Hành tinh là một thiên thể quay xung quanh một ngôi sao hay các tàn tích sao, có đủ khối lượng để tạo thành hình cầu do chính lực hấp dẫn của nó và khối lượng không quá lớn để tạo ra phản ứng nhiệt hạch. Hay nói theo cách dễ hiểu hơn, hành tinh là các thiên thể có hình cầu và khối lượng nhỏ hơn sao rất nhiều lần. Và liên quan đến điều đó chúng ta sẽ muốn tìm hiểu về Hệ Mặt Trời, nơi Trái Đất của chúng ta tồn tại, có bao nhiêu hành tinh, kích thước và khối lượng của các hành tinh như thế nào hay hành tinh nào lớn nhất,... Bởi vật, Toplist sẽ cùng các bé và các cha mẹ tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi liên qua đến bài viết này.
Nguồn gốc tên gọi của các hành tinh trong hệ mặt trời là gì?
Nói với bé: Sự thú vị của các tên gọi đặt cho các hành tinh trong hệ mặt trời đó là được xuất phát từ nguồn gốc có liên quan đến các vị thần theo thần thoại của Hy Lạp cổ đại. Vì người Hy Lạp xưa đã dùng tên của những vị thần trong các câu chuyện thần thoại để đặt tên cho các vì sao trên bầu trời.
Bạn nên biết rằng: Từ thời Hy Lạp cổ đại, con người đã nghiên cứu về thiên văn học, tìm tòi, phát hiện ra các vì sao, các thiên thể và những điều bí ẩn trong vũ trụ. Họ cũng đã có một nền văn minh tương đối phát triển , đặt biệt là di sản văn hóa “Thần thoại Hy Lạp”, từ lâu di sản này đã trở thành một giá trị phổ biến vô cùng quý báu của gia tài văn hóa nhân loại. Người Hy Lạp xưa đã dùng tên của những vị thần trong các câu chuyện thần thoại để đặt tên cho các vì sao trên bầu trời.
Các hành tinh trong hệ mặt trời được sắp xếp theo thứ tự nào?
Nói với bé: Mọi thứ đều có trật tự nhất định và trong hệ mặt trời cũng vậy con ạ. Thứ tự các hành tinh trong hệ mặt trời như sau: Mặt Trời ở trung tâm, Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương.
Bạn nên biết rằng: Trong hệ mặt trời hiện nay đã công nhận có 8 hành tinh xoay quanh mặt trời. Những hành tinh này được sắp xếp theo thứ tự từ gần mặt trời đến xa mặt trời. Và hệ mặt trời này còn được gọi với cái tên khác là hệ sao mẹ với sao mẹ ở đây chính là Mặt Trời được coi là đứng im trong hệ và các hành tinh khác bay xung quanh. Bây giờ hãy điểm qua một số hiểu biết về các hành tinh trong hệ mặt trời ngay nhé. Thứ tự các hành tinh trong hệ như sau: Mặt Trời ở trung tâm, Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương.
Kích thước và khối lượng các hành tinh trong Hệ Mặt Trời như thế nào?
Nói với bé: Trong hệ mặt trời các hành tinh có kích thước và khối lượng không hề giống nhau. Có hành tinh khích thước và khối lượng rất lớn nhưng cũng có những hành tinh lại có khối lượng và kích thước rất nhỏ. Hành tinh có kích thước và khối lượng lớn nhất đó chính là Sao Mộc. Còn hành tinh có kích thước và khối lượng lớn nhất đó chính là Sao Thủy.
Bạn nên biết: Hành tinh nào lớn nhất trong Hệ Mặt Trời, đó chính là Sao Mộc. Hành tinh này nắm giữ kỷ lục cả về kích thước lẫn khối lượng. Đồng thời, nó có đường kính lớn hơn gấp 10 lần, khối lượng lớn hơn gấp 318 lần và thể tích lớn hơn gấp 1.321 lần thể tích Trái Đất của chúng ta. Lớn như vậy nhưng bán kính sao Mộc chỉ lớn bằng 0,1 lần bán kính Mặt Trời và khối lượng cũng chỉ bằng 0,001 lần.
Bạn có thể tham khảo kích thước và khối lượng của các hành tinh khác trong hệ mặt trời như:
- Sao Mộc: Đường kính 142.796 km, khối lượng 1,9 x 10^27 kg.
- Sao Thổ: Đường kính 120.660 km, khối lượng 5,69 x 10^23 kg.
- Sao Thiên Vương: Đường kính 51.118 km, khối lượng 8,68 x 10^25 kg.
