Top 15 Bài văn nghị luận xã hội về tính tự lập của giới trẻ ngày nay lớp 9 hay nhất

Nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp La Fontaine từng nói: “Hãy tự giúp mình và thiên đường sẽ giúp ta”. Cuộc sống của chúng ta luôn là một chặng đường dài đầy khó khăn, thử thách, nhưng không ai có thể sống thay chúng ta, không ai có thể đi bằng đôi chân của chúng ta ngoài chính bản thân ta cả. Chính bởi lẽ đó mà tự lập trở thành một đức tính vô cùng quan trọng, đóng vai trò không thể thiếu đối với con người mà thiếu nó, con người mãi mãi không thể trưởng thành. Chúng ta cùng tìm hiểu thế nào là tự lập? Vì sao chúng ta cần phải sống tự lập? Khi nào chúng ta cần sống tự lập?.... Mời các bạn cùng tìm hiểu vấn đề đó qua một số bài văn nghị luận xã hội về tính tự lập hay nhất mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Bài văn nghị luận xã hội về tính tự lập của giới trẻ ngày nay số 11

Trang Tử đã từng nói rằng: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được ngụm nước. Nhưng chúng không mong sống trong lồng”. Cách sinh tồn của loài gà rừng gợi cho ta nhiều suy nghĩ về tính tự lập trong cuộc sống.


Tự lập là sống dựa vào chính mình, hành động, suy nghĩ từ chính mình, không phụ thuộc quá nhiều vào những người xung quanh. Xã hội đã trải qua bao biến đổi, thăng trầm, con người vì thế cũng thay đổi ít nhiều nhưng ở thời đại nào, ở dân tộc nào, con người cũng cần mang theo hành trang bên mình là tự lập. Đó là thứ hành trang vạn năng, là thứ hành trang cần mang theo mọi nơi, mọi lúc trong cuộc trường chinh bước vào tương lai của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc.


Con người cần tự lập để sinh tồn! Từ thuở xưa, khi nhân loại còn tranh tối, tranh sáng, khi ấy, loài người còn sống phụ thuộc vào tự nhiên rất nhiều, nhưng rồi họ nhận ra rằng nếu cứ mãi như vậy thì những gì có sẵn rồi cũng sẽ cạn kiệt, do đó họ đã lao động. Lao động để có cái ăn, cái mặc, suy rộng ra tự lập chính là sinh tồn. Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng phát triển, tự lập với mỗi cá nhân là không phụ thuộc vào mọi người ngay từ những điều cơ bản nhất của cuộc sống.

Con người cần tự lập để phát triển.


Như một lẽ tự nhiên, con người tồn tại trong nhân quần nhưng vẫn là một cá thể, một bản thể không bao giờ lặp lại. Nếu sống quá dựa vào mọi người xung quanh, chúng ta rất dễ nảy sinh sự phụ thuộc, khi ấy ta làm một điều gì đó cũng sẽ hỏi ý kiến mọi người, ta suy nghĩ điều gì đó cũng không hề chắc chắn. Tự lập để ta có khả năng tư duy độc lập, để phát triển chính mình. Nếu không tự lập, chúng ta có nhìn thấy bao những con người đã làm nên lịch sử cho nhân loại? Nếu không tự lập ngay từ thời ấu thơ, thử hỏi rằng, khi trưởng thành, mỗi chúng ta có thể tìm được chỗ đứng cho riêng mình trong xã hội? Tự lập để phát triển bản thân, suy rộng ra là để khẳng định những giá trị sống của riêng mình.


Con người cần tự lập để sáng tạo. Còn nhớ, ba người sáng lập nên Youtube từng nhận được những lời khuyên rằng không nên sáng tạo ra phần mềm này nhưng trên tất cả, họ đã tự lập để rồi cuối cùng, Youtube trở thành phần mềm hấp dẫn và hữu ích đối với muốn mọi người ở mọi lứa tuổi. Nếu không tự lập vươn mình sau thảm họa của thiên tại, chúng ta cũng có nhìn thấy một đất nước Nhật Bản như ngày hôm nay? Không còn nghi ngờ gì nữa, tự lập chính là điểm tựa vững chãi nhất, là hành trang quý báu nhất đưa con người vượt qua những định kiến, vượt qua những thách thức để vươn mình đứng lên.


Rõ ràng, tự lập với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc là vô cùng quan trọng. Đó là chiếc chìa khóa vạn năng giúp chúng ta mở mọi cánh cửa của cuộc đời, trong đó có một cánh cửa quan trọng là chính mình. Nhưng để sống tự lập, đó không phải là vấn đề một sớm một chiều mà là vấn đề của cuộc đời. Nhiều khi phải trải qua rất nhiều những biến thiên, thăng trầm của cuộc sống, người ta mới nhận ra sự tự lập có ý nghĩa như thế nào để rồi mới sống như thế. Xã hội ngày càng phát triển, những bậc cha mẹ vì yêu con mình mà không để cho con tự lập từ sớm, do đó, khi lớn lên, bước vào cuộc đời kia, chúng rất khó trưởng thành, chỉ muốn mãi là con sên trong lớp vỏ cứng mà thôi. Người trẻ cũng thế, nếu chúng ta không biết tự lập từ sớm thì làm sao có thể hiểu được chính mình, khẳng định chính mình?


Cuộc đời là cuộc trường chinh vạn dặm, do đó điều cần thiết và quan trọng nhất là lấy điểm tựa của chính mình, là sống tự lập!

Lee- wikivui.com

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn nghị luận xã hội về tính tự lập của giới trẻ ngày nay số 14

Cuộc sống ngày càng phát triển, con người ngày càng được tiếp xúc nhiều hơn với những điều kiện và môi trường mới hơn, đặc biệt là giới trẻ. Chính vì thế, rất nhiều bạn trẻ đã chọn cho mình cách sống tự lập để vươn mình, khẳng định mình trong cuộc sống. Vậy tính tự lập có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của các bạn trẻ hiện nay?


Tự lập là cách bạn tự chủ được bản thân, tự mình vượt qua những khó khăn, thực hiện những mục đích, những ước mơ của riêng mình bằng chính bản lĩnh và cái tôi cá nhân chứ không cần dựa dẫm vào người khác. Đây là cái sống đối lập với lối sống ỷ lại, sống dựa dẫm vào người khác.


Tính tự lập được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau chứ không phải chỉ tính riêng việc bạn tách khỏi bố mẹ để thực hiện một cuộc sống hoàn toàn độc lập. Như trong học tập, tính tự lập được hiểu là cách bạn tự lập cho mình những kế hoạch học tập, mục tiêu học tập, từ đó, cố gắng để hoàn thành từng bức những mục tiêu ấy mà không cần bố mẹ hay thầy cô phải nhắc nhở. Trong gia đình hay trong cuộc sống thì tính tự lập được thể hiện ở cách bạn chủ động làm những công việc cá nhân như nấu ăn, giặt giũ hay hoàn thiện những công việc mà bản thân đã vạch ra….


Lối sống tự lập và tính tự lập có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống cũng như sự phát triển của mỗi con người. Tự lập trong cách sống hàng ngày, từ những việc nhỏ nhặt nhất sẽ rèn cho con người tính cẩn thận, gọn gàng và ý thức sống cao. Trong học tập, tự lập lại giúp cho con người có nỗ lực vươn lên, biết phấn đấu để đạt được tới những mục tiêu cao hơn. Khi lớn hơn, tự lập giúp con người cứng cỏi hơn, có thể đương đầu được với những khó khăn, thử thách, có thể vượt qua được những cám dỗ của cuộc sống.


Tính tự lập có thể coi là một phẩm chất quý báu của mỗi con người. Khi bạn tự lập, bạn sẽ cảm thấy bản thân mình trưởng thành hơn, sống có trách nhiệm hơn với chính mình cũng như với những người xung quanh. Những người tự lập thường là những người trưởng thành và có ý chí phấn đấu rất cao. Ví dụ như Steven Jons – từ một con người rất bình thường nhưng bằng tính tự lập, luôn vượt qua những thách thức của cuộc sống, không dựa dẫm vào những đồng tiền và vị thế cả bố mẹ mà trở thành ông chủ của Apple vô cùng nổi tiếng… Đó chỉ là 1 trong rất nhiều những ví dụ về những con người có tinh thần tự lập cao.


Tuy nhiên, tính tự lập không phải tự nhiên mà có cũng như không phải cứ nói tự lập là có thể tự lập được. Tự lập là cả quá trình, cần sự rèn rũa từ nhỏ, từ những việc nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt, khi tự lập được hiểu theo cách là đi ra khỏi sự bao bọc của gia đình để hình thành 1 cuộc sống mới thì khi đó, tính tự lập phải là sự tổng hòa của nhiều kỹ năng khác nhau. Vì để có thể tự mình sống tự lập, tự chủ mọi mặt thì bản thân phải có những nền tảng nhất định. Ví dụ như tự chủ tài chính, tự chủ về thời gian cũng như tự chủ trong các mối quan hệ… Tự lập cũng cần phải có sự kiên trì vì ngoài kia cuộc sống chúng ta sẽ gặp phải rất nhiều những áp lực mà chúng ta cần phải vượt qua. Hãy tự rèn luyện cho mình một lỗi sống tự lập, tích cực và chủ động.


