Từ xưa đến nay, người ta vẫn băn khoăn tự hỏi nguồn gốc của các linh hồn? Liệu có hay không sự tái sinh sau khi chết đi? Những câu hỏi này đến bây giờ vẫn chưa có sự khẳng định rõ ràng và chắc chắn từ các nhà khoa học. Tuy nhiên, những bằng chứng dưới đây sẽ xua tan sự hoài nghi về thuyết luân hồi như vài người vẫn nghĩ!
Nghi vấn “lộn kiếp” của Hitler và Napoleon
Xoay quanh câu hỏi liệu có hay không sự hoán đổi thể xác của cùng một linh hồn mà Hitler và Napoleon là bằng chứng giả dụ, khá nhiều nhà nghiên cứu đã đau đầu để tìm ra câu trả lời cho những sự trùng hợp lạ lùng. Đều là 2 vị lãnh đạo nổi tiếng trong lịch sử nhân loại, Napoleon và Hitler sinh cách nhau 129 năm.
Tuy nhiên, có rất nhiều sự kiện cùng con số 129 khiến cho người ta phải nghi ngờ, chẳng hạn: Napoléon nắm quyền năm 1804, Hitler năm 1933 - chênh 129 năm. Napoléon chiếm Viên (Áo) năm 1809, Hitler năm 1938 - chênh 129 năm. Napoléon tấn công Nga năm 1912, Hitler tấn công Nga 1941... Nhiều người đặt ra giả thuyết Hitler chính là kiếp sau của Napoleon
Chết hơn 10 năm, vẫn tái sinh tìm về cha mẹ ruột
Đối với những người tin vào thế giới tâm linh ở Việt Nam, có lẽ trường hợp của em Nguyễn Phú Quyết Tiến (xã Vụ Bản, Huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) lại một lần nữa khẳng định sự chắc chắn của thuyết luân hồi, chuyển kiếp. Theo người nhà kể lại, Quyết Tiến sinh ngày 6/10/2002, được ba mẹ đặt tên là Bình. Nhưng khi lớn lên, cậu cứ nằng nặc bảo tên của mình là Quyết Tiến, con của vợ chồng anh Tân, chị Thuận – đứa bé đã chết cách đây nhiều năm trước.
Sau nhiều lần khóc lóc năn nỉ đòi về lại nhà cũ, gia đình hai bên đã thỏa thuận và đưa ra những câu hỏi cho cậu bé nhằm xác minh sự thật xem có phải cậu bé là người đã mất cách đây hơn mười năm trước không. Kết quả thật bất ngờ, dù chưa bao giờ được đưa đến gặp mặt anh Tân và chị Thuận trước đó nhưng Tiến nhớ như in từng chi tiết nhỏ về đôi vợ chồng, thậm chí cậu bé còn thuật lại chính xác những thói quen của cậu bé được cho là hóa kiếp của Tiến bây giờ. Vụ việc đã thu hút nhận được sự quan tâm của giới truyền thông cũng như các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm tiềm năng con người.
Câu chuyện của cậu bé mới biết đi nói mình là đầu thai của phi công máy bay trong chiến tranh thế giới thứ 2
6 thập kỷ trước, một phi công máy bay Không quân 21 tuổi làm nhiệm vụ ở Thái Bình Dương đã bị bắn hạ bởi đội pháo binh Nhật Bản. Tên của ông có thể đã bị lãng quên, nếu không có sự xuất hiện của một đứa trẻ tên là James Leininger. Lúc đầu, cha mẹ của cậu bé đều rất ngạc nhiên, và lo sợ khi cậu con trai mới 2 tuổi của mình thét lên những câu: "Máy bay bốc cháy! Rất ít người có thể thoát ra!". Điều này xảy ra trong những cơn ác mộng lặp đi lặp lại của cậu bé, từ khi mới chỉ là một đứa trẻ bình thường với những câu nói rời rạc phải lắp ghép lại để có thể hiểu được.
Khi lớn lên, James đã tiết lộ chi tiết đặc biệt về cuộc đời của cựu phi công máy bay chiến đấu James Huston. Họ nói rằng đứa trẻ nói với họ máy bay của cựu phi công đã bị bắn hạ và nổ tung bởi người Nhật. James cũng nói với cha mình tên của tàu sân bay nơi ông cất cánh là Natoma Bay, và tên người đồng nghiệp đã bay cùng anh là Jack Larson.
