra để ráo nước, cắt thành những lát nhỏ, lưu ý không bỏ hạt. Mẹ lấy 0,5kg đường phèn giã nhuyễn. Chuẩn bị 1 bình thủy tinh sạch, để ráo nước, cho lần lượt 1 lớp đường phèn, 1 lớp chanh đến khi hết. Cho mật ong vào sau cùng. Chanh đào ngâm sau 3 tháng có thể dùng được.

Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Lá húng chanh (tần dày lá) kết hợp đường phèn hoặc mật ong

Nguyên liệu: 1 nắm lá húng chanh, đường phèn hoặc mật ong.

Cách làm: Lá hung chanh rửa sạch, thái nhỏ, đem hấp cách thủy 30 phút cùng đường phèn hoặc mật ong. Các mẹ chắt lấy phần nước cho bé uống khi còn ấm. Bài thuốc này trẻ khá dễ uống vì có mùi thơm của lá húng chanh và mật ong. Chỉ sau 2 lần uống bé sẽ giảm ho rõ rệt. Lá húng chanh có công dụng trị ho, bổ phế, trị đờm hiệu quả.

trị ho bằng húng chanh và đường phèn
trị ho bằng húng chanh và đường phèn
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Quất xanh chưng mật ong

Nguyên liệu: 2 - 3 quả quất xanh, mật ong.

Cách làm: Quất rửa sạch cắt làm đôi, để nguyên vỏ và hạt vì hạt có tính ấm, làm tiêu đờm. Quất trộn với mật ong hoặc đường phèn mang hấp cách thủy là có thể dùng được. Hỗn hợp này cho trẻ uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần uống 2 thìa cafe, thay cho các loại siro ho.

trị ho bằng quất xanh và mật ong
trị ho bằng quất xanh và mật ong
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?