Bên cạnh những bạn trẻ sẵn sàng đối đầu với những khó khăn để hình thành lối sống tự chủ thì vẫn còn những con người có thói quen sống nhờ, sống ỷ lại và dựa dẫm vào người khác. Họ không biết hoặc không muốn đụng chân đụng tay vào những công việc mà luôn nhờ cậy vào người khác. Hoặc, cũng có những bạn trẻ coi sống tự lập như 1 trào lưu để rồi đòi sống tự lập trong khi bản thân không có khả năng và chẳng mấy chốc lại chán nản rồi quay về lối sống cũ…


Tự lập không chỉ là 1 là phẩm chất mà nó còn là một lối sống, một phong cách sống đẹp của con người, nhất là với các bạn trẻ. Hãy tập cho mình cách sống tự lập ngay từ những điều giản đơn nhất, có như vậy, khi đương đầu mới biển lớn cuộc đời, chúng ta mới vững tay lái và phát huy được hết những khả năng của bản thân.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn nghị luận xã hội về tính tự lập của giới trẻ ngày nay số 12

Thuyền muốn vượt biển ra ngoài khơi xa tất nhiên phải rời bến , phải qua bão táp ,sóng gió của đại dương , đó là điều không thể tránh được . Đường đời chắc chắn sẽ có chông gai gập ghềnh , chỉ có đối diện với chúng ta mới có thêm kinh nghiệm và bản lĩnh để vượt qua. Chính vì vậy tính tự lập là vô cùng cần thiết đối với mỗi người.


Tính tự lập là sự tự giác học tập , làm việc bằng chính khả năng của mình , đi đôi chân của mình chứ không phải dựa dẫm , phụ thuộc vào một ai khác. Tự lập tức là dám tự mình đương đầu với khó khăn thử thách đối mặt với những cám dỗ trong cuộc sống . Tự lập là đức tính tốt cần có ở mỗi người nhất là những người trẻ tuổi bởi vì ngay từ nhỏ đã dựa dẫm quá nhiều vào bố mẹ thì sau này bước ra khỏi vòng tay chăm sóc của gia đình sẽ khó làm được việc gì to lớn.


Ngày nay rất nhiều bạn trẻ được sống trong sự nuông chiều ,sẽ chẳng ngạc nhiên khi có nhiều bạn đã học trung học mà không làm được những việc nhà đơn giản như: nấu cơm, giặt giũ, lau nhà,... Những công việc ấy với các bạn không khác gì cực hình bởi họ chưa từng phải động tay động chân vào chúng. Hay khi đi học, làm việc gặp một vấn đề gì khó có nhiều bạn thay vì suy nghĩ để tự mình tìm cách giải quyết thì sẽ bỏ cuộc và nhờ người khác làm hộ .Đây là tình trạng rất đáng báo động bởi lâu ngày sẽ thành thói quen ỉ lại vào người khác rồi dần đánh mất chính bản thân mình , sớm từ bỏ trước những khó khăn, chùn bước trước những va vấp.


Nhiều gia đình còn sắp đặt tương lai , hạnh phúc cho con cái , nhiệm vụ của những bạn trẻ là đi đúng con đường mà cha mẹ đã vạch ra . Như thế vô tình đã đánh mất khả năng tự lập cần thiết của con. Nếu chúng ta không tự lập , thiếu quan điểm của riêng mình thì vĩnh viễn mình sẽ không trưởng thành được Khi chúng ta qua biển lớn mới phát hiện ra ngay cả trụ nửa giờ trước gió nhẹ chúng ta cũng không thể làm được . Muốn có đôi cánh mạnh mẽ thì phải trải qua quá trình rèn luyện và thử thách chứ không phải chỉ học trong sách sách vở.


Không có tính tự lập đồng nghĩa với việc không có lý tưởng sống mà không có lý tưởng sống thì chắc chắn không thể thành công . Lý tưởng được ví như ngọn đèn soi sáng dẫn lối cho chúng ta đến cái đích thành công . Nhưng khi không có lý tưởng đồng nghĩa phải đi trên con đường đen tối không có ánh sáng chiếu rọi. Thành công đứng ngay trước mắt nhưng những con người không tự lập không thể với tới đơn giản họ chẳng có bản lĩnh gì đối diện với những lo sợ, thử thách ngoài kia. Chính vì thế, mãi mãi họ sẽ chỉ là cái bóng của những con người nâng đỡ vì họ không dám bước ra khỏi vòng tay nâng niu ấy để có chính kiến của riêng mình và có những bước đi từ chập chững đến trưởng thành.


Những khó khăn ban đầu có thể làm ta lo lắng sợ hãi nhưng hãy cứ vững tin , không chùn bước thì những trở ngại đó có lớn đến đâu cũng sẽ bị tiêu diệt . Những thử thách, hiểm nguy mà chúng ta vượt qua chính là những bài học kinh nghiệm quý giá . Hơn thế nữa chúng ta có thể biến khó khăn thành cơ hội vươn lên khẳng định bản thân mình. Không ai trả phí cho sự tự lập , sự dung cảm nhưng nếu không tự lập sẽ mất rất nhiều thứ. Đánh mất lý tưởng , cơ hội và cuối cùng là thành công.


Nhưng không phải vì thế mà chúng ta quay lưng với tất cả sự giúp đỡ của người khác bởi trong cuộc sống có rất nhiều việc mà một mình chúng ta không thể hoàn thành cần sức của người khác. Hãy nhận sự giúp đỡ khi thật cần thiết đừng biến sự giúp đỡ của người khác thành vật thay thế để chúng ta ỉ lại.


Thành công bằng chính khả năng của mình , đi lên bằng đôi bàn chân của mình, trưởng thành từ những gì mình tự đúc kết được là điều tuyệt vời nhất .

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn nghị luận xã hội về tính tự lập của giới trẻ ngày nay số 2

Không ai yêu thương mình hơn chính mình. Không ai cứu giúp mình tốt hơn là chính mình. Tự lập là phẩm chất tốt đẹp mà mỗi con người cần phải có. Nó Chính là động lực tạo nên mọi nguồn sức mạnh đưa con người đến thành công.


Thế nào là tự lập? Tự là tự mình làm một công việc gì đó mà không cần đến sự trợ giúp từ người khác. Lập là độc lập không dựa dẫm vào ai để được lợi lộc cho bản thân. Vì vậy, tự lập mang ý nghĩa của sự độc lập, không ỷ lại vào người khác. Những người tự lập, họ luôn tự giác làm những công việc của mình, không ỷ lại hoặc phụ thuộc vào ai đó.


Tại sao phải rèn luyện tính tự lập? Trong một xã hội ngày càng phát triển như ngày nay, đạo đức của con người luôn được đề cao và trở thành một khía cạnh quan trọng luôn được mọi người quan tâm. Trong đó, tự lập là một yếu tố cần thiết đối với mỗi người chúng ta. Khi mỗi người lớn dần lên, đều phải tập tềnh bước đi trên đôi chân của mình, không thể luôn luôn dựa dẫm vào cha mẹ, người thân của mình. Bởi lẽ, cuộc đời này có rất nhiều biến cố, không ai sẽ mãi mãi ở bên cạnh dìu dắt, giúp đỡ chúng ta những lúc khó khăn, vấp ngã. Vậy sao chúng ta không tự lập, tự nỗ lực vào chính bản thân mình để sau này có thể bước đi một mình vững vàng, khi cha mẹ vẫn còn bên cạnh để làm chỗ dựa tin thần cho ta. Để mỗi lúc chùn bước hay vấp ngã, chúng ta vẫn mạnh mẽ đứng lên và vững tin bước tiếp.


Người tự lập luôn sẵn sàng thử sức, dấn thân trên mọi nẻo đường. Họ sống rất nhiệt huyết và luôn có khát khao tự trải nghiệm. Bởi thế, người tự lập sẽ đạt được thành công trong cuộc sống và được mọi người quý mến, kính trọng. Trong cuộc sống, không thiếu những tấm gương tự lập để chúng ta noi theo.


Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại là tấm gương sáng về tính tự lập mà mỗi người Việt Nam đều tự hào mỗi khi nhớ đến. Người đã can đảm dấn thân vào con đường cứu nước khi bôn ba khắp xứ lạ quê người, vì nung nấu trong trái tim một tình yêu bao la cho con người, dân tộc Việt Nam. Tấm gương tự lập trong cuộc sống này luôn được tôn vinh và trân trọng.


Trong cuộc sống vật chất phát triển như ngày nay, đời sống tin thần ngày càng được nâng cao. Đôi lúc, chính sự quan tâm và bảo bọc quá mức của cha mẹ và nhà trường đã làm tính tự lập của con trẻ ngày một mất dần. Những đứa trẻ ấy chỉ biết ỷ lại, luôn dựa dẫm vào cha mẹ, gia đình từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành. Họ mắc chứng bệnh mang tên “lười hành động”, họ không muốn nghĩ suy và luôn thích nói không với mọi thứ. Họ học gì, làm gì, mang gì cho đến yêu ai, làm gì và sống như thế nào đều cần có người quyết định thay.


Cuộc đời của những con người ấy là một trang sách đã được viết sẵn mà tác giả là một ai khác ở thế giới ngoài kia, bạn sẽ không biết. Rồi một ngày kia, khi tác giả không còn nâng niu trang sách ấy, những con người ấy sẽ đi vào ngõ cụt của cuộc đời, họ xoay quanh với cuộc sống hỗn độn như những con rối không có cảm xúc. Cuộc sống họ trở nên vô nghĩa, nhàm chán. Nhiều bậc phụ huynh đã và đang hiểu sai về tự lập.


