Top 10 Bệnh cơ xương khớp thường gặp nhất hiện nay

Những bệnh về cơ xương khớp đang ngày càng đáng báo động đối với sức khỏe của mỗi chúng ta, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến những hoạt động sinh hoạt và làm việc hàng ngày bằng những cơn đau nhức, tê buốt kéo dài. Hãy cùng Toplist tìm hiểu 10 bệnh cơ xương khớp thường gặp nhất hiện nay để bạn có những biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất nhé!

Thoái hóa khớp

    Khớp gối có vị trí nằm ở đầu dưới của xương đùi, đầu trên của xương chày, mặt sau của xương bánh chè, được che phủ bởi sụn khớp. Khi vận động, khớp được trượt trên bề mặt của các sụn. Đây là khớp rất quan trọng, chịu lực tác động của toàn bộ cơ thể và là khớp vận động nhiều nhất so với các khớp khác. Chính vì vậy khi hoạt động quá nhiều, khớp gối rất dễ bị thoái hóa. Vậy thoái hóa khớp gối là gì?


    Thoái hóa khớp gối là hiện tượng thoái hóa loạn dưỡng của khớp gối, biểu hiện là sự biến đổi ở bề mặt sụn khớp, sau đó là biến đổi ở bề mặt khớp, hình thành các gai xương, cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp gọi là hư khớp. Trong giai đoạn đầu, dịch trong bao khớp chưa bị ảnh hưởng nhiều nên chưa bị tổn thương nhiều. Khi khớp bị thương tổn nhiều, dịch khớp sẽ càng ngày càng kém, độ ma sát giữa các đầu khớp sẽ tăng lên, mặt sụn khớp gối càng bị hao mòn, dẫn đến hẹp khe khớp ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp gối gây đau, vận động khó khăn.

    Nguyên nhân:

    • Bệnh thoái hóa khớp gối thường xảy ra ở những người lớn tuổi.
    • Nguyên nhân thoái hóa khớp gối chủ yếu do lão hóa bởi tuổi tác, nhất là những người có tiền sử lao động chân tay nặng nhọc, mang vác nhiều, đứng lâu hoặc công việc và béo phì. Cũng có một số trường hợp thoái hóa khớp gối bởi chấn thương khớp như: đứt dây chằng khớp gối, vỡ, nứt lồi cầu dưới xương đùi hoặc xương chày hoặc nứt, vỡ xương bánh chè….
    • Thoái hóa khớp gối có thể do yếu tố thuận lợi của trục chi dưới, bởi bất thường về giải phẫu hoặc do tổn thương ở khớp gối bởi các nguyên nhân do viêm nhiễm.
    • Nguyên nhân do chấn thương xương đùi, xương chậu (vỡ, rạn, nứt, gãy…).


    Triệu chứng:


    • Đau khớp gối bị thoái hóa với các biểu hiện: Đau quanh khớp gối hoặc chỉ đau một vài điểm, lúc đầu đau chỉ xuất hiện nhẹ, nhất là lúc đi lại nhiều, hoặc lúc lên xuống cầu thang hoặc lên dốc, thường xuất hiện vào ban đêm. Đây là biểu hiện đầu tiên của bệnh.
    • Càng về sau, khớp gối có thể bị sưng lên do viêm hoặc do tràn dịch khớp, nếu được chọc hút dịch ra, đau sẽ giảm nhưng có thể tái phát vài ngày sau đó. Khi bệnh trở nên nặng hơn, người bị thoái hóa khớp gối có thể bị cứng khớp, biểu hiện rõ nhất là lúc sáng sớm, lúc vừa ngủ.
    Thoái hóa khớp ở khớp gối
    Thoái hóa khớp ở khớp gối
    Thoái hóa khớp
    Thoái hóa khớp

    Thấp khớp

    Thấp khớp là gì? Thấp khớp còn có tên gọi là bệnh phong thấp một bệnh tự miễn nhiễm, liên quan đến hệ thống tự miễn dịch của cơ thể. Bệnh gây đau, sưng và cứng khớp ảnh hưởng đến không chỉ khớp, xương mà còn cả cơ bắp. Vùng chịu tổn thương và bị tấn công chính là lớp màng hoạt dịch bao bọc các đầu xương chính. Tùy thuộc vào biểu nhiên, tình trạng người bệnh thấp khớp được chia thành 2 dạng:

    Thấp khớp cấp:
    bệnh do nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A vùng hầu họng gây ra. Bệnh không chỉ gây ra những tổn thương đến xương mà có thể tác động đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể như thần kinh, da, tim hay thận. Lứa tuổi thường mắc thấp khớp cấp là trẻ em từ 6 đến 15 tuổi.

