Top 7 Bệnh ung thư thường gặp ở nam giới

Bệnh ung thư đang là mối quan tâm hàng đầu không chỉ đối với y tế mà còn tất cả các ngành nghề hiện nay. Với tỷ lệ mắc ung thư năm 2010 ở nữ giới là 42% và ở nam giới là 58%. Một số bệnh ung thư khó chẩn đoán sớm, vì vậy việc khám sức khoẻ định kỳ là biện pháp hiệu quả nhằm phát hiện sớm các bệnh lý khối u và ung thư. Với bài viết này, Toplist sẽ cung cấp cho bạn thông tin những bệnh ung thư thường gặp ở nam giới nhé!

Ung thư thực quản

Đứng đầu danh sách các ung thư thường gặp ở nam giới nhất phải kể đến Ung thư thực quản bởi nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư thực quản là do hút thuốc lá. Mà tỷ lệ này ở nam giới cao hơn rất nhiều so với nữ giới.
Yếu tố nguy cơ:
  • Nghiện rượu, hút thuốc lá và chế độ ăn uống ít vitamin, béo phì.
  • Gặp tổn thương ở thực quản: viêm thực quản, co thắt tâm vị, bỏng sẹo thực quản.
  • Vệ sinh răng miệng kém, sâu răng, nhiễm nấm.
  • Mắc một số bệnh về phổi như: Lao, tắc nghẽn mãn tính.
Triệu chứng:
  • Khó nuốt, nuốt đau.
  • Sút cân trầm trọng
  • Đau họng, đau lưng, đau ở sau xương ức hoặc xương bả vai.
  • Khàn giọng, ho kéo dài.
  • Nôn mửa, ho ra máu,...
Sàng lọc chẩn đoán sớm:
  • Siêu âm tuyến nước bọt
  • Nội soi Tai - Mũi - Họng
  • Nội soi thực quản
  • Xét nghiệm dấu ấn ung thư SCC
Lời khuyên của bác sĩ: Cách tốt nhất dự phòng căn bệnh này là từ bỏ hoặc không bao giờ hút thuốc lá và sử dụng các chế phẩm có thuốc lá; hạn chế uống rượu ở mức trung bình; thay đổi chế độ ăn, tăng lượng rau và hoa quả ăn vào hàng ngày.
Triệu chứng khó nuốt hay nuốt đau thường thấy ở Ung thư thực quản.
Triệu chứng khó nuốt hay nuốt đau thường thấy ở Ung thư thực quản.

Ung thư tuyến giáp

Một con số thống kê sẽ khiến nhiều người giật mình. Đó là trong những năm gần đây, số người được chẩn đoán bị ung thư tuyến giáp cao gấp 2 lần so với con số của những năm 1970. Tuy nhiên, bạn cũng không nên hoảng loạn vì ung thư giáp có tỷ lệ điều trị khỏi bệnh lên đến hơn 90%, cao nhất trong tất cả các loại ung thư và điều quan trọng là bệnh được phát hiện và điều trị ở giai đoạn đầu mới có thể được chữa khỏi hoàn toàn.

Yếu tố nguy cơ:


  • Tiền sử gia đình bị bệnh.
  • Mắc các bệnh liên quan tới tuyến giáp.
  • Nhiễm phóng xạ.
  • Thiếu muối i-ốt, chế độ ăn nhiều chất béo, rượu bia nhiều.


Triệu chứng:
  • Có khối u ở trước cổ. Tuyến giáp nằm ngay ở trước cổ vì thế bạn rất dễ dàng phát hiện sự bất thường ở bộ phận này. Nếu thấy một khối u ở trước cổ hoặc dưới yết hầu trong vài tuần mà không biến mất, bạn nên theo dõi sự hoạt động của nó.
  • Giọng nói bị khàn, ho mãn tính.
  • Khó nuốt, khó nói, khó thở.

Sàng lọc chẩn đoán sớm:
  • Siêu âm tuyến giáp.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp FT4, FSH, T3.
  • Xét nghiệm phát hiện sớm ung thư tuyến giáp TG.

Lời khuyên của bác sĩ: Thông thường, khối u lành tính sẽ di chuyển lên xuống khi nuốt, trong khi đó hầu hết các khối u ác tính không di chuyển khi nuốt. Nhưng để chắc chắn, bạn nên đi kiểm tra nếu thấy xuất hiện một khối u ở cổ.


Ung thư tuyến giáp dễ phát hiện nên chúng ta có thể thường xuyên kiểm tra vùng cổ.
Ung thư tuyến giáp dễ phát hiện nên chúng ta có thể thường xuyên kiểm tra vùng cổ.