Tự lập không có nghĩa là không quan tâm, không che chở cho con trẻ. Tự lập là để họ tự bước đi chập chững bằng đôi chân của mình, và gia đình là nguồn động viên tinh thần để mỗi người vững tin bước đi, là nơi giang tay nâng đỡ mỗi khi chúng ta vấp ngã.


Tuy vậy, tự lập không có nghĩa là chúng ta phải tách biệt mình ra khỏi cộng đồng. Tự lập là phải đủ bản lĩnh để đối mặt với mọi thứ mà chúng ta có thể làm và phải làm một mình. Tự lập là mỗi người có thể tự hào rằng mình đủ sức và có khả nâng đóng góp sức lực bản thân vào công việc chung của cộng đồng, xã hội để tạo thành sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong tập thể, dân tộc.


Học sinh cần rèn luyện tính tự lập như thế nào? Học sinh chúng ta cần phải rèn luyện tính tự lập ngày từ khi còn nhỏ. Muốn vậy, bản thân mỗi người luôn phải nỗ lực và cố gắng vươn lên, cần rèn luyện cho mình ý chí mạnh mẽ mỗi khi đối mặt với thử thách mới. Vậy rèn luyện tính tự lập ở đâu ? khi nào ? Chúng ta có thể rèn luyện tính tự lập trong học tập. Mỗi người cần tự suy nghĩ và tự làm bài khi gặp bài khó, có thể dựa vào gợi ý của thầy cô, bạn bè nhưng sau đó ta phải tự rèn luyện và nắm vững kiến thức.


Tự lập có thể rèn luyện trong công việc hàng ngày. Mỗi chúng ta cần học dần cách chăm sóc cho chính mình, từ ăn, mặc, ngủ đến việc giải trí ngay khi còn nhỏ. Lúc nhỏ 3 tuổi có thể học tự đánh răng, tắm rửa, tự ăn cơm,… sau này lớn lên ta học tự nấu ăn, tự sắp xếp thời gian biểu hàng ngày.


Tự lập là phẩm chất mà mỗi người chúng ta cần phải có. Nhưng tự lập cũng phải kết hợp với tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Có như thế, cuộc sống này mới ngày càng tốt đẹp và mỗi người đều nhận được hạnh phúc trọn vẹn hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn nghị luận xã hội về tính tự lập của giới trẻ ngày nay số 13

Con người ta sinh ra vốn đã là một cá thể riêng biệt, vậy tại sao lại không thể tự đứng bằng đôi chân của mình mà lại muốn phụ thuộc vào người khác, tại sao không hình thành cho mình “tính tự lập”. Vậy “tự lập” là gì. “Tự lập” là một đức tính quan trọng, là hành động mà không dựa dẫm vào người khác, một cách sống tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn cho mình một con đường trong tương lai để đi. Học cách “tự lập” từ lâu đã là bài học sâu xa mà ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu:


“Có khó mới có miếng ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho”


Khi ta còn nhỏ, mọi công việc từ nhỏ đến lớn luôn có bố mẹ làm thay hoặc giúp đỡ, ta mặc định cho rằng cha mẹ sẽ luôn ở phía sau chống đỡ khi ta gặp khó khăn. Thế nhưng, đến một ngày, ta sẽ trưởng thành, có những thử thách mà ta cần tự mình đối mặt, đây chính là lúc ta cần “tự lập”. “Tự lập” sẽ giúp chúng ta chủ động, mạnh mẽ đối diện với những tình huống bất ngờ trong cuộc sống, ta sẽ có đủ tự tin, bình tĩnh để xử lý, khắc phục chúng một cách dễ dàng, hiệu quả nhất. “Tự lập” khiến ta dám bày tỏ những quan điểm ý kiến riêng , kiên trì phấn đấu bền bỉ theo đuổi ước mơ, lí tưởng, khát vọng mà mình đã đặt ra từ đó khẳng định giá trị của bản thân. Có lẽ vì vậy, mà những người có tính tự lập luôn nhận được sự ngưỡng mộ, yêu mến của những người xung quanh.


Thần đồng Đỗ Nhật Nam chàng trai tài năng, niềm tự hào của Việt Nam bắt đầu cuộc sống tự lập ở Mĩ từ lúc 13 tuổi, luôn phấn đấu cô gắng không ngừng để đạt được những thành tích, bằng khen đáng khích lệ. Hay đôi khi chỉ đơn giản như việc ta cô gắng nghĩ cách giải của một bài toán khó, giúp đỡ cha mẹ những công việc vặt trong gia đình: quét nhà, chăm sóc em…Dù cho đó chỉ là những việc nhỏ nhặt nhưng đã bước đầu hình thành trong ta tính tự lập.


Thế nhưng, hiện nay, bên cạnh những cá nhân rèn luyện tính tự lập cho mình thì vẫn còn đó một bộ phận lười nhác, phụ thuộc vào người khác. Họ cho rằng cha mẹ chăm sóc con cái là lẽ đương nhiên nên cứ thế ỷ lại, không có tinh thần tự giác ngay cả đến việc nhỏ nhất là học tập, vệ sinh cá nhân cũng đợi nhắc nhở mới chịu làm. Có những cá nhân vừa thấy công việc khó khăn đã đùn đẩy sang cho người khác mà không chịu bỏ thời gian để độc lập tìm tòi, suy nghĩ giải quyết, biến mình thành một con ký sinh trùng đánh mất giá trị của bản thân…Đây là những việc làm cần phải phê phán, nhắc nhở.


Xã hội ngày một phát triển, để hòa nhập một cách dễ dàng mọi người cần tự hình thành trong mình “tính tự lập”, cố gắng tạo cho mình thế chủ động trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, sẽ có những vấn đề mà một mình ta không thể tự giải quyết, những lúc này ta nên nhờ tới sự giúp đỡ, hỗ trợ , không nên ép buộc mình, biến “ tính độc lập” thành sự cố chấp, biến mình thành một con người tách biệt với xã hội. “Tính tự lập” là một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn ta đến con đường thành công. Chính vì vậy, mỗi người cần có một nhận thức đúng đắn, rèn luyện cho mình tính độc lập từ nhỏ. Các bậc cha mẹ đừng bao bọc con cái quá, hãy tạo cơ hội để trẻ có thể được làm những điều mà chúng mong muốn.


“Tự lập” là một đức tính mà ai cũng cần có trong cuộc sống. Nó không chỉ giúp bản thân ta hoàn thiện mà còn giúp xã hội ngày một phát triển , văn minh hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn nghị luận xã hội về tính tự lập của giới trẻ ngày nay số 15

Một trong những đức tính quyết định thành công cho mỗi con người chính là đức tính tự lập. Vậy tự lập có nghĩa là gì, và nó giúp ích gì cho chúng ta đế đạt được thành công?


Tính tự tập có nghĩa là gì? Tính tự lập có nghĩa là chúng ta có khả năng tự xây dựng lấy cuộc sống cho mình, không ỷ lại, không nhờ vả người khác. Vậy thì tại sao chúng ta cần phải có tính tự lập? Bởi vì nó thể hiện sự tự tin của bản thân ta. Trong cuộc sống, có những giai đoạn chúng ta cần phải tự mình lo liệu không phải lúc nào cũng cần đến ba mẹ nâng đỡ ta mãi. Tính tự lập còn giúp cho ta rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp khác nữa như cần cù, chịu khó, kiên nhẫn,… giúp cho ta dần dần hoàn thiện trong cuộc sống.


Bên cạnh đó, tính tự lập còn tạo cho bản thân những thử thách mới lạ tạo niềm vui trong cuộc sống. Có tính tự lập thì chúng ta sẽ có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Dẫn chứng là các bạn sinh viên khi lên thành phố học tập đều phải xa nhà, tự mình bươn chải kiếm sống, tự lo liệu học tập, ba mẹ chỉ ủng hộ về mặt tinh thần và phần nào vật chất. Các anh chị sinh viên ấy phải tự mình thuê nhà trọ, tự mình kiếm việc làm để trang trải cuộc sống cho bốn năm đại học trên thành phố đầy bon chen và cạm bẫy.


Chính nhờ sự tự lập như vậy mà các anh chị đó sau khi học xong thì rất vững vàng về mặt kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống. Bởi vì trong thời gian các anh chị làm việc đã giúp cho các anh chị có sự cọ xát thực tế cuộc sống. Trau dồi cho bản thân mình những đức tính tốt đẹp khác như kiên trì, nhẫn nại, chịu khó,…Với sự rèn luyện như vậy chắc chắn những anh chị sinh viên này sẽ dễ dàng thành công trong công việc ở tương lai.


Vậy ta cần phải rèn luyện tính tự lập như thế nào? Chúng ta cần rèn luyện tính tự lập trước hết là trong học tập nhằm tạo hứng thú cho bản thân. Vì khi ta tìm tòi học hỏi về một bài học nào đó, nhưng lại không có thầy cô, bạn bè giúp sức thì bản thân ta phải tự mình tìm tòi, độc lập trong suy nghĩ để tìm ra hướng giải quyết. Từ đó đã tạo cho chúng ta sự hứng thú trong học tập rất tốt. Bên cạnh đó, ta cần rèn luyện tính tự lập thông qua những công việc mà mình có thể tự tay làm được không cần phải nhờ vả đến người khác giúp.