    Thấp khớp mãn tính: 40 đến 60 tuổi – lứa tuổi trung niên là thường gặp nhất, những cơn đau âm ỉ, cứng khớp kéo dài.

    Nguyên nhân:


    • Do tuổi tác: Lứa tuổi càng cao, nguy cơ mắc thấp khớp càng lớn.
    • Do nhiễm khuẩn: khớp bị viêm nhiễm, các vi khuẩn lúc này xâm nhập phá hủy sụn, xương khớp lâu ngày gây biến dạng.
    • Lối sống không lành mạnh, nghỉ ngơi không hợp lý, thừa cân, béo phì và thường xuyên sử dụng thuốc lá là những người có nguy cơ mắc bệnh thấp khớp cao hơn so với những người bình thường.
    • Nghiên cứu và thống kê cho thấy những người già và phụ nữ có nguy cơ mắc thấp khớp cao hơn nhiều so với nam giới.
    • Tiền sử gia đình: bệnh thấp khớp có các yếu tố di truyền. Nếu gia đình bạn đã có người từng mắc bệnh thì nguy cơ bạn thấp khớp sẽ cao hơn so với những gia đình không có ai mắc.


        Triệu chứng:


        • Thấp khớp tạo ra những cơn đau, sưng, cứng tại các khớp. Đau có thể cùng lúc ở nhiều khớp và có tính chất đối xứng
        • Các khớp nhỏ như ngón tay, bàn tay, bàn chân, ngón chân thường sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên, khi bệnh nặng hơn sẽ lan sang các khớp lớn trên cơ thể như khuỷu tay, vai, hông, đầu gối. Nguy hiểm hơn có thể là mắt, da, tim, phổi, thận,…
        • Khớp xương cứng, đau nhiều vào sáng và sau khi không vận động, kéo dài từ 1-2 giò thậm chí là cả ngày.
        • Khớp ấm, yếu và sưng tấy.
        • Khớp có dấu hiệu biến dạng do sụn và nang khớp tổn thương nghiêm trọng. Đây là tình trạng xảy ra khi bệnh thấp khớp không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Ngoài ra, người bệnh có thể bị sụt cân, sốt và cơ thể mệt mỏi.
        Biểu hiện của bệnh thấp khớp
        Biểu hiện của bệnh thấp khớp
        Thấp khớp
        Thấp khớp

        Lao cột sống

        Lao cột sống là một bệnh nhiễm trùng do vi trùng lao, do đó luôn có những biểu hiện về nhiễm trùng, nhiễm độc. Bệnh có thể xảy ra sau khi mắc bệnh lao phổi, lao hạch và cũng có thể xuất phát từ cột sống. Lao hệ thống xương khớp chiếm khoảng 1/5 các trường hợp lao ngoài phổi (lao thận niệu sinh dục, lao màng bụng, lao màng não…). Riêng ở nước ta, lao cột sống chiếm khoảng 65% của lao hệ xương khớp, gồm: lao cột sống, lao khớp (háng, gối, cổ chân, vai, khuỷu, cổ tay...). Lao cột sống hay mục xương sống do lao là một dạng bệnh lý lao ngoài phổi, thường gặp nhất trong hệ vận động. Nếu như trước đây bệnh này là một thách thức điều trị ở Việt Nam thì hiện chúng ta đã có thể chữa khỏi lao cột sống trong hầu hết trường hợp phát hiện sớm. Bệnh có tính nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn toàn phát khiến đĩa đệm và cột sống sẽ bị phá hủy nặng thêm, đồng thời tạo thành ổ áp-xe lạnh quanh vùng bị tổn thương. Người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau liên tục; đốt sống bị tổn thương sẽ lồi ra phía sau làm cột sống bị lệch, vẹo và hạn chế vận động.


        Nguyên nhân:

        • Lao cột sống do vi khuẩn lao gây ra, là một loại bệnh thứ phát chỉ xuất hiện khi cơ thể đã bị lao tiên phát (thường là lao phổi); đôi khi sau cả một lao thứ phát khác, như bệnh lao đường tiết niệu - sinh dục.
        • Đường truyền từ ổ lao tiên phát sang lao cột sống là đường máu.
        • Vi khuẩn viêm tích tụ ở một chỗ tạo thành viêm xương cột sống và hoại tử gây ra lao thắt lưng cột sống.

