Suy thận cấp là hội chứng xuất hiện khi chức năng thận bị suy sụp nhanh chóng do nhiều nguyên nhân cấp tính khiến cho mức lọc cầu thận có thể bị giảm sút hoàn toàn. Nếu không chữa trị kịp thời, để bệnh chuyển sang mãn tính sẽ rất khó chữa trị. Nếu xử lý kịp thời, bệnh nhân có thể phục hồi được chức năng thận hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn. Y học dân gian còn lưu giữ nhiều bài thuốc chữa bệnh suy thận cấp, trong đó có nhiều bài thuốc vừa đơn giản lại vừa hiệu quả. Trong bài viết hôm nay toplist sẽ cùng bạn tìm hiểu một số bài thuốc nam chữa viêm thận hiệu quả nhất nhé.
Bài thuốc từ 4 loại cây thuốc Nam gồm cây nổ, cây quýt gai, cây muối và cây mực
Bệnh suy thận là một căn bệnh nguy hiểm, hiện nay tỉ lệ người mắc suy thận ở nước ta rất cao. Suy thận trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều bệnh nhân. Điều đáng mừng là hiện chúng ta đã tìm ra bài thuốc nam điều trị bệnh suy thận rất hiệu quả từ 4 vị thuốc nam mọc đầy ở quanh ta.
4 loại cây thuốc Nam gồm cây nổ, cây quýt gai, cây muối và cây mực chữa bệnh thận rất tốt.
- Cây quýt gai có vị cay, tính ấm, thường được dùng chữa các loại bệnh phong thấp, ho hen, cảm sốt, đau bụng, sưng tấy, ứ huyết, gãy xương, thận, rắn cắn.
- Cây mực vó vị ngọt, chua, tính mát dùng chữa các bệnh âm hư, sốt cao, xuất huyết, có tác dụng bổ thận.
- Cây muối có vị mặn, mùi thơm, điều hòa các khí...
Ưu điểm của các loại thuốc cỏ cây là ít gây dị ứng và giá thành lại không cao.
Thành phần:
Gồm 4 vị thuốc là Cây muối 20 gam, cây quýt gai 20g, cây mực 20 gam, cây nổ 20 gam đem phơi hoặc sao khô
Cách dùng:
Các vị thuốc đem rửa sạch rồi đun với 1,2 lít nước, đun cạn còn 200ml (Còn khoảng 1 bát nước) chia 3 lần uống trong ngày.
Công dụng: Đây là một bài thuốc nam nổi tiếng trong dân gian, bài thuốc này có công hiệu đặc biệt trong điều trị chứng suy thận, kể cả bệnh suy thận mãn tính. Với bài thuốc đơn giản này đã có rất nhiều bệnh nhân suy thận thoát khỏi được căn bệnh hiểm nghèo.
Bài thuốc chữa suy thận từ đậu đen và cỏ mực
Suy thận cấp là hội chứng xuất hiện khi chức năng thận bị suy sụp nhanh chóng do nhiều nguyên nhân cấp tính khiến cho mức lọc cầu thận có thể bị giảm sút hoàn toàn.mNếu không chữa trị kịp thời, để bệnh chuyển sang mãn tính sẽ rất khó chữa trị. Nếu xử lý kịp thời, bệnh nhân có thể phục hồi được chức năng thận hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn. Y học dân gian còn lưu giữ nhiều bài thuốc chữa bệnh suy thận cấp, trong đó có bài thuốc vừa đơn giản lại vừa hiệu quả từ 2 vị thuốc dễ kiếm là đậu đen và cỏ mực.
Về hiệu quả trị bệnh, cỏ mực dùng chữa can thận âm kém, lỵ, đại tiện ra máu, làm đen râu tóc. Nhân dân dùng cây cỏ mực giã vắt nước uống để cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ho, hen, viêm họng… Đậu đen có tác dụng thông tiểu tiện và thông mật. Những vị thuốc chế từ đậu đen có tác dung bổ thận thủy.
Bài thuốc chữa suy thận từ đậu đen được chế theo công thức sau:
- Cỏ mực rửa sạch, phơi khô, sao vàng trên lửa than.
- Đỗ đen rang cháy vừa.Lấy 30g cỏ mực và 40g đậu đen đun sôi rồi chắt lấy nước. Uống nước này thay nước hàng ngày. Mỗi thang có thể sắc uống nhiều lần.