- Sao Hải Vương: Đường kính 48.600 km, khối lượng 1,02 x 10^26 kg.
- Trái Đất: Đường kính 12.756 km, khối lượng 5,98 x 10^24 kg.
- Sao Kim: Đường kính 12.104 km, khối lượng 4,87 x 10^24 kg.
- Sao Hoả: Đường kính 6.787 km, khối lượng 6,42 x 10^23 kg.
- Sao Thuỷ: Đường kính 4.878 km, khối lượng 3,3 x 10^23 kg.
Có những hành tinh nào trong hệ mặt trời?
Nói với bé: Trong hệ mặt trời gồm có Mặt trời và 9 hành tinh quay quanh, theo các quỹ đạo ellip gần tròn. Vòng trong có 4 hành tinh dạng rắn như sao kim, sao Thủy, Trái Đất, Sao Hỏa, vòng ngoài có 5 hành tinh dạng khí là Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương và hành tinh thứ 9 mới phát hiện vào đầu năm 2016 đó con.
Bạn nên biết rằng: Kể từ năm 1930, khi phát hiện ra sao Diêm Vương, mọi người đều sẽ được nghe về 9 hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta. Nhưng những năm 1990 các nhà thiên văn học tranh luận về việc Pluto có phải là một hành tinh hay không. Quyết định gây nhiều tranh cãi vào năm 2006 của hội Thiên văn học Quốc tế gọi sao Diêm Vương là hành tinh lùn, loại bỏ nó ra khỏi danh sách các hành tinh thực có trong hệ mặt trời. Vì vậy, sẽ có 8 hệ mặt trời như kể trên.
Ngày nay các nhà thiên văn học đang tìm kiếm một hành tinh khác trong hệ mặt trời của chúng ta về hành tinh thực thứ 9, sau khi tìm được bằng chứng vào ngày 20/1/2016 về “hành tinh thứ 9” lớn gấp 10 lần khối lượng Trái đất và lớn hơn 5000 lần khối lượng của sao Thiên Vương.
Hệ mặt trời là gì?
Nói với bé: Con à, hệ mặt trời hay còn có tên gọi là Thái Dương hệ đó. Đây là một hệ hành tinh có Mặt trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm. Thật kì diệu phải không nào?
Bạn nên biết rằng: Hệ mặt trời là một hệ hành tinh mà ở đó mặt trời là trung tâm và các thiên thể chịu sức hút của mặt trời mà nằm xung quanh nó. Hệ mặt trời có số tuổi đã lên đến 4,568 tỷ năm. Có một ngôi sao (mặt trời) và 8 hành tinh (sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương) và hàng trăm hành tinh lùn cũng như vệ tinh tự nhiên trong hệ mặt trời.
Các hành tinh trong hệ mặt trời chuyển động như thế nào?
Nói với bé: Các hành tinh có chu kỳ và dạng quỹ đạo elip khi chuyển động quanh Mặt trời khác nhau và chúng tuân theo các định luật Kepler.
Bạn nên biết rằng: Tuỳ thuộc vào lực hấp dẫn và khoảng cách của 9 hành tinh trong hệ Mặt trời với Mặt trời mà các hành tinh có chu kỳ và dạng quỹ đạo elip khi chuyển động quanh Mặt trời khác nhau, chúng tuân theo các định luật Kepler. Giả thuyết rằng 9 hành tinh lấy Mặt trời làm trung tâm và chuyển động trên một quỹ đạo tưởng tượng nào đó, thế thì cho dù Thuỷ tinh cho đến Diêm Vương tinh ở ngoài rìa đều phải có chu kỳ chuyển động giống nhau.
Và như vậy thì các hành tinh ở vòng ngoài phải chuyển động rất nhanh. Thế trong hệ Mặt trời, các thiên thể càng ở gần phía ngoài rìa thì chuyển động càng chậm. Quỹ đạo của các hành tinh từ hình tròn cho đến hình elip, và ở những điểm khác nhau thì có vận tốc khác nhau (với sao chổi Halley thì sự thay đổi vận tốc là rất rõ rệt). Các quỹ đạo tuy có hình elip nhưng gần với dạng tròn nên sự thay đổi vận tốc ở các điểm khác nhau là không rõ ràng lắm.
Tốc độ chuyển động của các hành tinh lớn trong hệ Mặt trời như thế nào?