Ung thư Tuyến tiền liệt

Loại ung thư này chỉ có trên nam giới, nhưng nam giới càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao mắc ung thư Tuyến tiền liệt. Tuy phát triển chậm nhưng bệnh có thể di căn lan sang các khu vực khác đặc biệt là vào xương và các hạch bạch huyết.
Yếu tố nguy cơ:
  • Độ tuổi: Theo thống kê ở Mỹ chứng bệnh ung thư này chủ yếu xuất hiện ở nam giới trên 55 tuổi. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân khi chẩn đoán bệnh là 70 tuổi.
  • Tiền sử gia đình: Trong gia đình có người bị mắc ung thư tuyến tiền liệt thì khả năng mắc bệnh của thành viên đó cao hơn những người khác.
  • Yếu tố dinh dưỡng: Chế độ ăn chứa nhiều mỡ động vật cao có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt, trong khi đó chế độ ăn nhiều rau xanh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư này.
Triệu chứng:
  • Thay đổi vấn đề về tiểu tiện: khó tiểu, tiểu đau, buốt, đi tiểu ra máu.
  • Rối loạn tiêu hoá, táo bón mãn tính.
  • Đau khi xuất tinh, xuất tinh ra máu.
  • Đau xương, đau tầng sinh môn.
Sàng lọc chẩn đoán sớm:
  • Siêu âm tiền liệt tuyến định kỳ 6 tháng/1 lần.
  • Xét nghiệm dấu ấn ung thư PSA.
  • Sinh thiết tuyến tiền liệt.
Lời khuyên của bác sĩ:
  • Tập thể dục và vận động vài giờ mỗi tuần có thể phòng tránh béo phì và giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh tât.
  • Một số chế phẩm bổ sung, như selen, có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Trước khi dùng bất kỳ chế phẩm bổ sung hay phác đồ thuốc, phải hỏi ý kiến bác sĩ.
Nam giới tuổi càng cao thì nguy cơ Ung thư Tuyến tiền liệt cũng tăng cao.
Nam giới tuổi càng cao thì nguy cơ Ung thư Tuyến tiền liệt cũng tăng cao.

Ung thư Gan

Ung thư gan là loại ung thư chỉ đứng sau ung thư dạ dày và ung thư phổi, nó có quan hệ mật thiết với bệnh viêm gan B. Theo các bác sĩ Ung thư gan đang trở thành "đại dịch" ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, Trung Quốc - những nơi có tỷ lệ bệnh viêm gan vi rút tăng cao.

Yếu tố nguy cơ:


  • Nhiễm vi rút viêm gan B và viêm gan C. Hai vi rút này truyền từ người này sang người khác qua đường máu, tiêm truyền, quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con.
  • Viêm gan, xơ gan.
  • Phơi nhiễm lâu dài với Afatoxi (các thức ăn bị nấm mốc).
  • Hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều trong thời gian dài.
  • Thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại như: vinyl chlorid, thorium dioxid, arsenic.

Triệu chứng:



  • Mệt mỏi, kém ăn.
  • Cảm thấy nặng, tức, đau bụng dưới sườn phải.
  • Sờ thấy khối u vùng gan.
  • Vàng da, sút cân đột ngột.

Sàng lọc chẩn đoán sớm:



  • Siêu âm ổ bụng tổng quát.
  • Xét nghiệm chức năng gan, thận: SGOT, SGPT, GGT, Bilirubin toàn phần, Prothrombin TL định lượng.
  • Xét nghiệm viêm gan B: HbsAg
  • Xét nghiệm viêm gan C: HCV
  • Xét nghiệm dấu ấn ung thư: AFP và CA 199

Lời khuyên của bác sĩ: Bạn nên bổ sung sữa và sữa chua, rau xanh, trái cây, cá trong chế độ ăn uống của mình. Ngoài ra, bạn nên vận động thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Làm thế nào để tránh bị lây lan virus viêm gan qua đường ăn uống, tình dục; tránh uống nhiều rượu, bia; cẩn thận khi sử dụng các dược phẩm vì hầu hết đều được chuyển hóa qua gan.


Chất độc đều thải qua gan nên cần chú ý chế độ ăn uống hợp vệ sinh.
Chất độc đều thải qua gan nên cần chú ý chế độ ăn uống hợp vệ sinh.

Ung thư tuyến tụy

Ung thư tuyến tụy được coi là sát thủ thầm lặng vì diễn biến bệnh âm thầm, không gây ra triệu chứng sớm. Những người hút thuốc lá, tiểu đường, có tiền sử gia đình mắc bệnh, viêm tụy, béo phì có nhiều khả năng mắc ung thư tuyến tụy hơn những người khác.


Yếu tố nguy cơ:

  • Tiền sử bệnh tiểu đường
  • Tiền sử viêm tụy
  • Uống rượu quá mức
  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, virus viêm gan B hoặc virus gây suy giảm miễn dịch ở người
  • Ăn nhiều bơ, chất béo bão hòa, thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn
  • Ăn ít trái cây và rau quả
  • Tiếp xúc với một số hóa chất
  • Đột biến ở một số gen nhất định
  • Tiền sử gia đình bị ung thư tuyến tụy


Triệu chứng:

  • Vàng da và tròng mắt (đối với khối u đầu tụy).
  • Đau bụng.
  • Giảm cân.
  • Phân nhiều mỡ.
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường mới khởi phát, chẳng hạn như khát nước, đi tiểu thường xuyên và mệt mỏi.


Sàng lọc chẩn đoán sớm:

  • Khám lâm sàng
  • Xét nghiệm máu, nước tiểu
  • Chụp CT/Scan , cộng hưởng từ bụng...