Những công việc lặt vặt trong nhà ta cần nên tự giác làm không phải đợi mẹ cha nhắc nhở bởi vì đó là những công việc hết sức nhẹ nhàng, ta dễ dàng làm được vừa thể hiện được chúng ta là con ngoan, siêng năng còn thể hiện minh đã có tính tự lập từ sớm. Đó là những điều tốt mà ta cần phải làm. Tự lập cũng đồng nghĩa với việc không sợ thất bại, gian truân, khi vấp ngã ta cần đứng lên một cách tự tin và bằng sự quyết tâm cao độ hơn nữa.


Trong cuộc sống ta vẫn còn bắt gặp đâu đó những người không có tính tự lập, lúc nào cũng có tư tưởng dựa dẫm vào người khác mà bản thân lại không biết phấn đấu vươn lên. Ví dụ như trong các lần kiểm tra, những người không có ý thức tự giác, tự lập, tự mình học tập thì lúc nào cũng nghĩ đến việc nhờ người khác giúp đỡ, chỉ bài cho mình. Những con người này cần phải bị phê phán và lên án mạnh mẽ.


Nhìn chung, đức tính tự lập là một đức tính rất tốt, quý báu. Chúng ta cần phải rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng đức tính quý báu này để ta có thể đương đầu một cách tự tin trước cuộc đòi đầy bon chen, xô bồ này.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn nghị luận xã hội về tính tự lập của giới trẻ ngày nay số 6

Mỗi một sinh vật sinh ra trong trái đất này đều phải có tính tự lập để sinh sống và tồn tại. Những con chim non mới sinh ra khi xa mẹ cần tự lập, tự học cách vỗ cánh để bay và tự kiếm ăn nuôi sống bản thân mình. Những con thú trong rừng cần tự lập học cách rình mồi, kiếm mồi để duy trì sự sống. Và con người cũng cần tính tự lập. Nó sẽ quyết định đến nhân cách và tương lai của một con người. Tự lập là điều cần thiết của mỗi người, cần rèn luyện và cần có quá trình.


Tự lập là gì? “Tự” là do mình, xuất phát từ bản thân mình, không lệ thuộc vào bất kỳ ai. Tự lập chính là một cách sống tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn cho mình một con đường trong tương lai để đi. Tự lập trái ngược với phó mặc, với lệ thuộc. Đây là một đức tính tốt của con người, giúp cho con người ngày càng sống bản lĩnh, tự tin với bản thân mình hơn.


Hiện nay tự lập được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực, nhiều mối quan hệ. Chúng ta cần thiết phải xây dựng đức tính này từ lúc còn bé, để tạo thành thói quen tốt, không ỉ lại và dựa dẫm vào bất kỳ ai khi mình có thể tự tay làm được điều đó. Trong mỗi chúng ta, tự lập biểu hiện ở những hành động nhỏ nhất, gần gũi và bình dị nhất trong cuộc sống hằng ngày.


Nếu là một người tự lập thì bạn sẽ không trông chờ vào chiếc máy giặt hay chờ mẹ đi làm về giặt một đống quần áo chất đống hàng tuần. Thay vào đó bạn sẵn sàng bắt tay vào việc giặt quần áo cho bản thân mình. Hẳn rằng bạn sẽ thấy rất vui khi làm điều đó, bởi bạn đã không còn trông mong vào bất kỳ điều gì hoặc bất kỳ ai nữa.


Những đứa trẻ nông thôn bắt buộc chúng phải có tính tự lập từ khi còn bé. Ba mẹ đi làm sớm, ở nhà đứa trẻ lớp 4, 5 đã phải nấu cơm, quét dọn nhà cửa, cho heo ăn, chăn trâu, cắt cỏ. Đối với chúng đó chính là việc phải làm, và tự bản thân những đứa trẻ ý thức được điều đó. Ấy chính là tự lập, là một đức tính mà ai cũng cần có. Tự lập thì bạn sẽ luôn ở trạng thái chủ động, không phải chờ một ai, không phải lệ thuộc vào người khác. Bạn có thể tự quyết định suy nghĩ và hành động của mình.


Tuy nhiên hiện nay có một thực trạng đáng buồn ở thành phố, những gia đình có điều kiện, thuê người giúp việc, bận tất bật quanh năm, họ quẳng lại cho đứa con “rất nhiều tiền” và để cho nó tự sống. Những người con vì có tiền nên đâm ra lười, ỉ lại cho người giúp việc, đến việc tự nấu cơm cho mình ăn cũng không làm được. Hai mươi tuổi đầu rồi cũng không thể nấu được một bữa cơm trọn vẹn. Đây là thực tế rất đáng buồn, đáng trách ở một số bộ phận thành thị. Thực trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tương lai của các em sau này. Các em mãi mãi sẽ không thể tự quyết định được bản thân muốn gì, mong gì, thích gì, vì lối sống dựa dẫm, ỉ lại đã ăn sâu vào tận tâm can của các em.


Đối với thế hệ trẻ thì việc tự lập là một điều vô cùng cần thiết, bởi rằng nếu không tự lập, không tự đưa ra quyết định cho bản thân mình thì mãi mãi chúng ta sẽ chỉ là một người chạy phía sau, mất phương hướng với tất cả mọi điều đang ở phía trước.


Chính vì tâm thế ỉ lại, dựa dẫm khiến cho các em không thể định hình được con đường mình đi là đúng hay sai, và có thể các em sẽ lầm đường lạc lối. Thực trạng này rất nhiều. Và ba mẹ cũng chính là những người phải tác động, phải rèn luyện đức tính tự lập ấy ở những đứa con. Có như vậy thì những người con mới có thể hình dung được tự lập có vai trò to lớn như thế nào.


Đất nước chúng ta cần những con người tự lập, quyết đoán, bởi rằng trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, nếu không là chính mình, không có hướng đi riêng thì rất dễ bị hòa tan. Hãy hoàn thiện đức tính tự lập của mình hằng ngày bằng cách tự bước bằng chính đôi chân, suy nghĩ bằng cái đầu và hành động theo những gì mình cho là đúng. Đó mới là cuộc sống thực sự của bạn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn nghị luận xã hội về tính tự lập của giới trẻ ngày nay số 10

Khi còn bé, chúng ta được chăm sóc bởi bàn tay của mẹ, sự dìu dắt của cha. Lớn thêm chút nữa, ta được mở mang tầm hiểu biết nhờ sự chỉ dạy tận tình của thầy cô, bạn bè. Nhưng rồi ai cũng sẽ phải trưởng thành, đứng trên đôi chân của chính mình và sống một cuộc sống tự lập.


Có một câu danh ngôn như thế này: “Bạn có não trong đầu. Bạn có chân trong giày. Bạn có thể tự chỉ mình về bất cứ hướng nào bạn chọn. Bạn độc lập, và bạn biết điều mình biết. Và bạn là người quyết định mình sẽ đi đâu.”


Tự lập là gì? Đó là một cách sống của con người, là tự bản thân sẽ có những lập trường, quan điểm riêng từ đó tự quyết định tương lai, số phận của mình. Tự lập là khi chúng ta sống không phụ thuộc, dựa dẫm vào sự trợ giúp của người khác để sống.


Thực chất, chúng ta không phải chờ đến lúc lớn lên rồi mới bắt đầu tự lập. Tự lập ở đây được biểu hiện qua nhiều hành động khác nhau. Ví dụ như ngay khi bạn đang là một học sinh chẳng hạn. Tính tự lập được thể hiện qua ngay việc bản thân bạn có tự giác làm bài hay không, có ý thức tham gia vào các công việc gia đình hay không … Ở trường, khi được giao bài tập khó, thay vì chép bài bạn, thì bạn sẽ tự suy nghĩ cho đến khi cảm thấy nó nằm ngoài tầm giải quyết của bản thân thì mới nhờ đến thầy cô, bạn bè. Hay như khi ở nhà, thay vì để mẹ lo hết mọi công việc trong gia đình, bạn có thể tự mình dọn dẹp phòng ngủ của bản thân, thậm chí giúp mẹ khi không được nhờ vả.


Sống tự lập là một điều cần thiết với mọi người. Sự tự lập đem lại cho chúng ta sự vững vàng, có những chính kiến riêng và tự tin trong mỗi quyết định. Nó sẽ giúp bản thân vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Ông cha ta khi xưa vẫn thường nói:


Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.


Tuy nhiên với những gia đình khá giả hay có điều kiện, cha mẹ lại thường không muốn con cái mình phải chịu khổ. Họ sợ con vất vả nên thường nuông chiều con. Nhưng họ không biết rằng điều này lại khiến cho nhiều bạn trẻ có lối sống ý lại, ăn bám vào gia đình. Lối sống này khiến cho họ trở nên buông thả với chính mình, không biết quý trọng đồng tiền và công sức của người làm ra nó. Từ đó, họ sống không có định hướng, mục đích.


Cuộc sống là một cuộc hành trình. Có một hành trang vững vàng, bạn hoàn toàn có thể tự tin bước đi trên đôi chân của chính mình!