Bài thuốc này rất “lành”, không có tác dụng phụ, 2 vị thuốc cũng không hề kỵ nhau. Người bệnh uống chừng vài thang sẽ thấy bệnh chuyển, tiểu đêm thưa dần đến giảm hẳn. Việc ăn ngủ cũng ngon hơn.
Cây phèn đen
Cây Phèn đen hay còn có tên gọi khoa học là Phyllanthus reticulatus Poir, cây mực là loại cây thuộc họ thầu dầu, được sử dụng với vai trò là một vị thảo dược và công năng điều trị trĩ, nhọt, gai cột sống, suy thận, gai cột sống là tác dụng nổi bật nhất của cây thuốc nam này.
Công dụng của cây phèn đen
- Tác dụng chính của Cây phèn đen là hỗ trợ điều trị suy thận. Là 1 trong 4 vị thảo mộc điều trị hư thận hiệu quả.
- Vỏ cây phèn đen có vị nhạt hơi chát được dùng nhiều để hỗ trợ trị lên đậu có mủ và tiểu tiện gặp khó khăn.
- Thanh nhiệt, giải độc, điều trị chảy máu chân răng
- Hỗ trợ trị tiểu rắt, tiểu có mủ do viêm nhiễm, bí tiểu
- Sử dụng lá tươi điều trị rắn cắn
- Ngoài ra, Cây phèn đen còn kết hợp với một số loại thảo mộc khác làm tăng tính năng điều trị bệnh.
Cách sử dụng cây phèn đen
- Lấy khoảng 20 – 40 gram cây phèn đen khô, rửa qua bằng nước sạch, sao vàng hạ thổ
- Sau đó đun với 1 lít nước, sắc còn 500ml nước rồi sử dụng, có thể thay làm nước uống hằng ngày.
Cụ thể: Điều trị suy thận, thận hư
- Cây quýt gai 20g, cây phèn đen 20g, cây nổ 20g, cây muối 20g.
- Sắc với 1,5 lít nước, sắc cạn còn 700-800ml chia ra làm 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc quý chữa suy thận từ 18 loại thuốc nam
Bài thuốc nam từ 18 loại thuốc này đã cứu mạng được rất nhiều người do mắc chứng nan y về thận, suy thận, thận hư nhễm mỡ...
Bài thuốc quý này gồm các vị sau:
- Rễ cây dừa.
- Rễ cây cau.
- Rễ/lá của cây lá gai.
- Rễ cây dứa dại.
- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây dâu tằm.
- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây sung, có thể dùng vỏ thân cây sung.
- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây ngái, khó tìm thì dùng vỏ thân cây ngái.
- Cây tầm gửi (không có tầm gửi trên cây bưởi, cây dâu tằm thì có thể dùng tầm gửi trên cây mít).
- Cây bìm bìm ( họ bìm bìm- Convolvulaceae).
- Cây nàng nàng, còn gọi là cây trứng ếch.
- Cây sả.
- Cây thạch xương bồ.
- Cây rau răm (dành cho bệnh thận kèm tiêu hóa kém).
- Cây mã đề.
- Râu ngô (Nếu không đúng vụ thì cũng có thể không dùng)
- Vỏ quả bưởi (bòng).
- Rễ chuối tiêu
- Bệnh nhân nam thêm vỏ quýt, bệnh nhân nữ thì thêm cỏ cú (Bởi có câu : Nam bất thiểu trần bì - Nam không thể thiếu vỏ quit. Nữ bất ly hương phụ- Nữ không nên xa cỏ cú).
Cách dùng:
- Nên thu hái thuốc vào lúc trời nắng, nếu thu hái buổi sáng thì lấy phần phía đông, buổi chiều thì lấy phần phía tây.
- Thu hái xong rửa sạch thái nhỏ, sao vàng hạ thổ (có thể phơi khô để dành).
- Mỗi loại dùng khoảng từ 15-30g (tươi) nếu đã phơi hay sấy khô thì ít hơn (từ 5 đến 10g). Tùy theo bệnh nặng nhẹ, nguyên nhân bệnh, trẻ hay già, nam hay nữ... mà người làm thuốc gia giảm cho phù hợp để làm thành một thang thuốc sắc uống hàng ngày. Dùng sau ba ngày (đến 10 ngày với bệnh lâu năm) sẽ thấy hiệu nghiệm. Tuy nhiên, để chữa dứt điểm bệnh cần phải điều trị một thời gian dài. Trong trường hợp nhiễm độc kim loại nặng dùng bài thuốc này để điều trị thì rất tốt.
