Làm cha mẹ ai không mong muốn con cái mình khỏe mạnh, ngoan ngoãn biết nghe lời. Tuy nhiên, có những đức tính cha mẹ cần rèn cho con từ thủa nhỏ mới thành thói quen và nề nếp. Kỉ luật chính là một đức tính như vậy. Hãy cùng tham khảo 5 bí kíp giúp cha mẹ dạy trẻ tính kỉ luật tốt nhất dưới đây, chắc chắn bạn sẽ tìm ra cách uốn nắn con cái đúng đắn và hiệu quả nhất.
Cha mẹ hãy là "tấm gương" về tính kỉ luật để con noi theo
Trẻ con thường chịu ảnh hưởng không nhỏ từ môi trường sống. Ngay từ khi còn nhỏ, cách sinh hoạt, hành động lời nói của bố mẹ sẽ có tác động lớn đến bé. Vậy nên, muốn con có tính kỉ luật tốt thì cha mẹ phải là tấm gương lớn để con noi theo. Bạn không thể bắt con sạch sẽ trong khi phòng ngủ của bạn lúc nào cũng bừa bộn. Bạn không thể muốn con tập trung học hành trong khi bạn mở tivi quá lớn được. Chính vì vậy, cha mẹ cần có cách sinh hoạt, những cử chỉ, hành động "đẹp", kiểu mẫu để con học tập. Bạn hãy sắp xếp nhà cửa gọn gàng, ăn uống khoa học, nói năng đúng mực để con "bắt chước".
Luôn tôn trọng ý kiến của con
Trẻ con cũng có những ý kiến của riêng chúng và luôn mong muốn được người lớn chấp thuận. Trong quá trình rèn tính kỉ luật cho bé, bạn nên học cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con. Những ý kiến này chính là quan điểm cá nhân, bộc lộ cái tôi của trẻ và góp phần tạo sự nhẹ nhàng dễ chịu khi bé học cách thực hiện những nguyên tắc cha mẹ đang dạy mình. Việc lắng nghe con nói còn giúp cha mẹ tránh được thái độ độc đoán và cứng nhắc, tránh những mâu thuẫn không đáng có giữa cha mẹ và con cái. Và kết quả cuối cùng chính là bạn sẽ giúp con hoàn thiện bản thân mình hơn.
Đừng né tránh những lúc trẻ tâm sự
Khuyến khích trẻ nghĩ về cách cư xử của mình và trẻ sẽ phản ứng ra sao nếu đương đầu với những hoàn cảnh khó khăn, như lúc bị bạn bè trêu ghẹo trong trường. Nếu trẻ chia sẻ điều đó với bạn, sau này khi gặp hoàncảnh khó khăn hơn, trẻ sẽ hỏi ý kiến bạn.
Dạy con kỹ năng sắp xếp thời gian
Đối với người lớn cũng gặp khó khăn khi bắt đầu và rất lâu mới trở thành thói quen. Vì thế bạn nên viết nhật ký hay biểu đồ trên bảng để trẻ bắt chước khi đưa ra thứ tự ưu tiên trong công việc kể cả những sở thích và môn thể thao giải trí.
Cha mẹ cần có thái độ dứt khoát, rõ ràng, kiên quyết với trẻ
Thỏa thuận chính là yếu tố cản trở cách dạy con tính kỉ luật của cha mẹ. Trong rất nhiều tình huống, khi bạn đặt ra cho con một nhiệm vụ và yêu cầu con hoàn thành, có thể vì mệt mỏi hoặc mất tập trung mà bạn làm giúp hoặc bỏ qua những lỗi của con. Khi đó, bé sẽ sinh ỷ lại và không còn tuân thủ theo một "phép tắc" nào nữa. Và thế là, việc dạy con tính kỉ luật của bạn thất bại hoàn toàn. Vậy nên, cha mẹ tuyệt đối không nên thỏa hiệp với trẻ. Trong bất cứ tình huống nào, bạn cần có thái độ dứt khoát, rõ ràng, kiên quyết với con. Bạn hãy kiên nhẫn rèn luyện tính kỉ luật cho bé.
Dạy con tính kỉ luật ngay từ khi "còn thơ"
"Dạy con từ thủa còn thơ"- câu nói này quả không sao. Trẻ em như cái cây non, khi còn nhỏ sẽ dễ dàng uốn nắn, Tính kỉ luật là đức tính cần thiết ở mỗi con người, nó giúp ta sống nề nếp, nguyên tắc và có tác phong chững chạc hơn. Ngay từ khi con cái còn nhỏ, cha mẹ nên chú ý rèn tính kỉ luật cho con. Bạn nên dạy con làm những việc nhỏ (gấp chăn màn, quần áo, cách ăn uống, sắp xếp đồ chơi hoặc đồ dùng học tập...) đúng nơi quy định, ngăn nắp, gọn gàng. Bạn có thể giúp con xây dựng thời gian biểu cụ thể cho từng ngày và yêu cầu trẻ hoàn thành các công việc đề ra. Với những bé lớn hơn, bạn có thể gợi ý con tự đặt mục tiêu cho bản thân và tìm cách hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Dần dần, tính kỉ luật sẽ "ăn sâu" vào trong suy nghĩ và hành động của con, và đây cũng là nền móng vững chắc cho những thành công của trẻ trong tương lai.
Hướng dẫn nhưng không chỉ trích
Trẻ hy vọng đương đầu với mọi công việc miễn là có phản hồi và sự giúp đỡ tích cực của người lớn. Chỉ ra những điều tích cực. Chọn ra cái tốt nhất trong những điều trẻ hoàn thành và gợi ý cách thực hiện cho trôi chảy hơn. Ví dụ: lần sau con cố gắng chia thời gian làm bài tập nhà, chẳng hạn nên dành ra 5 phút cuối để kiểm tra lại mọi thứ.
Thường xuyên trò chuyện cùng con
Trong bất kì phương pháp giáo dục nào cũng cần sự đồng thuận từ hai phía. Việc dạy trẻ tính kỉ luật không chỉ đòi hỏi ở cha mẹ phương pháp đúng mà còn cần sự "hợp tác" của con. Chính vì vậy, bạn cần thường xuyên trò chuyện cùng con để hiểu thêm tâm tư, nguyện vọng cũng như suy nghĩ của trẻ về những thói quen, nề nếp cha mẹ đang rèn luyện cho con mỗi ngày. Khi trò chuyện cùng con, bạn sẽ có cơ hội nắm bắt và điều chỉnh cách dạy con phù hợp hơn. Bạn sẽ tránh được cách dạy con áp đặt, khuôn mẫu và đạt được hiệu quả như mong muốn.
Tạo ra những giải thưởng và những công việc liên đới
Bạn hãy dùng những giải thưởng, ví dụ những lời khen, những món đồ trẻ thích, đưa ra các ưu đãi, cho trẻ thời gian thư giãn; tuỳ bạn quyết định có khả năng gì và cho trẻ động cơ thúc đẩy.Chọn giải thưởng có giá trị (ví dụ cho thêm thời gian vui chơi, những món dù nhỏ) khi trẻ đạt được điều gì, từ đó thúc đẩy trẻ có ý thức trách nhiệm trong những việc hàng ngày như: sắp xếp ngăn nắp căn phòng, giúp mẹ làm việc nhà và hoàn thành tốt bài tập.
Đánh giá và phản hồi
Đánh giá cao những cố gắng của trẻ để xây dựng lòng tự tin. Nên khen theo cách đặc biệt như một phần thưởng để khích lệ tinh thần trẻ. Cần phải phản hồi tốt kể cả với những việc không thành công lắm.