        Triệu chứng:


        • Những dấu hiệu và triệu chứng của lao cột sống. Lao cột sống chủ yếu gây tổn thương ở đĩa đệm và thân đốt sống, rất ít khi gây tổn thương ở cung sau.
        • Bệnh có các biểu hiện liên quan về nhiễm trùng, nhiễm độc như: Mệt mỏi, chán ăn, gầy sút; Sốt về chiều;
        • Dấu hiệu liên quan đến cột sống như: đau tại chỗ đốt sống bị tổn thương. Sau đó, cơn đau sẽ lan theo rễ thần kinh tương ứng. Đau có xu hướng tăng dần và đau nhiều khi đi lại, mang vác vật nặng, thậm chí khi ho hay hắt hơi.
        • Khi nằm, sờ vào cột sống nơi có điểm đau thì người bệnh sẽ bị đau nhói.
        • Bị đơ cột sống và hạn chế vận động, các cơ vùng cạnh cột sống bị co cứng.
        Biểu hiện của lao cột sống
        Biểu hiện của lao cột sống
        Lao cột sống
        Lao cột sống

        Gãy xương

        Gãy xương là sự phá hủy đột ngột các cấu trúc bên trong của xương gây ra các tổn thương và làm gián đoạn về truyền lực qua xương. Nói cách khác, xương mất tính liên tục và hoàn chỉnh do ngoại lực gây nên. Mất tính liên tục hoàn toàn gọi là gãy xương hoàn toàn, mất tính liên tục không hoàn toàn gọi là gãy xương không hoàn toàn. Có nhiều cách phân loại gãy xương như phân loại theo tính chất thương tổn phần mềm thành gãy xương kín, gãy xương hở hoặc phân loại theo đặc điểm ổ gãy. Gãy xương là một trong những bệnh cơ xương khớp thường gặp ở mọi lứa tuổi. Gãy xương cần phải điều trị cấp cứu vì nếu muốn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm: nhiễm trùng, sốc chấn thương, hoại tử chi hay biến dạng chi.

        Nguyên nhân:


        • Gãy xương do chấn thương: Gãy xương xảy ra sau tác động của một lực chấn thương như ngã, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt hoặc chơi thể thao.
        • Gãy xương do bệnh lý: Một số bệnh lý như u xương, viêm tủy xương, lao xương, loãng xương gây phá hủy xương, giảm mật độ xương làm xương yếu và dễ gãy.


        Triệu chứng:


        • Sau khi bị chấn thương, xương bị biến dạng tại vị trí tổn thương.Xuất hiện vết bầm tím ở khu vực chấn thương.
        • Sưng và đau xung quanh vùng chấn thương.
        • Đau trong gãy xương tăng lên khi cố gắng vận động hoặc do bị tác động vào vị trí chấn thương.
        • Mất chức năng ở vùng bị thương. Trong gãy xương hở, xương đâm xuyên qua và nhô ra khỏi da.
        Các biểu hiện của gãy xương
        Các biểu hiện của gãy xương
        Gãy xương
        Gãy xương

        Loãng xương

        Loãng xương là một bệnh lý do rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm tổn thương xương dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương ở người bệnh. Bệnh loãng xương, hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ. Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Gãy xương do loãng xương có thể gặp ở bất cứ xương nào, tuy nhiên hay gặp ở xương cột sống, xương đùi, xương cổ tay.


        Một số xương bị gãy có thể không lành lại được, trong đó xương cột sống và xương đùi là những xương lành lại rất khó khăn, trong hầu hết trường hợp phải phẫu thuật với chi phí tốn kém. Bệnh loãng xương tiến triển thầm lặng. Thường người bệnh chỉ cảm thấy đau mỏi người không rõ ràng, giảm dần chiều cao, gù vẹo cột sống. Đây là những biểu hiện chỉ được phát hiện sau một thời gian dài. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi có những biểu hiện gãy xương. Tình trạng loãng xương sẽ càng trở nặng hơn khi về già. Do độ tuổi này, mật độ xương không đảm bảo đủ mức cho phép để bảo đảm xương cứng chắc như lúc ở tuổi trưởng thành.