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn nghị luận xã hội về tính tự lập của giới trẻ ngày nay số 3

Danh ngôn về cuộc sống có câu: "Cuộc đời là một dòng sông, kẻ nào không chịu học bơi sẽ bị nước nhấn chìm", quả thực cuộc đời vốn khắc nghiệt và đầy chông gai, thử thách, khó khăn, có mấy ai khi sinh ra cuộc đời đã trải sẵn hoa hồng. Câu danh ngôn nhắc nhở chúng ta phải biết tự thân tự lập để tồn tại và đương đầu với cuộc sống. Ông cha ta cũng đã có câu "Tự lực, tự cường" nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng của tính tự lập trong cuộc sống, nhắc nhở con cháu đây là một đức tính đáng quý mà mỗi con người đều nên cố gắng rèn luyện cho mình.


Trước hết, chúng ta phải hiểu tự lập là gì, tự lập là một phong cách sống tích cực, tự bản thân mình lựa chọn và quyết định các vấn đề cuộc sống của mình, không bị phụ thuộc vào người khác. Tự lập là tự bản thân tạo dựng, giải quyết và lo liệu cho mọi công việc, sự nghiệp của mình một cách độc lập, không trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác, không ỷ lại vào người khác.


Trong cuộc sống hàng ngày, người tự lập là người tự biết sắp xếp thời gian biểu, tự chăm sóc bản thân, lo cho sức khỏe của mình, không để người khác nhắc nhở, lo lắng. Thay vì chờ người khác nấu ăn sáng hay giặt đồ cho mình thì người tự lập sẽ tự lo cho bản thân mình, tự mình nấu ăn sáng và tự giặt đồ của mình khi cần thiết. Trong công việc hay học tập, người tự lập thường chủ động, tự tin trong công việc của mình, sự tự giác đặt lên hàng đầu luôn chủ động làm tốt phần việc của mình mà không cần cấp trên đôn thúc, nhắc nhở.


Người tự lập cũng rất giàu bản lĩnh và thường làm chủ công việc của mình, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách, chính vì vậy mà dễ được người khác tin tưởng, trọng dụng. Một người học sinh có tính tự lập là khi tự giác học bài, làm bài tập và trau dồi kiến thức của mình mà không cần giáo viên hay cha mẹ nhắc nhở, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Khi làm bài kiểm tra luôn tự mình ôn tập, làm bài theo đúng khả năng và thực lực của mình, không ỷ lại vào sự giúp đỡ của bạn bè, không quay cóp và gian lận trong thi cử.


Người tự lập sẽ tự biết được khả năng học tập của mình, sở thích và đam mê của mình để từ đó lựa chọn con đường đi đúng đắn cho tương lai. Trong cuộc sống, người tự lập luôn có tinh thần giúp đỡ người khác, có ý chí vươn lên, ý thức cầu tiến và suy nghĩ tích cực. Người tự lập là một trong những hình mẫu lí tưởng truyền cảm hứng cho mọi người.


Tính tự lập là một trong những đức tính tốt đẹp của con người, là nguồn sức mạnh lớn lao giúp chính bản thân con người đương đầu với khó khăn trong cuộc sống. Người có tính tự lập sẽ chủ động trong mọi lĩnh vực cuộc sống, công việc và sự nghiệp của mình, tỉ lệ thành công ở những người này sẽ cao hơn những người không biết tự lập. Nếu không biết tự lập, chẳng khác nào mang cuộc sống, công việc và tương lai của mình đặt vào tay người khác, phó thác cho người khác, như vậy cuộc sống sẽ không còn ý nghĩa, không có giá trị.


Người không có tính tự lập cũng rất mỏng manh và yếu đuối trước những sóng gió bão táp của cuộc sống, dễ bị vấp ngã mà không thể tự mình đứng lên. Đó là điều rất đáng quan ngại, chính vì vậy, mỗi chúng ta phải cố gắng rèn luyện cho mình tính tự lập để có thể làm chủ chính bản thân mình, làm chủ cuộc đời mình.


Thế hệ học sinh cần nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của sự tự lập trong cuộc sống, lao động và học tập của chúng ta hiện tại và tương lai. Mỗi cá nhân phải là cá thể tự lập để trở thành những tế bào tự lập trong xã hội, đưa đất nước bước vào những xu thế phát triển của thế giới, hòa nhập nhưng không hòa tan.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn nghị luận xã hội về tính tự lập của giới trẻ ngày nay số 1

Con chim non sau khi đã đủ lông đủ cánh phải tự mình bước ra khỏi tổ và cất cánh vươn xa. Thế giới rộng lớn ngoài kia mở ra hàng ngàn bão tố mà chúng phải biết tự lập để bản thân vượt qua những khó khăn đó. Con người cũng thế, bất kì ai khi lớn lên cũng đều phải rèn giũa cho mình tính tự lập để vững vàng hơn trên con đường đời.


Tự lập là sự tự giác, biết nhận thức rõ trách nhiệm và hành động bản thân để tự mình quyết định cuộc đời. Trong câu chuyện "Dế mèn phiêu lưu kí" của nhà văn Tô Hoài - cuốn sách gối đầu giường của bao thế hệ đã kể về câu chuyện tự lập của chàng Dế Mèn sau khi được mẹ cho ra ở riêng. Ngay từ khi còn nhỏ, Mèn đã được mẹ dạy tự mình kiếm ăn và bởi thế, khi được mẹ cho ra ở riêng, cậu ta rất tụ tin về khả năng tự lập của chính mình. Tự lập vốn là điều tất yếu mà bất kì một ai trong mỗi chúng ta đều phải trang bị nếu muốn cất cánh vươn cao thoát khỏi cái tổ tù túng của chính mình.


Tự lập giúp con người trở nên trưởng thành hơn và có thể vượt qua mọi thử thách trong cuộc đời. Một đứa trẻ được bao bọc trong vòng tay của cha mẹ quá lâu dễ trở nên yếu đuối và dễ tổn thương hơn những đứa trẻ khác. Ngược lại, khi bạn được tự mình đương đầu với khó khăn, dù ban đầu sẽ có những vấp ngã nhưng chắc chắn rằng điều ấy sẽ giúp bước chân của bạn vững vàng hơn trên chặng đường phía trước. Tự lập có nghĩa là bạn phải tự mình tìm ra giải pháp cho mọi vấn đề của mình mà không cần sự trợ giúp của bất kì ai khác. Qua nhiều lần tích lũy vốn sống, bạn sẽ có được kha khá những kinh nghiệm và trở nên dạn dĩ hơn trước mọi biến cố, khó khăn.


Tự lập là một cách con người làm chủ cuộc sống của mình. Được tự do hành động, học tập, phải chăng con người cũng vì đó mà hiểu rằng mình muốn gì và điều gì thích hợp nhất với mình hay sao? Không đâu xa, khi bạn rời xa gia đình để lên đường đi học xa nhà là một cách tự lập, lúc đó là lúc bạn học được cách sống, học được việc làm thế nào để có thể làm chủ cuộc sống của mình.


Tự lập giúp chúng ta tự tin hơn khi bước vào đường đời. Vốn kinh nghiệm mà ta có được chính là hành trang vững chắc trên mọi bước đường ta đi. Một kẻ thiếu kinh nghiệm và luôn sống trong sự bao bọc sẽ chẳng làm nên trò trống gì cả. Nếu như ngay khi đã bắt đầu có nhận thức với thế giới, bạn học cách sống tự lập là bạn đang tích lũy vốn sống, kiến thức và chính những kinh nghiệm mình tự đúc kết được để bản thân sẽ luôn vững vàng, không dễ gục ngã trước bất kì một biến cố nào trong cuộc sống. Ngay cả khi bạn bị vấp ngã bởi một lí do nào đó, tính tự lập cũng giúp bạn đứng dậy dễ dàng hơn và tiến lên con đường đi phía trước một cách đầy bản lĩnh.


Tuy nhiên bên cạnh những người sống tự lập lại tồn tại một số kẻ có tâm lí muốn sống dựa hơi vào bố mẹ, bạn bè, bởi vậy mà khi bị tách khỏi vỏ bọc ấy là trở nên yếu đuối, gục ngã một cách dễ dàng. Lại có người hiểu sai về sống tự lập, nghĩ rằng đó là cách sống tách mình khỏi mọi người, tự mình hành động mà không để ý tới mọi người xung quanh. Đó là những suy nghĩ sai lầm có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho bản thân mỗi người. Vì thế, mỗi chúng ta, hãy biết trang bị cho mình kiến thức để hiểu thấu bản chất của việc sống tự lập cũng như học cách sống dod ngay từ khi còn tấm bé để mỗi bước chân ta đi đều mạnh mẽ và vững vàng hơn.


Người ta nói rằng :"Học ăn, học nói, học gói, học mở". Bất kì một điều gì cũng cần học tập và lối sống của ta để thay đổi cũng không phải chuyện một sớm một chiều. Tuy nhiên để hoàn thiện nhân cách và trở thành một người trưởng thành, phụ thuộc phần lớn vào nỗ lực của chúng ta.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn nghị luận xã hội về tính tự lập của giới trẻ ngày nay số 7

Tự lập không những là bản năng sống của mọi động vật mà còn là một phẩm chất cần có ở mỗi con người. Đây là một lối sống tốt, giúp con người trở nên tự tin, bản lĩnh hơn. Tự lập còn giúp con người làm chủ được cuộc sống của mình và gặt hái được thành công tốt hơn. Bởi thế, ai biết rèn luyện tính tự lập và tự lập sớm sẽ dễ thành công trong cuộc sống.