Nói với bé: Các hành tinh trong hệ mặt trời có vận tốc chuyển động rất khác nhau. Các hành tinh ở vòng ngoài phải chuyển động rất nhanh. Thế trong hệ Mặt trời, các thiên thể càng ở gần phía ngoài rìa thì chuyển động càng chậm. Quỹ đạo của các hành tinh từ hình tròn cho đến hình elip, và ở những điểm khác nhau thì có vận tốc khác nhau (với sao chổi Halley thì sự thay đổi vận tốc là rất rõ rệt).
Bạn nên biết rằng: Tuỳ thuộc vào lực hấp dẫn và khoảng cách của chín hành tinh trong hệ Mặt trời với Mặt trời mà các hành tinh có chu kỳ và dạng quỹ đạo elip khi chuyển động quanh Mặt trời khác nhau, chúng tuân theo các định luật Kepler. Giả thuyết rằng 9 hành tinh lấy Mặt trời làm trung tâm và chuyển động trên một quỹ đạo tưởng tượng nào đó, thế thì cho dù Thuỷ tinh cho đến Diêm Vương tinh ở ngoài rìa đều phải có chu kỳ chuyển động giống nhau. Và như vậy thì các hành tinh ở vòng ngoài phải chuyển động rất nhanh. Các thiên thể càng ở gần phía ngoài rìa thì chuyển động càng chậm.
Quỹ đạo của các hành tinh từ hình tròn cho đến hình elip, và ở những điểm khác nhau thì có vận tốc khác nhau (với sao chổi Halley thì sự thay đổi vận tốc là rất rõ rệt). Các quỹ đạo tuy có hình elip nhưng gẩn với dạng tròn nên sự thay đổi vận tốc ở các điểm khác nhau là không rõ ràng lắm. Tính vận tốc theo km / giây thì chúng ta có thể thấy: Thuỷ tinh 47,88; Kim tinh 35,02; Trái đất 29,79; Hoả tinh 24,12; Mộc tinh 13,06; Thổ tinh 9,46; Thiên Vương tinh 6,81; Hải Vương tinh 5,44; Diêm Vương tinh 4,75.
Tên gọi của các hành tinh trong hệ mặt trời bằng tiếng Anh là gì?
Nói với bé: Những hành tinh trong hệ mặt trời có tên gọi bằng tiếng anh đó là:
- Sun: Mặt trời
- Earth: Trái Đất
- Mars: Sao Hỏa
- Venus: Sao Kim
- Jupiter: Sao Mộc
- Mercury: Sao Thủy
- Saturn: Sao Thổ
- Uranus: Sao Thiên Vương
- Neptune: Sao Hải Vương
Bạn nên biết rằng: Trái đất là hành tinh thứ 3 trong Hệ Mặt Trời, đồng thời đây cũng được coi là hành tinh duy nhất cho đến nay được cho có tồn tại sự sống. Sao Hoả là hành tinh đứng thứ 4 được tính từ trung tâm hệ Mặt Trời. Dù cho tên sao Hỏa tuy nhiên trên thực tế nhiệt độ cao nhất của hành tinh này thì chỉ có thể đạt tới 20 độ đồng thời đôi khi có thể xuống mức thấp nhất tới âm 153 độ.
Sao kim là hành tinh thứ 2 tính trong Hệ Mặt Trời, có khối lượng và kích thước gần giống với Trái Đất nhất. Sao Mộc là hành tinh đứng thứ 5 trong hệ mặt Trời, sao mộc sở hữu kỷ lục về thời gian 1 ngày ngắn nhất, với độ dài là 9 giờ 55 phút theo giờ trái đất. Trong Hệ Mặt trời, sao Mộc là hành tinh lớn nhất với khối lượng lớn gấp 318 lần Trái đất. Sao Thủy là một hành tinh gần nhất với Mặt Trời, đây cũng là hành tinh nhỏ nhất. Theo lịch Trái Đất thì phải mất 88 ngày để Sao Thủy kết thúc 1 vòng quanh Mặt Trời.
Sao thổ là hành tinh thứ 6 tính từ Mặt Trời đồng thời cũng là hành tinh dễ quan sát nhất bằng mắt thường. Sao Thiên Vương hành tinh thứ 7 trong Hệ Mặt Trời đồng thời là hành tinh có nhiệt độ thấp nhất, có thể rơi xuống mức âm 224 độ C. Sao Thiên Vương xoay 1 vòng quanh mặt trời mất 84 năm Trái đất và nhận được ánh sáng trực tiếp suốt 42 năm. Sao Hải Vương là hành tinh xa nhất trong hệ mặt trời vì thế mà nó là hành tinh có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong số các hành tinh.