Lời khuyên của bác sĩ: Chọn thực phẩm Cung cấp I3C; Tránh thực phẩm có thể bị nhiễm Aflatoxin (nấm mốc); Đảm bảo đủ lượng Vitamin C và E; Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B; Kiểm tra sức khỏe định kì

Kiểm tra sức khỏe định kì để phát hiện sớm ung thư tuyến tụy
Kiểm tra sức khỏe định kì để phát hiện sớm ung thư tuyến tụy

Ung thư Phổi

Ung thư Phổi là loại ung thư dễ mắc nhất đối với những người hút thuốc lâu năm hay tiếp xúc với khói thuốc lá nhiều. Trên thực tế ung thư phổi mới là loại ung thư đang có xu hướng tăng nhanh và là mối nguy hiểm nhất đối với cả nam giới và nữ giới.
Yếu tố nguy cơ:
  • Hút thuốc lâu năm: thuốc lá truyền thống, thuốc lá điện tử, xì gà, lá tẩu,...
  • Tiếp xúc với khói thuốc lá trong môi trường.
  • Phơi nhiễm phóng xạ, ô nhiễm môi trường.
  • Mắc một số bệnh về phổi.
  • Có tiền sử gia đình bị bệnh.
Triệu chứng:
  • Ho khan, khó thở kéo dài.
  • Thường xuyên đau, tức ngực.
  • Ho ra máu lẫn đờm.
  • Gầy sút cân, đau xương khớp.
  • Viêm phổi và viêm phế quản tái phát liên tục.
  • Phù nề mặt và cổ.
Sàng lọc chẩn đoán sớm:
  • Chụp X-Quang tim phổi thẳng.
  • Xét nghiệm dấu ấn ung thư: Cyfra 21-1, NSE, CEA.
  • Xét nghiệm TB Test.
  • Chụp CT phổi khi có nghi ngờ.
Lời khuyên của bác sĩ: Một dấu hiệu mà bất cứ ai cũng phải nhớ là, với những người ho trong thời gian 2 tuần sử dụng các loại thuốc trị ho không có tác dụng cần nghĩ ngay có thể đó là dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi sớm. Lúc này bạn nên đến bệnh viện để có thể phát hiện bệnh sớm nhất.
Hút thuốc lá dễ mắc rất nhiều bệnh ung thư đặc biệt là Ung thư phổi.
Hút thuốc lá dễ mắc rất nhiều bệnh ung thư đặc biệt là Ung thư phổi.

Ung thư dạ dày

Hiện nay số ca mắc bệnh Ung thư dạ dày liên tục tăng và ngày càng trẻ hoá. Nếu trước kia bệnh ở người già thì gần đây số ca mắc ung thư dạ dày dưới tuổi 40 liên tục tăng. Theo GS Nguyễn Khánh Trạch – Nguyên trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Bạch Mai – Chủ tịch hội nội khoa Việt Nam, ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư tiêu hoá nguy hiểm đứng thứ hai ở nam giới và đứng hàng thứ năm ở nữ giới.

Yếu tố nguy cơ:


  • Có tiền sử gia đình bị bệnh.
  • Có tiền sử bệnh lý về dạ dày như loét, viêm dạ dày mãn tính, phẫu thuật dạ dày trước, polyp dạ dày.
  • Ăn nhiều thức ăn có nitrat, nitrit, nitrosamin có trong dưa cà muối, đồ nướng, thịt xông khói.
  • Nhiễm vi khuẩn HP gây tổn thương niêm mạc. Dị sản, loạn sản về ung thư.

Triệu chứng:



  • Ăn không ngon miệng, không muốn ăn.
  • Đầy hơi, khó tiêu.
  • Đau vùng thượng vị ở nhiều mức độ khác nhau.
  • Nôn và buồn nôn liên tục.
  • Hẹp môn vị, thể trạng suy kiệt, sút cân nhanh.
  • Xuất huyết tiêu hoá, thiếu máu, nhược sắc.
  • Có u thượng vị, hạch di căn xa, cổ chướng.

Sàng lọc chẩn đoán sớm:



  • Nội soi dạ dày - tá tràng, làm test HP.
  • Sinh thiết niêm mạc dạ dày.
  • Xét nghiệm dấu ấn ung thư: CA 72-4, CEA.

Lời khuyên của bác sĩ: Một trong những biểu hiện sớm của ung thư dạ dày là thường xuyên bị ợ nóng, khó tiêu, chướng bụng. Tuy nhiên, Tiến sĩ Sarpel - Trung tâm Ung thư MD Anderson thuộc Đại học Texas cũng nhấn mạnh những triệu chứng này có khi liên quan đến căn bệnh khác chứ chưa hẳn là ung thư dạ dày. Thế nhưng, tốt hơn hết là bạn nên đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời sẽ không nguy hại cho sức khỏe.


Các bệnh lý về dạ dày rất dễ dẫn đến ung thư dạ dày.
Các bệnh lý về dạ dày rất dễ dẫn đến ung thư dạ dày.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?