Ý thức tự lập là biết tự mình làm những việc vừa sức và có thể làm được. Tự lập là biết tự giải quyết công việc, tự lo liệu cho bản thân và tự mình xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Sống không ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác. Người có tính tự lập luôn tự làm lấy công việc của mình. Họ luôn hoạch định kế hoạch cụ thể và kiên trì thực hiện kế hoạch ấy cho đến khi đạt được kết quả.


Người có tính tự lập không ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác. Dù công việc có khó khăn thế nào họ cũng luôn phấn đấu hoàn thành. Họ vận dụng tất cả những kĩ năng của mình để làm việc. Họ cũng biết chấp nhận những kết quả nhất định. Người tự lập thường đặt mục tiêu vừa sức mình, ít khi đạt mục tiêu quá lớn, quá sức. Người có tính tự lập luôn thích tạo dựng cuộc sống và sự nghiệp riêng. Họ có tinh thần hợp tác, đoàn kết nhưng không dựa vào tập thể để tư lợi riêng mình. Người biết tự lập ít khi than vãn hay đầu hàng trước khó khăn, trở ngại. Họ là người mạnh mẽ, giàu ý chí, dám nghĩ dám làm và sẵn sàng chịu trách nhiệm về những hành động của mình.


Tự lập là kĩ năng cần có ở mỗi con người. Bởi vì khi lớn lên chúng ta phải rời khỏi gia đình, tự lo liệu cho cuộc sống của mình. Cuộc sống tự lập lúc ban đầu sẽ rất khó khăn. Vì vậy, để không thất bại trong cuộc sống, con người buộc phải tự rèn luyện tính tự lập cho mình. Rèn luyện tính tự lập là chuẩn bị sức mạnh để đương đầu với những khó khăn trong công việc và trong cuộc sống. Không có bước đi nào mạnh mẽ bằng bước đi của tự lập.


Rèn luyện tính tự lập giúp chúng ta phát triển toàn diện hơn về kỹ năng sống và học vấn. Nhờ biết tự mình giải quyết công việc, con người được học tập và trải nghiệm thực tiễn hữu ích. Những kinh nghiệm thu được trở thành tri thức, giúp ta hiểu rõ hơn công việc. Sống tự lập giúp tăng cường sự tự tin trong việc. Tự lên kế hoạch và quyết định nhiều vấn đề cho bản thân mà không cần phụ thuộc vào người khác. Không có gì giáo dục con người hiệu quả bằng công việc trong thực tiễn. Lý thuyết có thể sai lầm nhưng những bài học từ trong cuộc sống luôn luôn đúng đắn. Chính bàn tay sẽ làm giàu cho khối óc. Chính sự thành thạo công việc giúp chúng ta tự tin tiến hành công việc và đạt đến thành công.


Tính tự lập khẳng định ý thức làm chủ năng lực, làm chủ bản thân, làm chủ sự nghiệp của con người. Người có tính tự lập luôn được người khác kính trọng, yêu mến và giúp đỡ. Muốn rèn được tính tự lập đòi hỏi con người phải kiên trì, tự tin và sáng suốt trong lập kế hoạch và hành động. Bởi khi tự mình làm việc đòi hỏi con người phải làm đúng, hạn chế sai lầm để tin tưởng vào hành động, hạn chế được lời chỉ trích từ người khác. Trước hết, hãy tự chủ động làm những việc mình cần làm mà không cần người khác nhắc nhở. Tự giác làm những việc cần làm. Tự giác hoàn thành tốt công việc. Lấy kết quả lao động làm động lực phấn đấu.


Là học sinh cần phải có tính tự lập từ sớm. Phải biết tự mình đi học. Nếu nhà gần trường thì đi bộ. Nếu nhà xa trường thì đi xe đạp hoặc đi xe buýt. Phải tự biết thực hiện công việc học tập, không phụ thuộc vào sự đưa đón của cha mẹ. Tự mình làm bài tập về nhà. Tự mình làm bài kiểm tra trên lớp. Tuyệt đối không trao đổi, không quay cóp, không sử dụng tài liệu. Tự mình chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở trước khi đến lớp, không để cha mẹ nhắc nhở hoặc chuẩn bị giúp cho. Trong công việc nhà, phải biết tự giác làm việc giúp đỡ ba mẹ. Biết giúp mẹ quét, lau nhà. Cùng mẹ nấu cơm và chuẩn bị bữa cơm gia đình. Giúp mẹ phơi quần áo và những công việc khác trong nhà.


Quan trọng hơn hết là biết hoàn thành mọi công việc học tập ở trường. Ngoài ra, cũng tự giác thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với trường lớp. Tự giác trực nhật lớp khi được phân công, tham gia đội giữ gìn an toàn giao thông của trường và các hoạt động khác. Trong học tập, hãy chủ động trao dồi kiến thức của mình. Chủ động tìm đến thư viện để đọc thêm tài liệu. Chủ động học nhóm, trao đổi với bạn bè cùng lớp hoặc tự rèn luyện tại nhà. Luôn luôn đặt câu hỏi cho những kiến thức mới học để có thể hiểu một cách sâu sắc và vận dụng nó vào thực tiễn chứ không chỉ học thuộc bài để đối phó.


Tập cách tự suy nghĩ và quyết định cho bản thân từ việc học tập cho đến thi cử. Tìm hiểu bản thân mình để có phương pháp học tập đúng đắn và hiệu quả. Không ai hiểu rõ mình hơn chính bản thân mình. Tìm hiểu những điểm mạnh yếu của bản thân để phát huy tối đa sở trường và hoàn thiện chính mình. Trong cuộc sống vẫn còn nhiều người không có tính tự lập, hoặc không muốn tự lập. Họ thường ỷ ại, dữa dẫm vào người khác. Họ thường ngồi chờ đợi hơn là tạo ra các giá trị hữu ích. Họ lười biếng lao động, học tập. Những người như thế thường bị mọi người khinh ghét, khó thành công trong cuộc sống.


Tự lập là mạnh mẽ khẳng định bản thân. Sống tự lập mang lại cho ta cuộc sống tự chủ, sớm tìm thấy thành công trong cuộc sống này.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn nghị luận xã hội về tính tự lập của giới trẻ ngày nay số 9

Không có sức mạnh nào lớn lao bằng niềm tin vào bản thân. Cũng không có sức mạnh nào mạnh hơn tính tự lập. Chính mỗi chúng ta mới là người quyết định vận mệnh của bản thân mình một cách sáng suốt và đáng tin cậy nhất. Bởi thế, tính tự lập là phẩm chất cần có ở mỗi con người.


Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình: Không trông chờ, ỷ lại hay dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. Điều đó có nghĩa là mỗi con người hãy biết dựa vào sức mạnh của bản thân mình làm tốt công việc, xây dựng cuộc sống của mình chứ không nên trong chờ hay phó thác công việc và cuộc đời mình cho người khác.


Người có tính tự lập luôn tự tin trong công việc và trong đời sống. Trong công việc, họ luôn chủ động làm việc, không dợi nhắc nhở hay sai bảo. Ít khi họ bị khiển trách. Họ tiến hành công việc một cách tích cực, năng động và tin tưởng ở thành công. Trong đời sống, họ luôn biết giúp đỡ người khác, sống chan hòa và trọng tình trọng nghĩa.


Người có tính tự lập luôn là người giàu bản lĩnh. Họ không ngại khó, ngại khổ nhận lấy nhiệm vụ khó khăn. Ít khi họ từ chối hay né tránh công việc. Khi gặp khó khăn, họ bình tĩnh suy nghĩ và tìm cách khắc phục, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ở người có tính tự lập ta dễ dàng nhận thấy họ rất quyết liệt trong công việc, sẵn sàng đối đàu và vượt qua gian nan, thử thách. Bởi thế, người tự lập luôn được người khác tin tưởng, yêu mến.


Người có tính tự lập luôn là người có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì bền bỉ. Họ là người luôn cầu tiến, suy nghĩ tích cực, hướng đến tương lai. Sự kiên định của họ luôn làm người khác kính phục. Người có tính tự lập luôn tạo nguồn cảm hứng làm việc cho người khác.


Nếu muốn thành công trong cuộc sống hay làm nên những điều lớn lao, có ích cho đời thì mỗi con người phải không ngừng nỗ lực rèn luyện và bồi dưỡng cho mình những phẩm chất tốt đẹp. Tự lập là một trong những phẩm chất hàng đầu mà con người cần phải có. Chỉ có những phẩm chất cao quý mới có thể giúp con người thành công và khẳng định mình trong cuộc sống này. Mọi hành động xấu xa, gây hại sớm muộn gì cũng bị xã hội lên án, trừng trị và loại bỏ.


Người có tính tự lập sẽ thành công hơn trong cuộc sống. Không phải vì may mắn mà vì sự chuẩn bị kĩ lưỡng các năng lực cộng với những may mắn sẽ giúp họ thành công nhanh hơn, bền vững hơn. Trong công việc, họ không trông chờ vào các nguồn sức mạnh khác, cũng không trông chờ vào sự may rủi, họ biết bắt đầu công việc ngay từ đầu dựa vào sức mình và kiên trì đi đến thành công.


Không có sức mạnh nào luôn sẵn sàng và dồi dào hơn sức mạnh có ở bản thân. Có tính tự lập giúp con người luôn chủ động trong công việc và trong đời sống. Trước khó khăn, trở ngại, nhờ có tính tự lập giúp ta bình tĩnh, sáng suốt và có những hành động đúng đắn, thiết thực và hiệu quả.