Sau khi điều tra, nhà khoa học Bruce phát hiện ra rằng cả tàu sân bay Natoma Bay và Jack Larson đều có thật. Natoma Bay là một tàu sân bay nhỏ ở Thái Bình Dương, và ông Larson hiện đang sống tại Arkansas.
James cũng mô tả máy bay của ông bị đánh trực tiếp vào động cơ. Trong khi đó, Ralph Clarbour, một xạ thủ phía sau trên một chiếc máy bay Mỹ cất cánh từ Natoma Bay, cho biết máy bay của ông ở ngay bên cạnh máy bay của James M. Huston Jr trong một cuộc đột kích gần Iwo Jima vào ngày 3/3/1945. Clarbour cho biết ông đã nhìn thấy máy bay của Huston bị tấn công bởi hỏa lực phòng không, và "bị vào đầu máy bay, bên phải ở chính giữa động cơ.”
Bây giờ với nhiều người, kể cả những người biết cựu phi công chiến đấu kia đều nghĩ rằng James là sự đầu thai của phi công.
Cuộc sống vẫn có nhiều điều khó lý giải, những hiện tượng về đời sống tâm linh vẫn hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta mà các nhà khoa học vẫn đang không ngừng tìm kiếm câu trả lời.
Câu chuyện của Gamini Jayasuriya
Câu chuyện có thật này kể về chú bé Gamini Jayasuriya sinh ra và lớn lên tại Srilanka vào năm 1962. Khi lớn lên, Gamini bắt đầu nhớ về tiền kiếp của mình. Theo lời cậu bé kể, trước đó cậu là con của một gia đình theo đạo Thiên chúa giáo, được bố mẹ rất cưng chiều và từng sống hạnh phúc cùng một người em trai nữa lên là Nimal. Người em trai này hay có thói quen cắn vào người Gamini khi chơi đùa.
Trong một lần đi ngang qua khu nhà cũ nơi kiếp trước Gamini đã từng sống, cậu nhớ lại được toàn bộ sự việc của kiếp trước. Khi đối chiếu những điều mà Gamini kể với sự thật về cậu bé bị rơi xuống giếng chết hai năm trước (được cho là tiền thân của Gamini), người ta không thấy có một sai sót nào.
Nhà báo Ray Bryant – người nhớ lại tiền kiếp từ hơn nửa thế kỷ trước
Tháng 8 năm 1992, Tạp chí Yêu của Hoa Kì đã đăng tải một câu chuyện có thật về nhà báo Ray Bryant (sinh năm 1948) – bằng chứng sống về những câu chuyện tiền kiếp. Theo ông, kiếp trước ông từng là một trung sĩ tên Reuben Stafford tham gia đánh chiếm nhiều trận đấu ác liệt vào khoảng năm 1855, trong đó có trận Crimeé vô cùng khủng khiếp.
Sau khi tiếp nhận thông tin câu chuyện của nhà báo này, đích thân Bộ Quốc Phòng Anh phải nhờ đến Ðại Tá John Bird đích thân tìm hiểu sự thật. Kết quả cho thấy, những thông tin mà Ray Bryant cung cấp không phải là bịa đặt mà hoàn toàn chính xác, kể cả những số liệu, mốc thời gian ông kể trước đó cũng không hề nhầm lẫn.
Nhà nghiên cứu hiện tượng tái sinh
Kể từ sau thế kỉ 20, những vấn đề liên quan đến hiện tượng tái sinh, năng lực siêu nhiên của con người bắt đầu dành được sự quan tâm của nhiều người trong giới nghiên cứu khoa học.
Tạp chí Paris Match cũng từng đăng tải sự việc của cô Ruth Simmons (sinh năm 1923) – nhà nghiên cứu về hiện tượng luân hồi tái sinh, về việc cô này đã tận dụng thuật thôi miên để tìm lại tiền kiếp của mình. Về sau, nhà nghiên cứu Ruth Simmons được rất nhiều người biết đến vì những kiến thức về thuyết luân hồi, cũng như khả giải những điều khoa học chưa thể chạm đến được.