        Nguyên nhân:


        • Xương bình thường cần các khoáng chất canxi và phosphate để tạo thành. Nếu cơ thể không nhận đủ canxi từ chế độ ăn uống, việc hình thành các mô xương và xương có thể bị ảnh hưởng. Xương là một cơ quan luôn trong trạng thái liên tục đổi mới, xương mới sẽ liên tục được tạo ra và xương cũ bị phá vỡ. Khi còn trẻ, cơ thể tạo ra xương mới nhanh hơn, do đó khối lượng xương sẽ tăng lên. Hầu hết mọi người đạt được khối lượng xương cao nhất vào khoảng năm 20 tuổi.
        • Khi lớn tuổi, khối lượng xương bị mất đi nhanh hơn được tạo ra, từ đó gây nên bệnh loãng xương.Các nguyên nhân chính của bệnh loãng xương bao gồm:
        • Lối sống sinh hoạt không hợp lý, ít vận động
        • Thường xuyên mang vác các vật nặng, lao động vất vả
        • Có chế độ dinh dưỡng thiếu canxi
        • Giới tính: nữ giới có nguy cơ mắc bệnh loãng xương nhiều hơn nam giới
        • Lượng canxi cho quá trình tạo xương lúc trẻ không được bổ sung đầy đủ, dẫn đến việc khi về già, cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống và quá trình hủy xương diễn ra nhanh, mạnh khiến cho mật độ xương giảm sút, làm cho xương giòn và yếu, giảm sức chịu lực và dễ gãy hơn.


        Triệu chứng:


        • Biểu hiện của tình trạng này bao gồm có cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi khom và gù lưng.
        • Đau nhức đầu xương: một trong những triệu chứng loãng xương dễ nhận thấy nhất là cảm giác đau nhức các đầu xương, người bệnh sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân
        • Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối, những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu.
        • Những cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.
        • Đau ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa.
        • Những cơn đau trở nặng khi vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế. Vì vậy, người có dấu hiệu bị loãng xương thường rất khó thực hiện những tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người.
        • Đối với những người ở lứa tuổi trung niên, loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…
        Bệnh loãng xương
        Bệnh loãng xương
        Loãng xương
        Loãng xương

        Viêm khớp nhiễm trùng

        Viêm khớp nhiễm khuẩn là một nhiễm trùng gây đau rất dữ dội trong khớp. Vi khuẩn hoặc ít gặp hơn là nấm, có thể lây lan từ các khu vực khác trong cơ thể bị nhiễm bệnh đến khớp. Đôi khi vi khuẩn lây nhiễm chỉ ở khớp, các khu vực khác của cơ thể không vấn đề gì. Trong viêm khớp nhiễm khuẩn, vi trùng xâm nhập vào khớp - thường là chỉ một - và gây tổn hại, gây đau nghiêm trọng, nóng và sưng. Vi khuẩn nhắm mục tiêu đầu gối là phổ biến nhất, mặc dù các khớp khác có thể bị ảnh hưởng bởi viêm khớp nhiễm khuẩn, bao gồm cả mắt cá chân, hông, cổ tay, khuỷu tay và vai. Trẻ em và người lớn tuổi có nhiều khả năng phát triển bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn. Nếu được điều trị trong vòng một tuần sau khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện, hầu hết mọi người phục hồi hoàn toàn.


        Nguyên nhân:

        • Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể phát triển khi có nhiễm trùng ở những nơi khác trong cơ thể, chẳng hạn như nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, lây lan qua máu tới khớp. Ít gặp hơn là một vết thương đâm thủng, thuốc tiêm hoặc phẫu thuật gần khớp có thể cho phép vi khuẩn vào khớp.
        • Màng hoạt dịch khớp xương (synovium) tự bảo vệ khỏi bị nhiễm trùng rất kém. Khi vi khuẩn đến các màng hoạt dịch, xâm nhập một cách dễ dàng và có thể bắt đầu phá hủy sụn. Cơ thể phản ứng với vi khuẩn bao gồm cả viêm, gia tăng áp lực quanh khớp, trong khớp và giảm lưu lượng máu đến các khớp góp phần vào những thiệt hại của khớp.
        • Các loại vi khuẩn: Một số chủng vi khuẩn có thể gây viêm khớp nhiễm khuẩn. Các loại phổ biến nhất liên quan đến nhiễm trùng viêm khớp là Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) - một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trên da và trong mũi.
        • Trong quá khứ, viêm khớp nhiễm khuẩn thường xuyên hơn gây ra bởi vi khuẩn gây bệnh lậu - bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nhưng việc sử dụng thực hành tình dục không an toàn đã dẫn đến sự suy giảm bệnh lậu và các biến chứng của nó, bao gồm viêm khớp nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, ở người trẻ tuổi hoạt động tình dục, bệnh lậu là một nguyên nhân tiềm tàng của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn.