Từ tính tự lập tiến đến tự chủ năng lực và tự chủ bản thân. Tính tự lập giúp ta làm chủ các năng lực, biết sử dụng năng lực một cách hiệu quả vào những công việc hữu ích, tiến đến làm chủ bản thân, làm chủ sự nghiệp. Thực tế cho thấy, ai có tính tự lập vững vàng luôn thành công trong cuộc sống. Quan trọng hơn hết, tính tự lập giúp ta được mọi người tin tưởng và kính trọng.


Đức tính tự lập không phải tự nhiên mà có. Nó là sản phẩm của quá trình học hỏi rèn luyện không ngừng. Ở học sinh, phải tập thói quen tự lập từ nhỏ. Hình thành và rèn luyện tính tự lập từ sớm thì năng lực ấy mới vững vàng và hiệu quả lâu bền. Trước hết là phải biết tự lập trong công việc học tập. Tự giác học tập theo chương trình và hướng dẫn của thầy cô giáo và nhà trường. Tự giác lắng nghe bài giảng, tự thực hành luyện tập các bài tập được giao. Tự tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu các vấn đề học tập để mở rộng tri thức và kiện toàn các kĩ năng. Tri thức là vô tận, sự học kéo dài suốt cuộc đời người. bởi thế, tự giác học tập là điều cần thiết đối với mỗi học sinh.


Trong đời sống, tự làm những việc mình có thể làm được. Không ỷ lại, dựa dẫm vào gia đinh, bạn bè, thầy cô. Không né tránh hay từ chối công việc được giao. Luôn sống năng động, tích cực hòa nhập cùng lớp học, tập thể. Tích cực tham gia các hoạt động chung của tập thể và cộng đồng. Luôn tự tin và sáng tạo trong công công việc. Luôn yêu thương, giúp đỡ bạn bè, kính trọng thầy cô giáo, nghe lời ba mẹ.


Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không biết tự lập. Họ là những người lười biếng, nhút nhát, sống dựa dẫm vào người khác. Họ luôn là người tránh việc khó, chọn việc dễ, sống hẹp hòi, so đo tính toán, so bì thiệt hơn. Bởi thế, họ luôn bị mọi người xa lánh và khinh ghét. Những người như thế thật đáng chê trách. Tự lập là phẩm chất cần có ở mỗi con người. Muốn thành công và hạnh phúc trong cuộc sống, không có gì quan trọng hơn đó là hình thành và rèn luyện tính tự lập cho bản thân mình.


Tính tự lập chính là sức mạnh đưa ta đi xa hơn vào thế giới muôn màu kì diệu và chiếm lĩnh các giá trị trong đời sống này. Hãy tự mình làm chỗ nương tựa cho chính mình. Không có gì quý giá hơn niềm tin tưởng vào bản thân và niềm tin của người khác vào mình. Cuộc đời là một hành trình đầy gian khó, không tự lập tất sẽ bị nhấn chìm trong trong đau khổ và bất trắc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn nghị luận xã hội về tính tự lập của giới trẻ ngày nay số 8

Khi còn nhỏ, ai trong chúng ta cũng được cha mẹ chăm sóc, nâng niu. Lớn lên, ta được mở mang hiểu biết nhờ sự chỉ dạy của thầy cô và học hỏi từ bạn bè, từ thế giới xung quanh. Mặc dù chúng ta có rất nhiều sự giúp đỡ nhưng ai rồi cũng sẽ phải trưởng thành, phải sống một cuộc sống của riêng mình. Chính bởi vậy, tự lập và một điều rất cần thiết trong cuộc sống.


Vậy tự lập là gì? Vì sao chúng ta cần phải tự lập trong cuộc sống? Tự lập hiểu theo nghĩa tường minh là tự mình làm nên việc gì đó mà không lệ thuộc vào một ai. Khi có tính tự lập, chúng ta sẽ có những lập trường, quan điểm riêng, từ đó tự lựa chọn cho mình một con đường, một hướng đi trong tương lai. Tự lập là cách sống trái với sự ỷ nại, dựa dẫm vào người khác hay trông chờ vào vận may. Đây là là một lối sống tốt, giúp cho con người trở nên tự tin, bản lĩnh và làm chủ được cuộc sống của mình và gặt hái được thành công tốt hơn.


Thực chất, không phải chỉ có những người trưởng thành mới có khả năng tự lập. Ngay từ khi còn nhỏ chúng ta cũng đã có thể rèn luyện tính tự lập để có thể vượt qua những khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Chẳng hạn, khi còn là học sinh, chúng ta cần tự giác làm bài về nhà. Trên lớp, gặp bài tập khó, thì chúng ta cũng nên tự suy nghĩ, cố gắng tìm đọc các phương pháp, gợi ý để giải quyết vấn đề chứ không nên chép bài của bạn. Tuy nhiên, nếu chúng ta đã tự tìm hiểu mà vẫn chưa hiểu, chưa biết về lĩnh vực đó thì nên hỏi ý kiến thầy cô, bạn bè. Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cũng có thể rèn luyện tính tự lập. Có thể tự dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, chăm sóc vật nuôi trong nhà thay ông bà, bố mẹ ngay cả khi không được nhờ vả. Điều này không chỉ giúp gia đình tự hào về bạn mà còn có ích khi bố mẹ vắng nhà, bạn vẫn có thể đảm đương chu đáo.


Có một thực tế đó là đời sống hiện nay đã trở nên khá giả hơn. Nhiều gia đình chỉ cần con cái học giỏi là được mà quên đi việc rèn luyện cho con kỹ năng sống. Rất nhiều bạn trẻ hiện nay không có tính tự lập là vì thế. Từ cách bố mẹ nuông chiều con cái đã dẫn đến con không biết làm một việc gì ngoài việc học. Ngay cả khi bố mẹ vắng nhà cũng không thể tự nấu một bữa cơm chỉnh tề. Những việc thiết yếu trong cuộc sống như vậy mà không thể tự làm được thì thật đáng trách.


Có thể nói rằng, sống tự lập là một lối sống đẹp và cần thiết đối với tất cả chúng ta. Sự tự lập sẽ rèn luyện cho con người chúng ta bản lĩnh vững vàng và sự tự tin trong cuộc sống, từ đó tạo nên những thành công cho con người. Tuy nhiên, cũng không nên hiểu tự lập là tách mình ra khỏi công đồng, đoàn thể. Sự tự lập là để rèn luyện bản lĩnh và sự tự tin chứ không phải là sống ích kỷ chỉ biết đến bản thân mình. Khi được trui rèn, chúng ta sẽ có bản lĩnh và sức mạnh vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.


Người xưa có câu:

Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan


là nói đến sự tự lập và thành công của những người tự lập. Cuộc sống là một hành trình tìm kiếm hạnh phúc và làm rõ bản thân mình là ai, mình làm được gì. Có một hành trang là sự tự lập cũng như bản lĩnh và sự tụ tin sẽ giúp chúng ta có thể thành công trong cuộc sống, đạt được những điều tốt đẹp hằng mong.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn nghị luận xã hội về tính tự lập của giới trẻ ngày nay số 4

Con chim sinh ra phải học cách bay, phải học cách kiếm mồi; Con gà học cách mổ thóc, bói giun; Con trâu học cách gặm cỏ… Thế giới này muốn tồn tại thì luôn luôn mỗi sinh vật phải tự học cách tự lập, không thể phụ thuộc mãi.


Con người cũng vậy, khi lông đã đủ, cánh đã rộng thì phải tự cất lên đôi cánh của mình để bay đi, không thể phó mặc cho cuộc đời muốn tới đâu thì tới, không thể ỉ lại, núp dưới bóng che của cha mẹ. Tự lập hay phó mặc cho cuộc đời là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ hiện nay đang lưỡng lự…


Biểu hiện của tự lập rất phong phú. Nó được thể hiện qua những hành vi từ rất nhỏ cho đến lớn lao. Một người nếu có ý thức tự lập cao thì ngay từ nhỏ họ đã có thể tự giặt quần áo cho chính mình. Khi đi học, làm bài gặp bài khó, họ tự suy nghĩ đủ mọi cách để giải được thì thôi, nếu vẫn không thể ra được, nằm ngoài khả năng của họ thì họ mới nhớ đến trợ giúp của bạn bè, thầy cô. Ấy cũng đã là tự lập. Chỉ hành vi nhỏ thôi đã có thể biết bạn là người tự lập hay không. Khi lớn lên rồi, thì tự lập sẽ có biểu hiện phong phú hơn.


Nhiều người khi làm sinh viên đã bắt đầu đi làm thêm kiếm tiền, lấy kinh nghiệm cho công việc tương lai của mình, không phải xin tiền cha mẹ. Khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, công việc gặp tai ương trắc trở thì họ không dễ gục ngã, nỗ lực đến cùng để vươn lên cho dù họ biết chỉ cần một cú điện thoại nhỏ để nhờ cậy cha mẹ giúp đỡ thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nhiều. Nhiều người sẽ nghĩ đó là ngốc nghếch, cái dễ dàng không chọn lại đi chọn cái phức tạp. Đó quả là một suy nghĩ sai lầm. Việc nhỏ trong khả năng của bản thân còn không làm nổi thì mãi mãi bạn chỉ biết sống núp dưới cái bóng của người khác, chỉ biết làm phiền đến người khác mà thôi.


