Nhằm tạo sự hứng thú trong học tập cũng như giúp học sinh nhanh thuộc bài, hiểu bài thì các bài văn vần, bài thơ, câu đố thường được rất nhiều các thầy cô giáo áp dụng. Và hôm nay, trong bài viết này, Toplist xin giới thiệu đến bạn những bài văn vần, bài thơ, câu đố giúp học sinh tiểu học nhanh thuộc bài hay nhất.
Bài văn vần nhớ công thức toán học
Muốn tính diện tích hình thang
Đáy lớn, đáy bé ta mang cộng vào
Rồi đem nhân với chiều cao
Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra
Nguồn: internet
Bài thơ tính vận tốc - quảng đường - thời gian
Bạn ơi vận tốc tính sao?
Quãng đường mình lấy chia vào thời gian.
Quãng đường để tính, cần làm
Ta mang vận tốc, thời gian nhân vào.
Còn thời gian tính thế nào?
Quãng đường, vận tốc chia vào cho nhau.
Nguồn: internet
Bài thơ tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số
Muốn tìm số bé thì cần Tổng trừ đi hiệu, hai phần chia ra.
Muốn tìm số lớn thì ta
Lấy tổng cộng hiệu, chia ra hai phần.
Tìm được một số thì cần (**)
Lấy tổng trừ nó để lần số kia.
(**): sau khi tìm được số lớn hoặc số bé ta lấy tổng trừ nó để tìm số còn lại, cách này nhanh hơn
Nguồn: internet
Bài thơ cộng, trừ, nhân, chia phân số
Cộng hai phân số với nhau Mẫu cùng: tử trước tử sau cộng vào
Nếu mà khác mẫu thì sao?
Quy đồng mẫu số, cộng vào như trên.
Mẫu chung ta phải giữ nguyên Rút gọn (nếu có) chớ quên bạn à.
Trừ hai phân số thì ta
Giống như phép cộng thay là trừ thôi.
Nhân hai phân số biết rồi Tử sau tử trước bạn ơi nhân nào
Tiếp tục hai mẫu nhân vào Rút gọn (nếu có) thế nào cũng ra.
Chia hai phân số sẽ là
Phân số thứ nhất chúng ta nhân cùng Số chia đảo ngược là xong
Bạn làm tốt nếu THUỘC LÒNG đó nha.
Nguồn: internet
Câu đố thông dụng khi dạy tiếng Việt
Câu đố dùng trong môn tiếng việt chủ yếu dành cho các tiết dạy học vần, chính tả, luyện từ và câu, là câu đố về thanh và chữ, về vần nhằm giúp học sinh thêm ghi nhớ các thanh, các chữ, phân biệt được các âm vần dễ lẫn trong tiếng việt. Đó là những câu đố đổi thanh, đổi dấu, đổi vị trí.
+ Đố về thanh:
Đang ở dưới bếp
Giúp việc nấu ăn
Chẳng may bị nhầm
Thành giường trẻ nhỏ
Chỉ vì ai đó
Đánh mất dấu huyền
(nồi – nôi)
+ Đố về chữ:
Để nguyên tên một loài chim
Bỏ sắc thường thấy ban đêm trên trời.
(sáo – sao)
Để nguyên vằng vặc trời đêm
Thêm sắc màu phấn cùng em tới trường.
(trăng – trắng)
Để nguyên loại quả thơm ngon
Thêm hỏi co lại chỉ còn bé thôi.
Thêm nặng mới thật lạ đời
Bỗng nhiên thành vết xoong nồi nhọ nhem.
(nho – nhỏ – nhọ)
Bình thường dùng gọi chân tay
Muốn có bút vẽ thêm ngay dấu huyền
Thêm hỏi làm bạn với kim
Có dấu nặng, đúng người trên mình rồi.
(chi – chì - chỉ – chị)
Sinh ra đã biết bay rồi
Bỏ đầu thì trọc, bỏ đuôi thì nghèo.