        Triệu chứng


        • Sốt.
        • Đau ở khớp bị ảnh hưởng, đặc biệt là khi di chuyển khớp.
        • Sưng khớp bị ảnh hưởng.
        • Ấm khu vực khớp bị ảnh hưởng.

        Ở trẻ em, các triệu chứng bổ sung có thể bao gồm:

        • Ăn không ngon miệng.
        • Tình trạng bất ổn.
        • Nhịp tim nhanh.
        • Khó chịu.
        Bệnh viêm khớp nhiễm trùng
        Bệnh viêm khớp nhiễm trùng
        Viêm khớp nhiễm trùng
        Viêm khớp nhiễm trùng

        Viêm đa cơ

        Viêm đa cơ hay còn gọi là viêm đa cơ tự miễn là căn bệnh hiếm gặp. Cứ 1 triệu người mới có vài trường hợp mắc phải bệnh mỗi năm. Bệnh thường xảy ra ở người trẻ lớn hơn 20 tuổi và đối tượng trung niên từ 45 – 60 tuổi. Bệnh thường phổ biến ở người da đen hơn người da trắng. Và đặc biệt, bệnh viêm đa cơ thường ảnh hưởng nhiều ở phụ nữ hơn nam giới. Các dấu hiệu bệnh thường xuất hiện sau khi mắc bệnh một vài tuần hoặc vài tháng. Người bệnh thường cảm thấy đau nhức và khó khăn trong việc leo câu thang, đứng lên hoặc ngồi xuống hay vương tay lấy vật trên đầu.


        Nguyên nhân:


        • Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm đa cơ là do đâu. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra, bệnh xảy ra có thể là liên quan đến yếu tố di truyền hoặc do các kháng thể tự miễn trong cơ thể.
        • Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh cũng có thể là do yếu tố mùa trong năm hoặc do môi trường ô nhiễm hay do bệnh ung thư.
        • Bên cạnh đó, bệnh xảy ra cũng có thể là do bệnh nhân bị nhiễm trùng do virus coxsackie, virus viêm gan B hay HIV hoặc do vi khuẩn.
        • Mặt khác bệnh hình thành một phần do tác dụng phụ của thuốc chữa sốt rét hydroxy chloroquine, thuốc hạ áp huyết ACE inhibitors .
        • Các yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc bệnh viêm đa cơ


        Triệu chứng:


        • Ngoài triệu chứng nhận biết lâm sàng như tình trạng đau nhức và sưng ở các khớp xương, cơ mỗi khi bệnh nhân leo cầu thang, chải tóc hoặc tham gia hoạt động thể chất,….
        • Xét nghiệm máu phát hiện các enzym cơ trong huyết thanh tăng cao như CK, GOT, GPT... ngoài ra còn có kháng thể kháng nhân dương tính, gặp các kháng thể đặc hiệu với viêm cơ tự miễn trong cơ thể. Điện cơ cho thấy các hình ảnh điện thế phức tạp, biên độ thấp, yếu cơ, cơ dễ bị kích thích.
        • Sinh thiết cơ thấy hình ảnh bất thường của cơ, có xâm lấn, thoái hóa và hoại tử
        • Có xuất hiện teo các tổ chức xung quanh, theo tiến triển bệnh sẽ dẫn đến việc các tổ chức xơ thay thế các tổ chức cơ bị hoại tử làm chia tách bó cơ.
        • Sinh thiết da cho kết quả thâm nhiễm, teo da, thoái hóa các tổ chức của da.
          Viêm đa cơ thường gặp ở độ tuổi 50 - 70 tuổi
          Viêm đa cơ thường gặp ở độ tuổi 50 - 70 tuổi
          Viêm đa cơ
          Viêm đa cơ

          Bệnh Gout

          Bệnh gout (gút) hay còn gọi thống phong, là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể, sau đó sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Với người bị bệnh gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân. Bệnh gout đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, người bệnh thường xuyên bị đau đớn đột ngột giữa đêm và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bùng phát, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp khác ở chân (như đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay), cả cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng.