Dùng cây kim tiền thảo
Kim tiền thảo có tên khoa học là Desmodium styracifolium (Osb.) Merr. thuộc giống họ nhà đậu – Fabaceae. Ở nhiều nơi còn gọi kim tiền thảo là cây mắt trâu, vảy rồng, mắt rồng. Đây là một trong những loại cây sống lâu năm, là một trong những loại cây cỏ mọc bò sát đất, chiều cao trung bình của cây là 30 – 50cm. Ngọn non dẹt và có phủ lông tơ, màu trắng, là mọc sole, mặt dưới là có lông màu trắng bạc, mặt trên có những đường gân rất rõ. Hoa kim tiền thảo có màu tía và mọc thành từng chùm ở các kẽ lá. Kim tiền thảo thường mọc ở những nơi hoang dại trên vùng đồi trung du, một số ít mọc ở vùng đồi núi. Loại cây này có khả năng phát triển rất tốt ở vùng trung du. Các bạn không nên trồng loại cây này ở vùng khí hậu lạnh giá hay những nơi thường xuyên ngập nước. Bạn có thể gieo hạt vào mùa xuân trong khoảng từ 4 – 5 tháng cây sẽ phát triển đều tới kích thước tối đa.
Bộ phận có thể dùng để chế biến trong việc sử dụng để làm thuốc chữa bệnh là tất cả các bộ phận của kim tiền thảo đều có thể dùng để làm thuốc chữa bệnh. Sau khi thu hoạch bạn có thể bảo quản lâu hơn bằng cách tiến hành phơi khô và đóng gói lại, bảo quản ở nơi thoáng mát. Loại thảo dược này cần lưu ý tuyệt đối không được sử dụng cho phụ nữ có thai.Chữa bệnh suy thận bằng thuốc nam thì người bệnh không thể bỏ qua cây kim tiền thảo. Chữa suy thận bằng kim tiền thảo rất hiệu quả mà không mang lại tác dụng phụ nào gây hại cho cơ thể người bệnh, giúp cho người bệnh đẩy lùi bệnh một cách nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Lấy 25- 30 gam kim tiền thảo có thể dùng khô hay tươi đều được
- Bỏ vào nồi rồi đổ nước vào sắc lấy nước uống hằng ngày
Theo y học cổ truyền thì kim tiền thảo được biết đến là một trong những loại thảo dược lành tính, uống hằng ngày có thể giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, giúp chống viêm kháng khuẩn, lợi tiểu lợi mật, mát gan,…Mặc dù là một loại thảo dược lành tính, tuy nhiên việc sử dụng nó quá nhiều cũng là điều không nên, thậm chí còn có thể gây ra tác dụng phụ.
Chữa Bệnh Thận Từ Lá Nhãn Rụng
Theo dân gian, lá nhãn có khả năng làm chậm quá tình phát tiển của bệnh suy thận và cải thiện tốt các chức năng thận. Đặc biệt có tác dụng tốt đối với những bệnh nhân viêm cầu thận cấp và mạn tính hay những người bị suy thận mạn tính phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Do đó, việc dùng lá nhãn có thể giúp người bệnh giảm việc điều trị chạy thận thường xuyên.
Để chữa bệnh thận, dân gian sử dụng lá nhãn tự rụng, chứ không hái trực tiếp từ trên cây xuống, sau đó đem lá nhãn rửa sạch rồi phơi khô. Nếu lá to thì đem cắt nhỏ, lá nhỏ khỏi cần, tất cả sao vàng, hạ thổ rồi bảo quản trong lọ phòng khi cần dùng.
- Viêm cầu thận cấp tính: Dùng 40g lá nhãn này sắc với nước uống mỗi ngày. Uống khoảng 2 tuần thì đi xem nghiệm nước tiểu để thấy bệnh tiến triển ra sao.
- Viêm cầu thận mạn tính: Sắc 40g lá nhãn uống như cách trên nhưng thời gian uống phải kéo dài đến 4 tuần. Sau đó, đi xét nghiệm nước tiểu định kỳ rồi điều trị thêm các đợt kế tiếp (mỗi đợt 4 tuần) cho đến khi khỏi bệnh.
- Chữa suy thận mạn tính: Dùng 40g lá nhãn sắc uống mỗi ngày. Uống 1 đơt khoảng 1 tháng thì nghỉ 5-10 ngày rồi lại tiếp uống đợt tiếp theo. Dùng nhiều đợt liên tục như vậy đồng thời xét nghiệm nước tiểu định kỳ để theo dõi hiệu quả của bài thuốc.