(khói)
Cắt đuôi đồng nghĩa với thừa
Cắt đầu đồng nghĩa với vừa lòng anh
Để nguyên thành quả ngọc lành
Mùa hè nóng bức chúng mình muốn ăn
(dưa)
Ngược xuôi nối lại đôi bờ
Sớm chiều trên bến người chờ đợi sang
Đội thêm chiếc mũ nhẹ nhàng
Thành thầy dạy học trong làng ngày xưa.
(đồ - đò)
Những câu đố về chữ giúp học sinh suy luận, phát triển óc tưởng tượng phong phú. Giáo viên cần đưa ra đúng lúc, đúng thời điểm trong tiết học.
+ Đố về tên con vật chứa tiếng bắt đầu bằng (l) hay (n):
Những câu đố này thường lồng vào tiết học chính tả nhằm giúp học sinh phân biệt đúng âm tránh lẫn lộn.
Mẹ thì sống ở trên bờ
Con sinh ra lại sống nhờ dưới ao
Có đuôi bơi lội lao xao
Mất đuôi tức khắc nháy nhao lên bờ.
(Nòng nọc)
+ Đố về tên các con vật chứa tiếng có vần en hoặc eng:
Chim gì liệng tựa con thoi
Báo mùa xuân đến giữa trời say sưa.
(én)
+ Đố về vần ênh:
Cái gì cao lớn l...kh...
Đứng mà không tựa ngã k... ngay ra
(Thang)
Câu đố về tiếng việt lý thú, hấp dẫn với học sinh tiểu học. Có những câu đố về nghĩa biểu vật của từ:
Cánh gì ngô lúa tốt tươi
Cánh gì trên biển người người đều nghe
Cánh gì làm việc mải mê
Cánh gì lộng gió đi về ngoài khơi
Cánh gì tâm sự cùng người
Cánh gì chao giữa ngọt lời mẹ ru.
Nguồn: Sưu Tầm
Bài văn vần giúp học sinh nhớ bảng chữ cái
A. A ha, a ha
Ă. Ăn quà trong lớp
Â. Ấy điều không tốt
B. Bạn biết hay không ?
C. Chớ có phí công
D. Dung dăng hàng quán
Đ. Để thầy lên án
E. E ngại mẹ cha
Ê. Ề à bạn la
G. Gặp cười xấu xấu
H. Hiểu bài không thấu
I. Im ắng ngồi lo
K. Không có điểm to
L. Lặp toàn hai ngỗng
M. Muốn mình biết rộng
N. Nhớ phải học nhiều
O. Oi bức vẫn chiều
Ô. Ốm thì mới nghỉ
Ơ. Ới đừng hoang phí
P. Phân tán thời gian
Q. Quyết vượt gian nan
R. Ra công khổ luyện
S. Sẽ không còn chuyên
T. Thầy mắng bạn la
U. U uất mẹ cha
Ư. Ức mình kém cõi
V. Việc trên rành rẽ
X. Xin bảo giúp trò
Y. Yêu cầu nhớ cho.
Nguồn: Internet
Bài văn vần học chính tả
Chữ r rửa rổ rá xong
Réo ra réo rắt hát rong lưng bò
Chữ p đẽo khẩu súng to
Pằng pằng nó bắn, nó bò trên cây
Ích xì (x) xỉn, ét sờ (s) say
Ôm nhau uống ruợu tối ngày buồn không?
Chữ k kéo gỗ bờ sông
Kiếm củi, kiếm gạo, kiếm đồng nuôi con
Chữ q như quả dừa non
Quấn qua, quấn quýt, quấn tròn quanh cây
Chữ nh nhấp nhổm nhảy dây
Nhún nha nhún nhảy tính giây đếm vòng
Chữ g giống số 9 không
Đến trường đến lớp quyết không bỏ bài
Nghe th thủ thỉ bên tai
Anh ơi em muốn nhớ bài đọc thơ
Vì sao nhiều chữ ng; g
Ng đơn, ngh kép bao giờ khác nhau?