Tự lập là gì? Đó là một cách sống của con người, tự làm lấy, tự suy nghĩ, tự quyết định tương lai, số phận của mình mà không phụ thuộc vào quyết định ý muốn của người khác, không ỉ vào sự trợ giúp của người khác để rải thảm cho mình bước đi.


Nhìn lại câu chuyện về Mai An Tiêm và quả dưa hấu, Mai An Tiêm là con nuôi của vua Hùng, muốn gì được nấy song chàng tự làm ra tất cả. Chàng có thể ngẩng cao đầu và tự hào rằng: Tất cả những thứ này, tất cả cơ ngơi này là do bàn tay tôi làm ra. Câu nói ấy đã làm cho vua Hùng tức giận, đày chàng ra đảo hoang tự sinh tự diệt. Song, với bản lĩnh đã được tôi luyện, với cách sống tự lập không sống phụ thuộc vào kẻ khác, chàng đã chứng minh được cho vua Hùng thấy bản lĩnh của mình, dâng lên vua cha quả dưa hấu lòng đỏ ngọt lịm như tấm lòng và nhân cách của chàng.


Tự lập giúp cho Mai An Tiêm đứng vững được trước sóng gió. Ta đặt giả định chàng chỉ là kẻ biết phó mặc cuộc đời, một kẻ sống không tự lập, như vậy khi cao giọng nhận thành quả về mình có thể đường đường chính chính không? Có thể sông trên đảo hoang mà không có người ở, không thức ăn nước uống, không một tấc sắt trong tay không? Tôi dám chắc là không? Thậm chí, nói thẳng ra là chưa đến 3 ngày đã chết vì đói khát, vì nhu nhược trên hòn đảo đó.


Xã hội ngày nay cái ăn không thiếu, nhiều gia đình có điều kiện thì con cái họ thậm chí không cần học hành, không cần làm việc họ vẫn ăn ngon, vẫn mặc đẹp, vẫn tiêu tiền, sống một cuộc sống đầy đủ mĩ mãn. Thế nhưng sống như vậy có đáng. Rất nhiều bạn trẻ đã chọn cách sống như vậy: sống bám vào cha mẹ, cứ đôi chút khó khăn đã kêu ca ầm ĩ, không thể tự vượt qua. Họ luôn có ý nghĩ là: Kệ mặc, đến đâu thì đến, dù sao cũng đã có cha mẹ, anh chị, bạn bè nâng đỡ. Nhiều người học hành không cần nỗ lực, thậm chí bỏ học suốt sa vào chơi bời cho đã vì biết cha mẹ đã lo lót trước cho hết rồi. Cần gì phải bằng cao, học nhiều, kiểu gì chả được ngồi vào vị trí “ngon”, lương tháng cao mà việc lại nhàn rỗi…


Tiêu những đồng tiền mà mình chẳng phải bỏ mấy công sức thì biết bao nhiêu cho đủ? Bao giờ mới thỏa mãn được lòng tham của bản thân. Không biết được giá trị của mồ hôi công sức, thậm chí nước mắt và máu mới ra được đồng tiền, ra được thành quả thì làm sao biết quý trọng đồng tiền, quý trọng công sức lao động… Những người đó chẳng khác gì những con búp bê, những con lật đật để trang trí, để người khác sắp đặt trong xã hội này, mặc dù búp bê đó luôn luôn sang trọng, luôn sáng choang long lanh, đeo trên người những thứ đẹp đẽ giá trị… nhưng rốt cục cũng chỉ là thứ vô hồn, trống rỗng.


Tự lập hay phó mặc cho cuộc đời – đó là do quyết định của bạn. Thế nhưng bạn cũng hãy nghĩ xem mình muốn là một con búp bê sung sướng hay là một người lao động chân chính biết tự hào về bản thân mình; muốn mình làm kẻ có ích cho xã hội này hay thích làm kẻ chi biết ngồi hưởng thụ trên công sức của kẻ khác?


Ai cũng ngưỡng mộ và coi trọng một người tự lập chứ không bao giờ tôn vinh một kẻ không chí khí chỉ biết phó mặc số phận và ăn bám. Và cũng phải nhắc tới một phần quan trọng từ cách giáo dục của cha mẹ, bạn bè, xã hội. Đừng cho con mình quá nhiều, đáp ứng tất cả những thứ nó muốn. Hãy dạy cho con biết tự lập ngay từ bé và từ bỏ tính kiêu ngạo coi mình là trung tâm. Xã hội cũng cần tôn vinh những con người ngày đêm cố gắng, ngày đêm sáng tạo giúp ích cho xã hội cho dù đó là người quét rác, người kéo xe bán than…


“Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý của con người nhưng con người sẽ làm nên sự cao quý của nghề nghiệp”. Đúng vậy, chỉ những người nỗ lực, cố gắng hết mình cho công việc mình đang làm, tự lập cho cuộc sống thì mới đáng trân trọng. Nghề nghiệp chỉ cao quý khi con người cao quý. Con người chỉ cao quý khi họ biết tự lập, biết đứng bằng đôi chân của mình, biết quý trọng cái mình đang có, cái mình đang làm… Hãy sống tự lập, sống mạnh mẽ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn nghị luận xã hội về tính tự lập của giới trẻ ngày nay số 5

Xung quanh chúng ta có rất nhiều những con người tài giỏi, thành công. Không phải tự nhiên họ có được những kết quả tốt đẹp. Đó là cả một quá trình dài. Trên hành trình đó không thể thiếu tính tự lập, một đức tính quan trọng của cuộc sống.


Tự lập chính là một cách sống tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn cho mình một con đường trong tương lai để đi. Tự lập là hành động mà không dựa dẫm vào người khác, mọi hành động đều phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người. Hiểu đơn giản tự lập là những hành động hết sức quen thuộc. Tự làm bài về nhà mà bố mẹ không phải nhắc nhở, tự dọn dẹp nhà cửa mà không cần cha mẹ nhờ, bài kiểm tra hoàn thành mà không phải đi chép bài, hay dám đứng dậy trả lời, giơ tay phát biểu, đưa ra ý kiến, quan điểm của mình về những vấn đề được nêu ra…


Có rất nhiều hành động chứng tỏ tính tự lập là vô cùng cần thiết. Edison, một nhà bác học nổi tiếng với nhân loại với những phát minh vĩ đại, đã tự mình tìm tòi, sáng chế ra những thí nghiệm quan trọng mà không phải dựa dẫm vào người khác. Hay gần gũi, những em bé vùng cao, bố mẹ đi làm từ sớm, phải ở nhà chăm em, dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm,… Chúng tự ý thức được những việc chúng phải làm và tự lập ngay từ khi còn rất nhỏ.


Ngay từ khi chúng ta còn nhỏ, ông bà cha mẹ đã dạy cho chúng ta biết tự lập là một đức tính quan trọng. Thiếu nó, con người không thể hoàn thiện. Tự lập giúp con người suy nghĩ nhiều hơn, tự đánh thức tài năng ẩn dấu trong bản thân và từ đó khơi lên trí sáng tạo. Khi có tính tự lập, con người có ý thức hơn về mọi hành động của mình. Vì hành động nếu chính mình làm ra, ta sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động đó. Nếu đó là hành động xấu, chưa đúng, ta sẽ phải trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả. Điều này dẫn đến việc con người sẽ ý thức hơn trong từng hành động mình làm ra để tránh gây ra hậu quả xấu.


Để có được tính tự lập, con người phải chăm chỉ, cần cù, chịu khó rèn luyện. Tính tự lập giúp con người nhìn toàn diện hơn về đời sống, có cái nhìn bao quát về mọi mặt. Hơn thế, tính tự lập giúp con người khẳng định được giá trị bản thân trong mắt mọi người. Xã hội luôn cần những con người có tính tự lập góp phần hoàn thiện thay đổi đất nước ngày phát triển. Bởi thế những con người có tính tự lập, không để ai nhắc nhở là những người hoàn hảo, được mọi người yêu quý, kính trọng.


Tuy nhiên, về thực tế xã hội ngày nay, hiện trạng mọi người về ý thức tự lập đang là vấn đề cần quan tâm. Học sinh ỷ lại vào các thiết bị điện tử, ỷ lại vào học thêm mà không có ý thức tự học, ỷ lại vào các sách tham khảo…. Tính tự lập gần như đang là số 0 với học sinh. Việc học tủ trước khi đi thi, diễn ra thường xuyên dẫn đến điểm kém, và không có kiến thức ở nhiều học sinh. Nhiều đứa trẻ thành phố, quen thói được nuông chiều, ở nhà có giúp việc dọn dẹp mà không biết làm việc nhà. Hay chúng quen được bố mẹ nấu sẵn và không hề biết nấu bất kì món ăn nào. Thực trạng này diễn ra rất nhiều, phổ biến. Nhưng vẫn còn rất nhiều người và nhiều học sinh biết rèn cho mình tính tự lập để tìm được con đường đến thành công dễ dàng.


Muốn có được tính tự lập, mỗi người chúng ta luôn phải tự trau dồi kiến thức, rèn luyện bản thân. Hơn thế phải biết cùng mọi người cố gắng rèn luyện đức tính tự lập đáng quý. Tuy vậy, tự lập phải đi cùng sự tỉnh táo và biết tiếp thu ý kiến của mọi người xung quanh.


Thành công sẽ không đến với những ai không có tính tự lập. Bởi tự lập là một trong những điều cốt lõi nhất của con người trên con đường hoàn thiện bản thân.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?