          Nguyên nhân bệnh Gout (gút):


          • 95% các trường hợp xảy ra ở nam giới, độ tuổi thường gặp là 30-60 tuổi.
          • Chế độ ăn thực phẩm có chứa nhiều purin như: gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm… được xem là làm nặng thêm bệnh.
          • Do các rối loạn về gen (nguyên nhân di truyền): hiếm gặp.
          • Do tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải acid uric hoặc cả hai: Suy thận và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận.
          • Các bệnh về máu: bệnh bạch cầu cấp. Dùng thuốc lợi tiểu như: furosemid, thiazid, acetazolamid, …
          • Sử dụng các thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính.
          • Dùng thuốc kháng lao như ethambutol, pyrazinamid, …Triệu chứng bệnh Gout (gút)


          Triệu chứng:

          • Các triệu chứng chính của bệnh bao gồm: Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy
          • Khớp đau nhiều hơn khi đụng vào
          • Khớp sưng đỏ
          • Vùng xung quanh khớp ấm lên
          • Hầu hết các biểu hiện của bệnh gout thường kéo dài vài giờ trong 1–2 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần. Nếu người bị bệnh gout không dùng thuốc trị gout thường xuyên, các triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.
          • U cục tophi: Bệnh này đặc trưng bởi sự tích tụ tinh thể dưới da. Thông thường, các khối này sẽ xuất hiện xung quanh ngón chân, đầu gối, ngón tay và tai. Nếu không được xử lý đúng cách thì u tophi sẽ ngày càng lớn hơn.
          • Tổn thương khớp: Nếu người bệnh không dùng thuốc trị gout, khớp có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương xương và các khớp khác.
          • Sỏi thận: Nếu không điều trị gout đúng cách, các tinh thể acid uric không chỉ tích tụ quanh khớp mà còn tích tụ trong thận gây ra sỏi thận.
          Bệnh Gout gây sưng đau giữa khớp ngón chân
          Bệnh Gout gây sưng đau giữa khớp ngón chân
          Bệnh Gout
          Bệnh Gout

          Viêm khớp dạng thấp

          Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công vào các mô trong chính cơ thể. Bệnh gây viêm (đỏ, sưng) dẫn đến đau, xơ cứng và sưng khớp, phần lớn là khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối. Viêm khớp dạng thấp không chỉ phá hủy làm tổn thương đến hệ khớp của còn thể mà có thể làm tổn thương đến cả hệ thống cơ thể bao gồm da, mắt, phổi, tim và mạch máu. Bệnh viêm khớp dạng thấp được xem là một trong những căn bệnh xương khớp nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường. Nhẹ thì tê mỏi chân tay, thoái hóa khớp, đau nhức, ê buốt, suy thận, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch... nặng hơn có thể dẫn đến teo cơ, bại liệt, tàn tật suốt đời.



          Nguyên nhân:


          • Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các bao hoạt dịch – màng bao quanh khớp của bạn. Kết quả là gây ra tình trạng viêm nhiễm và cuối cùng có thể phá hủy sụn và xương bên trong khớp.
          • Ngoài ra các gân và dây chằng giữ các khớp với nhau cũng bị giãn và suy yếu khiến cho khớp bị biến dạng và mất tính liên kết.
          • Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết được điều gì gây ra tình trạng rối loạn miễn dịch này. Tuy nhiên, yếu tố di truyền có thể có liên quan vì một số gen mặc dù không trực tiếp gây ra bệnh nhưng có thể khiến bạn nhạy cảm hơn với các yếu tố môi trường, chẳng hạn như nhiễm một số vi khuẩn hoặc virus nhất định và từ đó có thể làm khởi phát bệnh.

          Triệu chứng:


          • Triệu chứng phổ biến của viêm khớp dạng thấp phần lớn là đau khớp và xơ cứng khớp, nặng nhất vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi ngồi bất động trong khoảng thời gian dài.
          • Tình trạng xơ cứng khớp thường đỡ hơn khi bạn cử động. Triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột và nhanh hết.
          • Những triệu chứng khác bao gồm: bỏng hoặc ngứa mắt, mệt mỏi, nổi nhọt ở chân, chán ăn, ngứa ran và tê, nhịp thở ngắn, nốt sần da, yếu và sốt cao.
          • Khớp có thể bị đỏ, sưng tấy, nóng, mềm và biến dạng.
          • Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập.
          Bệnh viêm khớp dạng thấp ở người già
          Bệnh viêm khớp dạng thấp ở người già
          Viêm khớp dạng thấp
          Viêm khớp dạng thấp