I, e, ê đứng đằng sau
gh kép, ngh kép ta mau ghép vào
Đến trường thích thú vui sao
Bao nhiêu bổ ích đọng vào trong em…
Nguồn: Sưu tầm
Câu đố vui cho học sinh tiểu học
1. Da trắng muốt. Ruột trắng tinh. Bạn với học sinh. Thích cọ đầu vào bảng?
Đáp án: Viên phấn
2. Cày trên đồng ruộng trắng phau. Khát xuống uống nước giếng sâu đen ngòm?
Đáp án: Cây bút mực
3. Cây suôn đuồn duột. Trong ruột đen thui. Con nít lui cui. Đem đầu đè xuống?
Đáp án: Cây bút chì
4. Cái gì chứa nhiều nước nhất mà không ướt?
Đáp án: Bản đồ
5. Có mặt mà chẳng có đầu/ Bốn chân có đủ không cầu có tay/ Học trò kẻ dở, người hay/ Ai ai cũng phải hàng ngày nhớ em?
Đáp án: Cái bàn học
6. Có chân mà chẳng biết đi. Có mặt phẳng lì cho bé ngồi lên?
Đáp án: Cái ghế
7. Lấp la lấp lánh. Treo ở trên tường. Trước khi đến trường. Bé soi chải tóc?
Đáp án: Cái gương soi
8. Cái gì bật sáng trong đêm. Giúp cho nhà dưới nhà trên sáng ngời?
Đáp án: Bóng đèn
9. Quả gì không phải để ăn. Mà dùng để đá, để lăn để chuyền?
Đáp án: Quả bóng
10. Hè về áo đỏ như son. Hè đi thay lá xanh non mượt mà. Bao nhiêu tay tỏa rộng ra. Như vẫy như đón bạn ta đến trường?
Đáp án: Cây phượng
Cách tính chu vi - diện tích - thể tích các hình ở tiểu học
Muốn tính diện tích hình vuông
Cạnh nhân chính nó vẫn thường làm đây
Chu vi thì tính thế này
Một cạnh nhân bốn đúng ngay bạn à.
Diện tích tam giác sao ta
Chiều cao nhân đáy chia ra hai phần.
Diện tích chữ nhật thì cần
Chiều dài, chiều rộng ta đem nhân vào
Chu vi chữ nhật tính sao
Chiều dài, chiều rộng cộng vào nhân hai.
Bình hành diện tích không sai
Chiều cao nhân đáy ai ai cũng làm.
Muốn tính diện tích hình thang
Đáy lớn đáy nhỏ ta mang cộng vào
Xong rồi nhân với chiều cao
Chia đôi lấy nửa thế nào chẳng ra.
Hình thoi diện tích sẽ là
Tích hai đường chéo chia ra hai phần
Chu vi gấp cạnh bốn lần.
Lập phương diện tích toàn phần tính sao
Sáu lần một mặt nhân vào
Xung quanh nhân bốn thế nào cũng ra
Thể tích ta sẽ tính là
Tích ba lần cạnh sẽ ra chuẩn liền
Hình tròn, diện tích không phiền
Bán kính, bán kính nhân liền với nhau
Ba phẩy mười bốn nhân sau
Chu vi cũng chẳng khó đâu bạn à
Ba phẩy mười bốn nhân ra
Cùng với đường kính thế là xong xuôi.
Xung quanh hình hộp dễ thôi
Tính chu vi đáy xong rồi nhân ra
Cùng chiều cao nữa thôi mà
Thể tích hình hộp chúng ta biết rồi
Tích ba kích thước mà thôi
Để giải hình tốt bạn ơi thuộc lòng.
Nguồn: Internet
Bài thơ tìm trung bình cộng 2 số
Để tìm được số trung bình Tổng các số hạng, nào mình tính ra.
Số trung bình cộng sẽ là
Tổng chia đầu số(*), chúng ta cùng làm.
(*) đầu số: số lượng các số hạng
Nguồn: Internet