          Viêm cột sống dính khớp

          Viêm cột sống dính khớp là hiện tượng viêm xảy ra ở mối nối giữa các đốt của cột sống lưng, hay giữa cột sống và xương chậu của bạn. Đôi khi hiện tượng viêm cũng được ghi nhận ở các vị trí khớp khác như khớp cổ tay, cổ chân, khớp cổ... Viêm cột sống dính khớp phổ biển ở nam giới hơn nữ giới. Hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính gây ra viêm cột sống dính khớp. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy cả yếu tố di truyền gia đình và các yếu tố tác động từ môi trường sống đều có mối liên hệ tới bệnh Viêm cột sống dính khớp. Những triệu chứng ban đầu của Viêm cột sống dính khớp thường là: đau mỏi cột sống và vận động cột sống không được linh hoạt. Do đó bạn sẽ thấy khó ngồi xổm, cảm giác đau khi muốn thay đổi tư thế ngồi. Những triệu chứng này thường bắt đầu ở độ tuổi cuối giai đoạn vị thành niên hoặc đầu giai đoạn trưởng thành.


          Bệnh sẽ tiến triển âm thầm theo thời gian cùng với đó bạn sẽ thấy cảm giác đau tăng dần lên, rồi các khe khớp cột sống dần dần bị thu hẹp lại, do đó sự vận động cột sống trở nên khó khăn hơn. Cảm giác đau ở mỗi người bệnh rất khác nhau, một số người các cơn đau đến rồi đi trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng cũng có bệnh nhân các cơn đau mỏi kéo dài liên tục. Cảm giác đau thường tăng vào cuối ngày. Một số bênh nhân có cảm giác tăng thân nhiệt, người cảm thấy nóng nhưng khi đo nhiệt độ cơ thể thì không có hiện tượng sốt (thân nhiệt không quá 37 độ 5). Chính vì những biểu hiện bệnh giai đoạn đầu khá lờ mờ và không rõ ràng cho nên bênh nhân thường chủ quan và chỉ được chuẩn đoán bệnh khi bệnh ở giai đoạn cấp.

          Nguyên nhân:

          • Mặc dù nguyên nhân của viêm cột sống dính khớp chưa được biết đến. Nhưng có thể được cho là do sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền và môi trường gây ra. Đặc biệt, những người có gen có tên là HLA-B27 có nguy cơ mắc bệnh viêm cột sống dính khớp rất cao. Tuy nhiên, chỉ một số trường hợp có gen này được phát hiện mắc bệnh.


          Triệu chứng:

          • Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của viêm cột sống dính khớp có thể bao gồm đau và cứng ở lưng dưới và hông của bạn. Đặc biệt là vào buổi sáng và sau thời gian dài không hoạt động.
          • Đau cổ và mệt mỏi cũng là triệu chứng rất thường gặp. Theo thời gian, các biểu hiện có thể trở nên tồi tệ hơn, hoặc cải thiện hay ngưng tiến triển.
          • Đau nhức và cứng khớp. Bạn có thể gặp tình trạng này liên tục ở vùng thắt lưng, mông và hông, kéo dài hơn 3 tháng.
          • Viêm cột sống dính khớp thường bắt đầu khớp xương vùng chậu (giữa xương chậu và cột sống). Dần dần, cơn đau có thể lan ra một phần hoặc tất cả các vùng ở cột sống. Bạn cũng có thể cảm thấy đau ở các khớp khác như đầu gối, vai và hàm.
          • Viêm cột sống dính khớp có thể gây ra sự phát triển quá mức của xương, có thể dẫn đến sự nối xương bất thường.
          • Đau ở dây chằng và gân. Viêm cột sống cũng có thể ảnh hưởng đến một số dây chằng và gân bám vào xương. Điển hình là khu vực phía sau hoặc bên dưới gót chân (gân Achilles).
          • Khó thở.
          • Đau tim.
          • Những vấn đề về mắt....
          Biểu hiện và biến chứng của viêm cột sống dính khớp
          Biểu hiện và biến chứng của viêm cột sống dính khớp
          Viêm cột sống dính khớp
          Viêm cột sống dính khớp

          Bình luận

          Có Thể Bạn Quan Tâm ?